Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 18
  1. #1

    Ngày tham gia
    Jul 2013
    Bài viết
    0

    Miệt vườn ngày Tết

    (st)
    Bánh phồng nhà quê


    Chiều Ba mươi Tết. Khi mâm bàn cúng gia tiên vừa hoàn tất, tạm gác những tất bật lệ thường của mọi gia đình ngày cuối năm, tôi tự cho mình có chút thời gian thảnh thơi bên chung trà nóng, lắng nghe bước chân của nàng xuân đang hối hả tràn về khi những cánh mai vàng vừa e ấp nở. Giữa bộn bề bánh mứt, toàn là những thứ đắt tiền của những thương hiệu nổi tiếng quốc gia, thậm chí có cả những hộp bánh của bạn bè từ nước ngoài gởi về, tôi chợt nôn nao một nỗi nhớ đến lạ kỳ về chiếc bánh phồng nướng lửa ngọn thời thơ bé!

    Tuổi thơ của thế hệ chúng tôi gắn liền với những năm tháng chiến tranh triền miên, đói nghèo và vất vả. Ngày chạy giặc, đêm xuống hầm tránh pháo. Nhà nào ở xóm tôi cũng đông đứa con. Người lớn tối mặt tắt đầu ăn bữa sáng lo bữa chiều còn hơi sức đâu mà nghĩ đến chuyện quà bánh cho con cháu.


    Tết trở thành dịp bọn trẻ no dồn bù lại bao ngày thèm thuồng, đói góp. Hồi đó cứ mỗi độ xuân về là không nhà nào không có vài chục, vài trăm bánh phồng xếp thành từng chục trên chiếc sàng tre. Bánh phồng trên bàn thờ gia tiên thể hiện lòng tôn kính, hiếu thảo của người cháu con với bậc trên trước. Bánh phồng làm quà biếu xén ông bà, lối xóm để bày tỏ sự tri ân, lòng hòa thảo. Bánh phồng nướng lên trà nước mỗi khi có khách đến viếng thăm chúc tụng... Đến nỗi, trong đầu óc non nớt của chúng tôi không thể tưởng tượng được cái Tết sẽ như thế nào nếu không có những chiếc bánh phồng dân dã ấy!


    Từ giữa Chạp những chú cu cườm cất tiếng gọi nhau trên ngọn vông đồng. Từ nhà ai đó tận cuối xóm, nhịp chày cùm cum vang lên xen với tiếng gà gọi sáng. Đêm sau, rồi đêm sau nữa, vẫn nhịp chày ấy, khi gần hơn, lúc xa hơn, đều đặn, nhịp nhàng mơ hồ hòa vào giấc ngủ bọn trẻ chúng tôi. Chợt một đêm nào đó, nhịp chày vang lên thình thịch ngay trong sân, lôi chúng tôi khỏi giấc ngủ co ro trong mảnh chăn cuộc tròn, vỡ òa một niềm vui: quết bánh phồng! Ba tôi, anh tôi, cùng mấy anh trai trong xóm không biết có mặt tự bao giờ, thay nhau vung tay quết cật lực chiếc chày vồ vào lòng cối.


    Đêm cuối đông, trời se sắt lạnh, mà những giọt mồ hôi rịn ra, rồi lăn dài trên những chiếc lưng trần cuồn cuộn cơ bắp của cánh đàn ông theo mỗi nhịp chày. Người quết cật lực. Người trở, trở luôn tay. Trong đôi mắt mỗi người đều ánh lên niềm vui, ấm no, hạnh phúc.


    Tang tảng sáng, ổ bánh vừa chín nhuyễn, tiếng chày ngơi dần nhường chỗ cho tiếng cười vui tíu tít của chị tôi và những người bạn gái đồng niên của chị kéo tới “vần công” cán bánh phồng. Ống cán làm bằng ống tre, tròn đều mướt rượt dầu dừa, được các chị kỹ lưỡng giữ gìn bằng cách treo lên giàn khói, dùng từ Tết này sang Tết khác. Không ít chị, trong hành trang ngày xuất giá theo chồng có chiếc ống cán bánh phồng đã lẳn dấu tay người. Cứ vậy, từ trong cán ra, vừa cán vừa xoay, các chị cán đều viên bột trên lá thành chiếc bánh tròn vành vạnh như vầng trăng đêm Rằm.


    Mẹ tôi vừa ngồi “bắt bột” vừa lặng lẽ “chấm” từ giọng nói tiếng cười tới bàn tay cán bánh của từng chị. Theo ánh mắt mẹ, ra Giêng, biết đâu trong số những người con gái chân quê giỏi giắn ấy lại không có người trở thành chị dâu tôi!


    Nếu quết bánh phồng là công việc của cánh đàn ông khỏe mạnh, cán bánh phồng là của cánh phụ nữ khéo tay thì phơi bánh phồng lại là công việc của bọn trẻ chúng tôi. Từ chiều hôm trước, theo lời mẹ, bọn tôi chạy ù sang nhà hàng xóm mượn về những đôi chiếu còn thơm mùi nắng, nồng nàn mùi lác, để mẹ lau rửa cẩn thận. (Hồi đó, bà con quê tôi, nhà nào cũng vậy, mỗi năm chỉ một lần sắm chiếu mới vào dịp giáp Tết và xong mùa bánh phồng, sau khi chu du một vòng giáp xóm, chúng mới trở về nhà và được sử dụng đúng chức năng trải giường của mình).


    Trên mặt trái chiếc chiếu được trải trên ván ngựa thật bằng phẳng, tôi cẩn thận úp chiếc lá có chiếc bánh vừa cán xong lên, hai tay vuốt thật đều trên lá, rồi nắm từ một phía kéo chiếc lá ngược về phía còn lại. Bao giờ phơi xong một chiếc bánh, tôi cũng dừng lại ngắm nhìn “thành quả” của mình và chờ đợi một lời khen khi bánh không bị xô lệch, không bị phồng lên hay dán quá chặt vào chiếu.


    Chiều cuối năm, ở góc sân sau nhà, bên ánh lửa rơm bập bùng, mẹ tôi ngồi co ro, tỉ mẫn nướng từng chiếc bánh phồng cho kịp mâm bàn dọn cúng gia tiên. Giữa hai chiếc kẹp làm bằng tre như hai bàn tay khổng lồ, xoay trở liên tục trên lửa, chiếc bánh vừa “phồng” lên vừa trở màu vàng ươm, vô cùng bắt mắt. Bánh phồng nếp nướng lửa rơm, vừa giòn vừa phao, như tan ngay trên đầu lưỡi, khiến cho ngày xuân tuổi thơ chúng tôi thêm đậm đà hương vị.


    Còn nhớ, những năm cuối thập niên 1970, tôi rời quê lên thành đi học. Chiều cuối năm, tiếng pháo đã ran ngoài đường mà chưa kịp đón chuyến xe muộn về quê, tôi nôn nao nhớ nhà, nhớ xóm. Có những đêm, nhịp chày quết bánh phồng năm xưa chập chờn cứ như gần như xa, khiến tôi mãi trở mình, không tài nào ngủ được.

    Mấy mươi năm đã trôi qua...

    Cha mẹ tôi đã trở thành người thiên cổ. Các anh chị tôi người một phương trời biền biệt. Bọn trẻ chúng tôi ngày ấy cũng tứ tán mỗi đứa một nơi... Bộ cối chày bằng gỗ mù u cha mẹ tôi để lại phía sau nhà vẫn còn đấy, dù đã mục mối ruỗng mọt. Chiếc ống cán chị tôi treo trên giàn khói vẫn còn đấy, dù đã bụi ám nhện giăng...

    Chiều Ba mươi Tết, tôi ngồi giữa bộn bề bánh mứt với những thương hiệu nổi tiếng quốc gia.
    Nhớ lắm, bánh phồng ơi!

  2. #2

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Những chiếc bánh Tét con


    Những năm cậu đi học xa, mẹ cho tôi đến ở với bà để nhà đỡ cô quạnh. Mọi việc trong nhà được chúng tôi phân định rạch ròi: bà việc lớn, cháu việc nhỏ. Chẳng hạn như mỗi sáng thức dậy, bà quét sân, tôi quét nhà. Bà bằm rau nấu cháo cho heo, tôi thì xúc tấm cho gà ăn. Bà đi chợ, còn tôi ngồi đợi. Bà dọn mâm, tôi sắp chén. Cuộc sống trở nên ngắn nắp rõ ràng, và…không ai được tị nạnh ai – bà nói vậy.


    Dưới con mắt của tôi thì tất cả các hoạt động của bà đều hướng đến một cái đích duy nhất: Tết! Tưới rau, để Tết; Nuôi gà, để Tết; Trồng cây dong riềng, để Tết! Chuẩn bị cho Tết với bà là cả một quá trình, lặp lại mỗi năm. Và quan trọng nhất là nuôi heo, nguồn thu nhập chính để ăn Tết. Đầu năm, bà nuôi một con heo mẹ. Vỗ béo cho đến một đêm bà gọi tôi dậy giữa khuya, khi heo kêu rống lên đau đớn. Nó sắp sinh con.

    Dưới ánh sáng chập chờn của cây đèn dầu, tôi đứng bên cạnh đợi bà đỡ từng con heo con đỏ hỏn, bé xíu, lau rửa sạch sẽ, dùng kềm bấm răng nanh rồi đưa cho tôi đặt vào máng ổ bên cạnh được bà lót bằng vải sạch và rơm từ mấy ngày trước. Có những con bé xíu, vặt vẹo tưởng chết. Bà bĩnh tĩnh thổi hơi rồi nhúng chúng vào nước ấm. Tôi reo lên nho nhỏ khi thấy chúng khẽ cựa mình và mở mắt ra. Hai bà cháu tiếp tục nâng niu chăm bẵm cho lũ heo con mau lớn. Bà lo phần heo mẹ, còn tôi chịu trách nhiệm canh chừng lũ heo con khi chúng bú, để những con mạnh khỏe háu ăn không được tranh giành vú mẹ với những con gầy yếu.

    Gần Tết, bà kêu lái đến cân hết heo mẹ heo con, chỉ để lại vài con khỏe. Số tiền đó dùng để mua sắm cho Tết, và chủ yếu là để làm bánh Tét. Bà mua về thật nhiều thịt, đậu xanh, nếp và hành. Lá chuối và lá dong thì sẵn sau vườn. Mỗi năm bà gói rất nhiều bánh Tét, cho cả gia đình các dì, cậu… Tôi không gói được, vì tay tôi chưa đủ mạnh để ém chặt bánh và xiết những sợi lạt. Tôi chỉ phụ trách phần lau lá.


    Khi chỉ còn một ít nguyên liệu, bà thường ngẫu hứng làm cho tôi một cái bánh Tét con, nhỏ xíu xinh xinh. Tôi sung sướng vô bờ, nâng niu như trứng, ngồi đợi canh cánh suốt đêm để chờ nó chín. Rồi sáng mai đem khoe khắp xóm. Những đứa trẻ khác tha hồ ghen tị. Chúng cũng thèm những cái bánh Tét nhỏ dành cho riêng mình.


    Những chiều 30 Tết, bà thường xếp bánh vào giỏ rồi mang đi đâu đó. Tôi hỏi thì bà nó: “Đem biếu những người nghèo, những người không có bánh Tét để ăn Tết, không có gì cả!” Tôi lại hỏi: “Họ có con nít không?” Bà trả lời “Có!” rồi dừng lại nhìn tôi, một tia sáng ấm áp lóe lên trong ánh mắt. Tôi thẽ thọt: “Vậy năm sau bà làm cho con nhiều nhiều bánh Tét con!” “Để làm gì?”Tôi cười sung sướng “Bí mật!”. À, bí mật của tôi. Bà cười: “dzậy hén con?” Nhưng bà cũng làm. Tết năm sau, tôi hầu như đã quên béng đề nghị của mình, còn bà vẫn nhớ.


    Khi dì và mẹ tôi về nhà bà lấy bánh thì thấy trên giàn bếp treo hai dãy bánh Tét, một dãy dài những cặp bánh Tét to đùng, và bên dưới là một dãy 12 cặp bánh Tét con ngộ nghĩnh. Tôi chỉ: “Ở trên là của bá, ở dưới là của con”. Mọi người nhìn bánh Tét, nhìn bà và tôi đang hớn hở, rồi nhìn nhau than: “Trời ạ, cả bà lẫn cháu đều trẻ con như nhau”.


    Chiều 30 năm đó, bà xếp bánh vào giỏ. Tôi cũng vậy. Rồi bà cháu dắt nhau đi sâu vào phía ruộng. Bà xách giỏ lớn đựng bánh Tét to, tôi xách giỏ nhỏ đựng bánh Tét nhỏ. Chúng tôi im lặng đi, ghé vào những ngôi nhà xập xệ, xiêu vẹo, với những người lớn đăm chiêu và những đứa trẻ gầy còm, dơ bẩn. Ai cũng hồ hởi chào đón bà. Bà để lại nhà này một cặp, nhà kia hai cặp bánh. Còn tôi thì rộng rãi hơn, mỗi đứa một cái bánh Tét con, lớn nhỏ như nhau.


    Giao thừa. Ở nhà chỉ còn hai cái bánh lớn và không còn chiếc bánh Tét con nào cho tôi cả. Nhìn tôi buồn buồn, bà nói: “Con nít hơi đông dữ hén !”. Tôi gật gù: “Năm tới phải làm nhiều hơn bà ạ”. Bà im lặng xoa đầu tôi.

    Nhưng năm sau, Tết chưa đến thì bà đã mất. Tôi vẫn chưa tự mình gói bánh được, cả đến bây giờ, khi đã lớn. Nhưng Tết nào về quê tôi cũng đi lại con đường từng đi với bà, trên tay là hai chiếc giỏ cũ, một đựng bánh mứt, một đựng đồ chơi và những cuốn truyện cổ tích. Một cho người lớn, một cho trẻ con. Một vì tấm lòng bà đã yên giấc cỏ, một cho tuổi thơ tôi đã xa tít tắp…


    Bao giờ cũng vậy, trên con đường hẹp gập ghềnh đi vào ruộng, tôi lại cảm nhận trọn vẹn niềm hạnh phúc đơn sơ từng làm tim tôi rung động từ ngày xa xưa ấy: niềm hạnh phúc được cho, từ những cái bánh Tét con, nhỏ bé nhưng chứa đựng tình thương sâu xa của bà.

  3. #3

    Ngày tham gia
    Aug 2013
    Bài viết
    0
    Tháng Chạp


    Còn bao nhiêu ngày nữa thì tới tết nhỉ? Không nhớ nữa. Thời gian bây giờ với tôi thật lãng đãng vô cùng. Tỷ như sáng nay lúc đang nhâm nhi ly cà phê, nghe mấy bảng nhạc vàng với mấy ông bạn thì thằng con ở Sài Gòn điện về bảo: “Ba đặt dùm vé lên chứ tháng chạp về mua không có đâu? ” Tôi giật mình thấy sao mình vô tâm quá - Tháng chạp rồi mà vẫn còn ngồi đây hát hò. Nhưng rồi bỗng dưng thấy vui khi nghĩ đến mấy đứa nhỏ lại biết gọi tên tháng mười hai mà các cụ mình vẫn quen gọi bằng cái tên “tháng chạp” .

    Tháng chạp! Ôi nghe sao mà da diết quá, thể như có sự thúc giục của thời gian, sự xa vắng, quạnh quẽ ẩn chứa cả cái thở dài tiếc nuối … Tôi vội vã bỏ cuộc chơi tất bật chạy về nhà thì đã thấy mẹ đang chắp tay mắt hướng về phía cánh đồng xa xăm mà lẩm bẩm lầm bầm: “Tụi bây thật là lạ, đã đến rằm rồi mà chẳng thấy đứa nào về. Hồi xưa ba bây mới mùng mười, đã tập hợp con cháu đi giẫy mả tổ tiên dòng họ. Vậy mà giờ!...”


    Ừ nhỉ! Ngày còn sống độ này dẫu bận bịu công việc gì ba cũng dẫn mấy anh em tôi đi giẫy cỏ, sửa sang lại những phần mộ của ông bà tổ tiên. Ở đó tôi được gặp rất nhiều người thân trong dòng họ. Kể cũng thật lạ, chả ai bắt buộc họ về, nhưng họ cứ về, lại còn dẫn cả con cháu dâu rể cùng về với một niềm thành kính tâm linh. Tôi vội nhấc điện thoại định gọi mấy ông anh thì đã nghe giọng sần sần từ đầu máy phía bên kia: “Mai đám cưới con chú ba rồi, thôi dời giẫy mả lại bữa khác, nhớ chuẩn bị cho anh ít lá chuối với vài cân nếp ròng, vài bữa về lấy gói bánh tét nhé!” - Ừ! Ừ ! Tôi cúp máy mà lòng bỗng ngỡ ngàng ….


    Ngoài bờ dậu cô giáo Nga nhà bên cạnh đang râm ran bàn tán với vợ tôi: “Mai bận váy gì đi dự cưới con cô Mân. Mốt chuẩn bị bài hát gì cho đám con cô Hận…” Trời ạ! Tôi nhẩm tính khoảng năm, bảy đám cưới trong chạp này. Nhớ năm nào ba chậc lưỡi; Cuối năm cưới dữ quá. Tôi chẳng chú tâm gì. Người lớn lo chạy tiền, chứ tụi trẻ chúng tôi thì chỉ biết tháng chạp là tháng ăn sướng, đám cưới nhiều, cô dâu xinh, chú rể đẹp. Không cái gì rộn rã bằng tháng chạp về!

    Tháng chạp về, bỗng dưng nhớ đến những ngày tháng này, mẹ luôn trong bếp, hết xâm gừng, xâm bí đến cắt khoai lang, cà chua, dừa... Hình ảnh mẹ ngồi bên bếp than lửa nhỏ, bên trên có chảo mứt ngập đường, tay mẹ thoăn thoắt với cây đũa dài trở qua trở lại sao mà thân thương quá. Mà đâu chỉ có một chảo. Hết gừng xâm, đến gừng xắt lát, rồi đến dừa, thu đủ, bánh thuẫn...


    Ngẫm ra, hẳn mẹ phải tính kỹ lắm mới quy ra đủ số riêm, số bánh cho ba ngày tết, bảy ngày xuân. Ấy vậy mà anh em chúng tôi thì cứ xúm xít bên bếp lửa canh chừng lúc không ai để ý, lấy trộm một miếng cho vào miệng. Ngon ơi là ngon.


    Tháng chạp về, khi những cành mai vàng trước sân nhà đâm chồi nẩy lộc là lúc cha tôi nôn nóng ngóng tin những đứa con cháu đi làm xa có kịp về không, hồi đó không có điện thoại như bấy giờ. Người chỉ biết cầu trời khẩn phật cho con cháu bình yên an lành mà về kịp tết. Vậy mà hình như có thần giao cách cảm anh em chúng tôi mỗi đứa mỗi nơi cũng bộn rộn cồn cào háo hức mong đến ngày về, để được quây quần cùng gia đình, bầu bạn, ăn những món ăn ngon mà cha bảo mẹ làm thật nhiều để các con không quên được hương vị quê nhà.


    Tháng chạp về bỗng nhớ ngày nào, viết bài thơ tình cảm xúc mơn man Tôi tìm chút nắng cuối đông rót xuống vành môi em ngây ngất. Em đã ôm gió đẩy cơn mưa chiều lạnh lẽo chạm vào lòng tôi chút chông chênh. Bước chân vô định, lững lờ tìm theo làn hương lành mơn man cuộc tình đầu chớm nở.


    Tháng chạp …Tôi lửng thửng bước ra đường tìm chút cảm xúc mùa xuân bất chợt nhận những giọt mưa mong manh, lảng đảng thả hồn trên cánh đồng sương khói . Ấy là những giọt mưa cuối cùng còn sót lại của mùa đông hay những giọt mưa mơ màng chớm nở của mùa xuân, tôi cũng không rõ nhưng chắc nó sẽ làm cho bất kỳ ai cũng rùng mình xốn xang cho một nét thơ thanh bình yên ả. Cảm ơn thiên nhiên đã ưu đãi cho quê tôi một năm bình thường không mưa bão tai ương. Cảm ơn những giọt mồ hôi thả xuống cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Cảm ơn những giọt mưa sương mong manh dậy màu cuộc sống. Cảm ơn những giọt nắng vàng lẻ loi làm ấm áp lòng người, rạo rực bâng khuâng chuẩn bị cho một mùa xuân mới.


    Tháng chạp ... Nhìn luống cải nhà ai trổ những ngồng hoa vàng óng ánh. Bứt nắm lá cầm tay mà nghe phảng phất đâu đây tình người, tình đất trong hơi thở của mình!

  4. #4
    Tháng Chạp


    Còn bao nhiêu ngày nữa thì tới tết nhỉ? Không nhớ nữa. Thời gian bây giờ với tôi thật lãng đãng vô cùng. Tỷ như sáng nay lúc đang nhâm nhi ly cà phê, nghe mấy bảng nhạc vàng với mấy ông bạn thì thằng con ở Sài Gòn điện về bảo: “Ba đặt dùm vé lên chứ tháng chạp về mua không có đâu? ” Tôi giật mình thấy sao mình vô tâm quá - Tháng chạp rồi mà vẫn còn ngồi đây hát hò. Nhưng rồi bỗng dưng thấy vui khi nghĩ đến mấy đứa nhỏ lại biết gọi tên tháng mười hai mà các cụ mình vẫn quen gọi bằng cái tên “tháng chạp” .

    Tháng chạp! Ôi nghe sao mà da diết quá, thể như có sự thúc giục của thời gian, sự xa vắng, quạnh quẽ ẩn chứa cả cái thở dài tiếc nuối … Tôi vội vã bỏ cuộc chơi tất bật chạy về nhà thì đã thấy mẹ đang chắp tay mắt hướng về phía cánh đồng xa xăm mà lẩm bẩm lầm bầm: “Tụi bây thật là lạ, đã đến rằm rồi mà chẳng thấy đứa nào về. Hồi xưa ba bây mới mùng mười, đã tập hợp con cháu đi giẫy mả tổ tiên dòng họ. Vậy mà giờ!...”


    Ừ nhỉ! Ngày còn sống độ này dẫu bận bịu công việc gì ba cũng dẫn mấy anh em tôi đi giẫy cỏ, sửa sang lại những phần mộ của ông bà tổ tiên. Ở đó tôi được gặp rất nhiều người thân trong dòng họ. Kể cũng thật lạ, chả ai bắt buộc họ về, nhưng họ cứ về, lại còn dẫn cả con cháu dâu rể cùng về với một niềm thành kính tâm linh. Tôi vội nhấc điện thoại định gọi mấy ông anh thì đã nghe giọng sần sần từ đầu máy phía bên kia: “Mai đám cưới con chú ba rồi, thôi dời giẫy mả lại bữa khác, nhớ chuẩn bị cho anh ít lá chuối với vài cân nếp ròng, vài bữa về lấy gói bánh tét nhé!” - Ừ! Ừ ! Tôi cúp máy mà lòng bỗng ngỡ ngàng ….


    Ngoài bờ dậu cô giáo Nga nhà bên cạnh đang râm ran bàn tán với vợ tôi: “Mai bận váy gì đi dự cưới con cô Mân. Mốt chuẩn bị bài hát gì cho đám con cô Hận…” Trời ạ! Tôi nhẩm tính khoảng năm, bảy đám cưới trong chạp này. Nhớ năm nào ba chậc lưỡi; Cuối năm cưới dữ quá. Tôi chẳng chú tâm gì. Người lớn lo chạy tiền, chứ tụi trẻ chúng tôi thì chỉ biết tháng chạp là tháng ăn sướng, đám cưới nhiều, cô dâu xinh, chú rể đẹp. Không cái gì rộn rã bằng tháng chạp về!

    Tháng chạp về, bỗng dưng nhớ đến những ngày tháng này, mẹ luôn trong bếp, hết xâm gừng, xâm bí đến cắt khoai lang, cà chua, dừa... Hình ảnh mẹ ngồi bên bếp than lửa nhỏ, bên trên có chảo mứt ngập đường, tay mẹ thoăn thoắt với cây đũa dài trở qua trở lại sao mà thân thương quá. Mà đâu chỉ có một chảo. Hết gừng xâm, đến gừng xắt lát, rồi đến dừa, thu đủ, bánh thuẫn...


    Ngẫm ra, hẳn mẹ phải tính kỹ lắm mới quy ra đủ số riêm, số bánh cho ba ngày tết, bảy ngày xuân. Ấy vậy mà anh em chúng tôi thì cứ xúm xít bên bếp lửa canh chừng lúc không ai để ý, lấy trộm một miếng cho vào miệng. Ngon ơi là ngon.


    Tháng chạp về, khi những cành mai vàng trước sân nhà đâm chồi nẩy lộc là lúc cha tôi nôn nóng ngóng tin những đứa con cháu đi làm xa có kịp về không, hồi đó không có điện thoại như bấy giờ. Người chỉ biết cầu trời khẩn phật cho con cháu bình yên an lành mà về kịp tết. Vậy mà hình như có thần giao cách cảm anh em chúng tôi mỗi đứa mỗi nơi cũng bộn rộn cồn cào háo hức mong đến ngày về, để được quây quần cùng gia đình, bầu bạn, ăn những món ăn ngon mà cha bảo mẹ làm thật nhiều để các con không quên được hương vị quê nhà.


    Tháng chạp về bỗng nhớ ngày nào, viết bài thơ tình cảm xúc mơn man Tôi tìm chút nắng cuối đông rót xuống vành môi em ngây ngất. Em đã ôm gió đẩy cơn mưa chiều lạnh lẽo chạm vào lòng tôi chút chông chênh. Bước chân vô định, lững lờ tìm theo làn hương lành mơn man cuộc tình đầu chớm nở.


    Tháng chạp …Tôi lửng thửng bước ra đường tìm chút cảm xúc mùa xuân bất chợt nhận những giọt mưa mong manh, lảng đảng thả hồn trên cánh đồng sương khói . Ấy là những giọt mưa cuối cùng còn sót lại của mùa đông hay những giọt mưa mơ màng chớm nở của mùa xuân, tôi cũng không rõ nhưng chắc nó sẽ làm cho bất kỳ ai cũng rùng mình xốn xang cho một nét thơ thanh bình yên ả. Cảm ơn thiên nhiên đã ưu đãi cho quê tôi một năm bình thường không mưa bão tai ương. Cảm ơn những giọt mồ hôi thả xuống cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Cảm ơn những giọt mưa sương mong manh dậy màu cuộc sống. Cảm ơn những giọt nắng vàng lẻ loi làm ấm áp lòng người, rạo rực bâng khuâng chuẩn bị cho một mùa xuân mới.


    Tháng chạp ... Nhìn luống cải nhà ai trổ những ngồng hoa vàng óng ánh. Bứt nắm lá cầm tay mà nghe phảng phất đâu đây tình người, tình đất trong hơi thở của mình!

  5. #5

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Cái bếp củi quê ngày Tết


    Ở miệt vườn miền Tây, nhà nào cũng có cái bếp củi, ở cái chái bên nhà. Gần Tết, ai cũng sửa soạn lại nhà cửa. Cái bếp cũng thế, phải dọn hết tro, củi phải thật khô, chất trên kệ ngăn nắp, mái chái lợp lại cho kín đáo để “gia đình ông Táo” cùng đón xuân trong nhà.


    Thường trước Tết, ba tôi phải làm lại những thanh ngang của cái giàn bếp, bên trên thì lót gạch tàu để củi lửa không bén ra ngoài và giữ vệ sinh tro, bụi. Bên trên nữa của mấy tấm gạch là để cái cà ràng đất sét nung. Năm nào kha khá thì nhà tôi mua cà ràng mới. Còn nếu người nhà rảnh rang sau khoảng thời gian kết thúc vụ lúa mùa sớm thì nhà tôi đắp đất sét nện để làm cà ràng.

    Tôi nhớ như in, ngoại tôi nhóm lửa trong bếp cà ràng bằng lá dừa khô, khi lửa bùng cháy thì gác thêm mấy cây củi trâm bầu, tạo ra mùi khói thơm thơm ở miền quê, đã lắm!


    Chạng vạng tối, mẹ nhóm bếp để nấu nước pha trà cho ông ngoại, sáng sớm cũng vậy. Mùi củi dừa, củi trâm bầu nồng nồng.

    Từ khoảng 20 tháng chạp là cái bếp hầu như hoạt động liên tục. Bà ngoại nấu giấm chua để làm kiệu; hôm sau nấu nước muối để làm dưa cải ăn với thịt kho; rồi mấy dì, mợ tôi đến làm mứt dừa, chuối ngào đường, bánh in... Sát Tết, nồi bánh tét được bắc lên, nấu liên tục 24 tiếng đồng hồ. Xong nồi bánh đến nồi thịt kho hột vịt. Mẹ và bà ngoại nhóm than hồng đỏ rực trong bếp để nướng bánh tráng, bánh phồng.


    Mồng một, mồng hai, cái bếp vẫn phải phục vụ nấu nướng. Đến mồng ba thì nấu nước sôi để làm thịt gà, vịt, cúng mồng ba...

    Ngày nay có nhà đã dùng bếp ga, bếp điện, nhưng phần lớn vẫn còn sử dụng bếp củi. Đi xa thì mới nhớ đến ngày Tết ở quê nhà và không thể quên được cái bếp củi ấm áp ngày xuân!
    Má ơi! con sẽ về, dù cho xuân muộn!

  6. #6

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Cái bếp củi quê ngày Tết


    Ở miệt vườn miền Tây, nhà nào cũng có cái bếp củi, ở cái chái bên nhà. Gần Tết, ai cũng sửa soạn lại nhà cửa. Cái bếp cũng thế, phải dọn hết tro, củi phải thật khô, chất trên kệ ngăn nắp, mái chái lợp lại cho kín đáo để “gia đình ông Táo” cùng đón xuân trong nhà.


    Thường trước Tết, ba tôi phải làm lại những thanh ngang của cái giàn bếp, bên trên thì lót gạch tàu để củi lửa không bén ra ngoài và giữ vệ sinh tro, bụi. Bên trên nữa của mấy tấm gạch là để cái cà ràng đất sét nung. Năm nào kha khá thì nhà tôi mua cà ràng mới. Còn nếu người nhà rảnh rang sau khoảng thời gian kết thúc vụ lúa mùa sớm thì nhà tôi đắp đất sét nện để làm cà ràng.

    Tôi nhớ như in, ngoại tôi nhóm lửa trong bếp cà ràng bằng lá dừa khô, khi lửa bùng cháy thì gác thêm mấy cây củi trâm bầu, tạo ra mùi khói thơm thơm ở miền quê, đã lắm!


    Chạng vạng tối, mẹ nhóm bếp để nấu nước pha trà cho ông ngoại, sáng sớm cũng vậy. Mùi củi dừa, củi trâm bầu nồng nồng.

    Từ khoảng 20 tháng chạp là cái bếp hầu như hoạt động liên tục. Bà ngoại nấu giấm chua để làm kiệu; hôm sau nấu nước muối để làm dưa cải ăn với thịt kho; rồi mấy dì, mợ tôi đến làm mứt dừa, chuối ngào đường, bánh in... Sát Tết, nồi bánh tét được bắc lên, nấu liên tục 24 tiếng đồng hồ. Xong nồi bánh đến nồi thịt kho hột vịt. Mẹ và bà ngoại nhóm than hồng đỏ rực trong bếp để nướng bánh tráng, bánh phồng.


    Mồng một, mồng hai, cái bếp vẫn phải phục vụ nấu nướng. Đến mồng ba thì nấu nước sôi để làm thịt gà, vịt, cúng mồng ba...

    Ngày nay có nhà đã dùng bếp ga, bếp điện, nhưng phần lớn vẫn còn sử dụng bếp củi. Đi xa thì mới nhớ đến ngày Tết ở quê nhà và không thể quên được cái bếp củi ấm áp ngày xuân!
    Má ơi! con sẽ về, dù cho xuân muộn!

  7. #7

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0
    Bánh cúng, món ăn mùi nhớ


    Mỗi khi đi chợ, nhìn những chiếc bánh cúng bình dị, đơn sơ nằm trong rổ các bà, các chị, tôi lại nhớ những ngày thơ ấu. Hồi ấy, mỗi khi nhà có đám tiệc hay họp mặt đông đủ, má tôi thường làm loại bánh này.

    Chẳng biết chiếc bánh cúng xuất xứ từ đâu và tại sao có tên gọi như thế? Hỏi các vị cao niên trong gia đình cũng chẳng ai giải đáp được! Thôi thì đành hình dung nó đơn giản như tên gọi và dịp người ta thường chế biến: “Thứ bánh làm từ bột gạo, hình ống tròn gói bằng lá chuối, dài cỡ gang tay người lớn, thường dùng để cúng tổ tiên trong những ngày giỗ chạp ở Đồng bằng sông Cửu Long cùng với bánh tét, bánh ít…”


    Muốn làm loại bánh nầy, trước đó một đêm, má lựa loại gạo ngon đem ngâm nước, sáng hôm sau xay thành bột. Sau đó, má phân công anh tôi ra vườn hái dừa khô, rọc lá chuối xiêm lau sạch, chẻ lạt (cọng lá chuối) phơi nắng cho hơi héo, và cắt một nắm lá dứa.

    Bột xay xong cũng là lúc mọi thứ phụ liệu khác đã sẵn sàng: nước cốt dừa để ra tô, lá chuối xé miếng vừa kích cỡ, một chén nước lá dứa, một nắm lạt buộc, cùng các gia vị khác (muối, đường)… Bằng một động tác “điệu nghệ”, má đổ bột vào thau nhựa pha với nước cốt dừa, nước lá dứa, cùng một ít muối, đường cho vừa khẩu vị (bột không quá loãng), dùng vá đảo đều cho bột hòa tan rồi chuẩn bị đổ bánh.


    Má thường chỉ cho các anh chị tôi phần quấn lá hình ống (như tổ sâu kèn), buộc lạt lại một đầu. Má thường dặn đi dặn lại: lạt buộc phải chặt để khi đổ bột vào ống, bột không bị chảy ra. Khi những chiếc ống đã hoàn thành, má cầm ống dựng đứng lên, dùng quặng đổ bột vào ống, sau đó buộc chặt đầu còn, lại xếp ra rổ. Sau khi cột hết bánh, má xếp tất cả vào xửng, hấp khoảng 30 phút, lấy ra để nguội, thế là xong!


    Chiếc bánh cúng tuy bình dân thế, nhưng để làm được chiếc bánh ngon là cả một nghệ thuật: bánh phải dai; có vị béo - ngọt - mặn vừa miệng, ăn không ngán và nhất là màu sắc phải bắt mắt, mùi vị hấp dẫn …

    Thĩnh thoảng, có dịp thưởng thức bánh cúng bán ngoài chợ, tôi luôn cảm thấy hơi hụt hẫng vì chẳng có bánh ai làm có thể có hương vị đặc trưng của chiếc bánh cúng má gói ngày xưa!

  8. #8
    Bánh cúng, món ăn mùi nhớ


    Mỗi khi đi chợ, nhìn những chiếc bánh cúng bình dị, đơn sơ nằm trong rổ các bà, các chị, tôi lại nhớ những ngày thơ ấu. Hồi ấy, mỗi khi nhà có đám tiệc hay họp mặt đông đủ, má tôi thường làm loại bánh này.

    Chẳng biết chiếc bánh cúng xuất xứ từ đâu và tại sao có tên gọi như thế? Hỏi các vị cao niên trong gia đình cũng chẳng ai giải đáp được! Thôi thì đành hình dung nó đơn giản như tên gọi và dịp người ta thường chế biến: “Thứ bánh làm từ bột gạo, hình ống tròn gói bằng lá chuối, dài cỡ gang tay người lớn, thường dùng để cúng tổ tiên trong những ngày giỗ chạp ở Đồng bằng sông Cửu Long cùng với bánh tét, bánh ít…”


    Muốn làm loại bánh nầy, trước đó một đêm, má lựa loại gạo ngon đem ngâm nước, sáng hôm sau xay thành bột. Sau đó, má phân công anh tôi ra vườn hái dừa khô, rọc lá chuối xiêm lau sạch, chẻ lạt (cọng lá chuối) phơi nắng cho hơi héo, và cắt một nắm lá dứa.

    Bột xay xong cũng là lúc mọi thứ phụ liệu khác đã sẵn sàng: nước cốt dừa để ra tô, lá chuối xé miếng vừa kích cỡ, một chén nước lá dứa, một nắm lạt buộc, cùng các gia vị khác (muối, đường)… Bằng một động tác “điệu nghệ”, má đổ bột vào thau nhựa pha với nước cốt dừa, nước lá dứa, cùng một ít muối, đường cho vừa khẩu vị (bột không quá loãng), dùng vá đảo đều cho bột hòa tan rồi chuẩn bị đổ bánh.


    Má thường chỉ cho các anh chị tôi phần quấn lá hình ống (như tổ sâu kèn), buộc lạt lại một đầu. Má thường dặn đi dặn lại: lạt buộc phải chặt để khi đổ bột vào ống, bột không bị chảy ra. Khi những chiếc ống đã hoàn thành, má cầm ống dựng đứng lên, dùng quặng đổ bột vào ống, sau đó buộc chặt đầu còn, lại xếp ra rổ. Sau khi cột hết bánh, má xếp tất cả vào xửng, hấp khoảng 30 phút, lấy ra để nguội, thế là xong!


    Chiếc bánh cúng tuy bình dân thế, nhưng để làm được chiếc bánh ngon là cả một nghệ thuật: bánh phải dai; có vị béo - ngọt - mặn vừa miệng, ăn không ngán và nhất là màu sắc phải bắt mắt, mùi vị hấp dẫn …

    Thĩnh thoảng, có dịp thưởng thức bánh cúng bán ngoài chợ, tôi luôn cảm thấy hơi hụt hẫng vì chẳng có bánh ai làm có thể có hương vị đặc trưng của chiếc bánh cúng má gói ngày xưa!

  9. #9

    Ngày tham gia
    Aug 2013
    Bài viết
    0
    Cám ơn bác vì đã cho đọc những bài về hương vị tết rất hay và sao tự nhiên thấy thèm mùi pháo,thèm nghe tiếng pháo và thèm được ngắm nhìn xác pháo.

  10. #10

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Cám ơn bác vì đã cho đọc những bài về hương vị tết rất hay và sao tự nhiên thấy thèm mùi pháo,thèm nghe tiếng pháo và thèm được ngắm nhìn xác pháo.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •