Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 15
  1. #1

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0

    " Tôi thương hại những người vượt đèn đỏ”

    (VTC News) – Nhìn những người nghênh ngang lách đám đông vượt đèn đỏ, tôi thấy thương hại họ vì họ vô phúc sinh ra trong môi trường thiếu văn hóa.

    “Nhìn những người đi xe đẹp, đầu trần nghênh ngang lách đám đông đứng chờ đèn đỏ rồi vượt qua đường, tôi thấy thương hại họ vì họ vô phúc sinh ra trong môi trường thiếu văn hóa,” độc giả Trịnh Quang Trung ở Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ.


    Mấy chục năm sống ở Hà Nội, tôi không thể quen được với kiểu giao thông như chốn vô luật pháp ở Hà Nội.

    Trong hàng trăm thói bất tuân luật pháp giao thông mà tôi không thể kể hết ra đây, có một điều làm tôi (và những người có văn hóa) rất bức xúc là thói vượt đèn đỏ của người (tham gia giao thông ở) Hà Nội.

    Đến bất kỳ ngã ba, ngã tư, nơi giao nhau có đèn đỏ nào ta đều bắt gặp cảnh này.

    Những người vượt đèn đỏ có vài loại người. Loại thứ nhất cũng dừng đèn đỏ như bao người khác. Ngó quanh nếu không thấy cảnh sát giao thông hoặc lực lượng chức năng, người tham giao thông chiều được phép đi đã giảm bớt, họ phóng lên vượt đèn đỏ.

    Loại người thứ hai, dù đã thấy đèn vàng chuyển sang đỏ, họ vẫn nhấn ga cho xe máy hoặc ô tô của mình cố chạy sang bên kia đường.

    Hai loại người nói trên đây phần nhiều ăn mặc lịch sự, nhìn ra dáng nhân viên công sở. Cũng không ít lần, tôi đã nghe thấy người ngồi sau xe vượt đèn đỏ giục: “Có công an đâu. Đi đi.” Đây có lẽ là từ tôi được nghe nhiều nhất từ người ngồi sau xe giục người cầm lái vượt đèn đỏ.

    Ai sẽ xử lý những kẻ coi thường pháp luật này?


    Loại thứ ba là những người đi ô tô. Họ bám theo hàng ô tô đi trước với tâm lý “tôi đang bám theo xe đi trước cơ mà”. Và cứ thế, chiếc nọ nối tiếp chiếc kia ngang nhiên vượt đèn đỏ trong sự bất lực của những người đứng nhìn đèn xanh mà không được đi.

    Loại người thứ tư là những kẻ, đa phần là đầu trần, hoặc chở 2 – 3 người, hoặc đi một mình ngông nghênh trên những chiếc SH hoặc xe phân khối lớn lách qua đám đông đứng chờ đèn đỏ phóng vọt lên.

    Đối với loại người thứ tư này, việc vượt đèn đỏ, bất tuân thủ dường như là thú vui, là việc chúng nhất thiết phải làm để chứng minh với người xung quanh rằng chúng muốn làm gì tùy ý chứ không phải do vội vã.

    Xin lưu ý rằng, chính mắt tôi đã nhiều lần nhìn thấy những kẻ vượt đèn đỏ này đứng lại xem ẩu đả hoặc tai nạn trên đường. Họ nhanh chóng phải vượt qua đèn đỏ bằng được, nhưng hễ gặp cảnh ẩu đả hoặc tai nạn là sẵn sàng đứng lại xem mà không hề để ý đến thời gian.


    Hình ảnh dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu trên đường phố thủ đô


    Dù là ai vượt đèn đỏ, tôi đều nhìn họ với ánh mắt đầy thương hại. Thương hại vì tôi nghĩ, họ đã vô phúc sinh ra trong môi trường thiếu văn hóa. Chắc rằng có rất nhiều người cũng có cùng suy nghĩ như tôi.

    Những người vượt đèn đỏ có thể có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, có chức vụ. Nhưng theo tôi, hành vi vượt đèn đỏ không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, thời gian đào tạo mà phụ thuộc vào vốn văn hóa mà người đó tích lũy được.

    Đa phần những người có văn hóa, trong đó có văn hóa giao thông, được giáo dục trong môi trường tốt và gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng.

    Văn hóa, về định nghĩa, tôi chắc chắn ai cũng biết. Tuy vậy, trong khuôn khổ ý kiến này, tôi chỉ nêu ý này: Nhờ có văn hóa mà con người khác biệt với những con vật khác trong thế giới động vật.

    Trong giao thông, và cụ thể khi chờ đèn đỏ, chắc chắn con người phải khác con bò (vì lý do nào đó bị sổng ra đường) ở chỗ con bò có thể lao qua đèn đỏ, còn con người thì không.


    Trịnh Quang Trung

  2. #2

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Đúng là con người khác con bò, lâu lâu ra đường nhìn bò thấy thương ghê - nhất là khi bò năn nỉ công an

  3. #3

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Theo em nghĩ là do cách giáo dục của từng nơi.

    Chứ em thấy youtube chưởi cảnh sát giao thông thì thấy Hà Nội là nhiều,em cũng không hiểu tại sao?và thậm chí người Hà Nội cũng hem hiểu luôn.

  4. #4
    Silver member
    Ngày tham gia
    Jan 2013
    Bài viết
    0
    Theo em nghĩ là do cách giáo dục của từng nơi.

    Chứ em thấy youtube chưởi cảnh sát giao thông thì thấy Hà Nội là nhiều,em cũng không hiểu tại sao?và thậm chí người Hà Nội cũng hem hiểu luôn.

  5. #5

    Ngày tham gia
    Jun 2013
    Bài viết
    0
    Em là ng HN mà còn chả hiểu được nữa là các bác ở miền Nam... Nói chung là mặt bằng lưu manh hóa trong ứng xử của dân HN cũng tăng lên nhiều nếu nhìn vào những chuyện các bác vừa kể, mà đấy chỉ là phần nổi của tảng băng.

    Sâu xa thì có nhiều nguyên nhân, nói ra e đụng chạm vùng miền, nhưng ngắn gọn thì từ cách suy nghĩ (suy nghĩ tạo ra thói quen) kiểu làng xã, tiểu nông của 1 bộ phận lớn người làm trong khâu lập pháp - hành pháp (CA, cơ quan chức năng...) & chấp pháp (dân) mà ra. Ra HN sống hoặc có hộ khẩu HN không quá khó, mua được cái xe biển 29 hay 31 càng dễ, nhưng sống cho văn minh cho xứng là ng thủ đô thì cần nhiều thế hệ mới làm được. Thôi, em nói nữa là mệt lắm...

  6. #6
    Em là ng HN mà còn chả hiểu được nữa là các bác ở miền Nam... Nói chung là mặt bằng lưu manh hóa trong ứng xử của dân HN cũng tăng lên nhiều nếu nhìn vào những chuyện các bác vừa kể, mà đấy chỉ là phần nổi của tảng băng.

    Sâu xa thì có nhiều nguyên nhân, nói ra e đụng chạm vùng miền, nhưng ngắn gọn thì từ cách suy nghĩ (suy nghĩ tạo ra thói quen) kiểu làng xã, tiểu nông của 1 bộ phận lớn người làm trong khâu lập pháp - hành pháp (CA, cơ quan chức năng...) & chấp pháp (dân) mà ra. Ra HN sống hoặc có hộ khẩu HN không quá khó, mua được cái xe biển 29 hay 31 càng dễ, nhưng sống cho văn minh cho xứng là ng thủ đô thì cần nhiều thế hệ mới làm được. Thôi, em nói nữa là mệt lắm...

  7. #7

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Hic,

    Vì có hẹn với Kỳ Nhông ở quán nhậu mà em với FSo vội vã chạy qua ngã tư, bị 2 chú xin đểu mất toi 5 xị

  8. #8

    Ngày tham gia
    May 2013
    Bài viết
    0
    Em nghĩ các bác ko nên nói chiện vùng miền

    Quê em Bình Định nhưng sinh ra ở HN và giờ sống ở TPHCM, chả bít chịu ảnh hưởng của vùng nào

  9. #9

    Ngày tham gia
    Jun 2013
    Bài viết
    0
    Sự thương hại này, có thể hiểu là một kiểu AQ, chả có tác dụng gì để thay đổi hành vi của những con người đó. Lỗi hệ thống rồi các bác ạ. Cái văn hóa xếp hàng được học từ hồi bé tí và dần rơi rụng khi lớn lên. Lỗi hệ thống thì Repair ko giải quyết được. Chỉ có format và làm lại từ đầu. Phải bắt đầu từ học sinh tiểu học.

  10. #10

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0
    ảnh ở đây đa số ở HN hết chứ HCM đến giang hồ còn phải đội nón mà, chỉ có mấy e cầm xe chạy quanh quanh khu mình sống thì nắm đường nắm xá mới lâu lâu hung hãn thôi...........sống ở Trung tâm chính trị văn hóa mà hóa ra lại là nơi ít văn hóa nhất >.<

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •