Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0

    CHỮA BỆNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP XÔNG HƠI Lương Y Võ Hà Ra mồ hôi là một hình thức điều t

    CHỮA BỆNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP XÔNG HƠI

    Lương Y Võ Hà

    Ra mồ hôi là một hình thức điều tiết thân nhiệt của cơ thể do hệ thần kinh tự động điều khiển. Từ lâu y học dân gian đã biết lợi dụng cơ chế nầy để trị bệnh qua hình thức xông hơi bằng nồi nước xông. Việc tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại biên qua xông hơi không những có thể giúp giải cảm, hạ sốt mà còn được vận dụng để làm tiêu thủng tán thấp, hạ cao huyết áp và giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp khác nhau.

  2. #2

    Ngày tham gia
    Jun 2013
    Bài viết
    0
    Nồi xông giải cảm

    Trong y học cổ truyền, giải biểu là phương pháp dùng những phương dược làm cho ra mồ hôi, phát tán biểu tà để chữa những chứng cảm mạo giai đoạn đầu khi tà khí còn trệ đọng ở da thứa hoặc kinh lạc. Với cùng mục đích nhưng đơn giản mà ít tốn kém dân gian thường dùng cách xông hơi bằng nồi xông. Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn nở mạch máu dưới da vừa kích thích lưu thông khí huyết vừa thúc đẩy việc đào thải hàn khí hoặc thấp khí ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi. Do đó xông hơi có thể làm giải cảm hoặc hạ sốt.

  3. #3

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0
    Thực hành xông hơi

    Đổ nước vào nồi vừa ngập phủ phần lá cây. Đậy kín nấp. Nấu sôi. Người xông mặc quần áo lót hoặc cởi trần ngồi trên một ghế thấp. Đặt nồi nước xông trước mặt, giữa 2 chân. Trùm kín người và nồi xông bằng tấm chăn đã chuẩn bị sẳn. Lúc đầu chỉ mở hé nấp nồi để hơi nóng chỉ xông đến phần bụng và chân. Khi quen với sức nóng có thể mở nấp nồi rộng hơn để hơi nóng bốc lên nhiều tuỳ theo sức chịu đựng của người xông. Khi hơi nóng đã giảm, dùng đôi đũa gỗ xốc lá cây trong nồi để giúp hơi nóng tiếp tục bốc lên. Khi thấy lượng mồ hôi tiết ra đã vừa đủ hoặc khi nồi xông không còn bốc hơi nóng thì tung chăn ra và dùng khăn lau khô khắp người trước khi thay quần áo sạch.

  4. #4

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Xông hơi trị huyết áp cao

    Quá trình xông hơi vừa làm giãn nở mạch máu ngoại biên vừa tăng tiết mồ hôi để thông thoát bớt nước ra khỏi cơ thể. Cả hai yếu tố nầy đều có tác dụng giảm nhẹ áp lực lên tim và lên thành mạch. Việc bài tiết nước ra khỏi cơ thể bằng đường mồ hôi không những không làm mệt Thận mà còn tránh được những phản ứng phụ không cần thiết khi phải dùng những chất hoá dược lợi tiểu để làm hạ huyết áp. Ngoài ra do tính tương tác giữa thần kinh và cơ, việc giãn nở những cơ trơn của thành mạch máu còn có tác dụng điều hoà thần kinh giao cảm. Đây cũng là lý do cho thấy xông hơi có thể giải toả căng thẳng và giảm stress. Áp huyết cao thường kèm theo tình trạng cường cơ, gia tăng hoạt động của thần kinh giao cảm và sự tăng tiết chất adrenalin. Những hệ quả nầy lại tác động ngược trở lại để tiếp tục làm tăng huyết áp. Trái lại việc giãn mạch dưới da, thư giãn được các cơ trơn sẽ có tác dụng ức chế giao cảm, điều hoà nội tiết và làm hạ huyết áp. Như vậy biện pháp xông hơi đã đảm bảo được một số cơ chế quan trọng để làm hạ huyết áp cao. Do đó bên cạnh việc tuân thủ một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý việc xông hơi nhẹ từ 1 đến 3 lần mỗi tuần rất hữu ích cho những người có tiền sử áp huyết cao hoặc đang phải sống đồng hành cùng huyết áp cao.

  5. #5

    Ngày tham gia
    May 2013
    Bài viết
    0
    Xông hơi giải độc

    Quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng trong cơ thể tạo ra những sản phẩm không cần thiết và thậm chí có hại cho cơ thể cần phải được đào thải ra ngoài. Việc bài tiết những cặn bả sinh học và những chất độc hại thường thông qua 4 đường. Đó là đường thở, đường đi tiêu, đường đi tiểu, đường mồ hôi. Trên mặt da có khoảng 2,5 triệu tuyến tiết mồ hôi. Một người trung bình tiết ra khoảng 1 lít mồ hôi mỗi ngày. Nếu xông hơi có thể tiết đến 2 hoặc 3 lít mỗi ngày. Do đó hình thức xông hơi bằng nồi xông có thể giúp tăng cường giải độc cho nhiều trường hợp khác nhau mà không phải đưa vào cơ thể bất cứ dược chất gì.

    Trước hết xông hơi có thể giúp trục thuỷ giải độc rất có hiệu quả trong các chứng sưng phù, ứ nước do gan, do thận hoặc do tim. Quá trình xông hơi nhiệt độ dần dần tăng lên khiến cơ thể phân huỷ một lượng mở nhất định để điều hoà thân nhiệt. Do đó biện pháp xông hơi phối hợp với việc ăn uống và vận động hợp lý cũng hữu ích cho việc chống béo phì. Dân gian còn có kinh nghiệm dùng nồi xông để giải độc và phục hồi sức khoẻ khi cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu sau mỗi lần đi về từ những vùng rừng núi ẩm thấp, sơn lam chướng khí, sau khi đi thăm bệnh hoặc đi viếng đám ma. Liệu pháp xông hơi cũng có thể được dùng để giải độc ma tuý sau cai nghiện. Một chương trình nghiên cứu về phương pháp giải độc nầy đã được ông L.Ron Hubbard tiến hành và công bố vào năm 1979. Ông cho biết việc xông hơi để thúc đẩy bài tiết chất độc theo đường mồ hôi phối hợp với việc uống bù nước và chế độ ăn uống nhiều rau tươi, bổ sung sinh tố, khoáng chất là một phương pháp rất có hiệu quả để giải độc và hồi phục sau cai nghiện.

    Ngoài việc xông hơi toàn thân ta cũng có thể vận dụng cách xông hơi cục bộ để giải quyết yêu cầu điều trị riêng lẻ cho một khu vực nhất định trên cơ thể. Xông vào vùng mủi với nước xông có thêm cây *** lợn, bồ kết, tế tân… có thể chửa viêm mủi, viêm xoang. Xông vào vùng mặt để làm nở lỗ chân lông và tăng tiết bả nhờn trong điều trị mụn hoặc tăng cường lưu thông khí huyết ra vùng mặt để làm đẹp da mặt. Để xông vào vùng mủi hoặc vùng mặt có thể dùng một bìa cứng làm một cái phểu có phần miệng lớn vừa đủ phủ kín miệng nồi. Phần đáy phểu nhỏ hơn vừa đủ bao kín 2 mủi hoặc khuôn mặt để hứng lấy hơi nóng từ nồi bốc lên. Xông hơi vùng lưng, vùng hạ thể (từ lưng xuống chân), hoặc chỉ 2 bàn tay, hai bàn chân hoặc 2 khớp gối để chữa đau nhức trong các chứng phong thấp, thấp khớp. Để xông hơi tán thấp ở bàn tay bàn chân, ngoài việc xông hơi bằng nồi xông, dân gian còn dùng cách xông hơi nóng thông qua viên gạch hoặc viên ngói nung đỏ. Với cách nầy cần chuẩn bị 3 hay 4 viên gạch, khoảng 150 gr lá ngải cứu tươi, 150gr lá lốt tươi, một chén giấm và một chén rượu. Đun nóng đỏ viên gạch. Trộn đều hổn hợp lá ngải cứu và lá lốt đã đâm nát với giấm và rượu. Tuần tự đổ mỗi lần một ít thuốc đã trộn lên mỗi viên gạch đã đun nóng. Đặt bàn tay hoặc bàn chân cần chữa trị lên phía trên viên gạch để hứng lấy hơi nóng từ viên gạch bốc lên. Hơi nóng bốc lên có mang theo hoạt chất của lá lốt và ngải cứu làm tăng tiết mồ hôi có tác dụng khu phong hoá thấp ở các khớp tay và chân. Mỗi lần xông có thể cần đun nóng lại viên gạch 2 hoặc 3 lần. Mỗi đợt điều trị có thể từ 5 đến 7 ngày.

  6. #6

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Vài điều cần chú ý khi xông hơi

    Theo đông y, mồ hôi là một loại tân dịch, là một dạng của âm huyết. Huyết và khí nương nhau. Ra quá nhiều mồ hôi có thể làm tổn thương âm huyết và hao hụt cả dương khí. Do đó việc xông hơi lâu hay mau, ra nhiều hay ít mồ hôi phải phù hợp với yêu cầu của từng người và từng chứng trạng. Xông giải cảm chỉ xông một lần. Người trẻ, người khoẻ, người mập mạp có thể cho ra nhiều mồ hôi. Người yếu, người gầy, người cao tuổi, người dễ ra mồ hôi chỉ nên cho ra ít mồ hôi mỗi lần. Người già yếu suy nhược, người bệnh nặng, người bị sốt do siêu vi, phụ nữ có thai không nên xông hơi. Cần ghi nhận tình trạng cơ thể sau mỗi lần xông. Chỉ nên tiếp tục xông khi có cảm giác thoải mái sau mỗi lần xông. Ngược lại nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt sau mỗi lần xông thì không nên tiếp tục xông. Ngoài ra nên uống bù nước sau khi xông. Có thể uống một ly nước trà gừng nóng hoặc nước chanh nóng. Không nên dùng các loại nước ướp lạnh hoặc nước đá liền sau khi xông.

  7. #7

    Ngày tham gia
    Apr 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Lỗ Trí Thâm
    Vài điều cần chú ý khi xông hơi

    Theo đông y, mồ hôi là một loại tân dịch, là một dạng của âm huyết. Huyết và khí nương nhau. Ra quá nhiều mồ hôi có thể làm tổn thương âm huyết và hao hụt cả dương khí. Do đó việc xông hơi lâu hay mau, ra nhiều hay ít mồ hôi phải phù hợp với yêu cầu của từng người và từng chứng trạng. Xông giải cảm chỉ xông một lần. Người trẻ, người khoẻ, người mập mạp có thể cho ra nhiều mồ hôi. Người yếu, người gầy, người cao tuổi, người dễ ra mồ hôi chỉ nên cho ra ít mồ hôi mỗi lần. Người già yếu suy nhược, người bệnh nặng, người bị sốt do siêu vi, phụ nữ có thai không nên xông hơi. Cần ghi nhận tình trạng cơ thể sau mỗi lần xông. Chỉ nên tiếp tục xông khi có cảm giác thoải mái sau mỗi lần xông. Ngược lại nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt sau mỗi lần xông thì không nên tiếp tục xông. Ngoài ra nên uống bù nước sau khi xông. Có thể uống một ly nước trà gừng nóng hoặc nước chanh nóng. Không nên dùng các loại nước ướp lạnh hoặc nước đá liền sau khi xông.
    Phải công nhận chú lắm tài vặt đấy,rất bồ ích cho mọi người. thanks chú nhiều

  8. #8

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Cholesterol là một phần quan trọng của tế bào và cũng là thành phần cấu tạo của một số hormon. Gan có thể sản xuất ra tất cả cholesterol mà thân cần. Ngoài ra, cholesterol cũng vào được cơ thể từ những thức ăn có cội nguồn động vật như: thịt, trứng, sữa. Quá nhiều cholesterol trong máu, đặc biệt là LDL – cholesterol dẫn đến nguy cơ bị bệnh mạch vành.


    Giải pháp trước hết trong việc hạ cholesterol trong máu là vận dụng chế độ ăn hợp lý: chế độ ăn ít chất béo no và chất béo chuyển hóa; ăn nhiều trái cây và rau, các loại quả hạch và các loại hạt; tránh hút thuốc lá hoặc các sản phẩm từ thuốc lá; giới hạn lượng đồ uống có cồn vào thân thể. Bên cạnh chế độ ăn, những người có cholesterol trong máu cao cũng cần tăng cường tập tành và vận động. Nhưng đối với một số người, khi vận dụng những biện pháp này đơn thuần không làm giảm được lượng cholesterol trong máu. bởi thế, cần sử dụng thêm thuốc kết hợp với đổi thay thói quen sinh hoạt để đưa lượng cholesterol về mức an toàn.


    Một số nhóm thuốc hay dùng để hạ cholesterol máu gồm:

    Nhóm statin: Còn được gọi là chất ức chế khử HMG-CoA. Các thuốc này ức chế enzym HMG-CoA reductase, làm chậm quá trình sinh sản cholesterol ở gan. Thuốc làm giảm LDL-cholesterol (cholesterol “xấu”), triglycerid và tăng nhẹ HDL-cholesterol (cholesterol “tốt”).

    Tác dụng phụ hay gặp của thuốc là gây các vấn đề về tiêu hóa (nôn, đầy hơi, kích ứng dạ dày). Tác dụng phụ ít gặp hơn như: đau đầu, rối loạn giấc ngủ, tăng men gan, nhược cơ.


    Một số thuốc thuộc nhóm statin hay sử dụng là: rosuvastatin (crestor), atorvastatin (lipitor), simvastatin (zocor), fluvastatin (lescol)…

    Nhóm niacin (acid nicotinic): Được biết như là vitamin B3 hay vitamin PP. Một số biệt dược hay gặp như: nicolar, niaspan. Niacin được bổ sung từ thức ăn (thịt, gan, cá, rau xanh, ngũ cốc, khoai tây) hoặc bổ sung liều cao từ thuốc.


    Niacin làm giảm LDL-cholesterol, triglycerid và tăng HDL-cholesterol. Cơ chế chưa rõ ràng nhưng có thể do nó làm giảm sự sản xuất protein vận chuyển cholesterol và triglycerid. Tác dụng phụ có thể là ngứa, mẩn đỏ, đau đầu.

    Tác dụng phụ của thuốc đẵn là buồn nôn, kích ứng bao tử, ỉa chảy. Chúng cũng có thể gây viêm gan nhưng tác dụng nhẹ và có hồi phục. Thuốc cũng có thể gây sỏi nếu dùng nhiều năm.

    Một số thuốc hay được sử dụng như: clofibrate (atromid), fenofibrate (tricor), gemfibrozil (lopid).

    Các chất ức chế tiếp nhận cholesterol: Ezetimib làm hạ cholesterol của thân bằng cách giảm thu nạp cholesterol ở ruột. Tuy nhiên, thuốc không làm ảnh hưởng đến tiếp nhận của triglycerid và các vitamin tan trong dầu. Thuốc thường được chỉ định phối hợp với một thuốc nhóm statin để tăng hiệu quả điều trị. Thuốc được thu nạp nên không ảnh hưởng đến sự thu nạp của các thuốc khác giống nhựa gắn acid mật. thành ra, có thể uống cùng lúc ezetimib và statin chứ không cần uống cách 4 giờ như nhựa gắn acid mật.

    Nhìn chung, thuốc dung nạp tốt, tác dụng phụ đốn là tiêu chảy, đau bụng, đau lưng, đau cơ.

  9. #9

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Gan nhiễm mỡ là khi tế bào gan khỏe mạnh bị thay thế bởi quá nhiều tế bào gan chứa chất béo không lành mạnh. Khi lượng mỡ phủ quá nhiều quanh gan sẽ khiến gan của bạn trở thành to hơn thường ngày, chức năng và hiệu quả làm việc của gan sẽ bị suy giảm. Trước đây gan nhiễm mỡ thường được cho là vô hại nhưng hiện đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng gan nhiễm mỡ là nhân tố gây xơ gan, cao huyết áp, tiểu đường và ung thư, như vậy ngay khi phát hiện mắc gan nhiễm mỡ bạn cần phải giải quyết tình trạng này ngay.

    Chuẩn đoán gan nhiễm mỡ

    - Sinh thiết tế bào

    - siêu thanh hoặc chụp cộng hưởng từ

    - Xét nghiệm máu
    Các triệu chứng can dự đến gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng nhưng khi bạn thấy cân nặng của bạn tăng lên cơ mà thẳng tính mệt mỏi, khó chịu dưới lồng xương sườn bên phải, sức đề kháng của cơ thể suy yếu, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa,… thì bạn nên đi rà soát sức khỏe để xác định được tình trạng bệnh của mình.

    Làm gì để không phải sống chung với gan nhiễm mỡ?

    Giảm cân: Giảm cân sẽ giúp làm giảm mỡ nội tạng bao gồm cả chất béo trong gan.

    Lên kế hoạch ăn uống lành mạnh: Bạn cần hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn nội tạng động vât, thịt đỏ, bánh ngọt, bánh quy, bánh mì, mì, đường, chất ngọt nhân tạo, …Tăng cường bổ sung các dưỡng chất được tìm thấy trong thực vật (rau và trái cây) sẽ giúp tăng khả năng luận bàn chất ở gan, giúp giải độc gan và giúp gan tiêu hóa dễ dàng hơn.


    Tập thể dục đều đặn: Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập thể dục dù với cường độ nào cũng sẽ đem lại lợi ích cho người gan nhiễm mỡ. Mới đây nhất nghiên cứu của các chuyên gia đến từ trường đại học Sudney, Úc đã chỉ ra rằng những người mắc gan nhiễm mỡ sẽ giảm được 18 – 29% trọng lượng mỡ trong gan nếu hăng hái tập thể dục trong 8 tuần.


    Tránh sử dụng rượu, bia: Đối với người mắc gan nhiễm mỡ nên bỏ hẳn rượu bia hoặc cầm hạn chế dùng.

    sử dụng thảo dược quý Nần nghệ: Nần nghệ là thảo dược quý hiếm hiện đang được lưu trong sách đỏ Việt Nam, danh mục thực vật quý hiếm cần được bảo vệ. Từ xa xưa nần nghệ đã được người dân tộc Dao dùng như một bài thuốc quý hiếm để điều trị béo bụng cho những cán bộ người xuôi và sau này rất nhiều công trình nghiên cứu do trường đại học Dược Hà Nội liên kết với các chuyên gia của Liên Xô cũ đã chứng minh nần nghệ có tác dụng hạ mỡ máu, mỡ nội tạng, mỡ gan, phục hồi chức năng gan rất tốt.


    Hiện các chuyên gia đến từ công ty dược học, trường đại học Dược Hà Nội đã nghiên thực hành nhân giống thành công nguồn gen dược chất quý nần nghệ theo mô hình GACP (thực hành tốt trồng trọt và thu hái) và cho ra đời sản phẩm Hamomax có thành phần chính là chất diosgenin có trong rễ cây nần nghệ. Hamomax được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc, là sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng cho người bệnh mỡ máu, mỡ gan bởi tác dụng nhanh, hiệu quả vững bền, không gây độc cho gan, thận, dạ dày. Hamomax đã được người tiêu dùng bình chọn là "sản phẩm được yêu thích nhất năm 2014".

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •