Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 30
  1. #11

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Dung Ben Cat
    Nhọc nhằn những gánh hàng rong ngày giá lạnh

    Hà Nội đang phải hứng chịu cái lạnh tê tái và quay quắt với những cơn gió mùa và nền nhiệt độ nhiều khi xuống dưới 10 độ C. Thế nhưng trên những con đường nho nhỏ của Hà thành người ta vẫn bắt gặp những thân hình gầy guộc với manh áo mỏng manh gánh những thứ hàng rong trĩu nặng lầm lũi sống qua ngày.

    Trong cái lạnh cắt ra cắt thịt, bạn đang cuộn mình trong chăn ấm thì nhiều người lao động nghèo vẫn phải chịu thương chịu khó bươn chải mưu sinh. Hy vọng sau khi xem những hình ảnh dưới đây các bạn sẽ biết trân trọng hơn những gì mà mình đang có.

    Những hình ảnh gánh hàng rong trĩu nặng ngày đông:


    Nhọc nhằn gánh hàng đi sớm trong cái lạnh đầu đông khi phố phường vẫn còn chìm trong giấc ngủ.


    Tranh thủ chợp mắt bên vệ đường


    Người phụ nữ trong một gia đình nghèo tại khu lao động ven sông Long Biên chuẩn bị cho chuyến hàng sớm.


    Những thứ quà quê ít tiền và ít cả người mua.


    Những gánh hàng trĩu nặng trên vai bươn chải trên nhiều khu phố


    Ngủ ngay trong chiếc xe hàng của mình



    Gánh hàng rong nặng trĩu trên vai, một bên mẹ gánh hàng, một bên mẹ gánh cả cuộc đời con.


    Những người mẹ đã 70 - 80 tuổi vẫn còng lưng kiếm sống nuôi con.


    Tuổi thơ đẹp được ngồi trong thúng theo mẹ ra chợ phiên.



    Và đâu đó, vẫn còn có những đứa trẻ mồ côi mơ về một vòng tay mẹ ...
    Chúc Bạn có một ngày cuối tuần vui vẻ và ấm áp với gia đình !
    Hay quá anh ơi huuu

  2. #12

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    thank anh Dung Ben Cat.! hay.. xúc động...ý nghĩa nhân văn sâu sắc...tôi đã ứa nước mắt khi đọc lòng Mẹ..

  3. #13

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    thank anh Dung Ben Cat.! hay.. xúc động...ý nghĩa nhân văn sâu sắc...tôi đã ứa nước mắt khi đọc lòng Mẹ..

  4. #14

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Hai bao tải của người mẹ khiến cả trại giam bật khóc

    Có những thứ, phải khi mất đi rồi ta mới thấy nuối tiếc, mới thấy nó quan trọng với ta như thế nào...

    Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.

    Lưu Cương phạm tội cướp giật, bị ngồi tù đã một năm. Từ ngày bị vào tù, Lưu Cương chưa có ai đến thăm.

    Nhìn những phạm nhân khác thỉnh thoảng lại có người tới thăm nom, còn được người nhà mang đến bao nhiêu đồ ăn ngon, Lưu Cương nhìn thấy mà thèm, liền viết thư cho mẹ để mẹ đến thăm, nhưng không phải vì thèm những đồ ăn ấy mà vì Lưu Cương rất nhớ bố mẹ.

    Sau khi gửi biết bao nhiêu cánh thư nhưng không có bất cứ hồi âm nào, Lưu Cương hiểu, bố mẹ đã bỏ rơi mình. Đau khổ và tuyệt vọng, Lưu Cương lại viết thêm một bức thư nữa, nói là “Nếu bố mẹ không đến thăm con, bố mẹ sẽ mãi mãi mất thằng con này”. Đây hoàn toàn không chỉ là lời nói suông, những phạm nhân bị vào tù do tái phạm đã không ít lần lôi kéo anh vượt ngục. Nhưng Lưu Cương vẫn chưa hạ được quyết tâm, nay bố mẹ không còn thương xót, đoái hoài đến mình, thì còn gì để lo lắng, vấn vương nữa.

    Hôm ấy trời lạnh đến buốt da buốt thịt. Lưu Cương đang bàn bạc với mấy “đại ca đầu trọc” về chuyện vượt ngục thì có người gọi giật lại: “Lưu Cương, có người đến thăm!” Là ai được nhỉ? Bước vào phòng thăm tù nhân, Lưu Cương đứng sựng lại, là mẹ! Một năm không gặp, trông mẹ thay đổi nhiều đến mức con trai mẹ không nhận ra. Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.


    Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau. Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói: “Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con…lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con, đường lại xa xôi...”.

    Đúng lúc ấy, có anh quản giáo bưng đến cho mẹ Lưu Cương một bát mỳ trứng còn nóng hổi, nhiệt tình nói: “Bác ăn đi cho nóng rồi lại nói chuyện tiếp ạ". Mẹ Lưu Cương vội đứng dậy, xoa xoa tay lên người, nói: “Thế này sao được”. Quản giáo đặt bát canh vào tay mẹ Lưu Cương, cười, nói: “Mẹ cháu cũng tầm tuổi bác, mẹ ăn một bát mỳ trứng của con trai không được sao?” Mẹ Lưu Cương không nói gì nữa, cúi đầu ăn “sụp soạp”. Bà ăn một cách ngon lành như mấy ngày chưa được miếng cơm nào vào bụng.

    Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn xuống đôi chân sưng đỏ, nứt bao vết máu của mẹ, xót xa hỏi: “Mẹ, chân mẹ sao thế? Giầy của mẹ đâu rồi ạ?”. Chưa kịp đợi mẹ trả lời, quản giáo liền tiếp lời: “Vì bác đi bộ nên mới thế, giầy của bác đã bị rách từ trước rồi.”Đi bộ sao? Từ nhà đến đây phải mất ba bốn trăm dặm, hơn nữa đoạn đường núi rất dài! Lưu Cương từ từ cúi người xuống, khẽ xoa lên đôi chân của mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ không bắt xe tới? Sao mẹ không mua giầy mới?”

    Mẹ vội thu chân vào, nói: “Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà”, mẹ thở dài, “Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết, vụ mùa năm nay thu hoach cũng kém, còn bố con... đi khám bệnh... cũng tốn bao nhiêu tiền... Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé".

    Anh quản giáo lau nước mắt, lặng lẽ rời đi. Lưu Cương cúi đầu hỏi: “Thế bố con đỡ hơn chưa mẹ?”.

    Lưu Cương đợi mãi không thấy mẹ trả lời, vừa ngẩng đầu lên đã thấy mẹ đang lau nước mắt, mẹ nói: “Cát bụi hết cả vào mắt i, con hỏi bố con à? Bố con sắp khỏi rồi... Bố con bảo với mẹ là nói với con là đừng lo gì cho ông ấy, cố gắng mà cải tạo con ạ.”

    Thời gian thăm phạm nhân đã hết. Quản giáo đi đến, trong tay cầm một ít tiền, nói: “Bác à, đây là chút tấm lòng của quản giáo chúng con, bác không thể đi chân trần về được bác à, nếu không, Lưu Cương sẽ đau lòng lắm ạ!”.

    Mẹ Tiểu Cương xua tay, nói: “Sao thế được, con bác vẫn còn ở đây, các cháu cũng đủ vất vả lắm rồi, bác còn cầm tiền của các cháu thì tổn thọ cho bác lắm!”

    Anh quản giáo run run giọng nói: “Phận làm con đã không những không cho bố mẹ được hưởng phúc, lại bắt bố mẹ già cả phải lo lắng suy nghĩ, để bác đi chân đất mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác đi chân trần về, thì thử hỏi người con này có còn là người nữa không bác?”.

    Lưu Cương không thể nói lại được gì, hét như xé giọng: “Mẹ!” Sau đó không nói thêm gì nữa, bên ngoài cửa sổ là tiếng khóc thút thít, anh quản giáo phải lùa đám phạm nhân đang lao động cải tạo ra chỗ khác.

    Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.

    Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào. Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói: “Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa….”

    Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt! Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi: “Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?” Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp: “Không….không có gì đâu con...” Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật: “Mẹ, đây là cái gì?!”

    Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói: “Đấy là…bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược. Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…”.

    Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột: “Bố, con sẽ thay đổi…”. Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh...

    (St).

  5. #15

    Ngày tham gia
    Apr 2013
    Bài viết
    0
    Hai bao tải của người mẹ khiến cả trại giam bật khóc

    Có những thứ, phải khi mất đi rồi ta mới thấy nuối tiếc, mới thấy nó quan trọng với ta như thế nào...

    Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.

    Lưu Cương phạm tội cướp giật, bị ngồi tù đã một năm. Từ ngày bị vào tù, Lưu Cương chưa có ai đến thăm.

    Nhìn những phạm nhân khác thỉnh thoảng lại có người tới thăm nom, còn được người nhà mang đến bao nhiêu đồ ăn ngon, Lưu Cương nhìn thấy mà thèm, liền viết thư cho mẹ để mẹ đến thăm, nhưng không phải vì thèm những đồ ăn ấy mà vì Lưu Cương rất nhớ bố mẹ.

    Sau khi gửi biết bao nhiêu cánh thư nhưng không có bất cứ hồi âm nào, Lưu Cương hiểu, bố mẹ đã bỏ rơi mình. Đau khổ và tuyệt vọng, Lưu Cương lại viết thêm một bức thư nữa, nói là “Nếu bố mẹ không đến thăm con, bố mẹ sẽ mãi mãi mất thằng con này”. Đây hoàn toàn không chỉ là lời nói suông, những phạm nhân bị vào tù do tái phạm đã không ít lần lôi kéo anh vượt ngục. Nhưng Lưu Cương vẫn chưa hạ được quyết tâm, nay bố mẹ không còn thương xót, đoái hoài đến mình, thì còn gì để lo lắng, vấn vương nữa.

    Hôm ấy trời lạnh đến buốt da buốt thịt. Lưu Cương đang bàn bạc với mấy “đại ca đầu trọc” về chuyện vượt ngục thì có người gọi giật lại: “Lưu Cương, có người đến thăm!” Là ai được nhỉ? Bước vào phòng thăm tù nhân, Lưu Cương đứng sựng lại, là mẹ! Một năm không gặp, trông mẹ thay đổi nhiều đến mức con trai mẹ không nhận ra. Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.


    Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau. Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói: “Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con…lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con, đường lại xa xôi...”.

    Đúng lúc ấy, có anh quản giáo bưng đến cho mẹ Lưu Cương một bát mỳ trứng còn nóng hổi, nhiệt tình nói: “Bác ăn đi cho nóng rồi lại nói chuyện tiếp ạ". Mẹ Lưu Cương vội đứng dậy, xoa xoa tay lên người, nói: “Thế này sao được”. Quản giáo đặt bát canh vào tay mẹ Lưu Cương, cười, nói: “Mẹ cháu cũng tầm tuổi bác, mẹ ăn một bát mỳ trứng của con trai không được sao?” Mẹ Lưu Cương không nói gì nữa, cúi đầu ăn “sụp soạp”. Bà ăn một cách ngon lành như mấy ngày chưa được miếng cơm nào vào bụng.

    Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn xuống đôi chân sưng đỏ, nứt bao vết máu của mẹ, xót xa hỏi: “Mẹ, chân mẹ sao thế? Giầy của mẹ đâu rồi ạ?”. Chưa kịp đợi mẹ trả lời, quản giáo liền tiếp lời: “Vì bác đi bộ nên mới thế, giầy của bác đã bị rách từ trước rồi.”Đi bộ sao? Từ nhà đến đây phải mất ba bốn trăm dặm, hơn nữa đoạn đường núi rất dài! Lưu Cương từ từ cúi người xuống, khẽ xoa lên đôi chân của mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ không bắt xe tới? Sao mẹ không mua giầy mới?”

    Mẹ vội thu chân vào, nói: “Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà”, mẹ thở dài, “Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết, vụ mùa năm nay thu hoach cũng kém, còn bố con... đi khám bệnh... cũng tốn bao nhiêu tiền... Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé".

    Anh quản giáo lau nước mắt, lặng lẽ rời đi. Lưu Cương cúi đầu hỏi: “Thế bố con đỡ hơn chưa mẹ?”.

    Lưu Cương đợi mãi không thấy mẹ trả lời, vừa ngẩng đầu lên đã thấy mẹ đang lau nước mắt, mẹ nói: “Cát bụi hết cả vào mắt i, con hỏi bố con à? Bố con sắp khỏi rồi... Bố con bảo với mẹ là nói với con là đừng lo gì cho ông ấy, cố gắng mà cải tạo con ạ.”

    Thời gian thăm phạm nhân đã hết. Quản giáo đi đến, trong tay cầm một ít tiền, nói: “Bác à, đây là chút tấm lòng của quản giáo chúng con, bác không thể đi chân trần về được bác à, nếu không, Lưu Cương sẽ đau lòng lắm ạ!”.

    Mẹ Tiểu Cương xua tay, nói: “Sao thế được, con bác vẫn còn ở đây, các cháu cũng đủ vất vả lắm rồi, bác còn cầm tiền của các cháu thì tổn thọ cho bác lắm!”

    Anh quản giáo run run giọng nói: “Phận làm con đã không những không cho bố mẹ được hưởng phúc, lại bắt bố mẹ già cả phải lo lắng suy nghĩ, để bác đi chân đất mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác đi chân trần về, thì thử hỏi người con này có còn là người nữa không bác?”.

    Lưu Cương không thể nói lại được gì, hét như xé giọng: “Mẹ!” Sau đó không nói thêm gì nữa, bên ngoài cửa sổ là tiếng khóc thút thít, anh quản giáo phải lùa đám phạm nhân đang lao động cải tạo ra chỗ khác.

    Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.

    Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào. Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói: “Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa….”

    Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt! Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi: “Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?” Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp: “Không….không có gì đâu con...” Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật: “Mẹ, đây là cái gì?!”

    Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói: “Đấy là…bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược. Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…”.

    Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột: “Bố, con sẽ thay đổi…”. Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh...

    (St).

  6. #16

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Cây Đèn Đã Tắt !

    Một người cha kia có một cô con gái nhỏ – đó là đứa con yêu quý duy nhất của ông. Ông sống vì con, và cô bé chính là cuộc sống của ông. Nhưng rồi cô bé bị đau, và căn bệnh cứ ngày càng nặng, mặc cho những gắng sức của các bác sĩ tài giỏi nhất. Người cha trở nên phát cuồng, không còn tự chủ được nữa, ông như muốn lay chuyển trời đất để mong đem lại sự sống cho con. Nhưng mọi nổ lực của ông không có ý nghĩa gì cả, và cô bé qua đời.

    Người cha không thể chấp nhận sự thật đó. Ông trở nên cay đắng trong lòng, và ông bắt đầu cách ly mình khỏi cuộc sống, không muốn gặp bạn bè, từ chối tất cả những hoạt động có thể hàn gắn lại vết thương lòng mình, không tham gia bất kỳ việc gì vốn có thể khiến ông trở về với con người bình thường vốn có của mình.


    Nhưng rồi một đêm nọ, ông có một giấc mơ. Ông mơ thấy mình ở trên thiên đàng, và đang dự một đám rước lộng lẫy, trang trọng và huy hoàng của tất cả những thiên thần nhỏ. Bọn họ diễu hành đến Ngôi của Tòa Án Trắng trong một hàng ngũ dường như không có điểm cuối…Mỗi một đứa trẻ thiên thần trong chiếc áo choàng trắng đều cầm trên tay một cây đèn cầy. Và ông nhận thấy trong đám thiên thần đó, có một thiên thần nhỏ cầm trên tay cây đèn cầy đã tắt ngấm. Bất chợt, ông nhận ra thiên thần nhỏ đó chính là con gái yêu dấu của mình. Chạy đến bên con, trong khi đám rước dừng lại một chút, ông ôm chầm lấy con mình trong tay, vuốt ve con nhẹ nhàng, và hỏi:

    “Sao vậy con, sao chỉ có cây đèn cầy của con là không sáng?”

    “Cha ơi, họ vẫn thường xuyên phải thắp lại đèn cho con, nhưng nước mắt của cha luôn làm cho nó tắt ngấm đi.” Đến đó, người cha giật mình thức giấc khỏi giấc mơ.

    Bài học rất rõ ràng với ông, và nó có tác dụng ngay lập tức. Từ giờ phút đó trở đi, người cha không còn tự cô lập mình nữa, ông lại bắt đầu hòa đồng với những bạn hữu và cộng đồng. Và như vậy, cây đèn cầy của con gái ông cũng sẽ không bị dập tắt bởi những giọt nước mắt đau thương của ông.

    Trong cuộc đời, có nhiều lúc chúng ta cũng như người cha kia, nuối tiếc về quá khứ vốn tưởng chừng rất tốt đẹp, hoặc nghĩ về những gì đã từng là sở hữu của mình, để rồi khi mất đi điều đó, chúng ta sống mãi trong đau thương và tuyệt vọng. Khi ấy, chúng ta không còn có thể nhìn biết sự hiện diện và tể trị của Chúa trên đời sống mình, không còn nhận biết Chúa đang nắm giữ cuộc sống và tương lai ta?

    (St)

  7. #17

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Cây Đèn Đã Tắt !

    Một người cha kia có một cô con gái nhỏ – đó là đứa con yêu quý duy nhất của ông. Ông sống vì con, và cô bé chính là cuộc sống của ông. Nhưng rồi cô bé bị đau, và căn bệnh cứ ngày càng nặng, mặc cho những gắng sức của các bác sĩ tài giỏi nhất. Người cha trở nên phát cuồng, không còn tự chủ được nữa, ông như muốn lay chuyển trời đất để mong đem lại sự sống cho con. Nhưng mọi nổ lực của ông không có ý nghĩa gì cả, và cô bé qua đời.

    Người cha không thể chấp nhận sự thật đó. Ông trở nên cay đắng trong lòng, và ông bắt đầu cách ly mình khỏi cuộc sống, không muốn gặp bạn bè, từ chối tất cả những hoạt động có thể hàn gắn lại vết thương lòng mình, không tham gia bất kỳ việc gì vốn có thể khiến ông trở về với con người bình thường vốn có của mình.


    Nhưng rồi một đêm nọ, ông có một giấc mơ. Ông mơ thấy mình ở trên thiên đàng, và đang dự một đám rước lộng lẫy, trang trọng và huy hoàng của tất cả những thiên thần nhỏ. Bọn họ diễu hành đến Ngôi của Tòa Án Trắng trong một hàng ngũ dường như không có điểm cuối…Mỗi một đứa trẻ thiên thần trong chiếc áo choàng trắng đều cầm trên tay một cây đèn cầy. Và ông nhận thấy trong đám thiên thần đó, có một thiên thần nhỏ cầm trên tay cây đèn cầy đã tắt ngấm. Bất chợt, ông nhận ra thiên thần nhỏ đó chính là con gái yêu dấu của mình. Chạy đến bên con, trong khi đám rước dừng lại một chút, ông ôm chầm lấy con mình trong tay, vuốt ve con nhẹ nhàng, và hỏi:

    “Sao vậy con, sao chỉ có cây đèn cầy của con là không sáng?”

    “Cha ơi, họ vẫn thường xuyên phải thắp lại đèn cho con, nhưng nước mắt của cha luôn làm cho nó tắt ngấm đi.” Đến đó, người cha giật mình thức giấc khỏi giấc mơ.

    Bài học rất rõ ràng với ông, và nó có tác dụng ngay lập tức. Từ giờ phút đó trở đi, người cha không còn tự cô lập mình nữa, ông lại bắt đầu hòa đồng với những bạn hữu và cộng đồng. Và như vậy, cây đèn cầy của con gái ông cũng sẽ không bị dập tắt bởi những giọt nước mắt đau thương của ông.

    Trong cuộc đời, có nhiều lúc chúng ta cũng như người cha kia, nuối tiếc về quá khứ vốn tưởng chừng rất tốt đẹp, hoặc nghĩ về những gì đã từng là sở hữu của mình, để rồi khi mất đi điều đó, chúng ta sống mãi trong đau thương và tuyệt vọng. Khi ấy, chúng ta không còn có thể nhìn biết sự hiện diện và tể trị của Chúa trên đời sống mình, không còn nhận biết Chúa đang nắm giữ cuộc sống và tương lai ta?

    (St)

  8. #18

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    câu chuyện rất ý nghĩa, cảm động!

  9. #19

    Ngày tham gia
    May 2013
    Bài viết
    0
    câu chuyện rất ý nghĩa, cảm động!

  10. #20

    Ngày tham gia
    May 2013
    Bài viết
    0
    Bác Dung sưu tầm được mấy câu chuyện hay và cảm động quá.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •