Trang 3 của 17 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 167
  1. #21
    Các đại hiệp trình ntrp 4.5 (900) trở lên trong hội của anh Bigtoe chỉ anh Bigtoe cách chống lại bóng cắt xẻo chìm cắm giật ngược của cao thủ Fh múc kem ntrp 5.0 (1000).

    Họ kêu anh Bigtoe tập bài tập sau. Anh Bigtoe chia sẻ lại với các chú.
    https://www.youtube.com/watch?v=axg2hzCkFjU

  2. #22

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Ngoài những cú dependable strokes kể trên, nếu các chú gặp chú nào đánh fh mạnh đứt dây 2 cây vợt trong cùng một buổi đánh thì chú đó cũng trình từ ntrp 4.0 (800) trở lên. Anh Bigtoe đã từng thấy một chú trong hội của anh Bigtoe đánh fh đứt dây 2 cây vợt trong cùng 1 buổi đánh. Chú này đánh đứt dây như vậy 2 lần rồi. Mỗi lần đánh đứt dây 2 cây vợt.

    Nếu gặp chú nào đánh dây Kevlar thì rất nhiều khả năng chú đó cũng trình từ ntrp 4.0 (800) trở lên.

    Người đánh dây Kevlar có 2 loại:

    1. Một loại là những tay vợt trình thấp từ ntrp 3.5 (700) trở xuống, không biết gì về dây, nghe người khác giới thiệu nên dùng đại dây Kevlar

    2. Một loại khác là những tay vợt cao thủ trình cao từ ntrp 4.0 (800) trở lên, biết rất rõ về các loại dây và họ chọn đánh dây Kevlar vì dây này không có power và control cực tốt.

    Anh Bigtoe cũng đang đánh dây Kevlar nhưng không biết anh Bigtoe là tay vợt loại nào? Loại 1 hay loại 2?

  3. #23
    Mời các chú xem danh sách và điểm vntrp của forum miền bắc vntennis.net chấm cho các vận động viên bán chuyên từ trình vntrp 3.5 trở lên. Chú Thắng Gò Vấp chỉ có trình vntrp 4.5 thôi.

    DANH SÁCH VÀ ĐIỂM VNTRP VĐV BÁN CHUYÊN (3.5 TRỞ LÊN)

    Thảo luận trong 'Nội dung đôi' bắt đầu bởi Ban Thẩm Định, 18/10/15.

    Ban Thẩm Định

    Ban Thẩm Định

    Vntennis Id: 4 Vntrp: Vntrp đơn:

    DANH SÁCH CÁC VDV BÁN CHUYÊN CÓ VNTRP TỪ 3.5 TRỞ LÊN

    3.5+

    @Vũ Hải Dương

    @Longden


    3.75

    Nghìn - @Nghìn Tennis

    Đỗ Hoàng Lan @Do hoang lan

    @Hadonic

    @Khuê

    @Trường Pháo Binh

    3.75+

    4.0

    Toàn Từ Liêm - @Toàn Từ Liêm

    Tùng Hải Phòng - @TÙNG LÁC HP

    @Viên tennis!

    @Hoàng Fix

    4.0+

    @Thắng bi

    @Chương

    4.25

    Bảo con - @BaoBao

    @Đang


    4.25+

    4.5

    Hiếu Trâu Đất - @hieutraudat

    @Lã Xuân Hậu

    - Nhóm 5.0 1. Ngô Đức Dương 2. Lâm Quang Trí 3. Ngô Quang Huy 4. Quốc Khánh 5. Minh Quân 6. Huỳnh Chi Khương 7. Trần Thanh Hoàng


    - Nhóm 4.75 1. Hoàng Thành Trung


    - Nhóm 4.5 1. Hiếu Trâu Đất 2. Hậu Hà Nam 3. Ngộ Sóc Trăng 4. Thắng Bò 5. Toàn Kỳ Hòa 6. Tuấn Vỹ 7. Thắng Gò Vấp 8. Dẻo 9. Khánh râu 10. Được Quốc Khanh 11. Hùng Còi 12. Vinh Đồng Nai 13. Thịnh Q6 14. Phong Bô


    - Nhóm 4.25 1. Vũ Chuột Con 2. Đang Tennis 3. Danh Khánh Hòa 4. Bảo Con 5. Hoàn Nai Con 6. Thắng Dược Phẩm 7. 8. 9.


    - Nhóm 4.0+ 1. Huy Sặt 2. Thắng Kem 3. Chương 4. Hòa Xuân - 5. Thắng Bi


    - Nhóm 4.0 1. Minh Trọc 2. Viên 3. Tùng Dầu Khí 4. Hoàng Fix 5. Hoàng Yên Bái 6. Ngô Đắc Sơn 7. Đức Anh 8. Tuấn Anh Ace 9. Toàn Từ Liêm 10. Trung Khánh Hòa 11. Minh Trọc 12. Đạt Ma 13. Dũng Bờm 14. Thắng Quảng Ninh 15. Tùng Hải Phòng 16. Tùng Quảng Ninh 17. Sơn Balat 18. Bảo Balat


    - - Nhóm 3.75+ 1. Huy Kinh Kong 2. Thanh Lão Tà 3. Trung Hòa Bình 4. Trung Long Biên 5. Đương Long Biên 6. Tới BG 7. Thành Thái Bình 8. Giang Hàng Không 9. Thắng Khỉ


    - Nhóm 3.75 1. Biên Sapa 2. Bình Thái Nguyên 3. Djokotom 4. Tuấn Anh Cáo 5. Nghìn Tennis 6. Tuyển VT6 7. Long Hà Đông 8. Hoàng Phương 9. Hiếu Novak 10. Thảo VT6 11. Tiến Xoăn 12. Quỷên ahi 13. Ngọc An Dương 14 Tuyển VT6 15. Ba Dứa 16. Trường Pháo Binh 17. Khuê


    - Nhóm 3.5+ 1. Tuyến 2. Việt Sport 3. Saithu

    Nói thật xem bảng chấm trình vntrp này anh Bigtoe cũng không biết nói sao nữa. Các chú forum miền bắc vntennis.net hiểu sai về hệ thống chấm trình ntrp của Mỹ quá xa nên mới có chuyện chấm trình của vận động viên bán chuyên từ 3.5 trở lên.

    Thật ra hệ thống chấm trình ntrp của Mỹ rất đơn giản và dễ hiểu. Đã là vận động viên bán chuyên nghiệp thì tất cả đều phải là trình ntrp 5.5, không thể thấp hơn ntrp 5.5 được. Đã là vận động viên chuyên nghiệp thì tất cả đều phải là trình ntrp 6.0, không thể thấp hơn ntrp 6.0 được.


    Nhiều nước không dùng hệ thống ntrp của Mỹ thì chỉ dùng 4 mức trình sau đây để phân loại các tay vợt phong trào:

    1. cấp thấp = ntrp 2.5 - ntrp 3.5

    2. cấp trung bình = ntrp 3.6 - mtrp 4.5

    3. cấp cao = ntrp 4.6 - ntrp 5.5

    4. cấp chuyên nghiệp = ntrp 5.6 trở lên đến ntrp 7.0 là các tay vợt chuyên nghiệp, lãnh lương thưởng từ các giải chuyên nghiệp.

    Như vậy ntrp 3.5 là tay vợt trình cao nhất trong nhóm các tay vợt cấp thấp, ntrp 4.5 là tay vợt trình cao nhất trong nhóm các tay vợt cấp trung bình, và ntrp 5.5 là tay vợt trình cao nhất trong nhóm các tay vợt cấp cao (tức ntrp 5.5 là trình bán chuyên). Trình ntrp 4.0 và ntrp 4.5 chỉ là những trình bình thường cấp trung bình, không phải là trình cao cấp ghê gớm gì. Các chú vào tennis warehouse có rất nhiều các chú ntrp 4.0, ntrp 4.5 post review về thử vợt thử dây.

    Nếu chấm đúng theo hệ thống ntrp của Mỹ thì các chú forum miền bắc phải chấm chú Thắng Gò Vấp vntrp 5.5, chú Hiếu Trâu Đất vntrp 5.5. 2 chú Quốc Khánh, Minh Quân nếu vẫn còn đánh giải chuyên nghiệp cấp quốc gia thì trình vntrp 6.0, nếu không còn đánh giải chuyên nghiệp nữa thì trình vntrp 5.5 bằng với 2 chú Thắng Gò Vấp và chú Hiếu Trâu Đất.

    Nếu đã gọi là vận động viên bán chuyên mà chỉ có 3.5 như các chú forum miền bắc chấm thì khi ra nước ngoài giao lưu với các tay vợt phong trào, cả thế giới không ai hiểu các chú forum miền bắc chấm trình kiểu gì nữa.

    Chấm theo bảng chấm trình của anh Bigtoe là chính xác nhất.

    ntrp 6.0 = 1200 = vntrp 6.0 (chuyên nghiệp)

    ntrp 5.5 = 1100 = vntrp 5.5 (bán chuyên nghiệp)

    ntrp 5.0 = 1000 = vntrp 5.0 (cao nhất phong trào)

    ntrp 4.5 = 900 = vntrp 4.5

    ntrp 4.0 = 800 = vntrp 4.0

    ntrp 3.5 = 700 = vntrp 3.5

    ntrp 3.0 = 600 = vntrp 3.0

    ntrp 2.5 = 500 = vntrp 2.5

  4. #24

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Trước năm 2003, các chú tay vợt phong trào ở Mỹ chỉ có duy nhất trình ntrp cố định. Để chống trình tàu ngầm, mỗi khi chú nào tham gia đánh giải thì ban tổ chức phải xét duyệt lại trình ntrp ngay tại sân ==> tốn thời gian và tiền.

    Từ năm 2003 trở đi, các chú tay vợt phong trào ở Mỹ có 2 trình:

    1. trình ntrp cố định đầu mùa giải

    2. trình ntrp động (dynamic ntrp), thay đổi theo kết quả của từng trận đấu giải trong suốt 1 mùa giải.

    Trong quá trình đánh giải, trình ntrp động của chú tàu ngầm nào vượt quá mức cho phép so với trình ntrp cố định của chú ấy ở đầu mùa giải 3 lần thì chú tàu ngầm ấy bị disqualify ở mức trình ntrp cố định. Nếu bị disqualify thì tất cả kết quả đánh từ đầu mùa giải bị hủy bỏ, và từ ngày bị disqualify phải lên mức trình ntrp cao gần nhất để đánh giải cho đến hết mùa giải.

    Vào cuối mùa giải, trình ntrp động của chú nào tăng lên mức trình ntrp cao gần nhất so với trình ntrp cố định ở đầu mùa giải thì chú ấy sẽ bị lên trình. Mùa giải năm sau sẽ phải đánh giải trình cao.

    Muốn xuống trình rất khó. Phải nộp đơn xin cứu xét. Sau khi nhận đơn, hiệp hội quần vợt Mỹ sẽ xem xét xem cuối mùa giải trình ntrp động của chú nộp đơn xin cứu xét xuống trình có giảm đến mức cho phép xuống trình không.

    Trước đây mấy năm, hiệp hội quần vợt Mỹ công bố công khai trình ntrp động cho các chú phong trào biết trình ntrp động của mình. Thậm chí hiệp hội quần vợt còn công bố công khai họ dùng thuật toán như thế nào để tính toán trình ntrp động.

    Mấy năm gần đây hiệp hội quần vợt Mỹ không còn công khai trình ntrp động cho các chú phong trào biết nữa để đề phòng các chú phong trào giả thua ép trình ntrp động của mình xuống mức cần thiết rồi cuối mùa giải xin cứu xét xuống trình.

    Hiệp hội quần vợt Mỹ cũng giấu luôn thuật toán tính toán trình ntrp động. Nhưng một số đại hiệp phong trào không có việc gì làm đã ngồi reverse engineer rồi đoán mò thuật toán tính toán trình ntrp động như sau:

    Trước trận đấu, 2 chú A, B có cùng trình ntrp cố định, nhưng trình ntrp động của mỗi chú sẽ khác nhau. Ví dụ chú A trình ntrp cố định ntrp 3.5, trình ntrp động 3.7. Chú B trình ntrp cố định ntrp 3.5, trình ntrp động 3.4.

    1. Máy tính sẽ tìm trình ntrp động hiện tại của 2 chú A, B.

    2. Dựa vào trình ntrp động hiện tại của 2 chú A, B, máy tính sẽ dùng thuật toán dự đoán trước kết quả trận đấu. Ví dụ dự đoán chú A thắng chú B 6-3 vì trình ntrp động hiện tại của chú A đang cao hơn trình ntrp động hiện tại của chú B.

    Sau trận đấu

    1. Nếu chú A thắng chú B đúng kết quả dự đoán 6-3 thì cả 2 chú A, B không bị thay đổi trình ntrp động.

    2. Nếu chú A thắng chú B 6-0 thì chú A sẽ bị lên trình ntrp động, chú B sẽ bị xuống trình ntrp động.

    3. Nếu chú A thua chú B thì chú A sẽ bị xuống trình ntrp động, chú B sẽ bị lên trình ntrp động.

    Sau mỗi trận đấu, nếu trình ntrp động của chú nào lên vượt mức biên độ giao động cho phép của trình ntrp cố định đầu mùa giải thì chú đó sẽ bị ghi nhận tàu ngầm 1 lần. tàu ngầm 3 lần như vậy sẽ bị disqualify, đẩy lên đánh mức trình ntrp cố định cao hơn.

  5. #25

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Sau khi ngồi đoán mò thuật toán chống trình tàu ngầm của máy tính, các đại hiệp Mỹ truyền tai nhau cách ép trình tàu ngầm như sau:

    1. Muốn xuống trình thì phải giả thua thật đậm sập hầm 0-6, hoặc 1-6.

    2. Muốn vô địch lấy cup mà năm sau không bị lên trình thì phải cố đánh sao cho trận thắng nào cũng chỉ thắng đối thủ với tỷ số bằng với tỷ số mà máy tính dự đoán. Nhưng không ai biết máy tính dự đoán tỷ số như thế nào nên các đại hiệp tàu ngầm sẽ cố thắng với tỷ số sít sao 6-4, 7-6 TB. Tức là mặc dù thừa sức thắng đối thủ 6-0, 6-1 nhưng các đại hiệp tàu ngầm sẽ kéo trận đấu đến kết quả 6-4, 7-6 TB để lừa máy tính không tăng trình ntrp động của mình quá nhiều sau mỗi trận thắng.

  6. #26
    Trước năm 2003 chưa dùng trình ntrp động, hiệp hội quần vợt Mỹ đã tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để chấm trình cho các tay vợt phong trào mới lần đầu tham gia giải, chưa có trình ntrp. Sau khi các tay vợt mới đã có trình ntrp ban đầu thì hiệp hội Mỹ vẫn tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để kiểm tra lại trình của tay vợt đó trước mỗi giải tay vợt đó tham gia sau này.

    Thế nhưng từ sau năm 2003 bắt đầu sử dụng trình ntrp động, hiệp hội quần vợt Mỹ không cần phải kiểm tra trình ntrp của các tay vợt trước mỗi giải nữa. Các chú mới chưa có trình ntrp cũng được thoải mái tự chấm trình ntrp cho mình, không cần phải có ban chấm trình hay người bảo lãnh chấm trình ntrp cho các chú mới gì cả ==> tiết kiệm biết bao nhiêu thời gian và chi phí.

    Các tay vợt mới chưa có trình chỉ cần trả lời mấy câu hỏi là máy tính sẽ đề nghị trình ntrp bao nhiêu cho chú mới. Sau đó chú mới này vào đánh giải tương ứng với trình tự chấm của mình. Vào đánh giải máy tính sẽ theo dõi kết quả từng trận đấu của chú này, nếu phát hiện chú này tàu ngầm 3 lần thì chú này sẽ bị đẩy lên trình cao hơn ngay lập tức.

    Hệ thống máy tính mặc định chỉ có lên trình, xuống trình rất khó. Chú nào muốn xuống trình phải làm đơn xin cứu xét kể lý do lý trấu đủ kiểu thì may ra mới được xem xét xuống trình.

    Như vậy các đại hiệp tàu ngầm tự chấm trình thấp giỏi lắm chỉ làm tàu ngầm được 1 mùa giải đầu tiên khi máy tính chưa biết đại hiệp này là ai. Sau mùa giải đầu tiên thì đại hiệp tàu ngầm phải tìm cách mọi cách lừa máy tính để không bị lên trình.

  7. #27

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Ở đâu cũng có trình tàu ngầm. Con người thì luôn thông minh hơn máy tính. Vì vậy các chú Mỹ sẽ tìm mọi cách đoán mò thuật toán chống trình tàu ngầm của máy tính để biết cách giả thua kéo trình ntrp động xuống rồi xin cứu xét vào cuối mùa giải. Các chú hiệp hội quần vợt Mỹ thì dùng tiền nâng cấp hệ thống máy tính và phát triển thuật toán chống trình tàu ngầm ngày càng phức tạp hơn.

    Mỹ thì quá giàu. Việt Nam mình thì quá nghèo. Đào đâu ra tiền để trang bị hệ thống máy tính trung tâm chấm điểm và theo dõi kết quả cho các tay vợt phong trào? Làm cách nào anh Bigtoe có thể giúp các chú forum miền nam chống trình tàu ngầm?

    Bài viết sau anh Bigtoe sẽ giúp các chú forum miền nam chống trình tàu ngầm rất hiệu quả với thuật toán chống trình tàu ngầm rất đơn giản của anh Bigtoe. Không cần hệ thống máy tính trung tâm như Mỹ và cũng không cần phải dùng thuật toán phức tạp như Mỹ để dự đoán kết quả trước mỗi trận

  8. #28

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi bigtoe
    Sau đây là danh sách những cú đánh dependable strokes của các đại hiệp giang hồ mà anh Bigtoe đã hân hạnh được đỡ. Mỗi khi các chú thấy chú nào trong hội của mình hoặc đi đánh dạo gặp chú nào đánh những cú dependable strokes sau đây thì các chú phải tự hiểu mình đã gặp đại hiệp trình ntrp 4.0 (800) trở lên.

    1. Bh2h dọc dây top spin khủng. Bh2h chéo sân top spin thì rất dễ, chú nào trình ntrp3.5 (700) khá một chút vẫn có thể đánh được. Còn bh2h dọc dây top spin khủng là cú rất khó đánh. Chỉ có trình ntrp 4.0 (800) trở lên mới đánh được cú này.

    2. Fh top spin khủng bóng nẩy cao hơn đầu. Trình ntrp 3.5 (700) có thể đánh được Fh top spin nhưng spin rất yếu. Chỉ có trình ntrp 4.0 (800) trở lên mới đánh được Fh top spin khủng bóng nẩy cao hơn đầu.

    3. Fh inside out winner. Trình ntrp 3.5 (700) khá một chút là có thể biết đánh fh inside out nhưng chỉ có trình ntrp 4.0 (800) trở lên mới đánh fh inside out winner được. Nhiều chú ntrp 3.5 (700) chưa biết đánh cú Fh inside out.

    4. Fh kiểu múc kem. Underspin cuồn cuộn như đánh bóng bàn giật ép phê ngược, bóng Fh múc kem cắm xuống sân nẩy giật ngược. Anh Bigtoe chỉ gặp duy nhất một cao thủ đánh fh kiểu múc kem này mà thôi. Chú này đánh bh slice, FH slice trong tất cả các đường bóng. Trình chú này ntrp 5.0 (1000). Chú này chính là đối thủ thua chú 48 tuổi trong trận chung kết giải đánh đơn phong trào năm ngoái. Những cao thủ đánh cắt xẻo ở Việt Nam mà anh Bigtoe đã từng thấy chỉ có thể đánh cắt xẻo 5 thành công lực. Còn chú đánh fh kiểu múc kem underspin cuồn cuộn này đánh cắt xẻo với 10 thành công lực. Anh Bigtoe đã đánh đôi với chú múc kem này 2 lần mà không đánh trả được trái nào vì bh và Fh underspin giật ngược của chú này làm timing của anh Bigtoe bị đảo lộn hết. Cho anh Bigtoe đỡ bóng của chú 48 tuổi vô địch đánh đơn còn dễ hơn là đỡ bóng cắt xẻo bh slice, FH slice của đại hiệp cắt xẻo Fh múc kem này. Chú 48 tuổi kể với anh Bigtoe trận chung kết năm ngoái đánh với chú múc kem, chú 48 tuổi cũng bị lúng túng thua trước mấy games vì lối đánh quá lạ bh cắt fh xẻo chìm cắm giật ngược của chú múc kem.


    "If I recall, quite a struggle for the first few games and I was behind. Found no way to tangle it until the 5th game".


    5. Kick serve khủng bóng nẩy cao và đổi hướng. Các chú ntrp 3.5 (700) có thể kick serve nhưng bóng chỉ nẩy cao, chưa đổi hướng. Chỉ có trình ntrp 4.0 (800) trở lên mới kick serve đổi hướng được. Anh Bigtoe chỉ gặp 2 đại hiệp kick serve khủng bóng nẩy cao đổi hướng. Còn tất cả các chú khác chỉ cong người uốn lưng búng lên kick serve bóng nẩy cao được mà thôi, không đổi hướng nên anh Bigtoe return serve rất dễ dàng. Anh Bigtoe chỉ sợ những cú kick serve khủng bóng nẩy cao đổi hướng nhưng rất may không có nhiều đại hiệp phong trào đánh được cú này.

    6. Fh slice đánh rướn, đánh với để cứu bóng. Trình ntrp 3.5 (700) không thể đánh được cú này. Trình ntrp 4.5 (900) trở lên mới đánh được cú này. Các chú nên biết bh slice đánh rướn, đánh với thì rất dễ, trình ntrp 3.5 (700) cũng có thể đánh được. Còn cú Fh slice đánh rướn, đánh với là cú đánh rất khó. Pro như Federer, djokovic hay chém cú này mỗi khi bị đối thủ ép ra mang cực gắt.

    Các chú gặp đại hiệp nào đánh được những cú dependable khó kể trên thì các chú phải tự hiểu đại hiệp đó trình từ ntrp 4.0 (800) trở lên.
    Phía trên là danh sách các cú đánh dependable strokes của các cao thủ giang hồ trình từ ntrp 4.0 (800) trở lên mà anh Bigtoe đã hân hạnh được đỡ.

    Sau đây là danh sách những cú đánh dependable strokes của anh Bigtoe. Anh Bigtoe chỉ có 3 cú đánh dependable strokes mà thôi:

    1. Đánh đơn gài bóng lên lưới volley khép góc tốt. Chỉ có duy nhất chú U20 được huấn luyện viên tập bài tập chuyên nghiệp đánh 100 trái FH và 100 trái BH vào mục tiêu đặt dọc dây là có thể chống được những pha đánh đơn lên lưới của anh Bigtoe. Còn lại tất cả các tay vợt phong trào khác chưa được tập bài tập đánh passing shot thì đều không đủ tự tin đánh passing shot khi đối diện với anh Bigtoe ở trên lưới. Chú U20 đánh đơn với anh Bigtoe chỉ lốp 2, 3 trái mà thôi trong 1 trận mà thôi, còn lại thì chú U20 đánh bắn lưới thẳng vào người anh Bigtoe hoặc đánh passing shot. Còn các tay vợt phong trào khác đều phải đánh đánh ít nhất khoảng 10 trái lốp trong 1 trận để chống lại những pha đánh đơn lên lưới của anh Bigtoe. Đánh đơn gài bóng lên lưới volley khép góc tốt là 1 cú dependable strokes của anh Bigtoe.

    2. FH bắn lưới và BH bắn lưới khi đánh đôi. Anh Bigtoe có cú FH trái chuối, bóng đổi hướng theo phương ngang chuyên dùng để đánh bắn lưới thẳng vào người đối thủ volley. Anh Bigtoe dùng cú này đã từng đánh xuyên nách rất nhiều đối thủ volleyer. Có người đỡ kịp thì bóng cũng bung bổng lên trời. Cú đánh này quá nguy hiểm, có người bị bóng trúng vào bụng hoặc chỉ kịp giơ vợt lên che mặt, che ngực nên giờ anh Bigtoe đã bỏ không đánh cú này với những người quen nữa rồi. Anh Bigtoe chỉ đánh cú này khi tham gia đánh giải. Tuy nhiên vì bỏ lâu, không thường xuyên đánh nên cú này cũng bị mai một dần.

    3. FH vuốt kỹ thuật passing shot. Đây là cú đánh anh Bigtoe dùng để tặng cho những chú đánh đơn với anh Bigtoe nhưng lại dại dột gài bóng lên lưới volley. Tất cả các tay vợt phong trào dù trình volley có cao hơn anh Bigtoe nhưng khi đánh đơn với anh Bigtoe đều phải thành thật đứng ở baseline nhìn anh Bigtoe gài bóng lên lưới volley. Về điểm này anh Bigtoe rất giống Federer. Federer gài bóng lên lưới volley thì không sao. Còn chú nào đánh với Federer mà dại dột gài bóng lên lưới thì sẽ bị Federer tặng ngay những cú vẩy FH passing shot kỹ thuật. Anh Bigtoe cũng thường xuyên dùng cú FH vuốt kỹ thuật passing shot khi đánh đôi. Chú đứng lưới nào đứng sai vị trí hoặc di chuyển khép góc không hợp lý là anh Bigtoe vuốt nhẹ FH kỹ thuật vào khoảng trống liền. Chú nào đá bóng thì biết cú vẩy chân kỹ thuật, vuốt má trong hoặc vuốt má ngoài kỹ thuật để đá bóng nhẹ nhưng vào góc xa khung thành vượt tầm với của thủ môn. Cú FH vuốt kỹ thuật passing shot của anh Bigtoe cũng giống như vậy, nhẹ, hiểm, vừa đủ qua lưới, cắm xuống chân người volley hoặc vượt tầm với của người volley.

    Đó là 3 cú đánh dependable strokes của anh Bigtoe.

    Mời các chú đọc thêm về năng khiếu gài bóng lên lưới volley của anh Bigtoe.
    Trích dẫn Gửi bởi Le_Minh
    Lưới khó quá bác ạ
    Các chú thấy đánh đơn gài bóng lên lưới rất khó vì các chú chỉ có thể học được kỹ thuật volley và chiến thuật gài bóng lên lưới nhưng có một thứ các chú không thể học được. Đó là năng khiếu khép góc khi lên lưới.

    Mời các chú đọc lại bài viết của anh Bigtoe:
    Trích dẫn Gửi bởi bigtoe
    Đánh đơn muốn gài bóng lên lưới thật ra cũng dễ, chỉ cần gài bóng như sau:

    1. Đánh bóng nhẹ, chìm, sâu

    2. Đánh bóng về phía bh

    3. Khép góc tốt

    Nhiều người lầm tưởng đánh đơn muốn lên lưới volley thì phải búa một cú Fh thật mạnh ép trái đối thủ thì mới lên lưới được. Thật ra nếu mình càng búa mạnh bao nhiêu thì đối thủ càng mượn lực từ cú đánh mạnh của mình để đánh passing shot mạnh lại bấy nhiêu. Nguyên tắc gài bóng lên lưới đúng là đánh nhẹ - chìm - sâu. Nhẹ thì đối thủ không mượn lực đánh passing shot mạnh được. Chìm để đối thủ phải múc bóng lên cho mình smash hoặc volley. Sâu để dồn bóng sát chân đối thủ để cho đối thủ không có nhiều thời gian ngắm đánh passing shot.
    Kỹ thuật volley có thể học và tập luyện được.

    Chiến thuật gài bóng lên lưới cũng có thể học và tập luyện được.

    Nhưng khép góc tốt khi lên lưới thì không phải chú nào cũng học được. Khép góc tốt khi lên lưới thuộc về năng khiếu. Không nhiều người có năng khiếu khép góc này khi lên lưới. Các đối thủ đánh đơn với anh Bigtoe mà dại dột lên lưới là bị anh Bigtoe tặng ngay một cú passing shot vượt khỏi tầm tay volley ngay lập tức.


    Khi anh Bigtoe gài bóng lên lưới, anh Bigtoe khép góc rất tốt, mặc dù không quay đầu nhìn lại phía sau nhưng anh Bigtoe biết rất rõ 2 góc sân đơn nằm ở vị trí nào sau lưng mình khi anh Bigtoe đang chạy lên lưới. Anh Bigtoe khép góc rất tốt nên các đối thủ đánh đơn của anh Bigtoe đứng ở dưới baseline thường không cảm thấy tự tin đánh passing shot vượt qua tầm với volley của anh Bigtoe được, họ thường phải đánh lốp để chống lại những pha đánh đơn lên lưới của anh Bigtoe.

    Khả năng khép góc tốt là năng khiếu của anh Bigtoe. Hồi trẻ đá bóng đường phố cá độ ăn tiền và tham gia đội bóng tuyển trường anh Bigtoe đều là thủ môn. Không cần quay đầu nhìn ra sau, anh Bigtoe cũng biết rất rõ 2 cột dọc của khung thành nằm ở vị trí nào sau lưng mình.

    Nhờ năng khiếu khép góc này mà anh Bigtoe rất tự tin khi đánh đơn gài bóng lên lưới. Thậm chí ngay cả khi anh Bigtoe đánh độ 1 vs 2, anh Bigtoe cũng vẫn gài bóng lên lưới khép góc tốt làm 2 đối thủ baseline phải đánh lốp cả chục trái. 2 đánh 1 mà vẫn phải đánh lốp để chống lại những pha lên lưới của anh Bigtoe.


    Federer cũng có năng khiếu khép góc rất tốt.

    Mời các chú đọc bài phỏng vấn Federer
    http://www.straitstimes.com/sport/st...s-his-art-form

    Trong bài phỏng vấn này, Federer cũng thừa nhận Federer có năng khiếu cảm nhận hình học của sân tennis, tức là năng khiếu khép góc tốt khi gài bóng lên lưới

    Federer:

    "I think so, I really think I understand the geometry very well of the court because it keeps on changing all the time. If you're closer to the net or further away from the net or you go further wide, different angles open up, so for me that's been good, that works the mind very well."

    "Tôi cũng nghĩ vậy, tôi thật sự nghĩ rằng tôi cảm nhận rất tốt hình học của sân tennis vì nó thay đổi luôn luôn. Khi bạn lên gần lưới hoặc bạn lùi ra xa lưới hoặc bạn chạy ra mang sẽ tạo ra các góc đánh khác nhau, vì vậy khả năng cảm nhận tốt hình học của sân tennis đã giúp tôi rất nhiều".

    Như vậy trong bài phỏng vấn này, Federer cũng thừa nhận có năng khiếu khép góc giống như anh Bigtoe (mặc dù Federer chưa bao giờ làm thủ môn bóng đá như anh Bigtoe). Không cần quay đầu nhìn ra sau, Federer và anh Bigtoe đều biết rất rõ 2 góc sân đơn tennis nằm ở vị trí nào sau lưng mình khi đang chạy lên lưới volley.

    Nói tóm lại nếu các chú không có năng khiếu khép góc tốt thì tốt nhất các chú đánh đơn đừng gài bóng lên lưới volley. Có rất nhiều chú trình cao hơn anh Bigtoe, kỹ thuật volley tốt hơn anh Bigtoe nhưng đánh đơn với anh Bigtoe không có chú nào dám lên lưới volley. Nếu các chú trình volley cao đó dại dột lên lưới thì đều bị anh Bigtoe đánh passing shot vượt khỏi tầm tay volley của các chú ấy. Kỹ thuật volley có cao bao nhiêu mà lên lưới để hở những khoảng trống quá lớn sau lưng thì anh Bigtoe chỉ cần vuốt nhẹ kỹ thuật một phát FH hoặc BH là kỹ thuật volley cao cũng vô dụng.

  9. #29

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Sau khi đã liệt kê các cú đánh dependable strokes của các cao thủ trình ntrp 4.0 (800) trở lên, anh Bigtoe phân tích trận đánh đơn của 2 chú ntrp 4.5 và ntrp 5.5.

    Mời các chú xem trận đánh đơn Ntrp 4.5 (900) vs ntrp 5.5 (1100)
    http://www.youtube.com/watch?v=yIoS1fA55o0

    Chú áo đỏ ntrp 4.5, chú áo xanh ntrp 5.5. Chú áo xanh trình bán chuyên, bằng trình chú Thắng Gò Vấp.


    Trong video này 2 chú áo đỏ ntrp 4.5 và chú áo xanh ntrp 5.5 có những cú dependable strokes sau đây:

    1. chú áo xanh ntrp 5.5 serve rất khủng. chú áo đỏ ntrp 4.5 phải lùi xa baseline hơn 1 mét để đỡ serve của chú ntrp 5.5.

    2. chú áo xanh ntrp 5.5 đánh BH2H dọc dây top spin khủng.

    3. Khi bị đối thủ ép ra mang bên FH rất gắt, chú ntrp 5.5 chém FH slice để cứu bóng rất chìm, chỉ vừa đủ qua lưới. Chú áo đỏ ntrp 4.5 cũng chém FH slice để cứu bóng khi bị ép ra mang nhưng bóng bung lung tung, bổng lên trời, không chìm sát vừa đủ qua lưới như chú áo xanh ntrp 5.5.

    4. cả 2 chú áo đỏ và áo xanh đều đánh FH rất bền, consistent. Có những cú FH inside out winner.

    5. chú áo xanh ntrp 5.5 gài bóng lên lưới volley chữ V rất tốt.

    Rõ ràng 2 chú áo đỏ và áo xanh này có trình ntrp 4.5 và trình ntrp 5.5 đúng như định nghĩa của hệ thống chấm trình ntrp.

    Chú áo đỏ ntrp 4.5 "tends to overhit on difficult shots" = có khuynh hướng đánh lỗi ở những đường bóng khó khi bị đối thủ ép cực gắt.

    Chú áo xanh ntrp 5.5 "hit dependable shots in stress situations" = có khả năng đánh trả dependable shots ngay cả khi đang bị đối thủ ép cực gắt (chém FH slice để cứu bóng rất chìm, chỉ vừa đủ qua lưới).

    Nói tóm lại, anh Bigtoe trình rất bèo nhưng anh Bigtoe chấm trình cho người khác rất chính xác theo hệ thống chấm trình ntrp. Chú nào có khả năng đánh những cú dependable strokes là anh Bigtoe đều chấm cho các chú ấy trình từ ntrp 4.0 (800) trở lên.

    Forum miền nam viettennis.net và forum miền bắc vntennis.net phải mời anh Bigtoe vào ban thẩm định chấm trình.

  10. #30

    Ngày tham gia
    Jun 2013
    Bài viết
    0
    Mời các chú xem thống kê thú vị về hệ thống ntrp của Mỹ.
    http://computerratings.blogspot.my/2...gue-stats.html

    Có một đại hiệp Mỹ không có gì làm đã ngồi thống kê dữ liệu ntrp của các tay vợt vùng Atlanta và San Francisco để cung cấp cho chúng ta thống kê về sự phân bổ trình ntrp của các tay vợt phong trào Mỹ rất thú vị:

    ntrp 2.5 (500) - 5%

    ntrp 3.0 (600) - 21%

    ntrp 3.5 (700) - 36%

    ntrp 4.0 (800) - 28%

    ntrp 4.5 (900) - 9%

    ntrp 5.0+ (1000 - 1100) - 1%

    Như vậy có 5% các tay vợt phong trào Mỹ trình ntrp 2.5 (500). 3 trình ntrp 3.0 (600), ntrp 3.5 (700) và ntrp 4.0 (800) có nhiều các tay vợt phong trào nhất. 3 trình này chiếm đến 21+36+28 = 85% các tay vợt phong trào Mỹ. Trình ntrp 4.5 (900) chiếm 9%. Trình ntrp 5.0 (1000) và ntrp 5.5 (1100 - bán chuyên) chỉ chiếm 1% các tay vợt phong trào Mỹ.

    Các chú forum miền nam có thể thực hiện thống kê tương tự như vậy để xem sự phân bổ trình điểm của các thành viên forum. Anh Bigtoe tin rằng % phân bổ trình điểm của các chú forum miền nam sẽ gần giống như sự phân bổ trình ntrp của các tay vợt phong trào Mỹ.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •