Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0

    “Người cha Tây” và đàn con linh trưởng khát khao được về rừng

    Bỏ lại gia đình đề huề ở Đức, Tilo Nadler quyết định sang Việt Nam sinh sống và nguyện cắm chốt bảo vệ loài linh trưởng đã và đang bị “sát thủ thú rừng” tìm mọi cách sát hại.

    Dẫu rằng, với nhiều người linh trưởng là “chiến lợi phẩm” đáng giá, đắt tiền. Song với Tilo, 20 năm gần gũi với linh trưởng, không phải để mang chúng về đất nước mình, càng không vì bán buôn, trông chờ vào lương bổng hay tham ô tham nhũng gì ở thiên nhiên. Ngược lại, ông xem chúng như thể những “đứa con” của mình.


    Ông Tilo và “đứa con” linh trưởng bé bỏng vừa chào đời

    Tilo Nadler, được gọi bằng cái tên trìu mến “người cha Tây” cũng là người đầu tiên làm hồi sinh những đàn linh trưởng tại Việt Nam mà thế giới từng cho rằng chúng sẽ tuyệt chủng. Rồi chính ông đã lăn lộn đi khắp thế giới xin kinh phí, để lập nên Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương (gồm voọc, khỉ và cu li).
    Nhân duyên nhân tình

    Tilo Nadler năm nay đã bước sang tuổi 71, song trông ông vẫn còn rất nhanh nhẹn, vạm vỡ, phong trần với vẻ gì đó rất “bụi bặm”, “giang hồ”. Trước khi gắn bó với núi rừng Cúc Phương, Tilo đã từng đến nhiều nước ở châu Phi và Trung Quốc để nghiên cứu loài linh trưởng. Năm 1991, theo sự phân công của Trung tâm Zoologische Gesellschaft Franrfurt (Đức), Tilo đến Việt Nam tiến hành dự án nghiên cứu bảo tồn voọc mông trắng lớn nhất tại Việt Nam.

    Trong những ngày lặn lội ở núi rừng Cúc Phương, Tilo đã gặp Nguyễn Thị Thu Hiền, cô sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khi ấy là hướng dẫn viên du lịch cho một số công ty lữ hành. Vốn có cá tính lại thích ngao du, Hiền đã cùng Tilo vào rừng, lên núi hàng tuần để tìm hiểu tập quán của loài linh trưởng tại Việt Nam. Rồi như nhân duyên tiền định, hai người đã nảy sinh tình cảm đúng nghĩa câu nói “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”.

    Ông Tilo cùng vợ Thu Hiền và 2 con trai

    Không chỉ vậy, tình yêu của cô hướng dẫn viên du lịch với ông Tây Tilo cũng rất đẹp, hiện đại, hay như lời Thu Hiền từng chia sẻ: “Với chúng tôi, tình yêu không có tuổi”. Song, để đến được bên nhau, họ cũng phải trải qua những thử thách không hề dễ dàng. Bởi, ngay từ khi biết con gái yêu một người đàn ông người Đức gần bằng tuổi cha, hơn cả tuổi mẹ, gia đình Hiền cũng như họ hàng đã cực lực phản đối.

    Còn với Tilo, kể từ khi dự án nghiên cứu bảo tồn linh trưởng của ông được xây dựng thành công vào năm 1996, cùng với “tiếng lòng” của voọc, sự hấp dẫn của núi rừng Cúc Phương và đặc biệt là tình yêu với cô gái người Việt, Tilo càng không thể rời núi rừng Cúc Phương, bỏ mặc những con thú quý đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tilo càng không thể lìa xa chốn rừng này, khi ở đây có một người con gái đang nặng tình với ông.

    Thời gian thấm thoắt trôi qua, tình yêu của Tilo với Thu Hiền rồi cũng đến lúc “gạo đã nấu thành cơm”. Rốt cuộc, rồi cha mẹ Hiền cũng đã phải mềm lòng, chấp nhận để hai người đi tới hôn nhân, sống hạnh phúc hơn 10 năm qua. Đến nay đã cho ra hoa, kết trái với 2 mụn con kháu khỉnh với khuôn mặt Tây, tiếng nói Việt.

    Dẫu rằng khác biệt chủng tộc, chênh lệch tuổi tác khi Tilo hơn hẳn Thu Hiền 31 tuổi, còn con gái riêng của ông Tây này cũng nhiều hơn 5 tuổi. Song họ vẫn gắn bó thắm thiết, sống trọn nghĩa vẹn tình cho đến ngày nay. Điều đáng trân trọng là khi Tilo quyết định rời Hà Nội vào bám Rừng quốc gia Cúc Phương để có điều kiện cứu hộ, nuôi dưỡng, bảo tồn đàn voọc tốt hơn, Thu Hiền cũng nguyện theo chồng.

    Bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm ngày đầu mới đặt chân đến Rừng quốc gia Cúc Phương, Thu Hiền chia sẻ: “Chúng tôi phải dựng lều, ăn củ chuối, uống nước suối, ngủ ngay trong rừng để rình chụp ảnh voọc mông trắng. Bà con quanh vùng ai cũng trố mắt kinh ngạc, không hiểu chúng tôi làm gì. Không những vậy, do thường xuyên phải lăn lộn khảo sát, tìm hiểu tập tính của linh trưởng trong các khu rừng, vách núi cùng anh Tilo, bẩn thân tôi cũng đã mất đứa con trong bụng do quá đuối sức”.

    Sau những cố gắng không biết mệt mỏi cùng với thời gian, rồi những công sức mà Tilo và Thu Hiền bỏ ra cũng được đền đáp. Tilo đã ghi lại được hình ảnh voọc mông trắng, nhưng buồn thay kèm theo đó là cảnh người ta nhốt voọc vào lồng tre, đem ra chợ cho người ta chọc tiết, ngã giá trên từng khúc thịt còn đỏ tươi.

    Tuy nhiên, sau phát hiện kịp thời của ông Tilo, các nhà khoa học quốc tế đã vào cuộc nghiên cứu. Hội Động vật Frăng-phuốc ngay sau đó đã nhanh chóng đầu tư kinh phí và chuyên gia giúp Tilo đứng ra thành lập Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp, quý hiếm tại Vườn quốc gia Cúc Phương (năm 1993). Dẫu rằng ở thời điểm bấy giờ, nhiều người cho rằng việc làm của Tilo là điên khùng và không ít người nghi ngờ thiện chí bảo tồn loài voọc của ông cùng với các cộng sự. Bởi họ sợ gã Tây râu hùm, mắt xanh, mũi nhọn sẽ ủ mưu bắt hết voọc, khỉ của Việt Nam để đưa tuốt về rừng Tây.

    Thế nhưng, với tình yêu lớn lao dành cho voọc, ngay từ những ngày đầu mới hoạt động, Tilo đã nhanh chóng khuấy động rừng Việt như sự hiện diện của “cha rừng” sẵn sàng chiến đấu một mất một còn với “sát thủ thú rừng” để bảo vệ muôn loài.
    Nước mắt muôn loài và giấc mơ đưa “đàn con” về rừng

    Tilo giới thiệu về các loài linh trưởng

    Qua 2 thập kỷ, gắn bó với núi rừng Việt Nam, Tilo đã chứng kiến rất nhiều những cảnh tượng đau lòng do “sát thủ thú rừng” gây ra. Đó không chỉ là tiếng gào thét, những giọt nước mắt ngắn dài mà còn cả những giọt máu tanh tảnh mà các loài linh trưởng đã và đang phải gánh chịu.

    Đúng như lời Tilo nói, mọi loài trên thế giới đều có quyền tồn tại như nhau, dẫu nó to như con voi hay bé như con kiến. Chính vì yêu thiên nhiên nên Tilo đã rất đau đớn, như cắt đứt từng khúc ruột, khi một con voọc bị mổ bụng, giết thịt, ‘ép’ hút thuốc lá rồi đưa lên mạng khoe chiến tích bởi hai quân nhân. Trông thấy những cảnh tượng ấy, Tilo không thể nào ngồi yên, bỏ mặc “những đứa con” của mình bị người ta sát hại. Bởi, Việt Nam hiện có 25 loài linh trưởng, nhưng có đến 15 loài cần phải bảo vệ nghiêm ngặt, nhất là 4 loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam.

    Bà Hiền tâm sự: “Thời gian đầu mới đến Việt Nam, hễ ở đâu có tin báo vượn, voọc, khỉ, cu ly bị xâm hại là anh Tilo lại lên đường. Có lần anh còn tự lái ô tô suốt từ sáng đến tối, vào tận Quảng Nam, Đà Nẵng bắt một con chà vá bị thương. Dọc đường, bị kiểm lâm kiểm tra, anh bế chú vọc trọng lượng 2kg, tanh tưởi máu mủ đau thương vì trúng bẫy trên tay, trong khi bản thân mình đứng rãi nắng chày chày nhưng anh vẫn không quên bẻ cành lá tươi xoè thành cái lọng xanh che cho con vật tội nghiệp.”

    Sau hàng trăm, hàng ngàn lần xuyên Việt, bảo tồn động vật hoang dã với những hành động thơm thảo như vậy, Tilo rồi đã được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và nhiều phần thưởng xứng đáng khác. Trong suốt thời gian làm công tác bảo tồn, Tilo được xem là một “thủ lĩnh” có cốt cách sống nhân ái với muôn loài. Tilo và cộng sự, đặc biệt là người vợ thân yêu Thu Hiền đã biến Trung tâm cứu hộ của mình thành tổ ấm tin cậy cho 15 loài linh trưởng quý hiếm nguy cấp nhất Đông Dương trú ngụ.

    Tuy vậy, đến nay Tilo vẫn không thể nào ngồi yên khi trong đầu ông lúc nào cũng hiện ra những cảnh tượng “đàn con” của mình bị kẻ đi săn bắn hạ; những nhà hàng mổ thịt, đem trưng bày; hay những đại gia, quan chức thu mua về “hành hạ”.

    Theo bà Hiền, phần lớn các loài linh trưởng ở đây đều là nạn nhân của những vụ săn bắn và mua bán trái phép động vật hoang dã, đặc biệt nhiều linh trưởng khi được chuyển đến trong tình trạng sức khỏe rất yếu và mang trên mình nhiều thương tích. Do vậy việc phục hồi các vết thương và giúp linh trưởng tái hòa nhập với môi trường tự nhiên là việc làm hết sức khó khăn.

    Thu Hiền chia sẻ: “Mặc dù mục tiêu của chương trình chăm sóc là tái hòa nhập thú linh trưởng vào tự nhiên, nhưng với hiện trạng đáng báo động như hiện nay chúng tôi vẫn cảm thấy rất lo lắng và bất an khi thả những nguồn gen vô cùng quý hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng này lại tự nhiên”.

    Còn với Tilo, suốt 2 thập kỷ gắn bó rừng xanh, sống với “đàn con sách đỏ”, đến nay ông vẫn đang ôm trong mình nỗi trăn trở đưa loài linh trưởng trở về rừng xanh. “Tôi rất muốn đưa ‘đàn con’ của tôi trở về với thiên nhiên, nhưng liệu nó có thể tồn tại được ở rừng bao lâu? Trong khi kẽ hở pháp luật còn rất lớn, tình trạng săn bắn thú rừng ngày càng tinh vi. Thậm chí, một số cán bộ kiểm lâm còn “vô cảm” hay không làm tốt chức trách, cũng đã khiến các loài sách đỏ phải đối mặt trước nguy cơ tuyệt chủng?”. Tilo lo ngại.



    danviet.vn

  2. #2

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Nhìn vào ảnh thì những cô bé, cậu bé ấy là giống Voọc Mũi Hếch (Snubnose Monkey), Head à, nếu tớ không nhầm. Chúng vô cùng hiền lành và đáng yêu. Tiếc là ý thức bảo vệ của người dân và cả đội kiểm lâm (patrol) thì quá kém còn sự đầu tư từ nhà nước thì còn lâu mới đủ cho nên giống Voọc này ngày một mai một đi

  3. #3

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Ừ, trong khi ông Tilo lặn lội từ Đức sang đây lo cứu và bảo vệ từng con Voọc, mà cứu và bảo vệ khỏi cái gì? Khỏi chính người dân mình đấy chứ, chán nhỉ

  4. #4

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Jeu*
    Nhìn vào ảnh thì những cô bé, cậu bé ấy là giống Voọc Mũi Hếch (Snubnose Monkey), Head à, nếu tớ không nhầm. Chúng vô cùng hiền lành và đáng yêu. Tiếc là ý thức bảo vệ của người dân và cả đội kiểm lâm (patrol) thì quá kém còn sự đầu tư từ nhà nước thì còn lâu mới đủ cho nên giống Voọc này ngày một mai một đi
    Mợ Jeu* ơi, bàn chuyện telit đi...nhảy qua bình loạn mấy chuyện khác vui thì ít còn thất vọng lại quá nhiều

  5. #5
    Trích dẫn Gửi bởi Head
    Ừ, trong khi ông Tilo lặn lội từ Đức sang đây lo cứu và bảo vệ từng con Voọc, mà cứu và bảo vệ khỏi cái gì? Khỏi chính người dân mình đấy chứ, chán nhỉ
    100 năm VN vẫn là VN, châu Phi vẫn là châu Phi

  6. #6
    Nghe câu chuyện thật cảm động,càng cảm động lại càng buồn

  7. #7
    Đoạn Quốc lộ 6 Lương Sơn, Hòa Bình có 2 nhà hàng to là Mỹ Hạnh & Hải Anh. Chủ của Mỹ Hạnh là chi cục phó kiểm lâm huyện Lương Sơn. Lúc ghi món mà không gọi thú rừng là thằng chủ bỏ sang bàn khác ngay. Nhìn vào menu không thấy thiếu 1 con gì ở trong rừng cả

    Trung tâm cứu hộ gấu ở Thung lũng Chắt Dậu, Tam Đảo đã hoạt động trong nhiều năm mới đây đã bị Bộ NN & PTNT + bộ Quốc Phòng yêu cầu ngừng xây dựng và đi chơi chỗ khác (http://danviet.vn/107037p1c24/khong-...ai-tam-dao.htm). Có lẽ lý do chính là hầu hết nhân viên ở trung tâm này đến từ châu Âu nên có thể gây mất an ninh quốc phòng chăng Mấy anh chị này tâm huyết với việc cứu gấu lắm, trong khi các bác cấm vẫn uống rượu mật gấu đều đều.

  8. #8

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Nằm trên khu đất rộng 12ha với tổng kinh phí hơn 3,3 triệu USD thuộc thung lũng Chắt Dậu, vườn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc), trung tâm cứu hộ gấu vừa thành lập năm 2005 nhưng đang có nguy cơ di dời.

    Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn quốc gia Tam Đảo ra đời với mục đích giải thoát những con gấu không may mắn, đưa chúng trở lại thiên nhiên, nhằm bảo tồn loài gấu đã được liệt vào sách đỏ trước nguy cơ bị săn bắt, nuôi nhốt và tận diệt. Đây là nơi cứu hộ gấu vào loại hiện đại nhất châu Á, thuộc dự án của Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia Foundation - AAF).

    Nơi nuôi dưỡng gấu có nhiều đồi núi và cách xa khu dân cư. Nhen nhóm thành lập năm 2005 với một căn nhà nhỏ trông giữ gấu, đến 2008 được Thủ tướng mới phê duyệt dự án, đến cuối năm 2010 khu bảo tồn hoàn thành 4 nhà gấu trong đó có hai khu hoang dã và hai khu cách ly.

    Hiện tại trung tâm đang bảo vệ 104 con gấu trong đó có 96 con gấu ngựa và 7 gấu chó. Do có một con gấu mới chết vì ung thư nên nơi đây chỉ còn lại 103 con.

    Gấu đến với trung tâm có nhiều hoàn cảnh khác nhau. Gấu được lực lượng chức năng bắt giữ từ những người buôn bán trái phép hoặc nhiều con do người dân tự nguyện giao nộp. Hầu hết các con gấu được đưa về đây đã ở trong tình trạng bị hút hết mật nên sức khỏe giảm sút đi nhiều.

    Để tạo điều kiện cho chúng hòa vào thiên nhiên, những người chăm sóc thường rải thức ăn khắp mặt cỏ hoặc trên cao để gấu tự đi tìm thức ăn.

    Các con gấu ở đây đều được gắn chip để theo dõi để quản lý.

    Để cứu chữa và phục hồi cho từng con gấu, các chuyên gia, bác sĩ và điều dưỡng viên ở Trung tâm phải miệt mài chăm bẵm từng ngày.

    Một con gấu đang được vật ngửa ra gây mê để được các bác sĩ thú y điều trị trong căn phòng cách ly. Tiến sĩ Tuấn Bendixsen, trưởng Đại diện Tổ chức Động vật châu Á cho biết, có con khi được đưa về trung tâm đã trong tình trạng rất yếu nhưng nhờ sự chăm sóc của các chuyên gia đã sống thêm được 3 năm rồi mới qua đời.

    Gấu cũng liên tục được theo dõi tình trạng sức khỏe. Các bác sĩ cho biết, hiện trung tâm đã có nhiều thiết bị thú y tốt, duy chỉ còn thiếu máy chụp X -quang.

    Những con gấu mới đưa về, sau khi điều trị, nhận thấy sức khỏe con gấu nào dần dần ổn định, lúc đó quá trình hòa nhập sẽ bắt đầu, gấu sẽ được đưa vào buồng và tiếp xúc với các cá thể gấu khác trong những điều kiện hạn chế nhất định.

    Ngày 5/10, Trung tâm đã nhận được thông báo của Bộ NN-PTNT về việc dừng toàn bộ hoạt động xây dựng dự án của Trung tâm và di dời toàn bộ 103 cá thể gấu ra khỏi khu vực thung lũng Chắt Dậu. Văn bản cũng chỉ đạo hai bên cùng bàn bạc giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến dự án và xem xét khả năng bố trí khu vực khác để xây dựng Trung tâm.

    Hoàng Hà (VnExpress)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •