Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 29
  1. #1

    Ngày tham gia
    May 2013
    Bài viết
    0

    Viêm gân khớp vai ở người chơi thể thao

    Viêm gân khớp vai ở người chơi thể thao

    Khớp vai là khớp có biên độ vận động lớn nhất cơ thể nên rất dễ bị chấn thương. Chấn thương vùng vai chiếm 1/10 tất cả các chấn thương thể thao. Hầu hết chấn thương do quá tải hoặc lặp đi lặp lại động tác ném và đẩy. Trong tất cả các khớp, phục hồi chức năng khớp vai sau chấn thương là khó nhất vì tầm vận động quá rộng, nhiều gân cơ tham gia và cần thời gian khá dài sau chấn thương mới có thể chơi thể thao trở lại.

    Viêm gân chóp xoay

    Viêm gân chóp xoay thường gặp nhất ở vùng vai. Nhóm gân cơ xoay ở vai gồm 4 gân cơ nằm bọc tròn quanh khớp vai, có chức năng làm chắc vai, giúp ta làm động tác giơ tay lên, đưa tay ra trước, ra sau và xoay vai.

    Nhóm gân này rất mỏng nhưng lại rất quan trọng, phụ trách gần như toàn bộ hoạt động của khớp vai. Do đó, nếu bị viêm sưng nề sẽ làm đau, và giảm hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mạn tính rất khó điều trị. Triệu chứng xảy ra từ từ và thường không nhớ rõ nguyên nhân.

    Biểu hiện: đau vùng vai, có thể đau lan lên cổ hoặc xuống dưới mặt trước cánh tay. Đau khi thực hiện động tác giơ tay quá đầu phát bóng, xì-mách trong cầu lông, tennis, bóng chuyền, bơi lội..., hoặc khi thực hiện động tác ném trong ném lao, bóng ném...

    Diễn tiến: nếu không điều trị đúng và kịp thời, đau vai sẽ ngày càng nặng, đau tăng khi vận động, và đau cả khi ngủ. Về sau, có lúc đau dữ dội khiến không thể cử động được vai. Khi đau vai kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng cứng khớp, teo cơ, mất chức năng vận động, gây xáo trộn cuộc sống, suy sụp toàn thân, mất ngủ mạn tính.

    Chẩn đoán: bác sĩ chuyên khoa sau khi khám sẽ cho chụp X-quang, siêu âm hay cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

    Điều trị: khi bị đau, nên ngưng chơi, chườm đá, tập cử động khớp vai nhẹ nhàng, làm các bài tập kéo giãn.

    Nếu bị nặng, bác sĩ sẽ cho uống thuốc kháng viêm giảm đau, mang đai bất động vai, hay tập vật lý trị liệu.

    Nếu sau 1 tháng điều trị với các biện pháp trên mà không đỡ, cần phẫu thuật hoặc nội soi khớp vai lấy mô viêm bằng các phương tiện chuyên dùng hoặc dùng sóng radio đốt hết các mô viêm, giúp gân trở lại bình thường. Sau mổ, tập phục hồi sớm và chơi lại thể thao sau 4 tháng.

    Viêm đầu dài gân 2 đầu: là đau mặt trước vai, lan xuống dưới khuỷu.

    Nguyên nhân: vận động khớp vai mạnh quá mức, lặp đi lặp lại. Tăng đột ngột cường độ, tần suất hay thời gian tập hoặc chơi thể thao. Thường gặp ở các môn cầu lông, tennis, bơi thuyền, golf, bơi lội, thể dục dụng cụ, bóng ném, ném lao...

    Chẩn đoán và điều trị: nghỉ ngơi, chườm đá, kháng viêm, vật lý trị liệu. Trong trường hợp nặng, hầu hết đều đáp ứng tốt với chích corticoid vào gân viêm, một số trường hợp phải dùng đến phẫu thuật với sóng radio.

    Phòng ngừa: tập mạnh khối cơ vùng vai, thực hiện các bài tập kéo giãn.

    (http://www.khoahocphothong.com.vn/ne...-the-thao.html)

  2. #2

    Ngày tham gia
    Jul 2013
    Bài viết
    0
    Đau bả vai phia sau lưng và nghe" cộp cộp "khi giao banh,như vậy cho mình hỏi là có phải bị viêm gân khớp vai ko?nhờ bacsianh tư vẫn dùm,xin cảm ơn!

  3. #3

    Ngày tham gia
    Aug 2013
    Bài viết
    0
    Nhiều khả năng bạn bị mất đồng vận nhóm cơ quanh bả vai gây viêm túi hoạt dịch bả vai-lồng ngực sau lưng. Nên đến tôi kiểm tra cho.

  4. #4

    Ngày tham gia
    Aug 2013
    Bài viết
    0
    Cho em hỏi mấy cái đèn hồng ngoại bán trên thị trường dụng cụ y tế có giúp cải thiện chấn thương này không vậy bác sĩ. Cám ơn bác sĩ nhiều.

  5. #5

    Ngày tham gia
    Jul 2013
    Bài viết
    0
    Đèn này không cải thiện được đâu em ơi.

  6. #6

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0
    Em là nam , bị đau nhói ở vùng ngực gần nách là bị gì vậy bác sĩ

  7. #7

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Anh nên giảm cường độ và nhịp độ chơi tennis. Bù lại, trong tuần nên đi bơi hay tập gym nhẹ để tránh quá tải gân cơ khi chỉ chơi 1 môn tennis. Nếu dưỡng thương 1-2 tuần mà không đỡ nên đến bacsi Anh khám cho.
    Trích dẫn Gửi bởi minh_2004
    chao bs trong anh minh sn 1969 choi tennis tu nam 2004 luc truoc bi dau ebowl nghi mot thoi gian baygio choi lai thay dau nhieu cho qua nhu dau lung , dau ba vai, khop ban tay phai, khop ngon chan , roi bi chuot rut nua, theo bs minh phai choi the nao de giam bot chan thuong tks

  8. #8

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi bacsianh
    viêm gân khớp vai ở người chơi thể thao

    khớp vai là khớp có biên độ vận động lớn nhất cơ thể nên rất dễ bị chấn thương. Chấn thương vùng vai chiếm 1/10 tất cả các chấn thương thể thao. Hầu hết chấn thương do quá tải hoặc lặp đi lặp lại động tác ném và đẩy. Trong tất cả các khớp, phục hồi chức năng khớp vai sau chấn thương là khó nhất vì tầm vận động quá rộng, nhiều gân cơ tham gia và cần thời gian khá dài sau chấn thương mới có thể chơi thể thao trở lại.

    Viêm gân chóp xoay

    viêm gân chóp xoay thường gặp nhất ở vùng vai. Nhóm gân cơ xoay ở vai gồm 4 gân cơ nằm bọc tròn quanh khớp vai, có chức năng làm chắc vai, giúp ta làm động tác giơ tay lên, đưa tay ra trước, ra sau và xoay vai.

    Nhóm gân này rất mỏng nhưng lại rất quan trọng, phụ trách gần như toàn bộ hoạt động của khớp vai. Do đó, nếu bị viêm sưng nề sẽ làm đau, và giảm hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mạn tính rất khó điều trị. Triệu chứng xảy ra từ từ và thường không nhớ rõ nguyên nhân.

    Biểu hiện: đau vùng vai, có thể đau lan lên cổ hoặc xuống dưới mặt trước cánh tay. đau khi thực hiện động tác giơ tay quá đầu phát bóng, xì-mách trong cầu lông, tennis, bóng chuyền, bơi lội..., hoặc khi thực hiện động tác ném trong ném lao, bóng ném...

    Diễn tiến: Nếu không điều trị đúng và kịp thời, đau vai sẽ ngày càng nặng, đau tăng khi vận động, và đau cả khi ngủ. Về sau, có lúc đau dữ dội khiến không thể cử động được vai. Khi đau vai kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng cứng khớp, teo cơ, mất chức năng vận động, gây xáo trộn cuộc sống, suy sụp toàn thân, mất ngủ mạn tính.

    Chẩn đoán: Bác sĩ chuyên khoa sau khi khám sẽ cho chụp x-quang, siêu âm hay cộng hưởng từ (mri) để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

    điều trị: Khi bị đau, nên ngưng chơi, chườm đá, tập cử động khớp vai nhẹ nhàng, làm các bài tập kéo giãn.

    Nếu bị nặng, bác sĩ sẽ cho uống thuốc kháng viêm giảm đau, mang đai bất động vai, hay tập vật lý trị liệu.

    Nếu sau 1 tháng điều trị với các biện pháp trên mà không đỡ, cần phẫu thuật hoặc nội soi khớp vai lấy mô viêm bằng các phương tiện chuyên dùng hoặc dùng sóng radio đốt hết các mô viêm, giúp gân trở lại bình thường. Sau mổ, tập phục hồi sớm và chơi lại thể thao sau 4 tháng.

    Viêm đầu dài gân 2 đầu: Là đau mặt trước vai, lan xuống dưới khuỷu.

    Nguyên nhân: Vận động khớp vai mạnh quá mức, lặp đi lặp lại. Tăng đột ngột cường độ, tần suất hay thời gian tập hoặc chơi thể thao. Thường gặp ở các môn cầu lông, tennis, bơi thuyền, golf, bơi lội, thể dục dụng cụ, bóng ném, ném lao...

    Chẩn đoán và điều trị: Nghỉ ngơi, chườm đá, kháng viêm, vật lý trị liệu. Trong trường hợp nặng, hầu hết đều đáp ứng tốt với chích corticoid vào gân viêm, một số trường hợp phải dùng đến phẫu thuật với sóng radio.

    Phòng ngừa: Tập mạnh khối cơ vùng vai, thực hiện các bài tập kéo giãn.

    (http://www.khoahocphothong.com.vn/ne...-the-thao.html)
    chao bs trong anh minh sn 1969 choi tennis tu nam 2004 luc truoc bi dau ebowl nghi mot thoi gian baygio choi lai thay dau nhieu cho qua nhu dau lung , dau ba vai, khop ban tay phai, khop ngon chan , roi bi chuot rut nua, theo bs minh phai choi the nao de giam bot chan thuong tks

  9. #9

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Hi BS Anh

    Hiện nay e đang bị tình trạng: Khớp vai tay phải cám giác bị đau thốn

    khi đánh forehand ở trên cao, còn khi đánh tất cả các động tác khác thì ko có

    cảm giác gì ( ko đau). Cảm giác đau khớp hay dây thần kinh .

    Thank you so much

    BS khám lúc mấy giờ để có gì e ghé qua BS kiểm tra dùm

  10. #10

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Lương y VÕ HÀ


    Theo một số nghiên cứu hiện nay, hơn 2/3 trường hợp viêm khớp dạng thấp có liên quan đến cơ chế tự miển dịch. Ở những người nầy, hệ kháng nhiễm của cơ thể đã nhận lầm một số yếu tố bình thường và vô hại như những tác nhân lạ và tấn công chúng. Quá trình nầy đã tạo ra viêm nhiễm. Do đó, bên cạnh việc rèn luyện và vận động hợp lý việc phòng ngừa và điều trị kịp thời căn bệnh phải bắt đầu từ việc điều chỉnh chế độ ăn uống để loại bỏ hoặc hạn chế các tác nhân gây bệnh.


    Nguyên nhân

    Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh do thoái hoá cơ, xương, khớp. Mỗi khớp thường được bảo vệ bởi nhiều thành phần như cơ, gân, sụn và màng hoạt dịch. Trong quá trình cuộc sống, do tuổi đời, do chấn thương, do lao động nặng nhọc hoặc do tích lũy những chất độc hại, các khớp có thể bị thoái hóa, các tổ chức ở khớp bị khô nước, hóa vôi, xơ hóa hoặc biến dạng. Những sự thay đổi này làm mất đi tính đàn hồi và sự linh hoạt cần thiết nên gây đau nhức và khó khăn khi chuyển động. Bệnh thường xảy ra ở những khớp nhỏ và có tính đối xứng nhau như khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, ngón chân, đầu gối. . Bệnh cũng có thể xảy ra ở khớp háng, hoặc các đốt sống. Thoái hoá khớp thường được xem là một hệ quả tự nhiên của quá trình lão hoá. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu của khoa học hiện nay, phần lớn trường hợp viêm khớp mãn tính có liên quan đến những vấn đề của hệ miển dịch.

    Theo y học cổ truyền, Can chủ gân, Thận chủ xương và Tỳ chủ vận hóa khí huyết. Do đó, khi Can, Thận hư tổn và Tỳ Vị suy yếu thì phong, hàn, thấp xâm nhiễm khiến chân tay đau nhức, co duỗi khó khăn. Ngoài ra, cơ chế “tự miển dịch” có liên quan đến cơ địa dị ứng và yếu tố “phong” của y học cỗ truyền.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •