Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 30
  1. #1

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0

    Chuyện tình cổ tích của cô gái xinh đẹp và chàng trai tật nguyền

    Những tưởng mai này cuộc đời anh sẽ cô quạnh, lẻ bóng bởi anh bị bại liệt nặng. Nhưng cuộc đời anh đã thay đổi khi “bóng hồng” ấy đến và mang lại cho anh hơi ấm tình yêu không tưởng, bỏ mặc những lời đàm tiếu của người đời.

    Đó là câu chuyện tình đẹp như cổ tích của cặp vợ chồng “đặc biệt” Nguyễn Thanh Toàn (sinh năm 1988) và Lê Thị Vân (sinh năm 1985), trú tại số nhà 12, ngõ 1, tổ 13B, phường Lương Khánh Thiện, thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Chị Vân – một cô gái xinh đẹp và hoàn toàn khỏe mạnh – đã vượt qua bao nhiêu ngăn cản, bỏ lại sau lưng mọi lời đàm tiếu để đến với người con trai tàn tật ấy.
    <a rel="nofollow" href="http://nk8.upanh.com/b5.s26.d1/e5668a49043a57983201c4b4bf706862_43207808.chuyenti nhcotichcuacogaixinhdepv.jpg" onclick="_gaq.push(['_trackEvent', 'Outgoing', 'nk8.upanh.com', '/b5.s26.d1/e5668a49043a57983201c4b4bf706862_43207808.chuyenti nhcotichcuacogaixinhdepv.jpg']);return hs.expand(this)"></a>

    Hằng ngày, trên những con đường ở Phủ Lý, người đi đường xúc động với hình ảnh người vợ trẻ đẹp đẩy xe lăn cho chồng.

    Chúng tôi ghé thăm gia đình anh Toàn vào một buổi sáng trời se se lạnh, cái cảm giác lạnh lẽo của thời tiết dần tan mất khi được chứng kiến cảnh “đôi đũa lệch” quấn quýt bên nhau trong tiếng cười nói vui vẻ.

    Chị Vân xinh đẹp, nết na, hiền dịu và khéo léo, xuất thân trong một gia đình khá giả, nhà có 4 anh chị em, ở làng quê nghèo chiêm trũng vùng Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm. Để đến được với anh Toàn, chị đã phải vượt qua biết bao nhiêu sự phản đối kịch liệt của gia đình, họ hàng và cả những lời dèm pha của dư luận. Tâm sự cùng chúng tôi, chị Vân nói: “Ban đầu khi quyết định cưới anh Toàn làm chồng, tôi đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía gia đình. Nhưng tôi thấy mình rất yêu thương anh, chúng tôi đã dần thuyết phục được gia đình và quyết tâm sống hạnh phúc trọn đời bên nhau”.

    Hằng ngày, chị Vân vẫn phải dìu dắt anh đi từng bước một rất vất vả.

    Chị Vân đến với anh Toàn trong một lần tình cờ lên nhà chơi, những cử động vất vả của anh dường như đã làm trái tim chị thổn thức và tình yêu đến với anh chị từ đó. Còn đối với anh Toàn, từ ngày chị Vân yêu và đồng ý theo anh về nhà làm vợ, cuộc đời anh như bừng tỉnh, mọi đớn đau bệnh tật đều tan biến, mọi cảm giác thua thiệt của số phận đều không còn.

    Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có ba anh chị em, anh Toàn là con trai cả, số phận bắt anh phải chịu thiệt thòi từ bé, khi mới 2 tháng tuổi, anh đã bị tai biến do tiêm nhầm thuốc dẫn tới bệnh lý co gân. Lên 3 tuổi, anh mất cha, chỗ dựa của cả 4 mẹ con anh.
    <a rel="nofollow" href="http://nk1.upanh.com/b5.s25.d3/9e30046e5c322ed11f8273b95b67118f_43207871.chuyenti nhcotichcuacogaixinhdepv.jpg" onclick="_gaq.push(['_trackEvent', 'Outgoing', 'nk1.upanh.com', '/b5.s25.d3/9e30046e5c322ed11f8273b95b67118f_43207871.chuyenti nhcotichcuacogaixinhdepv.jpg']);return hs.expand(this)"></a>

    Ngày cưới của đôi trai gái cách đây 4 tháng.

    “Tôi thương và thầm cảm ơn vợ tôi vì đã mang lại niềm hi vọng cho tôi. Cầu mong tôi khoẻ để được ở bên vợ tôi và giúp đỡ vợ trong những lúc khó khăn”, anh Toàn xúc động khi nhắc đến người vợ của mình.

    Hằng ngày, ngoài đồng lương trợ cấp ít ỏi 180.000 đồng/tháng, anh chị phải nỗ lực, chăm chỉ lao động mới đủ sống qua ngày. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ còn bộn bề lo toan và nhiều chông gai, nhưng với tình yêu cổ tích vượt lên mọi quy chuẩn đời thường, tin rằng họ sẽ hái quả ngọt!
    <a rel="nofollow" href="http://nk1.upanh.com/b4.s3.d1/002faf9fda21cebf9f3069eec80ccf14_43207921.chuyenti nhcotichcuacogaixinhdepv.jpg" onclick="_gaq.push(['_trackEvent', 'Outgoing', 'nk1.upanh.com', '/b4.s3.d1/002faf9fda21cebf9f3069eec80ccf14_43207921.chuyenti nhcotichcuacogaixinhdepv.jpg']);return hs.expand(this)"></a>

    Và cuộc sống của họ dù còn khó khăn, nhưng tình yêu sẽ giúp họ vượt qua tất cả.

    Duy Cảnh – Duy Tuyên

    (Theo dantri)
    Thảo luận tại đây

  2. #2
    Một chuyện tình cảm động !

    Anh ! một chàng sinh viên nghèo. Làm thêm vất vả để kiếm thêm tiền trang trải học phí. Em tiểu thư cành vàng lá ngọc con nhà giàu có khá giả, gia đình có tới mấy osin. Lần đầu tiên về quê đến cây tỏi tây và cây hành em cũng không phân biệt được

    Anh gặp em lần đầu tiên trong ngày khai giảng. Em đứng đó vui cười với đám bạn, mải mê làm đổ cốc coca lên váy trắng. Ngượng ngùng anh đưa em áo khoác che vết loang. Giây phút ấy em mãi không quên anh.

    Bốn năm học đại học, em muốn giúp anh nhiều lắm, muốn cuộc sống anh đỡ vất vả vì phải vừa học vừa làm. Đưa tiền anh đâu có nhận, anh nói anh không làm được cho em thì thôi...

    Tốt nghiệp, đáng lẽ chia tay, chỉ là tình yêu thời đại học thôi mà. Nhưng em đã quyết định theo anh. Gia đình em phản đối quyết liệt, nhưng em vẫn chọn cho mình người đàn ông của cả cuộc đời

    Nên vợ nên chồng, về quê sống trong căn nhà tồi tàn của anh. Rồi em mang thai, nhiều khi trái gió trở trời người đau ê ẩm. Anh thương em, đông cũng như hè đi làm kiếm thêm tiền nuôi vợ

    Thế rồi trong một tai nạn xe, anh liệt đôi chân. Nằm một chỗ ở nhà, tất cả mọi việc đều trông cậy vào em. Bố mẹ em thương đến đón em về nhưng em từ chối. Chữa bệnh cho anh em bán hết mọi thứ trong nhà, cuối cùng cũng hết. Bố mẹ em thấy con khổ lại cho tiền.

    Cứ thế cuộc sống nghèo ở một vùng quê, em làm giáo viên, anh nằm nhà viết sách. Em đã trút bỏ hình ảnh lá ngọc cành vàng năm nào để trở thành người vợ đảm. Đi chợ mặc cả, quần áo bình thường, cân đo đong đếm còn tốt hơn những người phụ nữ khác

    Bác sĩ bảo chồng bà không còn đi được nữa, nhưng em không tin, hàng ngày vẫn bóp chân cho anh , hi vọng một phép màu sẽ đến. Ngày ấy em nghe có một bác sĩ châm cứu giỏi. Em đèo xe 50km đưa anh đi châm cứu hai ngày một lần không kể ngày nắng ngày mưa ngày lạnh ngày nóng

    Anh nhìn em khóc: Nếu còn có kiếp sau, anh sẽ không bao giờ yêu em nữa, em quá khổ vì anh

    Một năm sau phép màu đến thật, chân anh hồi phục cũng là lúc anh nhận được giải thưởng quốc tế từ những cuốn sách anh viết. Không ai nghĩ sẽ có ngày hôm nay

    Rồi họ mời sang Pháp thuyết trình ba năm, anh do dự, em nói: phải đi, cơ hội không đến hai lần.

    Nhìn lại quãng đời, em đâu còn trẻ đẹp như xưa...Chồng, con, vất vả, thân hình gầy gò ốm yếu. Pháp là đất nước của tình yêu, nhiều người nói anh đi sẽ không trở lại. Em chỉ mỉm cười đáp lại: em và anh đã trải qua bao nhiêu sóng gió, vì một việc thế này em ko sợ mất anh.

    Ba năm sau anh về, không báo trước, muốn dành cho em một sự bất ngờ. Nhưng vừa xuống xe anh đã thấy em đứng đó. Anh hỏi sao biết anh về mà ra đón, em trả lời: Em chờ ở đây mỗi ngày, chỉ cần là xe từ sân bay về là em không bỏ qua chuyến nào.

    Anh chỉ khóc mà nói: nếu còn có kiếp sau, anh sẽ không bao giờ yêu em, tình yêu của em làm anh đau lắm đau lắm, tình yêu của em quá nhiều khổ đau...

    Em đáp trả lời anh: tình yêu luôn luôn là khổ đau cay đắng. Tình yêu như một bông hoa sen, hoa sen đẹp nhưng nó có cái nhụy sen, hạt sen rất đắng. Nếu còn có kiếp sau, em sẽ vẫn muốn được yêu anh.

    Xin cảm ơn đã dành chút thời gian và chúc bạn một ngày tốt lành.

  3. #3

    Ngày tham gia
    May 2013
    Bài viết
    0
    Xin cảm ơn những tâm hồn đẹp, vẫn còn tràn đầy cảm xúc trước cuộc sống bề bộn mưu sinh...

    Xin cảm ơn những bài viết hay làm Tim mình thổn thức vì đâu đó vẫn còn tình yêu đẹp...

  4. #4

    Ngày tham gia
    Aug 2013
    Bài viết
    0
    Nhọc nhằn những gánh hàng rong ngày giá lạnh

    Hà Nội đang phải hứng chịu cái lạnh tê tái và quay quắt với những cơn gió mùa và nền nhiệt độ nhiều khi xuống dưới 10 độ C. Thế nhưng trên những con đường nho nhỏ của Hà thành người ta vẫn bắt gặp những thân hình gầy guộc với manh áo mỏng manh gánh những thứ hàng rong trĩu nặng lầm lũi sống qua ngày.

    Trong cái lạnh cắt ra cắt thịt, bạn đang cuộn mình trong chăn ấm thì nhiều người lao động nghèo vẫn phải chịu thương chịu khó bươn chải mưu sinh. Hy vọng sau khi xem những hình ảnh dưới đây các bạn sẽ biết trân trọng hơn những gì mà mình đang có.

    Những hình ảnh gánh hàng rong trĩu nặng ngày đông:


    Nhọc nhằn gánh hàng đi sớm trong cái lạnh đầu đông khi phố phường vẫn còn chìm trong giấc ngủ.


    Tranh thủ chợp mắt bên vệ đường


    Người phụ nữ trong một gia đình nghèo tại khu lao động ven sông Long Biên chuẩn bị cho chuyến hàng sớm.


    Những thứ quà quê ít tiền và ít cả người mua.


    Những gánh hàng trĩu nặng trên vai bươn chải trên nhiều khu phố


    Ngủ ngay trong chiếc xe hàng của mình



    Gánh hàng rong nặng trĩu trên vai, một bên mẹ gánh hàng, một bên mẹ gánh cả cuộc đời con.


    Những người mẹ đã 70 - 80 tuổi vẫn còng lưng kiếm sống nuôi con.


    Tuổi thơ đẹp được ngồi trong thúng theo mẹ ra chợ phiên.



    Và đâu đó, vẫn còn có những đứa trẻ mồ côi mơ về một vòng tay mẹ ...
    Chúc Bạn có một ngày cuối tuần vui vẻ và ấm áp với gia đình !

  5. #5

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Dung Ben Cat
    Một chuyện tình cảm động !

    Anh ! một chàng sinh viên nghèo. Làm thêm vất vả để kiếm thêm tiền trang trải học phí. Em tiểu thư cành vàng lá ngọc con nhà giàu có khá giả, gia đình có tới mấy osin. Lần đầu tiên về quê đến cây tỏi tây và cây hành em cũng không phân biệt được

    Anh gặp em lần đầu tiên trong ngày khai giảng. Em đứng đó vui cười với đám bạn, mải mê làm đổ cốc coca lên váy trắng. Ngượng ngùng anh đưa em áo khoác che vết loang. Giây phút ấy em mãi không quên anh.

    Bốn năm học đại học, em muốn giúp anh nhiều lắm, muốn cuộc sống anh đỡ vất vả vì phải vừa học vừa làm. Đưa tiền anh đâu có nhận, anh nói anh không làm được cho em thì thôi...

    Tốt nghiệp, đáng lẽ chia tay, chỉ là tình yêu thời đại học thôi mà. Nhưng em đã quyết định theo anh. Gia đình em phản đối quyết liệt, nhưng em vẫn chọn cho mình người đàn ông của cả cuộc đời

    Nên vợ nên chồng, về quê sống trong căn nhà tồi tàn của anh. Rồi em mang thai, nhiều khi trái gió trở trời người đau ê ẩm. Anh thương em, đông cũng như hè đi làm kiếm thêm tiền nuôi vợ

    Thế rồi trong một tai nạn xe, anh liệt đôi chân. Nằm một chỗ ở nhà, tất cả mọi việc đều trông cậy vào em. Bố mẹ em thương đến đón em về nhưng em từ chối. Chữa bệnh cho anh em bán hết mọi thứ trong nhà, cuối cùng cũng hết. Bố mẹ em thấy con khổ lại cho tiền.

    Cứ thế cuộc sống nghèo ở một vùng quê, em làm giáo viên, anh nằm nhà viết sách. Em đã trút bỏ hình ảnh lá ngọc cành vàng năm nào để trở thành người vợ đảm. Đi chợ mặc cả, quần áo bình thường, cân đo đong đếm còn tốt hơn những người phụ nữ khác

    Bác sĩ bảo chồng bà không còn đi được nữa, nhưng em không tin, hàng ngày vẫn bóp chân cho anh , hi vọng một phép màu sẽ đến. Ngày ấy em nghe có một bác sĩ châm cứu giỏi. Em đèo xe 50km đưa anh đi châm cứu hai ngày một lần không kể ngày nắng ngày mưa ngày lạnh ngày nóng

    Anh nhìn em khóc: Nếu còn có kiếp sau, anh sẽ không bao giờ yêu em nữa, em quá khổ vì anh

    Một năm sau phép màu đến thật, chân anh hồi phục cũng là lúc anh nhận được giải thưởng quốc tế từ những cuốn sách anh viết. Không ai nghĩ sẽ có ngày hôm nay

    Rồi họ mời sang Pháp thuyết trình ba năm, anh do dự, em nói: phải đi, cơ hội không đến hai lần.

    Nhìn lại quãng đời, em đâu còn trẻ đẹp như xưa...Chồng, con, vất vả, thân hình gầy gò ốm yếu. Pháp là đất nước của tình yêu, nhiều người nói anh đi sẽ không trở lại. Em chỉ mỉm cười đáp lại: em và anh đã trải qua bao nhiêu sóng gió, vì một việc thế này em ko sợ mất anh.

    Ba năm sau anh về, không báo trước, muốn dành cho em một sự bất ngờ. Nhưng vừa xuống xe anh đã thấy em đứng đó. Anh hỏi sao biết anh về mà ra đón, em trả lời: Em chờ ở đây mỗi ngày, chỉ cần là xe từ sân bay về là em không bỏ qua chuyến nào.

    Anh chỉ khóc mà nói: nếu còn có kiếp sau, anh sẽ không bao giờ yêu em, tình yêu của em làm anh đau lắm đau lắm, tình yêu của em quá nhiều khổ đau...

    Em đáp trả lời anh: tình yêu luôn luôn là khổ đau cay đắng. Tình yêu như một bông hoa sen, hoa sen đẹp nhưng nó có cái nhụy sen, hạt sen rất đắng. Nếu còn có kiếp sau, em sẽ vẫn muốn được yêu anh.

    Xin cảm ơn đã dành chút thời gian và chúc bạn một ngày tốt lành.
    Hổng ngờ, bên ngoài Dũng BC 'hầm hố' nhưng lại là người lãng mạn viết văn đọc cảm động quá. Thêm vài bài nữa đi Dũng BC ơi!!!!!!!!!

  6. #6
    Trích dẫn Gửi bởi 4 nam trung hoc
    Hổng ngờ, bên ngoài Dũng BC 'hầm hố' nhưng lại là người lãng mạn viết văn đọc cảm động quá. Thêm vài bài nữa đi Dũng BC ơi!!!!!!!!!
    Bài viết này rất quen, đã đọc 1 lần. Ko lẽ tác giả là a Dũng Bến Cát nhà mình sao ?

  7. #7

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Chuyện cảm động: 20 đô la đánh rơi

    Có lần khi còn nhỏ, tôi và bố đừng xếp hàng mua vé vào rạp xiếc. đến phút cuối chỉ còn lại bố con tôi và một gia đình nữa đứng trước quầy bán vé. Gia đình đó khiến tôi thật sự ấn tượng. Họ có tám đứa con và có lẽ tất cả đều chưa đến tuổi 12.

    Nếu nhìn có lẽ bạn sẽ bảo họ ko giàu lắm , bởi họ mặc quần áo ko đắt tiền nhưng trông sạch sẽ. Lũ trẻ rất ngoan ngoãn , tất cả đều đứng ngay ngắn trong hàng cứ hai đứa một nắm tay nhau sau lưng bố mẹ.

    Chúng đang háo hức tranh luận với nhau về những chú hề, các chú voi và vô số trò khác chúng sắp được xem tối hôm đó. Nhìn chúng ,người ta dễ đoán rằng trước đó chúng chưa từng được xem xiếc bao giờ. Buổi đi xem hôm nay chắc hẳng sẽ là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời với chúng.

    Phía đầu “đội ngũ” là bố mẹ lũ trẻ , trông họ thật hãnh diện. Người mẹ đang nắm tay chồng , ánh mắt nhìn chồng như muốn nói : ” trông anh giống như chàng hiệp sĩ trong bộ áo giáp hùng dũng của em”, còn người bố, mỉm cười rạng rỡ tự hào , nhìn vở như thể đáp lại :”Còn em cũng thật tuyệt vời”

    Khi đó cô bán vé hỏi người bố muốn mua bao nhiu vé. Ông tự hào nói :”Xin cho tôi tám vé trẻ em và hai vé người lớn để tôi đưa cả nhà vào xem xiếc”

    Cô bán vé nói giá tiền


    Nghe xong, người vợ buông thõng tay chồng, đầu bà cúi xuống còn ông bố bắt đầu run run mấp máy môi. Nghiêng người gần hơn 1 chút ,ông bố hỏi lại: ” Cô vừa bảo bao nhiu cơ ?”

    Cô bán vé nhận lại số tiền cho ông

    Rõ ràng là ông bố ko đủ tiền mua vé.

    Làm sao để ông có thể quay lại nói với con mình là ông không có đủ tiền để đưa chúng vào xem xiếc?

    Chứng kiến cảnh tượng đó, cha tôi thò tay vào túi mình rút ra tờ 20$ và thả nhẹ xuống đất. ( mặc dù chúng tôi chả giàu có chút nào! ). Sau đó , ông cúi xuống , nhặt đồng tiền lên , vỗ nhẹ vai người bố và bảo: “Xin lỗi ông, ông làm rơi tiền này”

    Người đàn ông hiểu hết mọi chuyện . Thực tình ông ấy không ngửa tay xin bố thí nhưng rõ ràng rất trân trọng sư giúp đỡ trong tình huống trớ trêu dở cười dở khóc này.

    Ông nhìn thẳng vào mắt cha tôi , nắm chặt lấy tay cha bằng cả hai tay, xiết chặt lên tờ 20$, môi rung rung và giọt nước mắt đã lăn trào trên gò má, Ông nói:” cảm ơn ngài. Số tiền này quả thực tất ý nghĩa với tôi và cả gia đình tôi “.

    Sau đó tôi và bố ra xe ô tô về nhà. Đêm đó chúng tôi không xem được xiếc nhưng rõ ràng chuyến đi không hề vô nghĩa.

    (sưu tầm)

  8. #8
    Tình Mẹ !

    Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số.

    Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.

    Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oằn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:

    - Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.

    - Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác, con không phải bận tâm

    Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở...

    Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần...

    Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.

    Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:

    -Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.

    Chị cẩn thận tháo túi.

    Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:

    -Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa... Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. Thầy vừa nói vừa lắc đầu.

    - Nhận vào.

    Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.

    Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:

    -Tôi có 50.000 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?

    -Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước.

    Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.

    ***

    Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:

    - Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?

    - Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế ! Người phụ nữ bối rối.

    - Thật buồn cười cái nhà chị này ! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.

    Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.

    Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.

    Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:

    - Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận !

    Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.

    Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế. Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại.

    - Thưa với thầy, gạo này là do tôi... Tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm... Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất !

    Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng,ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.

    Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rôi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ :

    - Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ ! Chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh vượt khó.

    Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:

    - Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.

    Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.

    Lòng thầy xót xa.

    Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra,học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.

    Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của Thủ Đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng.

    Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dể dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc,không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.

    Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài. Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.

    Thầy nói:

    - Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.

    Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất, quê mùa đang được thầy Hùng dìu từng bước khó nhọc bước lên sân khấu.

    Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.

    - Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em...

    Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả,mắt cậu nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.

    Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đã giành cho mình. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.

    Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:

    - Mẹ ơi!!!!!!

    (Sưu tầm)

  9. #9

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Bên ngoài trời đang mưa rỉ rả, ngồi bên song cửa tôi đọc những bài văn quá cảm động của các bạn, tôi k biết rằng: mưa lùa qua song cửa tạt ướt cả đôi mắt tôi hay là do bài văn các bạn làm tôi k cầm được nước mắt?...

    Cảm ơn các bạn đã có công sưu tầm các bài văn quá hay, quá ư là tuyệt vời...Đúng là, trong đời thường còn đâu đó những con người bất hạnh, và cũng chính trong đời thường cũng có những con người có tấm lòng cao thượng, sẳn sàng hi sinh tất cả để sống trọn vẹn với tình yêu của mình k hề tính toán, thuyết phục được tất cả mọi người!

    Có gì đẹp trên đời hơn thế! người với người sống để yêu nhau...Có tình yêu chân chính thì con người sẽ vượt qua tất cả, đúng k các bạn?

  10. #10

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Làm Nhục !

    Ngày xửa ngày xưa, có 1 họa sĩ trẻ, không có tiếng tăm, sống trong 1 căn phòng chật hẹp, cũ kỷ, chuyên đi vẽ chân dung cho người khác kiếm sống qua ngày.

    Một ngày nọ, có 1 nhà phú hộ, thấy những bức tranh của chàng họa sĩ trẻ rất sống động, nên đến nhờ chàng vẽ cho 1 bức chân dung. Đôi bên đồng ý với giá là 10.000 đồng.

    Sau 1 tuần lễ, bức tranh đã hoàn thành, nhà phú hộ đến đúng hẹn để lấy tranh. Đến lúc đó, ông nhà giầu đó sanh lòng phản phúc, vì thấy chàng họa sĩ vừa trẻ, vừa nghèo vừa chả tiếng tăm gì, nên đã không chịu trả đúng số tiền đã thỏa thuận từ trước. Vì Ông ta nghĩ bụng rằng: Bức tranh là chân dung của mình, nếu ta không mua, thì chả có ai bỏ tiền ra mua cả! Thế thì tại sao ta lại phải trả đến giá cao như thế cho bức tranh này? Nghĩ thế ông ta bèn trở mặt, không chịu trả đúng 10.000 như đã giao hẹn nữa, mà chỉ chịu trả 3000 đồng thôi.

    Chàng hoạ sĩ trẻ choáng váng, vì chưa gặp chuyện như thế bao giờ, nên đã kiên nhẫn, cố gắng giải bầy cặn kẽ cho ông khách đó rằng, đây là đã giao hẹn rồi, xin ông hảy nên làm người giữ chữ Tín. Ông khách thấy thế, biết là mình đã chiếm thượng phong, bèn dứt khoát: Thôi anh đừng dài dòng lôi thôi, tôi hỏi anh, 3000 có chịu hay không??

    Chàng hoạ sĩ nghe thế, biết là cha này chơi xỏ lá, tay trên, bèn cố nén cơn giận, trả lời người khách với 1 giọng kiên quyết: Không bán! Tôi thà thí công vẽ, chứ nhất định không chịu để ông làm nhục tôi như thế! Hôm nay ông nuốt lời, bất tín với tôi, thì tương lai chắc chắn ông phải trả giá gấp 20 lần!!

    -Cái gì? Anh nói giỡn chơi! 20 lần là 200.000, tôi đâu có ngu mà trả đến 200.000 để mua bức tranh này!!

    - Rồi ông sẽ biết! --Chàng họa sĩ nói theo khi người khách bỏ đi!

    Trải qua câu chuyện đau lòng như thế, chàng họa sĩ đã dọn đi, đến 1 nơi khác, tầm sư học nghề, khổ công luyện tập.

    Trời không phụ lòng người, mười mấy năm sau, chàng đã dành được 1 chỗ đứng khá quan trọng trong giới hội họa, trở nên 1 họa sỉ khá nổi tiếng. Còn nhà phú hộ? Ngay ngày hôm sau thì ông ta đã quên mất câu chuyện chơi xỏ thằng họa sĩ trẻ đáng thương đó rồi.

    Cho đến 1 ngày, có mấy người bạn thân đã đến kễ cho ông ta nghe cùng 1 câu chuyện lạ:

    -Này ông! có 1 câu chuyện lạ ghê! mấy ngày nay, chúng tôi có đi xem 1 buổi triển lãm tranh của 1 ông họa sĩ nổi tiếng, ở đó có treo 1 bức tranh đề giá chắc nịch, mà trong tranh là 1 nhân vật trông y hệt như Ông, giá đề: không thương lượng: 200.000 đồng! Mà cái buồn cười là, tiêu đề của bức tranh là: BANDITO!! ( Đạo tặc!! ).

    BANDITO

    Như bị trời giáng, ông nhà giầu nhớ ngay đến câu chuyện năm xưa.

    Lúc đấy, ông mới biết là việc mình làm ngày trước đã tổn thương người họa sĩ trẻ đến mức nào. Ngay tối hôm đó, ông ta đã tìm ngay đến chàng họa sĩ, thành thật xin lỗi, và ngỏ lời xin mua lại bức tranh đó với giá 200.000 đồng .

    Chàng họa sĩ trẻ đó tên là: Pablo Ruiz Picasso (1881-1973)


    Không ai có thể đánh bại và làm nhục ta ngoại trừ chính ta..... Đó là tâm niệm của ông!!

    Xin cảm ơn đã dành chút thời gian và chúc bạn một ngày tốt lành !

    st.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •