Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0

    Roland Garros 1989: Trận đấu thần kỳ của Michael Chang với gã khổng lồ Ivan Lendl

    Đúng 23 năm trước đây, cậu bé Michael Chang thấp bé, nhẹ cân, da vàng mắt một mí và nhỏ tuổi đã gây chấn động cả thế giới khi hạ gục Ivan Lendl, hạt giống số 1 cao lớn đầy kinh nghiệm với bề dày thành tích từng ba lần vô địch Roland Garros…
    <a rel="nofollow" href="http://nq7.upanh.com/b4.s32.d2/d8cdd063557792c8519855b32cc6a264_49374777.michaelc hangc.jpg" onclick="_gaq.push(['_trackEvent', 'Outgoing', 'nq7.upanh.com', '/b4.s32.d2/d8cdd063557792c8519855b32cc6a264_49374777.michaelc hangc.jpg']);return hs.expand(this)"></a>


    "Để có những nụ cười..."

    Ngày 5-6-1989, Michael Chang, 17 tuổi, bước ra sân trong bộ áo có vạch sọc màu hồng và tím, trông rất teen so với chiếc áo vạch sọc đen xanh của Ivan Lendl. Chang để tóc ngắn, mặt non choẹt, có phần hơi xóc nổi như tất cả tay vợt trẻ tuổi đáng thương vẫn hay làm “vật lót đường” tại những giải đấu lớn cỡ Roland Garros.

    Khỏi phải nói, Ivan Lendl là “favorite” (người được ưa chuộng) của đám đông. Lendl chính là hạt giống số 1 của giải, trước đó từng ba lần đăng quang ở Roland Garros. Sự chú ý của khán giả đối với Chang có lẽ chỉ do gốc gác Trung Quốc của anh mà thôi. Một ngày trước đó, 4-6-1989, thế giới đã rúng động bởi một sự kiện lớn có tên gọi là “sự kiện Thiên An Môn”. Theo những nguồn tin chính thức của Chính phủ Trung Quốc, đã có khoảng 200 người thiệt mạng, bao gồm cả binh lính lẫn sinh viên tập trung tại quảng trường này tại Bắc Kinh để đòi dân chủ kiểu phương Tây.

    Ở phương Tây, một đoạn video nổi tiếng được phát tán, trong đó quay cảnh một “người nổi loạn vô danh” (“Unknown rebel”) hiên ngang đứng chặn một đoàn xe tăng. Và trong cuộc chiến với “siêu nhân” Ivan Lendl, có ai đó đã so sánh Chang với “Người nổi loạn vô danh” kia.

    Nhưng Chang đến với Roland Garros với một tâm tư khác. Trong suốt giải đấu, ngày nào anh cũng cùng mẹ, bà Betty Chang, dán mặt vào TV theo dõi những diễn biến tại quê nhà. “Những chuyện này làm cho việc chiến thắng một trận quần vợt trở nên quá nhỏ nhoi. Mục tiêu của tôi tại giải này là đem lại nụ cười trên các khuôn mặt người Trung Quốc ở khắp nơi thế giới”, anh nói.

    Chang không phải là không có cơ sở để ước mơ. Trước trận đấu với Lendl, anh đã thắng được ba trận đầu của giải, trong đó có trận thắng 6-1, 6-1, 6-1 trước tay vợt trẻ từ California tên Pete Sampras, mà sau này trở thành một huyền thoại của làng quần vợt.

    Trận đấu lịch sử

    Nhưng Lendl không cho rằng Chang có thể đạt được mục tiêu. Trong trận gặp nhau trước đó ở Des Moines (Iowa), Chang đã bị Lendl đánh bại. Khi trở về trên một chuyến xe chung, Lendl đã “có vài lời dạy dỗ”: “Có biết vì sao chú em thua không? Thứ nhất là chú giao bóng hỏng nhiều quá. Và dĩ nhiên là cú giao bóng lần hai của chú khó ăn điểm. Chú không thể gây khó cho tôi. Chú chạy thì tốt đấy, nhưng tốt hơn nữa là hãy tìm ra vũ khí gì để mà tồn tại trước đã”.

    Điều Lendl không ngờ là Chang đã nhập tâm tất cả lời khuyên này và quyết chí khắc phục để đánh bại Lendl ở Roland Garros.

    Trận đấu diễn ra trong 5 set. Như tất cả trận đấu lịch sử, nó diễn ra đầy kịch tích, kéo dài trong hơn 4 tiếng rưỡi đồng hồ. Lendl dẫn trước 2 set nhưng để Chang lội ngược dòng giành chiến thắng chung cuộc (4-6, 4-6, 6-3, 6-3, 6-3). Trận đấu làm tiêu hao sinh lực và bào mòn tinh thần đến mức có lúc tưởng như sắp “vỡ trận”. Đã có lúc Chang dự định bỏ cuộc do bị đau cơ cả hai chân, thậm chí đôi lần anh không thể ngồi xuống trong giờ nghỉ giữa hai ván đấu….
    <a rel="nofollow" href="http://nq9.upanh.com/b3.s30.d2/d3f3c208656c4caa55d6f1f4efcd7def_49374809.michaelc hangc1.jpg" onclick="_gaq.push(['_trackEvent', 'Outgoing', 'nq9.upanh.com', '/b3.s30.d2/d3f3c208656c4caa55d6f1f4efcd7def_49374809.michaelc hangc1.jpg']);return hs.expand(this)"></a>

    Ivan Lendl ngã sóng soài trên sân


    Chang lấy lại thế trận từ set thứ 3 nhờ lối chơi toàn sân đầy ngẫu hứng. Anh đánh bóng sâu, đẩy Lendl lùi ra xa rồi thực hiện những cú bỏ nhỏ tuyệt khéo. Đó là một set đấu mà anh chơi trên lưới cực kỳ xuất sắc và có những cú vôlê trái tay rất đẹp, chuẩn xác. Nhưng đến set 4 Lendl quyết tâm kết thúc nhanh trận đấu, gây cho Chang vô số khó khăn.

    20 năm sau, Chang kể lại: “Tôi đã tiến về phía trọng tài để xin bỏ cuộc. Khi đó tôi tự nhủ ‘Mày nghĩ mày là ai? Mày định giỡn mặt với ai?’. Nhưng tôi đã trở lại vạch giao bóng. Tôi nghĩ: ‘Mày đã đi được đến vòng này (vòng 4), tại sao lại bỏ cuộc chớ? Trong tương lại liệu mày còn định bỏ cuộc nữa hay không?...”

    Và thế là Chang đã quyết định đi tiếp. Tiếp tục là những cú dồn bóng chính xác vào một góc rồi kết thúc bằng cú dọc dây. Chang làm tay vợt số 1 thế giới chống đỡ cực kỳ vất vả, có lúc quýnh quáng ngã lăn trên sân đất nện.

    Khán đài bùng nổ sau mỗi đường bóng của cả hai bên. Một màn trình diễn quá ngoạn mục.

    Ở set 5 khi tỉ số là 4-3, 15-30, Chang thay đổi chiến thuật. Thay vì phát bóng mạnh, anh giao bóng xoáy ngang khiến Lendl bị bất ngờ trả bóng rúc lưới. Tiếp đó là hàng loạt đường bóng hiểm hóc và đầy ngẫu hứng khiến cho Lendl bó tay.


    Đám đông há hốc mồm lắc đầu nhìn nhau như không thể tin nổi mắt mình.

    Lendl bắt đầu cự cãi với trọng tài và khi không thay đổi được quyết định, anh thất vọng lắc đầu. Số phận như đã an bài. Các ống kính dồn cả vào Chang lúc này đang hừng hực khí thế và có vẻ như sắp khóc.

    Bình luận viên Barry Tompkins xúc động thốt lên: “Đây là một khoảnh khắc màu nhiệm của quần vợt!”. Hai trái giao bóng hỏng liên tiếp của Lendl đã đưa chiến thắng vào tay Michael Chang. Chang đổ sụp xuống sân trong nước mắt hạnh phúc.

    20 năm sau, Ivan Lendl vẫn cay cú về trận thua này. “Mùa xuân năm đó tôi bị chấn thương. Tôi không ở phong độ cao, và khi ấy tôi đã 29 tuổi rồi làm sao sung mãn bằng một chàng trai 17 tuổi. Hơn nữa trong năm đó với tôi giải Wimbledon quan trọng hơn", Lendl nói.

    Một thoáng huy hoàng rồi chợt tắt...

    Khán giả Pháp đã đứng cả dậy để chúc mừng Chang ngày hôm đó. Nhưng sự ủng hộ đối với anh không còn nữa ngay trong tuần lễ tiếp sau. “Người ta la ó mỗi lần tôi ăn điểm và reo hò mỗi khi đối thủ của tôi thắng”, Chang nói.

    Thậm chí báo chí cũng đã chống lại Chang khi đặt vấn đề về “tư cách tham gia” của anh. Trận bán kết gặp Andrei Chesnokov, báo chí đã giựt tít : “Trận đấu giữa gã người Nga và tay lừa đảo”. Một xã luận trên tờ báo thể thao nổi tiếng L’Équipe của Pháp thậm chí gọi Chang là “Anh chàng mắt hí”.

    Nhưng Chang vẫn tiếp tục con đường của anh. Trận chung kết anh thắng Stefan Edberg (lại một huyền thoại quần vợt khác) sau 5 set, trở thành nhà vô địch trẻ nhất tại một giải Grand Slam. Kỷ lục này vẫn còn giữ cho đến tận ngày nay.

    Hai tuần sau phép lạ ở Paris, Chang đến Wimbledon và tình cờ gặp lại Lendl. “Tôi không biết anh ấy sẽ phản ứng ra sao”, Chang kể, “nhưng rồi anh ta tiến đến, nhìn sâu vào mắt tôi và nói ‘Giải Roland Garros tuyệt lắm! Chúc mừng chú, Michael!”.

    Kể từ đó, ở Trung Quốc không bao giờ có một sự kiện Thiên An Môn thứ hai và Michael Chang cũng không bao giờ lặp lại được kỳ tích của anh tại Roland Garros. 20 năm sau, chiến thắng của Chang trước Lendl vẫn là một khoảnh khắc kỳ lạ đến phi thực của lịch sử quần vợt.

    Chang không bao giờ thắng thêm một giải đấu lớn nào khác. Tất cả những gì tinh túy nhất của anh đã phát tiết hết trong một giải đấu. Anh không bao giờ chơi với sự háo hức và quyết liệt như thế nữa. Anh cũng không còn những trái giao bóng underhand (bóng thả xuống chứ không tung lên) hiệu quả như tại giải đấu năm đó…

    Theo Tuổi trẻ

  2. #2

    Ngày tham gia
    Aug 2013
    Bài viết
    0
    Thêm một số hình ảnh của hạt giống số 15 Michael Chang ở French Open 1989, giải đấu mà chàng trai 17 tuổi này đã có những trận thắng 5 set kinh điển trước số 1-ATP Ivan Lendl (vòng 4) & số 3-ATP Stefan Edberg (CK)




  3. #3

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0

    Thêm một số hình ảnh của hạt giống số 15 Michael Chang ở French Open 1989, giải đấu mà chàng trai 17 tuổi này đã có những trận thắng 5 set kinh điển trước số 1-ATP Ivan Lendl (vòng 4) Michael Chang (CK)
    Cả hai trận nói trên Chang thắng 3 trong 5 set:

    Tỉ số trận Michael Chang và Ivan Lendl, hạt giống số 1:

    4-6, 4-6, 6-3, 6-3, 6-3

    Trận chung kết Michael Chang số 3-ATP Stefan Edberg:

    6–1, 3–6, 4–6, 6–4, 6–2

  4. #4
    Michael Chang là một biểu tượng cho Quần vợt Châu Á nói riêngvà Việt Nam nói chung

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •