Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 17
  1. #1

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0

    Những cặp uyên ương tuyệt vời THƠ - NHẠC

    Có những bài thơ được chắp cánh bởi giai điệu âm nhạc và trở nên nổi tiếng,và những vần thơ đó trở lại cuộc sống, thẩm thấu một cách sâu lắng giai điệu âm nhạc vào tâm hồn người nghe....

    Trong âm nhạc - thi ca Việt Nam và thế giới ,có rất nhiều cặp uyên ương tuyệt vời THƠ- NHẠC như vậy

    Em lập thớt này,mới cả nhà , ai biết tác phẩm nào như vậy ,mời post vào đây để tất cả cùng thưởng thức!

    ( Nếu có lời bình của mình hoặc sưu tầm thì càng hay!)-

    Em xin khai trương bằng tác phẩm :

    Hương thầm - Thơ : Phan Thị Thanh Nhàn

    Nhạc : Vũ Hoàng

    Clip THƠ :


    Cửa sổ hai nhà cuối phố

    Không hiểu vì sao không khép bao giờ

    Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp

    Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa

    Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay

    Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm

    Bên ấy có người ngày mai ra trận

    Họ ngồi im không biết nói năng chi

    Mắt chợt nhìn nhau rồi lại quay di

    Nào ai đã một lần dám nói ???

    Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối

    Anh không dám xin

    cô gái chẳng dám trao

    Chỉ mùi húóng đầm ấm thanh tao

    Không giấu được cứ bay dịu nhẹ

    Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

    Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu

    (Anh vô tình mà chẳng biết điều

    Tôi đã đến với anh rồi đấỵ..)

    Rồi theo từng hơi thở cuả anh

    Hương thơm ấy ấm sâu vào lồng ngực

    Anh lên đường hương sẽ theo đi khắp

    Họ chia tay, vẫn chẳng nói điều gì

    Mà hương thầm thơm mãi bước người đi..

    Clip Nhạc:


    Lời bình : Trần Thị Huyền Nhung :

    Tôi yêu ca khúc "Hương thầm” từ khi chưa biết tác giả của những ca từ đầy ma lực ấy là ai. Đây là một bài thơ hay của Phan Thị Thanh Nhàn đã được nhạc sĩ Vũ Hoàng chắt lọc từng câu chữ để phổ thành nhạc. Những giai điệu ngọt ngào, sâu lắng đầy giản dị nhập vào hồn tôi như một lẽ tự nhiên, như muốn giữ mãi một Vũ Hoàng nồng nàn, chung thủy với tình yêu giữa làng nhạc bộn bề xáo trộn.

    "Hương thầm” - một bài thơ tình của Phan Thị Thanh Nhàn, đạt giải nhì cuộc thi thơ báo Văn nghệ ( năm 1969) là cái mốc đáng ghi nhớ trên con đường thi ca của chị. Thực ra, đây là một bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Ở chỗ không chỉ đã ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc mà còn là một bài thơ mà nữ sĩ viết về em trai mình( Phan Hữu Khải) chứ không phải viết về mối tình thầm lặng của chị như một số người đã phỏng đoán. Và phải chăng cũng là mối duyên "thần giao cách cảm” mà nhạc sĩ Vũ Hoàng bắt gặp được tứ thơ Phan Thị Thanh Nhàn, phổ thành ca khúc "Hương thầm” cứ lặng lẽ vương mãi đến ngày nay trong tâm trí người yêu thơ- nhạc :

    Khung cửa sổ hai nhà cuối phố

    Chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ.

    Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp

    Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương thơm.

    Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay.

    Cô bé ngập ngừng sang nhà hàng xóm. Bên ấy có người ngày mai ra trận,

    Bên ấy có người ngày mai đi xa.

    Nào ai đã một lần dám nói.

    Hương bưởi thơm cho lòng bối rối.

    Cô bé như chùm hoa lặng lẽ.

    Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

    Hai người chia tay sao chẳng nói điều chi?

    Mà hương thầm theo mãi bước người đi?

    Hai người chia tay sao chẳng nói điều gì?

    Mà hương thầm vương vấn mãi người đi!

    Lần đầu tiên gặp nhạc sĩ Vũ Hoàng( 2008), lúc này tôi đã biết ca khúc "hương thầm” của ai sáng tác. Nhưng lại không hề biết mình đang tiếp xúc với chính tác giả của "Hương thầm”. Nhiều lúc cứ cười thầm một mình về câu hỏi của Vũ Hoàng trong lần đầu gặp gỡ ấy : " Em đã khi nào nghe bài hát Hương thầm hay phượng hồng và bụi phấn chưa?”. Tôi hồn nhiên trả lời : " Từ khi còn đi học em đã rất thích những bài hát này, đặc biệt Hương thầm, em thường hát vì yêu thích và cảm nhận trong đó là khối tình cảm lặng thầm có duyên và đẹp”. Trong suy nghĩ thì biết người sáng tác tên gì, nhưng gặp được người lại không hề biết. Thế đấy, nhạc sĩ Vũ Hoàng rất khiêm tốn, anh cứ cười cười và bảo "về nhà em cố gắng tìm hiểu gương mặt của người sáng tác bài hát Hương thầm nhé”. Ngay tối hôm ấy, tôi đã vào mạng sợt : "Hương thầm- Vũ Hoàng”- một gương mặt quen thuộc hiện ngay trước mắt tôi, loay hoay nhìn đi nhìn lại cho kỹ và cười thầm "Thì ra hôm nay nhạc sĩ Vũ Hoàng ngồi ngay trước mặt mình”. Rất vui và hài lòng cho lần gặp gỡ đầu tiên ấy… để rồi hôm nay lẩm nhẩm hát vài lời trong ca khúc "Hương thầm”, tôi lại tự cười và nhớ lại kỷ niệm ấn tượng đó.

    Tình yêu là điều kỳ diệu mà thượng đế ban tặng cho con người. Tình yêu giúp ta có thêm nghị lực để sống, để phấn đấu vươn lên giành lấy hạnh phúc đích thực của cuộc sống. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho rằng : "Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi” ( lặng lẽ nơi này). Sự kết chặt giữa hai tâm hồn tạo thành sợi dây tình cảm gắn bó khăng khít, đó là những mật ngọt mang đến cho con người dư vị đắm say, miên man trong dòng cảm xúc. Nhưng để có được thứ mật ngọt đầy đam mê ấy, ta phải biết vươn lên và chạm tay vào, vì nó luôn cao xa tầm với của con người. Một mối tình đẹp vô cùng thi vị in đậm sâu trong ca khúc "Hương thầm” như rung lên từng cung bậc tình cảm qua âm điệu lúc trầm, lúc bổng mà người nhạc sĩ tài ba Vũ Hoàng đã thổi hồn để chắp cánh cho "Hương thầm” bay cao và vươn xa tới đích của giá trị tinh thần.

    Sự đẹp đẽ của tình yêu buổi đầu trong "Hương thầm” đã làm rung động trái tim người nhạc sĩ. Và dù thơ hay nhạc thì Hương thầm đều có một giai điệu lặng lẽ như nhau, nhẹ nhàng, lan tỏa. Tình yêu của đôi bạn thật đẹp đẽ mà thơm tho, tinh khiết như hương bưởi trong ngần. "Khung cửa sổ hai nhà cuối phố, cây bười sau nhà…”tất cả đều lặng lẽ đến nên thơ. Ở đó có một "đôi bạn ngày xưa học chung một lớp” chỉ nén nhìn nhau mà không bao giờ nói với nhau điều gì. Hương bưởi sau nhà trở thành ông tơ bà Nguyệt để se hai tâm hồn đồng điệu. Rồi có lần hương bưởi cũng dẫn hai người đến với nhau tận mặt :

    " Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay

    Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm

    Bên ấy có người ngày mai ra trận

    Bên ấy có người ngày mai đi xa”

    Nhưng lạ chưa :

    "Nào ai đã một lần dám nói

    Hương bưởi thơm cho lòng bối rối

    Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

    Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu”

    Lời thơ kết hợp với chất nhạc, ta nghe như trong đó lời thì thầm hương bưởi. Như lan man trong vườn cổ tích yên tĩnh, tôi cứ nghĩ chàng trai năm xưa trong "Hương thầm” hẳn là người hạnh phúc nhất trước lúc lên đường ra trận. Hạnh phúc bởi cái thứ hương thơm tinh khiết mà lan tỏa, dìu dịu mà thẳm sâu như tình yêu đầu đời của cô thiếu nữ nhà bên dành cho mình. Một thứ tình yêu chưa dám gọi thành tên, mới chỉ thầm thì ý nhị như nỗi thẹn thùng của người con gái. Đơn giản thế thôi, nhưng cũng đủ để lòng người con trai ấm lại mỗi khi bồi hồi nhớ về giây phút cũ, nhớ về khoảnh khắc thiêng liêng có nỗi nhớ dịu ngọt êm đềm.

    Ai đó bảo, mùa xuân là mùa của mùi hương. Này là hương táo dìu dịu, hương thơm nải chuối ngự ngọt ngào, hương chanh thoang thoảng, hương xoan ngai ngái... Đến cả những cơn nắng mưa, dường như cũng mang hương thơm của cỏ cây và tạo hóa. Vậy mà, trong bao nhiêu mùi thơm ấy, hương bưởi cứ ngan ngát bay xa mà không thể nào trộn lẫn với hương dạ lý hay ngọc lan. Hương bưởi không ưa sự ồn ào náo động và cũng phải là người tinh tế mới có thể nhận ra thứ hương thơm quyến luyến ấy kể cả khi ta đã đi qua con đường, qua mảnh vườn ấy. Sẽ hạnh phúc cho ai được gói trong khăn tay mình bông hoa bưởi để lúc đêm về đặt nhẹ lên gối mà làm cuộc lãng du tới miền cỏ hoa trong một giấc mơ có thực. Và biết đâu, trong giấc mơ êm ả vô thường, hương hoa đã nhẹ nhàng len tới và đặt vào tay người thương niềm bối rối. Đó như chút tình đầu miên viễn khôn nguôi đối với cả chàng trai và cô gái trong "hương thầm”. Quyến luyến lắm, bối rối chứ mà chẳng thốt được thành lời, chỉ biết "nhờ hương thơm nói hộ tình yêu”. Một tình cảm sâu sắc, câm nín mà trong lòng chàng trai và cô gái như muốn nói bao điều. Họ hiểu ý nhau chỉ bằng chút cử chỉ nhỏ mà lại không bao giờ có thể quên "giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay”, ngại ngùng quá nên phải "giấu” thôi. Cô gái gửi thông điệp cả một tình yêu trong sự chờ đợi, nhớ nhung đến người con trai mang tính tượng trưng mà chỉ những người yêu nhau mới làm như thế. Nét tâm hồn cô gái hiện lên rất dịu dàng, duyên dáng, kín đáo mà lại chan chứa tình cảm. Ở đấy còn là một tình quê hương gửi đến chàng trai trong nỗi nhớ đằm thắm mà da diết vô bờ, có cây bưởi sau nhà ngan ngát hương thơm…

    Cô gái đã có đủ sức mạnh để đến tiễn chàng trai ra trận sao chẳng có đủ sức mạnh để nói lên một lời? Cô chẳng dám trao chiếc khăn tay, anh chẳng dám xin và hai người im lặng. Chỉ có hương bưởi nghịch ngợm xao động và kết nối họ với nhau. Nhưng khẽ thôi, nhẹ nhàng thôi để hương bưởi không bay đi mất, để cái e ấp của tình đầu còn tồn tại và cái hương thầm dịu nhẹ quấn quanh. Chỉ có đôi mắt của họ là biết nói nên lời và nhờ hương hoa thầm thì lời yêu thương. Mối tình đầu cứ thế thầm lặng mà tỏa lan bát ngát. Không ai nói nhưng ai cũng hiểu một điều rất lạ. Hương bưởi sao mà thanh tao, tinh khiết và đầm ấm quá! Nó làm cho lòng người trong cuộc bối rối nhưng cũng đền bù bằng cách mối lái thành công cho hai tâm hồn họ gặp nhau. Nó buộc chặt người đi và người ở. Nó vương vấn bước người ra trận và làm bối rối lòng kẻ tiễn đưa. Rồi đây hương bưởi sẽ theo bước anh lính mà ướp thơm chiếc ba lô chiến trường, trong chiếc gối mỗi khi đi ngủ. Hương bưởi ở lại để sưởi ấm lòng cô gái dõi theo:

    Hai người chia tay sao chẳng nói điều chi

    Mà hương thầm theo mãi bước người đi


    Hai người chia tay sao chẳng nói một lời

    Mà hương thầm vương mãi bước người đi…

    Trong cuộc đời có những khoảnh khắc mang ý nghĩa vĩnh cửu của thời gian. Có những khoảng trống lấp đầy bao chật hẹp và cũng có những im lặng cất lên được bao lời. Hương bưởi tưởng như vô tình nhưng đã nói hộ cô gái rất nhiều ý nghĩa. Trong chút nồng nàn của hương bưởi ấy, chàng trai đã nhận ra tình yêu của nàng trao tặng. Thế là họ chia tay nhau… lặng lẽ gặp và lặng lẽ chia tay. Chỉ có tình yêu ở lại trong trái tim người ở lại và người ra đi. Ta lại nhớ đến "thơ tình cuối mùa thu” của Xuân Quỳnh, chị cũng cảm thức về tình yêu trường tồn trở thành bất tử :

    " Tuổi theo mùa đi mãi

    Chỉ còn em và anh

    Cùng tình yêu ở lại”

    Lời của ca khúc "Hương thầm” buồn man mác, không hề bi lụy. Một nỗi buồn đến duyên rất yêu và rất đỗi dễ thương. " Hai người chia tay sao chẳng nói một lời/ Mà hương thầm vương mãi bước người đi”. Điệp khúc "hai người chia tay” được điệp lại hai lần như càng làm tăng thêm nỗi vấn vương, lưu luyến chẳng muốn rời xa của người ở lại và kẻ ra đi. Đây chính là cái tài của Vũ Hoàng, nhạc sĩ như nhập tâm vào cuộc chia tay của chàng trai và cô gái để diễn tả bằng những nốt nhạc trầm, buồn , ngân vang, kéo dài như theo mãi bước người đi. Một cuộc chia tay nhau như không thể dứt cho thấy rằng: Vũ Hoàng rất thành công trong việc chắt lọc lại những ca từ của "Hương thầm”. Theo từng hơi thở của người ra đi, hương hoa bưởi đã thấm sâu vào lồng ngực. Anh lên đường, hương sẽ theo đi khắp. Hương thơm thầm lặng mà rất đỗi ngạt ngào cũng như mối tình đầu rất dịu nhẹ, chẳng ai nói một lời nhưng rất đẹp, rất thơm và sẽ mãi mãi tỏa lan. Cái hương thầm ấy lưu hoài ở nơi người đưa tiễn, vương mãi bước người đi và tỏa hương đến tận ngàn sau.

    Đó là kết thúc của một lần gặp gỡ,nhưng dư âm còn vang vọng mãi và sẽ là ngọn nguồn cho một tình yêu lớn lao hơn.Chàng trai lên đường chiến đấu,cô gái ở lại quê nhà.Rồi tình yêu của họ sẽ là tình yêu giữa tiền tuyến và hậu phương,một tình yêu đẹp,ẩn chứa bên trong biết bao nghĩa cử cao quí của đức hi sinh thầm lặng.Thầm lặng,lặng thầm,nguyên vẹn như thuở ban đầu e ấp,thẹn thùng.

    Điều làm tôi xúc động trong ca khúc này là hình tượng người con gái khi yêu giữa thời chiến.Họ thật sự mạnh mẽ!Họ lên tiếng trước để bộc bạch những cảm xúc đang ấp ủ trong lòng.Tuy không trực tiếp nói ra nhưng cô là người chủ động sang nhà chàng trai hàng xóm với một cành hoa bưởi-như một biểu tượng tình yêu của nàng-để tiễn người ra đi.

    Từ Hương thầm rồi đến Phượng hồng "Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu, nên có một gã khờ ngọng ngịu đứng làm thơ”, Vũ Hoàng đã cho chúng ta thấy bản chất của những mối tình đầu mộc mạc, giản dị, chân thành cứ "vương vấn” mãi … thật khó quên trong tiềm thức mỗi người. Xin cám ơn nhạc sĩ với những ca khúc rất hay, tràn đầy ý tình thi vị và lãng mạn để tặng cho tuổi trẻ chúng tôi. Để sau này, dù không còn trẻ nữa, chúng tôi vẫn cứ ngâm nga, cứ xúc động khi nghĩ về những ca từ đắm say. Hương thầm là một bài hát tôi yêu và trân trọng thứ tình cảm trong sáng, thuần khiết mà trong đời tôi nâng niu những phút giây xao xuyến ấy. Và điều này cũng tạo nên nét duyên thầm của ca khúc, cứ lặng thầm mà đi vào lòng bao thế hệ người nghe xưa nay… Gửi lại nhạc sĩ Vũ Hoàng chút "hương thầm” của cuộc sống, những âm thanh thưa vắng mà câm nín như không thể thốt được thành lời…Những giây phút đã qua, ngày hôm nay hay đến tận mai sau, chút "hương thầm” ấy vẫn theo tôi đi suốt cuộc đời kể từ hôm có duyên gặp gỡ Người… Hương thầm – vương vấn mãi thời gian…

  2. #2

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0


    Bài thơ Thời hoa đỏ được Thanh Tùng sáng tác năm 1973, giữa thời kỳ chiến dịch Quảng Trị, kỷ niệm mối tình với người vợ đầu ở Hải Phòng đã chia tay ông đi lấy người khác ở Quảng Ninh. Tuy chia tay nhau nhưng Thanh Tùng vẫn yêu thương người vợ này. Khi nghe tin bà mất, ông xuống Quảng Ninh viếng bà. Nỗi bi thương về cuộc tình đã trở thành nguồn cảm hứng cho bài thơ Thời hoa đỏ ra đời.
    Thời hoa đỏ có lẽ là một trong những bài thơ tình viết trong thời cách mạng đẹp và buồn, và, có thể nói là bài thơ được đông đảo thanh niên, thiếu nữ say mê và ghi nhớ nhất. Bài thơ đỏ, đỏ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, đỏ từ hình ảnh những bông hoa như mưa rơi rơi, đỏ từ nỗi say mê của thiếu nữ, đến đỏ màu máu-ứa một thời trai trẻ, và thậm chí đỏ rực của cả sự lặng-im...

    Nhà văn Nga Iuri Bonđarep đã gọi thời thơ ấu là những năm vàng và ông phải thốt lên: phải chăng hạnh phúc đó là những kỷ niệm không thể sống lại… và không bao giờ chúng ta có thể trở lại với mối tình thơ trẻ ngày xưa? Trong tôi cũng có nguyên vẹn cảm xúc này khi đọc Thời hoa đỏ của nhà thơ Thanh Tùng. Những câu thơ được viết ra thật giản dị, tự nhiên mà sao cứ xoáy sâu vào lòng người:
    Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao

    Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng

    Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh

    Chẳng chịu cho lòng ta yên

    Anh mải mê về một màu mây xa

    Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ

    Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa

    Em hát một câu thơ cũ

    Cái say mê một thời thiếu nữ

    Mỗi mùa hoa đỏ về

    Hoa như mưa rơi rơi

    Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi

    Như máu ứa một thời trai trẻ

    Hoa như mưa rơi rơi

    Như tháng ngày xưa ta dại khờ

    Ta nhìn sâu vào mắt nhau

    Mà thấy lòng đau xót

    Trong câu thơ của em

    Anh không có mặt

    Câu thơ hát về một thời yêu đương tha thiết

    Anh đâu buồn mà chỉ tiếc

    Em không đi hết những ngày đắm say

    Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ

    Không cho ai có thể lạnh tanh

    Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ

    Như vết xước của trái tim

    Sau bài hát rồi em lặng im

    Cái lặng im rực màu hoa đỏ

    Anh biết mình vô nghĩa đi bên em

    Sau bài hát rồi em như thể

    Em của thời hoa đỏ ngày xưa

    Sau bài hát rồi anh cũng thế

    Anh của thời trai trẻ ngày xưa.


    "Thời hoa đỏ" đem đến những cảm xúc mãnh liệt và dai dẳng. Nhà thơ Thanh Tùng nói bài thơ là chính cuộc đời của ông, ông đã viết bằng máu thịt của mình. Đã có rất nhiều người yêu Thời hoa đỏ đến mức phải dùng từ “hội chứng” (theo nghĩa dễ thương của từ này) mới diễn tả hết được.

    Bài thơ nói về sự xót xa, nuối tiếc (không chỉ là nuối tiếc một mối tình không thành, mà còn là sự nuối tiếc về một thời tươi trẻ nhất, đẹp đẽ nhất đã trôi qua của một cuộc đời), vậy mà khi đọc nó, người ta lại cảm nhận được mình đang hạnh phúc đến tận cùng vì cái cảm giác được chia sẻ.

    Nhà thơ Thanh Tùng nói, bài thơ là niềm đau của ông, nó đọng lại ở bốn câu:
    Trong câu thơ của em anh không có mặt

    Câu thơ hát về một thời yêu đương tha thiết

    Anh đâu buồn mà chỉ tiếc

    Em không đi hết những ngày đắm say


    Có lẽ, yêu được có khi còn hạnh phúc hơn cả được yêu… Bởi vì được mất trong cuộc đời này đôi khi thật phù du, chỉ những tình cảm trong lòng mình là có thực và không phải cứ muốn mà có được. Những gì ta yêu quý thì không bao giờ phai nhạt.

    Bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc. Năm 1993, bài hát này được giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm và năm 1995 được giải thưởng của Hội Âm nhạc Việt Nam.



  3. #3

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Cám ơn bác Head. Đây là một trong những bài gối đầu giường của em. Cả Màu tím hoa sim của Hữu Loan nữa

  4. #4

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Cám ơn bác Head. Đây là một trong những bài gối đầu giường của em. Cả Màu tím hoa sim của Hữu Loan nữa

  5. #5

    Ngày tham gia
    Apr 2013
    Bài viết
    0
    Cảm ơn chị nhé.

  6. #6

    Ngày tham gia
    Jul 2013
    Bài viết
    0
    Cảm ơn chị nhé.

  7. #7

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0
    Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến nổi tiếng với bài thơ "Gửi tình yêu" được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc lấy tựa đề " Khát vọng" đã trở thành ca khúc của nhiều thời.

    Là một người phụ nữ mặn mà, năng động và sáng tạo nhưng cuộc sống riêng tư nhiều trắc trở nên chị có nhiều điều muốn tâm sự, giãi bày. Thơ của chị nghiêng về nội tâm, đằm thắm, trữ tình nhưng cũng vô cùng khát khao và mãnh liệt.
    Nếu ta gửi tình yêu

    Vào một nơi chân thật

    Thì tình yêu của ta

    Sẽ thành hương thành mật

    Gửi tình yêu vào đất

    Được hoa trái đầy cành

    Gửi lên trời cao rộng

    Sẽ được ngọn gió xanh

    Ta trao cả cho anh

    Một tình yêu cháy bỏng

    Như một cánh buồm xinh

    Hiến mình cho biển rộng

    Ta đã gửi cho anh

    Một con tim dào dạt

    Và anh trả cho ta

    Nỗi buồn đau tan nát!

    Ta muốn ôm cả đất

    Ta muốn ôm cả trời

    Mà sao không yêu trọn

    Trái tim một con người?


  8. #8

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Những ai mê nhạc Phú Quang, không thể nào không say mê bài hát "Đâu phải bởi mùa thu"... Bài hát này được coi là một trong những bài hát Việt hay nhất về mùa thu và là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của anh.
    Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu ...lời hát ngân nga trong giai điệu mượt mà mang thật nhiều day dứt ...tự an ủi như thế , lá rơi nhiều đâu phải tại mùa thu , anh & em xa nhau đâu phải ...tại thời gian

    Chỉ có mùa thu ... lá mới rơi nhiều đến thế , xạo xạc dưới chân ai lạnh lùng từng cơn gió . Biết là như thế đó, biết là nỗi đau thầm lặng, những tưởng day dứt của ai đó gửi gắm tiếng lòng để bật nên "không phải ... không phải tại ai ... ko phải tại mùa thu"...



    Em ru gì lời ru cho đá núi ?

    Đá núi tật nguyền vết sẹo thời gian

    Em ru gì lời ru cho biển khơi

    Biển khơi có bao giờ ngừng lặng ?

    Em ru gì lời ru cho anh? một đời đam mê - một đời giống tố ?

    Em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha ?

    ...câu hát ngân lên bỗng tắt nữa chừng ...

    Thôi đừng hát ru, thôi đừng day dứt lá trút rơi nhiều ...đâu phải bởi mùa thu!

    Em ru gì lời ru bao tiếc nuối?

    Tiếc nuối một thời ước vọng tàn phai ?

    Em ru gì, lời ru cho ngày mai...thời gian có bao giờ trở lại ?

    Em ru gì lời ru cho anh? một đời đam mê - một đời giống tố ?

    Em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha ?

    ...câu hát ngân lên bỗng tắt nữa chừng ...

    Thồi đừng hát ru, thôi đừng day dứt lá trút rơi nhiều ...đâu phải bởi mùa thu!



    Bài hát nổi tiếng này được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc từ bài thơ Yên tĩnh của nhà thơ Giáng Vân. Chị là một trong những gương mặt nữ Hà Nội làm thơ sau 1975, sống lặng lẽ và khép kín. Thơ của chị ẩn đằng sau con chữ là một điều thầm kín nào đó, mà dường như chị không muốn chia sẻ cùng ai...

    Yên tĩnh

    Mặt trời trưa đã quá đỉnh đầu

    Vách đá chắn ngang điều muốn nói

    Em ru gì cho đá núi

    Đá núi trụi trần vết tạc của thời gian

    Em ru gì cho dòng sông

    Dòng sông chẳng khi nào ngừng lặng

    Sóng cuộn lên nỗi khát khao vô bờ

    Sóng rất biết nơi mình đi và đến

    Em ru gì cho anh

    Mặt trời linh thiêng, mặt trời giông tố

    Đã mệt mỏi rồi đã bao nỗi âu lo

    Trên gương mặt anh hằn lên nỗi khổ

    Khiến câu hát cất lên bông tắt nửa chừng

    Em yêu anh như yêu cuộc đời cực nhọc

    Có tuổi thơ em buồn bã dịu dàng

    Sáng lung linh vầng ánh sáng thiên thần

    Niềm hạnh phúc muôn đời có thật

    Xin đừng trách em nhiều

    Cũng xin đừng day dứt

    Cây lá có rơi nhiều xin đừng hỏi mùa thu

    Lặng nghe anh

    Yên tĩnh - lời ru...

  9. #9

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Những ai mê nhạc Phú Quang, không thể nào không say mê bài hát "Đâu phải bởi mùa thu"... Bài hát này được coi là một trong những bài hát Việt hay nhất về mùa thu và là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của anh.
    Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu ...lời hát ngân nga trong giai điệu mượt mà mang thật nhiều day dứt ...tự an ủi như thế , lá rơi nhiều đâu phải tại mùa thu , anh & em xa nhau đâu phải ...tại thời gian

    Chỉ có mùa thu ... lá mới rơi nhiều đến thế , xạo xạc dưới chân ai lạnh lùng từng cơn gió . Biết là như thế đó, biết là nỗi đau thầm lặng, những tưởng day dứt của ai đó gửi gắm tiếng lòng để bật nên "không phải ... không phải tại ai ... ko phải tại mùa thu"...



    Em ru gì lời ru cho đá núi ?

    Đá núi tật nguyền vết sẹo thời gian

    Em ru gì lời ru cho biển khơi

    Biển khơi có bao giờ ngừng lặng ?

    Em ru gì lời ru cho anh? một đời đam mê - một đời giống tố ?

    Em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha ?

    ...câu hát ngân lên bỗng tắt nữa chừng ...

    Thôi đừng hát ru, thôi đừng day dứt lá trút rơi nhiều ...đâu phải bởi mùa thu!

    Em ru gì lời ru bao tiếc nuối?

    Tiếc nuối một thời ước vọng tàn phai ?

    Em ru gì, lời ru cho ngày mai...thời gian có bao giờ trở lại ?

    Em ru gì lời ru cho anh? một đời đam mê - một đời giống tố ?

    Em ru gì cho ta khi bao ngày phôi pha ?

    ...câu hát ngân lên bỗng tắt nữa chừng ...

    Thồi đừng hát ru, thôi đừng day dứt lá trút rơi nhiều ...đâu phải bởi mùa thu!



    Bài hát nổi tiếng này được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc từ bài thơ Yên tĩnh của nhà thơ Giáng Vân. Chị là một trong những gương mặt nữ Hà Nội làm thơ sau 1975, sống lặng lẽ và khép kín. Thơ của chị ẩn đằng sau con chữ là một điều thầm kín nào đó, mà dường như chị không muốn chia sẻ cùng ai...

    Yên tĩnh

    Mặt trời trưa đã quá đỉnh đầu

    Vách đá chắn ngang điều muốn nói

    Em ru gì cho đá núi

    Đá núi trụi trần vết tạc của thời gian

    Em ru gì cho dòng sông

    Dòng sông chẳng khi nào ngừng lặng

    Sóng cuộn lên nỗi khát khao vô bờ

    Sóng rất biết nơi mình đi và đến

    Em ru gì cho anh

    Mặt trời linh thiêng, mặt trời giông tố

    Đã mệt mỏi rồi đã bao nỗi âu lo

    Trên gương mặt anh hằn lên nỗi khổ

    Khiến câu hát cất lên bông tắt nửa chừng

    Em yêu anh như yêu cuộc đời cực nhọc

    Có tuổi thơ em buồn bã dịu dàng

    Sáng lung linh vầng ánh sáng thiên thần

    Niềm hạnh phúc muôn đời có thật

    Xin đừng trách em nhiều

    Cũng xin đừng day dứt

    Cây lá có rơi nhiều xin đừng hỏi mùa thu

    Lặng nghe anh

    Yên tĩnh - lời ru...

  10. #10

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Đi học -Bùi Đình Thảo -Minh Chính
    <a rel="nofollow" href="http://nq5.upanh.com/b6.s30.d2/0d853988e95efef63c343c041fa0a1f9_49222805.chandung nhatholietsihoangminhchi.jpg" class="highslide" onclick="_gaq.push(['_trackEvent', 'Outgoing', 'nq5.upanh.com', '/b6.s30.d2/0d853988e95efef63c343c041fa0a1f9_49222805.chandung nhatholietsihoangminhchi.jpg']);return hs.expand(this)"></a>

    (Chân Dung Liệt sĩ nhà thơ Hoàng Minh Chính)

    Hôm qua em tới trường.

    Mẹ dắt tay từng bước

    Hôm nay mẹ lên nương

    .Một mình em tới lớp.

    *

    Trường của em be bé.

    Nằm lặng giữa rừng cây

    Cô giáo em tre trẻ.

    Dạy em hát rất hay.

    *

    Hương rừng thơm đồi vắng

    Nước dưới khe thầm thì…

    Cọ xoè ô che nắng

    Râm mát đường em đi.

    Minh Chính

    Như phần lớn các nhà thơ viết cho thiếu nhi, Minh Chính (1944 – 1970), người con xứ cọ miền trung du Phú Thọ, đã đặt tâm thế của mình vào trẻ thơ để cảm nhận việc “đi học”và biểu hiện ý tưởng của mình.

    Với câu thơ mở đầu “Hôm qua em tới trường”, tác giả đã đánh thức trong mỗi người những kí ức đẹp đẽ về ngày đầu tiên đi học. Lần đầu đến trường, em bé hãy còn e dè, bỡ ngỡ nên mẹ phải “dắt tay từng bước”. Ấy vậy mà “hôm nay”, khi mẹ bận việc “lên nương”, em đã can đảm và tự tin “một mình em tới lớp”, thật là ngoan ngoãn và dễ thương!

    Em khoe về ngôi trường nhỏ, mái gianh, lá cọ đơn sơ “nằm lặng giữa rừng cây”. Nơi đó, em có cô giáo dịu hiền, cứ ngày ngày “dạy em hát rất hay”! Thế giới mới mẻ ấy chan chứa niềm vui và tình người.


    Chỉ ba khổ thơ ngũ ngôn, với những câu thơ đẹp, giàu tính thẩm mĩ, bài thơ đã dựng lên cảnh sắc đặc trưng của vùng trung du. Cảnh vật thân quen và cuộc sống còn gian nan vất vả đã được thi vị hóa, trở nên đẹp đẽ và đáng yêu biết mấy: rừng đồi vắng ngát hương thơm, nước khe suối “thầm thì” tâm sự, từng tán lá cọ xòe rộng ra làm ô che “Râm mát đường em đi”. Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, được lựa chọn phù hợp với việc biểu đạt tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng song cũng rất tinh tế, nhạy cảm.

    Các từ láy tượng hình, tượng thanh với khuôn vần nguyên âm /e/ và /i/ đã gợi lên những hình ảnh, âm thanh nhỏ nhắn, xinh xinh. Vần trong các cặp câu cứ đan xen ở mỗi khổ giữa câu một và ba, giữa câu hai và bốn đã tạo nên nhac tính dồi dào cho thơ, tạo âm điệu nhịp nhàng như từng bước đi của em bé từ nhà đến trường, giữa một quê hương đang nghèo nhưng thanh bình, yên ả,


    Toàn bài thơ là một bầu không khí thanh khiết. Tình mẹ, tình quê hương, tình thầy cô, bạn bè luôn vây quanh, che chở mỗi bước đường “em đi”. Đó là hiện thực nhưng cũng là ước mơ. Ta càng hiểu vì sao khi mà chiến tranh đang sục sôi, nóng bỏng, trước lúc vào chiến trường miền Nam lần thứ hai (1969),

    Minh Chính đã loại bỏ đi những câu thơ tả thực có trong bản thảo mang hơi thở thời cuộc của miền Bắc lúc bấy giờ: Chiến hào chạy giữa lớp/ Chẳng sợ gì máy bay ; Mũ rơm thơm em đội/ Hương cốm chen hương rừng và Dù bom rơi đan nổ/ Em vẫn học vẫn hành…

    Phải chăng, trong ước vọng của người lính trẻ và trong tiên cảm của người nghệ sĩ, anh đã hướng tới tương lai cho các em: chiến tranh kết thúc, hòa bình sẽ trở về, các em phải được hưởng hạnh phúc tuổi thơ; được nuôi dưỡng, học hành để lớn lên trong một môi trường xã hội, môi trường tự nhiên lí tưởng. Đáng khâm phục biết bao, điều mà bây giờ ta mới nêu lên: “Trường học thân thiên, học sinh tích cực” thì bốn mươi năm về trước, Minh Chính đã gửi gắm ước nguyện đó trong thơ cuả mình!

    “Đi học” được NXB Kim Đồng đưa vào tuyển tập thơ thiếu nhi “Mặt trời xanh” vào năm 1971, sau khi Minh Chính đã hi sinh một năm (1970). Bài thơ đã bước vào trang sách học trò tiểu học từ mấy chục năm nay. Nó cũng đã lọt vào mắt xanh nhạc sĩ Bùi Đình Thảo (1931 – 1997). Ông đã đồng cảm, đồng sáng tạo và phổ nhạc bài thơ này để các em có thêm ca khúc cùng tên vào năm 1976, sau khi đất nước hòa bình.


    Không chỉ thành công trong việc vận dụng âm hưởng dân ca Tày – Nùng, tạo nên những nốt nhạc trong sáng, sinh động, phù hợp giọng hát thiếu nhi, nhạc sĩ còn bổ sung vào ca từ một khổ thơ để kết hợp với khổ một làm lời cho bài hát: Chim đùa reo trong lá/ Cá dưới khe thì thào/ Hương rừng chen hương cốm/ Em tới trường hương theo. Dĩ nhiên, bốn dòng này để vào thơ thì sẽ trùng lặp nhưng ở ca khúc lại là cần thiết. Còn điệp khúc lời II, ông giữ nguyên khổ hai và ba, như bài thơ vốn có.

    Với ca từ và giai điệu đẹp, nhạc phẩm Đi học là ca khúc hay vào loại bậc nhất dành cho thiếu nhi. Nó sẽ sống mãi cùng thời gian để góp phần nuôi dưỡng bao thế hệ. Và mỗi khi giai điệu truyền cảm của bài hát vang lên thì ai cũng lắng nghe để cho tâm hồn mình được thăng hoa, thư thái và mát dịu. Và chắc rằng, liệt sĩ Hoàng Minh Chính và cố nhạc sĩ Bùi Đình Thảo cũng sẽ “ngậm cười chín suối” mừng “còn thơm lây”!

    Và đây là Ca khúc : Đi học - do cặp song ca nổi tiếng Anh Khang - Quang Thắng trình bày theo phong cách Country - Đồng quê

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •