Gã là Lê Văn Sơn, người thôn Trầm Khúc, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã 13 năm lê lết đạp xe cà tàng bán kẹo kéo với một bên chân còn lại.

Gã cụt với chất giọng đanh khàn đã làm được cho mình một “thương hiệu” không lẫn vào đâu khi người ta gọi: Kẹo kéo cụt chân.

<a rel="nofollow" href="http://nk6.upanh.com/b4.s26.d2/258df61290ec4ff3ce20697a8407d5a5_43207506.cuocdoig akeokeocutchan1.jpg" onclick="_gaq.push(['_trackEvent', 'Outgoing', 'nk6.upanh.com', '/b4.s26.d2/258df61290ec4ff3ce20697a8407d5a5_43207506.cuocdoig akeokeocutchan1.jpg']);return hs.expand(this)"></a>

Hằng ngày, Sơn đạp xe bằng một chân hàng trăm km.

Nhà nghèo bệnh trọng

Sơn bảo, đến 29/3 này là tròn 20 năm bị tai nạn cụt chân. Ông trời không muốn ai bị tàn tật nhưng chẳng may bị thì phải cố gắng, không ỷ lại, không dựa dẫm xã hội. Nếu dựa dẫm thì không những đã tàn tật cơ thể mà lại tàn tật cả tâm hồn và lòng tự trọng.

Một buổi chiều, khi qua gầm cầu Long Biên, Hà Nội, tôi gặp một đám thanh niên đầu xanh tóc đỏ hùng hục cầm gậy đuổi theo một người. Khổ! Đó lại là người cụt mất một bên chân đang cố hết sức chống nạng chạy đòn. Tôi dừng lại can ngăn, người cụt chân nhìn với ánh mắt cầu khẩn rồi lên tiếng: “Anh cứu em, người ta ăn kẹo không trả tiền còn muốn giết em”.

Tôi dàn hòa, mấy thanh niên bỏ đi, gã cụt theo tôi vào một quán trà vỉa hẻ ở dốc Long Biên. Câu chuyện buồn đời gã cứ thế được toạc toàng toang giữa những ồn ào phố thị.

Sinh năm 1976 trong gia đình nông dân nghèo. “Tam nam bất phú”, Sơn lại là con cả nên chỉ được học hết lớp 2 rồi phải nghỉ đi xúc cua hớt tép phụ bố mẹ nuôi em ăn học.

Gánh nặng lại dồn vai đứa trẻ chưa hết tuổi tiểu học khi bố Sơn bệnh tật quanh năm. Mẹ Sơn không khá hơn khi đi làm đồng chẳng may giẫm phải mảnh thủy tinh từ lọ thuốc sâu. Không tiền đi viện, bà giấu bệnh, ủ mảnh tinh ấy trong bàn chân suốt 12 năm liền.

“Chưa hết anh ạ, sau đó đau quá phải vay tiền họ hàng mà cắt bàn chân đi. Nhưng bác sĩ bảo không cắt được, đành để lại và “móc” cái mảnh thủy tinh ấy ra. Bây giờ, có lỗ nhỏ bằng ngón tay xuyên lòng bàn chân, nhìn mà rợn người”, Sơn cho biết.

Ở cái tuổi 16 bẻ gãy sừng trâu, Sơn đi làm gạch ở xã Đại Đồng cách nhà vài cây số với ước mong có tiền giúp bố mẹ chữa bệnh. Nhưng làm được tròn 20 ngày, đến ngày thứ 21 thì định mệnh ập đến. Máy ép gạch cuốn chân trái của Sơn vào mà nghiến mặc anh la hét, ngất lên ngất xuống mấy lần.

Sơn được chủ lò gạch quẳng lên một chiếc công nông đầu ngang chở lên Hải Dương cấp cứu. Mạng giữ được nhưng chân bị nghiến nát cho đến bẹn phải đành tháo khớp chấp nhận tật nguyền.

Sơn buồn bã, mấy lần định uống thuốc sâu tự tử. Nhưng mỗi lần dốc cái lọ nồng mùi thuốc kia lên miệng anh lại bật khóc. “Không phải khóc cho thân tàn của em đâu. Em khóc vì bố mẹ và các em thôi. Nhà em nghèo quá, em chết thì coi như trụ nhà đổ, em phải sống để nghĩ cách cứu gia đình”.

Bạn bè và nhiều người trong làng ngoài xóm thương Sơn, nhưng cũng nghèo thì không thể giúp Sơn bằng vật chất. Có người bảo Sơn: “Hay là mày đi ăn xin thiên hạ mà sống”. Sơn định thế, nhưng ngẫm lại, Sơn bảo: “Không được, mình mới chỉ mất một chân, đi ăn xin nhục lắm. Phải tìm cách khác mà sống đường hoàng bằng chính mồ hôi xương máu”.

<a rel="nofollow" href="http://nk2.upanh.com/b5.s26.d2/d8d12fdc6c4dfebb84ad7981fa92fd3b_43207532.cuocdoig akeokeocutchan2.jpg" onclick="_gaq.push(['_trackEvent', 'Outgoing', 'nk2.upanh.com', '/b5.s26.d2/d8d12fdc6c4dfebb84ad7981fa92fd3b_43207532.cuocdoig akeokeocutchan2.jpg']);return hs.expand(this)"></a>

Kẹo kéo càng kéo càng dài.

Bài ca kẹo kéo

Vậy là Sơn lết đi bằng một chân lên Hà Nội làm đủ thứ nghề. Nào buôn măng chua, bán chiếu cói, học nghề may và đủ thứ nghề khác không tên nhưng ít vốn lập nghiệp nên đành bỏ dở giữa chừng.

Đang loay hoay thì Sơn gặp một ông cụ cũng tàn tật như gã làm nghề bán kẹo kéo ở gần bến xe Lương Yên. Ông cụ nhận Sơn làm đệ tử để truyền nghề, hai thầy trò cụt chân từ đó mải miết trên những cung đường khắp Bắc – Trung – Nam với đời kẹo kéo.

Sư phụ chết đi, Sơn lại một mình trên chiếc xe cà tàng đi rao bán kẹo. Sơn bảo, bán thứ này phải có duyên có bài thì mới có khách. Nói rồi, gã đọc cho tôi nghe câu ca về nghề: “Nhôm đồng sắt hỏng/Bình tông can làn/Nhựa hỏng dép đứt vứt bờ rào mang ra đổi đê. Kẹo kéo càng kéo càng dài, càng nhai càng ngọt, mút nước bọt ngọt cả ngày, ngọt như đường cát, mát như đường phèn. Già ăn thì trẻ lại, gái ăn thì đắt chồng đê…”.

Chưa hết, Sơn còn nghĩ ra mấy câu “ăn khách”: “Trên trời có trăng có sao/ Dưới đất còn có cô cao cô lùn/Tối về mẹ hỏi sao cao?/Cô đáp mẹ rằng: Tại ăn kéo kèo…”.

Nghe vui tai làm vậy nhưng Sơn bảo, làm nghề này rất nguy hiểm. Tôi thấy lạ, gã giải thích: “Trường hợp bị quỵt tiền là thường xuyên, thậm chí phải chạy bán sống bán chết vì trẻ con ham kẹo đòi bố mẹ mua, họ mang tông mang dép ra nhưng không phải để đổi lấy kẹo mà đánh mình hoặc hất đổ hàng của mình xuống đất”.

Sơn cho biết, tảng sáng gã đạp xe 30 cây số từ quê Hưng Yên lên Hà Nội, tối lại đạp về. Trên thùng xe lúc nào cũng đầy ắp 60 cân kẹo, mà gã đạp bằng một chân mới đáng phục. Gã không giấu giếm: “Trung bình mỗi ngày em lãi khoảng trên 100.000đ. Nhưng công mình nhào bột nấu đường vất vả lắm”.

Mỗi buổi tối, Sơn lại nấu đường cùng vài cân bơ để tạo kẹo. Sau đó, đổ ra một chiếc nilon sạch, lấy chai lăn cho bẹt ra rồi đổ lạc rang vào, cuộn lại thành bánh. Sơn cho biết, một chiếc kẹo kéo ngon khi cầm lên dùng tay búng mạnh, nếu kẹo gẫy ra thì mới là nguyên chất và đảm bảo hương vị. Nếu kẹo cứ rũ xuống mềm oặt là bị nhào bột hoặc thiếu nguyên liệu cần thiết.

<a rel="nofollow" href="http://nk4.upanh.com/b4.s25.d3/dffa0eaca576b2fc2b540749a45f763c_43207584.cuocdoig akeokeocutchan3.jpg" onclick="_gaq.push(['_trackEvent', 'Outgoing', 'nk4.upanh.com', '/b4.s25.d3/dffa0eaca576b2fc2b540749a45f763c_43207584.cuocdoig akeokeocutchan3.jpg']);return hs.expand(this)"></a>

Làm kẹo kéo cũng lắm công phu.

Cụt chân vẫn cứu được người

Năm 1998, Sơn đem lòng yêu một cô gái cùng huyện khác xã. Họ nhanh chóng làm đám cưới nhưng chỉ 3 tháng sau, cô vợ thấy anh quá nghèo đành kiếm chuyện rồi bỏ đi biệt tích.

Sơn chán nản bỏ vào Đồng Nai bán kẹo kéo. Gặp một người bạn cùng quê đang làm ăn tại đó rủ ra hồ Trị An chơi. Người bạn xuống hồ tắm, lúc sau Sơn thấy bạn ngắc ngoải giữa hồ vì đuối nước. Không nghĩ nhiều, gã quăng cây nạng một bên, nhảy xuống hồ cứu bạn.

Thời gian này, Sơn còn ra tay cứu nhiều người khác bị đuối nước hoặc tai nạn giao thông: “Nghề bán kẹo phải đi nhiều nên gặp không ít hoàn cảnh éo le, nguy hiểm cần mình giúp. Chỉ trừ leo núi là mình không làm được chứ có xuống biển, đạp xe chở người đi cấp cứu là em làm được tuốt”.

Sau gần chục năm bươn trải khắp các tỉnh trong miền Nam, năm 2008 Sơn về quê tiếp tục bán kẹo kéo và lấy được một cô vợ trẻ đẹp tên là Nguyễn Thị Hân người Hải Dương. Vợ chồng họ đã có với nhau một cậu con trai bụ bẫm, kháu khỉnh. Đó âu cũng là một điều hạnh phúc, một sự bù đắp cho số phận.

“13 năm bán kẹo kéo tôi đã tạo được cho mình một thương hiệu khi người ta gọi là “kẹo kéo cụt chân”. Làm nghề kẹo kéo khó chứ không dễ anh ạ! Phải có bí quyết và có duyên, không là hàng ế vứt không ai lấy chứ đừng nói được một đồng một cắc của thiên hạ”, Sơn tâm sự.