Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 17

Chủ đề: Huyết áp

  1. #1

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0

    Huyết áp

    NGƯỜI BỆNH CÓ THỂ TỰ MÌNH LÀM GIẢM NHANH CƠN CAO HUYẾT ÁP

    Lương y VÕ HÀ

    Được xem là cao huyết áp khi chỉ số huyết áp cao hơn 14cmHg và chỉ số huyết áp dưới lớn hơn 9cmHg. Cao huyết áp với hệ quả tai biến mạch máu não và những di chứng của nó luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người lớn tuổi. Ngày nay, mặc dù y học đã có những bước tiến vượt bậc, các triệu chứng này hiện vẫn gây tốn kém nhiều công sức và tiền của cho xã hội.

    Tuy nhiên có một điều mà ít người quan tâm là với một số động tác đơn giản của y học dân gian, người ta có thể làm giảm cơn cao huyết áp đang phát triển để khống chế phần lớn những tác hại của nó hoặc ít ra có thể ngăn chận những diễn biến xấu hơn trong khi bệnh nhân chờ được chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên môn cần thiết.

    Huyết áp cao có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó việc điều trị dứt điểm cần sự chẩn đoán và thời gian thích hợp. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một phương pháp đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện để "cắt cơn" cao huyết áp, giải tỏa kịp thời nguyên nhân gây ra tai biến về não trước khi được sự chăm sóc của thầy thuốc.

    Theo y học cổ truyền, triệu chứng huyết áp cao là một tình trạng khí nghịch do tình chí hoặc do yếu tố lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo hỏa) gây ra. Giải quyết triệu chứng này đồng nghĩa với việc giáng khí, làm cho khí đang lưu chuyển ngược lên đầu sẽ hướng xuống phía dưới và tỏa ra lớp da ngoài của cơ thể.

  2. #2

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    NHỮNG ĐỘNG TÁC CỤ THỂ GỒM :

    1. Vuốt ấm hai vành tai

    Dùng ngón cái và ngón trỏ của mỗi bàn tay vuốt dọc vành tai cùng bên, từ trên xuống dưới khoảng 9, 10 lần. Vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương ứng với nhau, do đó vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng, vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí do kinh bàng quang phân bố dọc hai bên sống lưng (nếu có người thứ hai bên cạnh có thể nhờ người này trực tiếp ngồi sau lưng dùng bàn bay tay phải vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống đến tận thắt lưng để gia tăng thêm tác dụng).

    2. Vuốt dọc hai bên mũi

    Mỗi bàn tay vuốt một bên mũi, vuốt đều hai bên cùng một lúc. Dùng ngón tay trỏ vuốt từ ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ và làm không dưới 15 lần.

    Kích thích huyệt ấn đường có tác dụng làm phóng thích chất endorphine nội sinh có thể làm cho an thần, hạ huyết áp và giáng khí. Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm là tác động vào hai kinh dương minh. Học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền cho rằng kinh dương minh là kinh dương, tập trung nhiều huyết khí, huyết; có chức năng quan trọng nhất trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Động tác này làm gia tăng sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí, gây ấm người và làm nhẹ áp lực lên thành mạch.

    3. Vuốt dọc hai chân mày

    Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường đi dài theo xương chân mày ra thái dương đến tận mí tóc ở phía ngoài đuôi mắt. Vuốt mỗi bên khoảng 10 lần. Vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau, do đó động tác này ngoài việc giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị thường bị tắc nghẽn ở vùng trán còn làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay để giúp nhẹ áp lực ở đầu.

    4. Ngồi hoặc nằm thư giãn

    Ngồi thoải mái, lưng tựa ghế hoặc nằm xuổng thư giản hít thở điều hoà, tư tưởng tập trung vào mười đầu ngón chân. Theo y học cổ truyền thì thần ở đâu khí ở đó, do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng bàn chân, khí trong cơ thể từ phía trên đầu sẽ lưu chuyển về hướng bàn chân nên có tác dụng hạ khí. Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này phải kéo dài hơn 10 phút. Trên thực tế, có nhiều người có khả năng thư giãn và tập trung tốt trong khi thực hành đến bước 4 đã từ từ rơi vào giấc ngủ.

    Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu huyết áp tăng cao như căng, nặng ở vùng thái dương, đau đầu, mờ mắt, mắt đỏ..., người bệnh nên ngồi xuống, tập trung tinh thần thực hành lần lượt 4 động tác trên. Bình tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện các động tác. Sau khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đi cảm giác khó chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, tay chân sẽ ấm lên. Đó là lúc huyết áp đã hạ bớt.

    Ngoài việc áp dụng đã hạ huyết áp, thực hiện những động tác trên còn là một biện pháp dưỡng sinh tốt để ổn định thần kinh, gia tăng việc lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp giữ thể trạng tốt.

    Trường hợp thực hành để giúp giữ gìn sức khỏe, riêng giai đoạn 4 nên tập trung tư tưởng tại vùng đan điền (dưới rốn khoảng 3 phần) thay vì tập trung ở 10 đầu ngón chân.

  3. #3

    Ngày tham gia
    Aug 2013
    Bài viết
    0
    TRUYỀN NHÂN HIỆN TƯỢNG "ĐẦU BỐC KHÓI"

    Lương y Võ Hà

    Lý luận về Hư hoả là một nét đặc thù của liệu pháp chỉnh thể trong việc định hướng và điều trị nhiều chứng bệnh mãn tính và những triệu chưng rối loạn khí hoá, rối loạn cơ năng nhằm đạt đến kết quả chữa bệnh mà không làm suy giảm thêm sức miển dịch của cơ thể.

    Hư Thực, Hàn Nhiệt là hai trong số bốn cặp đối ứng hợp thành bát cương mà y học cổ truyền phương Đông thường phân tách, quy nạp trong quá trình chẩn đoán và điều trị một căn bệnh. Hàn hay Nhiệt đề cập đến tính chất nóng hay lạnh của bệnh . Hư hay Thực nói đến tương quan mạnh yếu giữa chính khí và tà khí. Hư là chính khí không đầy đủ. Thực là tà khí dư ra. Hư hay Thực là yếu tố quan trọng để giúp người thầy thuốc xác định hướng chữa hoặc tả hoặc bổ hoặc vừa công vừa bổ. Bệnh Thực là bệnh do yếu tố gây bệnh từ ngoài vào hoặc yếu tố dư ra cần phải tả đi (Thực tắc tả). Ngược lại, Hư chứng là do cơ thể có chỗ hư yếu cần được bồi bổ thêm vào (Hư tắc bổ). Điều khó hiểu đối với người "ngoại đạo" là đôi khi sự kết hợp giữa hai cặp đối ứng trên lại đưa đến một kết quả khá mơ hồ. Đó là những trường hợp Hư Nhiệt, Hư Hoả. Nhiệt là Nhiệt, Hoả là Hoả, sao lại là Hư, chẳng lẻ đó lại không phải là Hoả?

  4. #4

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Hư Hoả là gì?

    Theo Y học cổ truyền, bệnh tật xảy ra là do có sự chênh lệch thái quá giữa hai yếu tố Âm và Dương trong cơ thể. Có thể là Âm thiên thắng hoặc Dương thiên thắng. Tuy nhiên, trong thực tế, "Khí Dương thường thừa mà khí Âm thường thiếu". Âm không đủ hay Âm hư có thể do tiên thiên, do phòng lao quá độ hoặc quá căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Tính của Hoả là bốc lên. Bình thường khi Âm Dương cân bằng, Dương được Âm gìn giữ. Trái lại khi Âm thiếu, Âm không liểm được Dương có thể gây ra các chứng trạng mà Y học cổ truyền gọi chung là Âm hư Hoả vượng hoặc còn gọi là Hư Hoả như hay nóng sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, hay lở miệng, viêm họng, viêm xoang mãn... Đặc trưng của những chứng Hư Hoả là nóng sốt không liên tục mà là sốt cơn. Những cơn sốt nầy thường phát sinh hoăc tăng nặng tương ứng với những thời điểm có sự rối loạn của bức xạ mặt trời, những thời điểm bốc lên của địa khí hoặc những lúc mà tinh thần người bệnh căng thẳng, lo âu. Riêng ở nữ giới, những cơn bốc hoả cũng dể xảy ra vào những thời điểm rối loạn chu kỳ sinh lý, những lúc hành kinh hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Trong giai đoạn đầu, những chứng Hư Hoả thường không gây ra những tổn thương thực thể mà chỉ là nhưng rối loạn khí hoá. Khi cơn sốt qua đi, người bệnh trở lại bình thường như không có bệnh. Tuy nhiên khi án mạch, những người âm hư thường có biểu hiện mạch xích trái vô lực hoặc tế, sác. Những cơn bốc hoả của những phụ nữ sắp đến tuổi mãn kinh, những trường hợp mặt và hai má ửng hồng kèm theo huyết áp tăng của những người cao tuổi vào những lúc sau xế trưa là những thí dụ thường gặp về Hư Hoả.

    Mấy ngày gần đây báo chí có đề cập đến trường hợp một nữ sinh lớp 9 ở Nam Định có triệu chứng đầu "bốc khói". Kèm theo hiện tượng "bốc khói" là cảm giác nóng ở đầu và sau đó là nhức đầu. Hiện tương nầy xảy ra nhiều lần, mỗi lần kéo dài từ vài phút đến 10, 15 phút. Tuy nhiên qua chẩn khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương, các Bác sĩ cho biết không tìm thấy bất cử tổn thương gì. Thân nhiệt bình thường, huyết áp không tăng... Từ độ tuổi, giới tính, cơn bốc hoả có lúc có lúc không nên ta có thể cho rằng đây là một dạng Hư Hoả.

  5. #5

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0
    Điều trị Hư Hoả

    Nếu đã xác định là Hư Hoả thì phép chữa chủ yếu phải là bổ âm.Tuy nhiên phải bổ âm như thế nào?

    Nói đến Hoả người ta có khuynh hướng nghĩ đến những chứng Hoả cần phải thanh trừ, cần được tả đi. Ở đây, Hư Hoả lại là cái Hoả lúc có lúc không, hư hư, thực thực. Nó không phải là Hoả dư ra mà là một thành phần của bản thể cần phải được gìn giử. Tập Huyền Tẩn của Hải Thượng Lãn Ông có viết "chân Hoả là khí nóng trong thân người, hộ vệ cho thân thể, nếu kém thì bệnh mà mất đi thời chết". Do đó không thể dùng thuốc hàn lương để thanh Hoả, cũng không thể dùng thuốc phát tán để đuổi Hoả. Chữa Hư Hoả phải dùng cách "tòng trị", nương theo tính của Hoả để dẫn nó về chổ cũ, thường gọi là "dẫn Hoả quy nguyên". Nương theo tính của Hoả là dùng một vị thuốc nóng để dẩn dụ Hoả về nơi an trú. Vị thuốc nóng ấm thêm vào thang âm dược còn vì lẻ khí âm phải nương theo khí dương mà lên.Nếu chỉ bổ riêng cho khí âm sợ hại đến khí của dạ dầy sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh hoá của hậu thiên. Nếu lưu ý chúng ta có thể thấy hầu hết các phương bổ âm giáng Hoả mà Hải Thương Lãn Ông dùng như Bổ âm thanh giả nhiệt phương, Bổ âm tiếp dương phương, Bảo âm phương, Bổ tỳ âm tiển . . . đều có kèm theo một vài vị thuốc nhiệt như Phụ tử, Nhục quế hoặc Can khương. Trên lâm sàng, những trường hợp âm hư kéo dài có thể kèm theo nhiều tạp chướng khác nhau, hư thực lẫn lộn. Phép chữa cần phân biệt tiêu hay bản, hoản hay cấp, tựu trung vẫn là giữ vững thuỷ hoả, cân bằng âm dương và quan tâm đến khí hoá của tỳ vị để không làm suy giảm sức miễn dịch của cơ thể.

    Trở lại trường hợp em nữ sinh "bốc khói". Nếu dùng thuốc hàn lương để thanh Hoả có thể làm trệ Tỳ. "Tỳ năng sinh huyết", nếu Tỳ trệ thuốc sẽ khó được chuyển hoá, ăn uống cũng kém đi sẽ không sinh được âm huyết. Nếu dùng thuốc phát tán mạnh để trị nhức đầu hoặc đuổi Hoả có thể làm hao kiệt chân khí. Hai cách nầy không chữa được hư hoả mà lại có thể làm trầm trọng thêm sự mất quân bình Âm Dương hoặc làm giảm bớt sức kháng bệnh. Đổi lại, chỉ cần bổ âm. Khi âm đủ sẽ giữ được dương, Hoả sẽ tự yên vị.

    Đông y có rất nhiều cổ phương có tác dụng bổ âm hoặc dưỡng âm. Thông dụng nhất là phương Lục vị hoàn. Lục vị gồm 6 vị thuốc Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù du, Mẫu đơn bì, Trạch tả và Bạch phục linh. Người xưa có câu "Lảo nhi bất ly Lục vị" với hàm ý khi điều trị cho người già và trẻ em cần quan tâm đến dưỡng âm. Trong những trường hợp Hư Hoả đang bốc lên, các thầy thuốc thường thêm vào những vị thuốc để dẫn Hoả trở xuống như Ngưu tất hoặc để liểm Hoả như Ngủ vị tử. Ngoài ra, vẫn phải lưu ý đến Vị khí để bảo đảm sự chuyển hoá của hậu thiên.

  6. #6

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Điều trị không dùng thuốc

    Hư Hoả là những chứng rối loạn khí hoá, rối loạn cơ năng. Do đó những yếu tố tâm lý, cảm xúc có tác động rất lớn đến căn bệnh. Sự căng thắng, sự tức giận có thể kích hoạt hoặc làm nặng thêm những cơn bốc hoả. Ngược lại, "thần tĩnh tất âm sinh", các phương pháp dưỡng sinh, luyện tập thư giãn hoặc kiểm soát cảm xúc để giử cho tâm bình khí hoà có tác động sinh âm và dưỡng âm. Ngoài ra, những bài tập khí công, Thái cực quyền với nguyên tắc "thượng hư hạ thực" thường bao gồm những động tác như xuống tấn, eo lưng hơi thót lại, buông lỏng phần vai, tập trung khí lực tại Đan điền... đều nhằm làm cho khí trầm Đan điền, chính là "dẫn Hoả quy nguyên" nên là những cách đối trị rất tốt đối với các chứng Hư Hoả.

    Riêng trường hợp "bốc khói" của em nữ sinh lớp 9, ngoài ý nghĩa Hư Hoả như trên, hiện tượng bốc nóng hy hữu ở đầu còn làm cho những nhà khí công nghĩ đến một giả thiết khác. Đó là khả năng chơn Hoả ở Trường cường đã được kích hoạt và mạch Đốc được khai thông ở một mức độ nhất định. Chính sức nóng của chơn Hoả từ Trường cường theo mạch Đốc đi lên khai thông cả Bách hội đã tạo ra hiệu ứng nóng và trường khí nhân thể toả ra khỏi đầu như một màn sương trông giống như khói. Trường hợp nầy nếu khéo vận dụng sẽ là một hữu ích không nhỏ cho việc duy trì sức khoẻ và phát triển tâm linh sau nầy. Cách vận dụng có thể tuần tự bao gồm các bước 1) Chuyển hoả từ Bách hội ngược theo mạch Đốc trở lại Trường cường; 2) Khai mở Huyệt Hội âm và khai thông mạch Nhâm để quân bình với chơn Hoả và mạch Đốc. 3) Hình thành một vòng vận khí từ Đan điền xuống Trường cường qua Hội âm và trở lại Đan điền để ổn định chơn Hoả ở hạ tiêu. 4) Nối liền hai mạch Nhâm Đốc từ Bách hội theo mạch Nhâm xuống Đan điền qua Trường cường đi lên theo mạch Đốc trở lại Bách hội. Khi hai mạch Nhâm Đốc được thông suốt và luân lưu thành một vòng tuần hoàn khép kín thường gọi là vòng Tiểu châu thiên sẽ có tác dụng điều hoà âm dương và tăng cường chân khí cho việc chữa bệnh hoặc dưỡng sinh.

    Đối với các chứng hư hoả, cũng như với hầu hết những triêu chứng rối loạn khí hoá khác, liệu pháp khí công có ưu điểm là tái lập tình trạng khí hoá bình thường một cách nhanh chóng mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ.

  7. #7

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Chuyển nghề là lương y à LTT?

  8. #8

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Chia sẻ và kết nối vì những quả tim khoẻ mạnh

    Lương y VÕ HÀ

    “Mỗi người nhận được sự hỗ trợ của những người khác, đặc tính liên kết chặt chẽ trong cộng đồng là điềm chỉ báo mạnh nhất cho một trái tim khoẻ mạnh, mạnh hơn cả độ cholesterol thấp trong máu hoặc việc không hút thuốc”. (Stewart Wolf)

    Chuyện lạ làng Roseto.

    Vào đầu những năm 1960s, trong một câu chuyện tình cờ, một nhóm nhà khoa học thuộc trường Đại học Y Oklahoma chợt nghe một chuyện lạ kích thích sự tò mò của những nhà chuyên môn. Đó là tỷ lệ số người chết về bệnh tim mạch ở làng Roseta rất thấp, hầu như bằng không. Trong khi chỉ cách đó không xa, làng Bangor bên cạnh, tỷ lệ nầy lại tương tự như tỷ lệ trung bình chung của nước Mỹ lúc bấy giờ. Roseto là một làng nhỏ nằm ở phía Đông tiểu bang Pennsylvania. Những người nhập cư từ miền nam nước Ý đã đến đây lập nghiệp từ năm 1882. Vào thời đó, trên đà phát triển của cuộc sống công nghiệp, bệnh tim mạch đang gia tăng. Nói chung tỷ lệ nầy cao lên theo độ tuổi. Vậy mà ở làng Roseto, tỷ lệ nầy gần như số không ở những người nam độ tuổi từ 55 đến 64. Trên 65 tuổi, tỷ lệ người chết vì bệnh tim cũng chỉ bằng phân nửa của tỷ lệ cả nước. Chuyện lạ nầy đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhiều ngành. Một số cuộc điều tra nghiên cứu tiếp tục được thực hiện. Những dữ kiện tiếp theo còn làm người ta kinh ngạc hơn. Cả hai loại tỷ lệ về người phạm tội hình sự và người có đơn xin trợ cấp xã hội cũng bằng không! Một thiên đường nhỏ giữa thế gian chăng? Không hẳn! Đây là một cộng đồng còn nghèo, cuộc sống khá vất vả. Những người đàn ông làm những công việc nặng nhọc trong những hầm đá sâu những 200 feet dưới mặt đất. Chiều về, những bữa cơm tối chủ yếu là mì Ý truyền thống. Dầu olive là quá xa xỉ đối với họ. Họ ăn nhiều thịt băm, xúc xích với nhiều mỡ động vật. Hút thuốc và uống rượu vang cũng không phải là điều cấm kỵ đối với họ. Vậy mà bên trong những thân hình vạm vỡ kia lại là những quả tim khoẻ mạnh. Có vẻ như có điều gì đó đã xảy ra ở đây, đi ngược lại với những quy lụât mà những nhà khoa học đã biết được về cơ chế bệnh tim mạch. Ăn nhiều đạm và chất béo động vật dễ làm tăng độ xơ vữa động mạch là nguyên nhân chánh gây ra các loại bệnh về tim mạch. Quy luật nầy đã không xảy ra ở đây. Dân Roseto hầu như được miễn nhiễm khỏi căn bệnh gây chết người hàng đầu ở Mỹ.

  9. #9

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0
    Sức mạnh dòng tộc và hiệu ứng Roseto của những gia đình 3 thế hệ.

    Khi định cư ở Mỹ, người Roseto vẫn tiếp tục cuộc sống quần cư, sống gắn bó với nhau. Họ có mối liên hệ thân tộc và sinh hoạt tôn giáo rất chặt chẽ. Hiếm có người đi làm ăn xa khỏi thành phố. Các nghiên cứu đều cho thấy mọi gia đình đều có ba thế hệ sống cùng với nhau và quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Những người già không bị xếp xó trong những viện dưõng lão mà vẫn được trọng thị như những vị phán quan trong cộng đồng. Ở đây, bên cạnh cuộc sống đơn giản, không có nhiều nhu cầu để tranh đoạt, còn có một yếu tố thường được nhắc đến trong những sinh hoạt tôn giáo. Đó là đức phó thác. Phó thác là một hệ quả của niềm tin. Giống như ngày nào mà những đứa con chưa thành niên hoặc chưa lập gia đình, còn sống chung với bố mẹ, còn tin tưởng tuyệt đối vào bố mẹ, được bố mẹ chăm sóc từ manh quần tấm áo, cái ăn cái mặc, thì ngày đó, chúng còn được miễn nhiễm khỏi tất cả mọi ưu tư phiền não của đời thường. Chúng không cần phải tranh cạnh, không phải sở hữu, không sợ mất mát. Tin tưởng lẫn nhau, tin vào gia đình, tin vào cộng đồng là một yếu tố quan trọng để có được sự an định nội tâm và giữ gìn giềng mối xã hội.

    Báo cáo về “Sức mạnh của dòng tộc” (The power of Clan) do Stewart Wolf, một nhà vật lý, và John Bruhn, một nhà xã hội học cùng thực hiện vào khoảng 1935 đến 1984. Trong báo cáo nầy, các tác giả đã nhận định rằng chính sự tôn trọng, tin tưởng và hợp tác hỗ tương giữa các thành viên trong cộng đồng đã tạo nên sức khoẻ và phúc lạc cho mỗi người và an ninh xã hội cho cả cộng đồng. Ngược lại, thái độ vị kỷ và ít quan tâm đến người khác sẽ gây ra kết quả đối nghịch. Đối với bệnh tim mạch, ông Wolf nói “Mỗi người nhận được sự hỗ trợ của những người khác, đặc tính liên kết chặt chẽ trong cộng đồng là điềm chỉ báo mạnh nhất cho một trái tim khoẻ mạnh, mạnh hơn cả độ cholesterol thấp trong máu hoặc việc không hút thuốc”.

  10. #10

    Ngày tham gia
    Jun 2013
    Bài viết
    0
    Sức mạnh dòng tộc và hiệu ứng Roseto của những gia đình 3 thế hệ.

    Khi định cư ở Mỹ, người Roseto vẫn tiếp tục cuộc sống quần cư, sống gắn bó với nhau. Họ có mối liên hệ thân tộc và sinh hoạt tôn giáo rất chặt chẽ. Hiếm có người đi làm ăn xa khỏi thành phố. Các nghiên cứu đều cho thấy mọi gia đình đều có ba thế hệ sống cùng với nhau và quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Những người già không bị xếp xó trong những viện dưõng lão mà vẫn được trọng thị như những vị phán quan trong cộng đồng. Ở đây, bên cạnh cuộc sống đơn giản, không có nhiều nhu cầu để tranh đoạt, còn có một yếu tố thường được nhắc đến trong những sinh hoạt tôn giáo. Đó là đức phó thác. Phó thác là một hệ quả của niềm tin. Giống như ngày nào mà những đứa con chưa thành niên hoặc chưa lập gia đình, còn sống chung với bố mẹ, còn tin tưởng tuyệt đối vào bố mẹ, được bố mẹ chăm sóc từ manh quần tấm áo, cái ăn cái mặc, thì ngày đó, chúng còn được miễn nhiễm khỏi tất cả mọi ưu tư phiền não của đời thường. Chúng không cần phải tranh cạnh, không phải sở hữu, không sợ mất mát. Tin tưởng lẫn nhau, tin vào gia đình, tin vào cộng đồng là một yếu tố quan trọng để có được sự an định nội tâm và giữ gìn giềng mối xã hội.

    Báo cáo về “Sức mạnh của dòng tộc” (The power of Clan) do Stewart Wolf, một nhà vật lý, và John Bruhn, một nhà xã hội học cùng thực hiện vào khoảng 1935 đến 1984. Trong báo cáo nầy, các tác giả đã nhận định rằng chính sự tôn trọng, tin tưởng và hợp tác hỗ tương giữa các thành viên trong cộng đồng đã tạo nên sức khoẻ và phúc lạc cho mỗi người và an ninh xã hội cho cả cộng đồng. Ngược lại, thái độ vị kỷ và ít quan tâm đến người khác sẽ gây ra kết quả đối nghịch. Đối với bệnh tim mạch, ông Wolf nói “Mỗi người nhận được sự hỗ trợ của những người khác, đặc tính liên kết chặt chẽ trong cộng đồng là điềm chỉ báo mạnh nhất cho một trái tim khoẻ mạnh, mạnh hơn cả độ cholesterol thấp trong máu hoặc việc không hút thuốc”.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •