Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0

    Phóng viên tennis - Đôi tay nhanh nhất

    Phía sau những gì hào nhoáng trên các sân tennis hàng đầu thế giới là cả một cỗ máy lớn được vận hành để phục vụ cho các giải. Trong cỗ máy này có cả nghề ta khó ngờ tới: nghề ghi tốc ký. Tại các giải tennis trú danh trên thế giới, ai là người có đôi tay nhanh nhất? Không phải Roger Federer hay Rafael Nadal, không phải người đan vợt hay tay phóng viên ảnh nào cả. Danh hiệu đôi tay nhanh nhất phải thuộc về hai người phụ nữ Mỹ có tên Linda Christensen và Julie Rabe, những người ghi tốc ký trong các buổi họp báo trước và sau các trận đấu.

    Ghi không sót một chữ

    Ta thấy những người ghi tốc ký phổ biến ở các tòa án. Bản thân Linda làm việc ở các tòa án kể từ năm 1983. Đến mùa thu 2007, bà bắt đầu làm việc ở các giải bóng bầu dục, golf. Giải tennis đầu tiên Linda và Julie làm là Australian Open 2008. Từ đó đến nay, họ gắn bó với các giải Grand Slam, ATP Tour, WTA Tour như một bộ phận không thể thiếu được, bên cạnh các tay vợt, trọng tài, trẻ nhặt bóng…

    Cả Linda và Julie đều làm việc cho ASAP, công ty cung cấp dịch vụ ghi tốc ký có khẩu hiệu “Khi mọi thứ nói ra là chúng tôi xong việc”. Thân chủ của ASAP khá đông, là các giải tennis, golf, đua xe, bóng rổ, bóng đá… Nhiệm vụ của Linda và Julie trong các buổi họp báo là cử phóng viên hỏi và tay vợt trả lời đến đâu là họ ghi lại tất, kể cả những từ hắng giọng như “uhm” hay những từ chửi thề, tục tĩu chen vào trong câu trả lời. Mỗi lần họp báo chỉ kéo dài khoảng 10-15 phút. Nhưng bạn cứ tưởng tượng xem, trong một giải Grand Slam thì một ngày có bao nhiêu trận đấu. Tất nhiên, không phải trận nào cũng có họp báo nhưng chắc chắn công việc của Linda và Julie không phải là ít. Các bản tốc ký này sau khi hoàn tất sẽ chuyển đến tay các phóng viên để họ làm tư liệu viết bài, lưu lại để làm vật đối chứng nếu các tay vợt và phóng viên có xảy ra hiểu lầm.


    “Thật ra thì ghi tốc ký ở họp báo thể thao còn đỡ mệt hơn ở các tòa án vì cánh phóng viên ít khi vặn vẹo chúng tôi, trong khi cánh luật sư thì như bạn thấy, một câu chữ, một chỉ tiết nhỏ có thể giúp ở phiên tòa”,
    Linda nói. Linda được truyền tình yêu tennis từ bà ngoại của bà, họ đã mê Chris Evert từ thập niên 1970.

    Cũng không cần thiết là sau khi cầu cuối cùng ở buổi họp báo cất lên là họ phải xong bản tốc ký. Thường thì họ có thêm 10 phút để sửa lỗi chính tả và thêm các chi tiết cần thiết cho bản tốc ký. “Ơn trời là có Google. Nhờ đó mà chúng tôi còn biết Dustin Brown (một tay vợt da màu người Đức) là ai chứ”, Julie cho biết. Chiếc máy dùng ghi tốc ký là chiếc máy chuyên dụng, nhỏ hơn laptop, có 23 phím sát nhau như một chiếc organ thu nhỏ. “Tôi nói với các học trò trong nghề của tôi là chồng & bạn trai các em có thể đến rồi đi, nhưng chiếc máy này sẽ là người tình của các em đến hết cuộc đời”, Linda hóm hỉnh.

    Thói quen của các tay vợt


    Thông thường, gõ được 260 từ/phút là đạt tiêu chuẩn của một tốc ký viên. Nhưng nhiều lúc Linda và Jilie phải vận hành ở công suất 300 từ/phút là thường. Tay vợt Mỹ James Blake là một trong những người nói thuộc diện nhanh nhất, trong một buổi họp báo, anh đã hất hàm về phía Linda nói đùa với cánh phóng viên: “Mấy chị kia là những người ghét tôi nhất đấy”. Kim Clijsters cũng là người nói nhanh đáng kể. Nhưng theo Linda thì vô địch về nói nhanh phải là Ana Ivanovic, cô nói như thể cô được trả tiền cho từng từ, tốc độ trung bình của cô là 330 từ/phút. Cũng may là Ana và các tay vợt người Serbia đều nói tiếng Anh chuẩn và có ngữ điệu rất tốt.

    Công việc của Linda và Julie không phải chỉ là đôi tay nhanh, mà cần sự tập trung cao độ và một đôi tai thính nhạy, để còn phân biệt được từ ngữ. Đôi khi, các tay vợt phát âm “matches” thành match-cheese”, “limiting” thành “lim- migh-ing”. Sống với các tay vợt hơn 4 năm trời, tiếp xúc nhiều nên Linda và Julie hiểu được tính cách và cách nói của họ, do đó họ dễ dàng làm việc hơn. Ví dụ, người Mỹ thì trong câu nói hay có “uhm” và “like”, như Melanie Oudin có lần “uhm” đến 20 lần trước khi trả lời vào một câu. Người Nga thì phát âm rất nặng, Dinara Safina đặc biệt khó hiểu. Các tay vợt Argentina và Tây Ban Nha chuyên đến họp báo muộn và Nadal thì bao giờ cũng bắt đầu bằng lời xin lỗi vì sự chậm chạp của anh. LiNa thì luôn ủ rũ sau mỗi trận thua…

    Chiếc máy ghi tốc ký của Linda và Jilie tất nhiên có cài đặt nhiều phím tắt, không chỉ cho một từ mà cho cả một ngữ dài. Trong một buổi xử án, kiểu gì luật sư cũng nhiều lần lặp lại ngữ “ladies and gentlemen of the jury”, gõ đi gõ lại thì chết, một cú gõ là có ngữ này. Tương tự như vậy, trong tennis, các từ quen thuộc như “backhand”, “hard court”, “baseline”… đều có phím tắt.


    Sau một số buổi họp báo, một số tay vợt còn cẩn thận nhắc cánh phóng viên: “Xin hãy kiểm tra kỹ bản tốc ký nhé”. Họ không muốn bị trích dẫn sai (vô tình hay cố ý) lời họ nói. Cũng đôi lúc, các tay vợt nghiêng người về phía Linda và Julie nhắc: “Làm ơn, đừng đưa câu đó hay việc đó vào bản ghi”. Như có lần Federer về chuyện vợ anh cho con bú, hay khi Nadal bị vọp bẻ, trượt khỏi ghế họp báo tại US Open 2011…

    Vào một giải, trọng tài làm việc có ca, nhặt bóng làm việc có ca, hết ca họ nghỉ. Nhưng ghi tốc ký thì chỉ có Linda và Julie, nhiều khi họ lên gường đi ngủ vào lúc 3-4 giờ sáng, ở các giải có đánh đêm như Australian Open hay US Open. Cá biệt là trận Lleyton Hewitt gặp Marcos Baghdatis tại vòng 3 Australian Open 2008, buổi họp báo bắt đầu vào lúc 5 giờ 30 sáng…



    ThegioiTennis

  2. #2

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Cám ơn chị Head đã cung cấp 1 thông tin thú vị

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •