Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0

    Quan điểm về “thiện nguyện viên”

    Cuộc đời là những tiếng vang, những gì chúng ta nói sẽ vọng lại. Điều mà chúng ta cho đi cũng sẽ được nhận lại. Trong cuộc sống này, nếu so sánh với những gì chúng ta đã gặp, đã biết thì cuộc sống của chúng ta hiện tại là một thiên đường. Để có được từ sự hình thành, củng cố, định hình và phát huy những giá trị tinh thần, giá trị nhân cách, xây dựng văn hóa bản than là một điều hết sức đáng quý và xứng đáng được trân trọng.
    Như chúng ta đều biết, muốn làm một việc thiện nguyện thì chúng ta phải là “thiện nguyện viên”.
    Vậy “thiện nguyện viên” là ai và để làm gì?

    Theo tôi thì trừ những người đang làm việc tại công sở hoặc đại loại thế thì tất cả chúng ta đều đang là “thiện nguyện viên” khi cần. Có thể nói từ việc làm một việc thiện nguyện đến cái tâm thiện nguyện vì cộng đồng là một khoảng hành trình không ngắn chút nào, cũng không dễ gì khi bỗng dưng sẵn sang cho đi một tài sản với sự tự nguyện và không mưu cầu lợi ích cho mình là cả một vấn đề để suy nghĩ lại.

    Người làm thiện nguyện giống như một mầm cây bật dậy từ tâm người khác, người làm thiện nguyện cũng có một suy nghĩ là tìm kiếm một sự bình an cho bản than mình. Vấn đề còn lại là khi muốn san sẻ vật chất thì phải có vật chất để san sẻ, muốn chia sẻ tinh thần thì phải có tâm, có long thiện và khi đã có tâm vì người thì người làm thiện nguyện sẽ được bình an.
    Vậy làm thiện nguyện viên có dễ lắm không?

    Theo tôi thì làm thiện nguyện khó hơn làm kinh doanh nếu như làm đúng phương pháp và phương thức.

    Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm cả một kho tàng các loại sách hướng dẫn làm kinh doanh và cả hang triệu bài viết dạy người ta kiếm tiền bằng nhiều ngôn ngữ. Trong khi đó để tìm một ít kiến thức để học làm thiện nguyện thì khó khăn vô cùng.
    Trách nhiệm của thiện nguyện viên là gì?

    Theo tôi thì bất cứ một công việc gì cũng cần phải có tinh thần trách nhiệm và đối với công tác thiện nguyện cũng vậy. Thế nhưng, trách nhiệm của một tình nguyện viên thì lại khó hơn bởi vì nó xuất phát từ “tâm” của chính thiện nguyện viên đó. “Nó” không ràng buộc bởi bất kỳ lợi ích nào nên sẽ rất khó để sản sinh được một tinh thần trách nhiệm cao.

    Khi trong một đoàn thể, một tổ chức hay một nhóm thiện nguyện mà mọi người đều có tinh thần trách nhiệm thì mọi hoạt động sẽ hiệu quả hơn. Nếu có một vài cá nhân thiếu đi tinh thần trách nhiệm thì sẽ phá vỡ quyền lợi của chính các bạn có tinh thần trách nhiệm đang cố thể hiện.

    Trách nhiệm của mỗi tình nguyện viên được thông qua những biểu hiện, công việc như: giữ đúng lời hứa, đi đúng giờ, hoàn thành công việc được giao, tiếp nhận công việc trong khả năng, làm việc nghiêm túc, tinh thần đồng đội, đề xuất ý kiến, tôn trọng nội quy, tìm hiểu những kỹ năng hoạt động, chung tay phát triển nhóm, đổi mới sang tạo sự hăng say và thái độ làm việc, quan tâm giúp đỡ nhau …

    Tình nguyện viên nên theo những nguyên tắc bất di bất dịch là: không nói thay, không làm thay và không quyết thay.

    Đối với cá nhân tôi với vai trò hiện có thì nếu muốn làm tốt một công tác thiện nguyện thì phải có: tấm lòng, phương pháp và định hướng.


    Hoàng Nguyễn

  2. #2

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Hình như bác post nhiều lần phải ko, thấy ben kia có tiêu đề y chang

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •