Nhân dịp bác Auutmn post :Sonat Ánh trăng- Em phụ họa thêm bài viết này- hy vọng giúp cho các bác hiểu sâu thể loại nhạc cổ điển này



Hình thức xô-nát cổ điển xây dựng trên cơ sở đối chiếu tương phản hai chủ đề âm nhạc hay nhiều hơn nữa,và bao gồm ba phần như sau :
* Phần trình bày

Là phần giới thiệu 2 ý nhạc, đôi khi cả một nhóm các chủ đề nhạc.

Chủ đề thứ nhất ( Viết ở giọng chính của toàn tác phẩm) được gọi là chủ đề chính hay bè chính,bởi vì nội dung âm điệu của chủ đề đó quyết định về cơ bản tính chất của toàn tác phẩm.

Đối lập với chủ đề đó là chủ đề thứ 2, ít nhiều tương phản với chủ đề 1 ,và nhất thiết phải viết ở một giọng mới *- ít ổn định hơn giọng điệu ban đầu của chủ đề chính- Theo quy ước thông thường, người ta gọi đó là chủ đề phụ.

( * Trong mọi tác phẩm âm nhạc,các âm thanh cấu tạo nên nó bao giờ cũng tạo thành một hệ thống âm thanh gọi là điệu thức.Trong âm nhạc cổ điển có 2 loại điệu thức chính là điệu thức trưởng, và điệu thức thứ. Giọng điệu là độ cao tuyệt đối của điệu thức. Cả điệu thức trưởng và điệu thức thứ đều có 12 giọng khác nhau)

Không nên căn cứ vào cách gọi quen thuộc đó để đi đến kết luận rằng chủ đề phụ có nội dung âm nhạc kém hơn chủ đề chính. Tên gọi này xuất hiên trong quá trình phát triển lịch sử của thể loại,do chỗ chủ đề thứ 2 của hình thức xô nát nhất thiết phải được trình bày ở một giọng phụ,chứ không phải ở giọng chính của tác phẩm
*Phần triển khai

Là phần lớn thứ 2 của hình thức xô nat . Nó có đặc điểm là không ổn định về giọng điệu,xây dựng trên cơ sở phát triển mạnh mẽ chất liệu âm nhạc đã có,qua sự xung đột và đấu tranh căng thẳng giữa các chủ đề,các hình tượng âm nhạc chủ đạo(chủ đề chính,chủ đề phụ, chủ đề liên kết)Trong phần triển khai,các hình tượng và ý nhạc chính của phần trình bày thường được khai thác ở những khía cạnh mới,dường như xuất phát ở những góc độ khác nhau

Trong phần lớn các tác phẩm xô nát ,phần triển khai là giai đoạn phát triển nổi bật nhất, căng thẳng nhất của toàn bộ cấu trúc âm nhạc

Trong các xô nát tiền cổ điển, ta có thể gặp những kết cấu không có phần triển khai,mà chỉ có phần trình bày và phần tái hiện.
*Phần tái hiện

Đó là đoạn nhắc lại và khẳng định chất liệu âm nhạc ban đầu của phần trình bày dưới hình thực biến đổi đôi chút

Ranh giới đậm nét giữa phần triển khai căng thẳng,không ổn định về điệu tính và phần tái hiện,chính là thời điểm khi chủ đề chính được nhắc lại ( Nhất thiết phải ở giọng chính ổn định của tác phẩm). Sau đó, nhắc lại các chủ đề khác đã có trong phần trình bày, chúng có thể biến dạng chút nhiều.Sự khác biệt quan trọng nhất ở đây là ở giữa chủ đề chính và chủ đề phụ không còn sự tương phản đậm nét về điệu tính nữa ( điều này đặc biệt thấy rõ trong một số xô nát giọng thứ)

Như vậy ,trong phần tái hiện,tính chất kịch tính và mâu thuẫn của các chủ đề ít nhiều có giảm bớt. Có những xô nat ,phần tái hiên không nhắc lại toàn bộ chất liệu âm nhạc của phần trình bày.Tác giả thương lược bỏ một phần chủ đề liên kết hoặc một trong các chủ đề phụ,cũng có thể có trường hợp lược bỏ ngay chủ đề chính. Khi đó phần tái hiện bắt đầu bằng chủ đề phụ,chẳng hạn như trong chương 1,bản xô nat có hành khúc tang lễ của Sô panh

Sau phần tái hiện ,nhiều khi còn có một đoạn làm nhiệm vụ tổng kết toàn chương,hoặc hoàn toàn tác phẩm,nếu chương đó là chương cuối. Đoạn kết đo được gọi là đoạn cô- đa

Trong một sô xô nát có quy mô lớn và ý đồ tư tưởng sâu xa,thì cô-đa có thể mở rộng như một phần độc lập của hình thực xô nat. Chẳng hạn ,trong chương kết Xô nat “Ánh trăng”,cũng như trong chương kết bản “ A-pa-xi-ô-na-ta” của Be-tô-ven,phần cô-đa có âm hưởng hùng mạnh làm nhiệm vụ đỉnh cao kịch tính lớn nhất,tổng kết nội dung tư tưởng của toàn tác phẩm