Kết quả 1 đến 7 của 7

Chủ đề: Nửa đêm

  1. #1

    Ngày tham gia
    Apr 2013
    Bài viết
    0

    Nửa đêm

    http://congdong.cz/home/wp-content/uploads/2011/03/H��i-hước-quan-ta-300x281.jpg

    Đề nghị ghi rõ nguồn CongDong.Cz và để link sau : http://congdong.cz/home/15575/chum-t...#ixzz2mfv75Yo0

    khi bạn copy lại bài viết này. Xin cảm ơn


    Nửa đêm nghe điện thoại reo

    Giật mình ớn lạnh như mèo phải mưa

    Biết làm sao được bây giờ

    Một bên là vợ đang vờ ngủ say

    Như hổ bỏ đói lâu ngày

    Chỉ chờ cơ hội vồ ngay con mồi

    Một bên chỉ một gang thôi

    Nhấn phím là được nghe lời của em

    Được nghe máu hát trong tim

    Được nghe nhạc thở xuống, lên phập phồng

    Lòng đang rối mớ bòng bong

    Bỗng đâu vợ quát: „Đừng hòng giấu tôi!”

    Thế là tan hết cả rồi

    Thế là còn lại mình tôi chịu đòn !

    View more random threads:


  2. #2

    Ngày tham gia
    Apr 2013
    Bài viết
    0


    Nửa đêm nghe điện thoại reo

    Giật mình ớn lạnh như mèo phải mưa

    Biết làm sao được bây giờ

    Một bên là vợ đang vờ ngủ say

    Như hổ bỏ đói lâu ngày

    Chỉ chờ cơ hội vồ ngay con mồi

    Một bên chỉ một gang thôi

    Nhấn phím là được nghe lời của em

    Được nghe máu hát trong tim

    Được nghe nhạc thở xuống, lên phập phồng

    Lòng đang rối mớ bòng bong

    Bỗng đâu vợ quát: „Đừng hòng giấu tôi!”

    Thế là tan hết cả rồi

    Thế là còn lại mình tôi chịu đòn!

  3. #3
    CỦ MÔN – CỦ TỪ

    Đời ta vợ dạy nên khôn

    Ra đường thấy củ khoai môn, nói „từ”

    Trò đời đen đỏ thực hư

    Nếu ai chỉ hỏi củ từ? nói „môn”

    Rằng khôn, biết dại ấy khôn

    Mù mờ lẫn lộn củ môn – củ từ!

  4. #4

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    LỜI VÀNG CỦA SẾP

    Bây giờ ghế ít *** nhiều

    Chúng mày hãy nhớ những điều sau đây


    Ăn chơi là việc của tao,

    Việc nghĩ, việc viết, thôi giao chúng mày.

    Việc tao ngồi ký suốt ngày,

    Thực thi công việc, chúng mày thay tao.

    Việc tao là hưởng lộc cao,

    Công lên việc xuống lại giao chúng mày.

    Ví dụ:

    Uống rượu là việc của tao

    Còn khiêng, bưng, rót thôi giao chúng mày

    Nhậu nhẹt là việc của tao

    Còn khâu thanh toán, thôi giao chúng mày

    Ăn ốc là việc của tao

    Còn khâu đổ vỏ, thôi giao chúng mày

    Báo cáo thành tích để tao

    Còn nhận khuyết điểm lại giao chúng mày.


    Giao du khắp thế gian này,

    Mở rộng tầm mắt, việc này phần tao.

    Trèo đèo lội suối gian lao

    Tính toán rất kỹ, thôi giao chúng mày.


    Lại đây tao bảo cái này,

    Tao cấm chúng mày nghĩ chuyện chống tao.

    Chống tao, tao chẳng làm sao

    Nhưng mày nghĩ bậy, thì tao trị mày.

    Trời cao, biển rộng, đất dày,

    Tao đố chúng mày thoát khỏi tay tao.


    Trên trời muôn vạn vì sao

    Đố ai đo được lòng tao với mày.

  5. #5

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    “Come on!” có nhiều nghĩa, như tự thúc giục mình nhanh hơn, cố gắng hơn; biểu lộ sự thất vọng; một từ dùng để khuyên giải người khác; biểu lộ sự khuyến khích; biểu lộ sự không tin tưởng; biểu lộ sự cáu giận, mất kiên nhẫn. Tùy ngữ cảnh, tùy âm sắc mà “come on!” mang ý nghĩa khác nhau. Trên sân tennis, “come on!” thường là “tiến lên!” nếu nói nhỏ vừa đủ mình nghe hoặc sẽ “tới đây, ta thách đấy!” nếu hét tô. Trường hợp cua Azarenka rõ ràng là khiêu khích: “Tiếp đi nào, tiếp nữa đi, ta thách mi đấy”.

    Tại sao một từ khá kỳ cục trở thành khẩu hiệu? “Tôi không biết, những từ đó ở đầu lưỡi tôi đầu tiên một cách tự nhiên sau một đường bóng căng thẳng”, John Isner nói. “Có lẽ tôi xem nó trên ti vi từ nhỏ, rồi dùng nó trên sân tập từ nhỏ và trở thành thói quen”, Milos Raonic nói. Ai là người đầu tiên dùng “come on!”? Tôi nghĩ Lleyton Hewitt là người đầu tiên”, cựu tay vợt Brad Gilbert cho ý kiến. “Tôi không biết ai đầu tiên, nhưng khi bàn về chuyện này, cái tên đầu tiên nhảy vào đầu tôi là Hewitt”, Robinson nói. “Hewitt”, Carillo nói, “Ít nhất anh biến nó thành phổ biến”.

    Vậy tay vợt 32 tuổi từng giành 2 Grand Slam nói gì? “Tôi chơi bóng với rất nhiều cảm xúc. Tôi bắt đầu dùng từ này ở các giải đấu trẻ. Từ này đã được sử dụng trước khi tôi chơi bóng. Có lẽ bạn đã từng nghe Jimmy Connors dùng nó rồi?” Virginia Wade, tay vợt nữ năm nay 68 tuổi khẳng định bà đã dùng “come on!” từ thập niên 1960.Nguồn gốc của “come on!” trong tennis có thể lờ mờ nhưng Hewitt cho nó tầm vóc của hiện nay, không thể phủ nhận điều đó. Anh còn làm cho nó sinh động bằng cách chụm năm đầu ngón tay chĩa vào trán mình. Hình ảnh rất ấn tượng.


    “Come on!” trở thành một quốc tế ngực trong tennis, từ cô gái người Sec đến chàng trai người Argentina đều dùng. “Tôi nhớ có một lần đấu với một đối thủ Nhật Bản, đó là một cô gái điềm tĩnh ngọt ngào. Nhưng rồi thì cô ta cũng hét “come on!” dữ tợn như ai. Tôi không biết là cô ta nói được tiếng Anh hay không”, Lindsay Davenport nói. Từ “Vamos!” giờ cũng trở nên “quốc tế hóa” Ana Ivanovic dùng nó với Fernando Verdasco. Svetlana Kuznetsova dùng nó vì cô tập tennis ở Tây Ban Nha từ tuổi thiếu niên. Trong một trận đấu ở giải Rogers Cup năm nay, cuối set hai, tay vợt Ý Sara Errani đánh một trái bóng hỏng, đầu bên kia, tay vợt Pháp Alize Cornet hét lên “Vamos!”, Errani vốn là người khá điềm tĩnh đã bị chọc tức, vặn lại: “Tại sao cô nói vamos? Cô phải nói allez chứ. Cô chưa bao giờ nói vamos mà hôm nay lại nói vamos”.

  6. #6

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Sao đang thơ hay cơ mà.

  7. #7

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Thì cũng có lúc phải đổi món chứ

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •