Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1

    Chị em nhà Williams (Phần 1) - tẩy chay Indian Wells hơn 10 năm vì phân biệt chủng tộ

    Tại trận bán kết Indian Wells 2001 (bang California), Venus gặp Serena. 4 phút sau khi khởi động trên sân, Venus xin rút lui vì đau dây chằng đầu gối trước sự chưng hửng của khán giả và ban tổ chức.
    Người ta cho rằng Venus đã nhường Serena vào trận chung kết. Một ngày trước trận bán kết, tay vợt Nga Elena Dementieva nói nửa thật nửa đùa rằng ông Richard là người quyết định ai trong chị em họ có mặt ở trận chung kết.

    Ngày kế tiếp, Serena gặp Kim Clijsters ở trận chung kết. Khi Richard và Venus tiền vào sân lên hàng ghế của họ, cả sân đã đứng lên la ó họ. Serena cũng bị la ó không ngớt trong suốt trận đấu, trận mà cô thắng Clijsters 4-6, 6-4, 6-2.

    Ricchard tố cáo đám đông đã dùng từ “nigger” tức “người da đen” để miệt thị gia đình. “Bọn da đen, hãy cút khỏi đây, chúng tao không muốn thấy chúng mày nữa”. Richard tố cáo đám đông hô vang như vậy. Từ sau sự kiện này, chị em nhà Williams không bao giờ trở lại Indian Wells thi đấu nữa, kể cả sau này, khi WTA nâng giải đấu này vào hệ thống Premier Mandatory, một trong bốn giải đấu hàng năm mà các tay vợt phải có nghĩa vụ đến chơi. Họ cứ báo chấn thương hoặc nộp tiền phạt để không đến đó.

    Sau này, Venus kể lại là vào buổi sáng hôm đó, cô đã báo cho người của ban tổ chức là không thể thi đấu được nhưng người này cứ trì hoãn báo lên cấp cao hơn, hy vọng cô sẽ hồi phục và đổi ý. Trước trận đấu, Venus còn gặp Serena nói rằng: “Chị đã nói với họ là đau không thể đấu được, không hiểu sao họ không thông báo chính thức”. Đếm khi ra sân, một quan chức mới thông báo qua hệ thống truyền thanh đến khán giả là Venus không thi đấu được.

    Giữa những tiếng la ó, Richard đứng thẳng người lên, giơ nắm đấm tay trái lên trời như tay điền kinh John Carlos làm tại bục nhận huy chuong Olympic 1968, một dấu hiệu phản đối phân biệt chủng tộc. Richard đứng như thế vài giây, mặt đanh lại, thế giới tennis chưa từng thấy điều gì như vậy. Hình ảnh này có lẽ ăn rất sau vào tâm trí chị em Williams, là động lực “chiến đấu” cho họ trong thời gian dài sau này. Sau trận chung kết, khi nhận giải, Serena cám ơn cha mình đã cho mình sức mạnh, cám ơn khán giả: “Tôi muốn cám ơn những người ủng hộ tôi, nếu bạn không ủng hộ thù dù gì tôi cũng yêu ban”. Nhưng chị em Williams không trở lại đó nữa.

    Serena hơn mười năm sau giải thích: “ở Roland Garros, tôi bị la ó phản đối nhưng ở đó toàn khán giải trẻ tuổi, họ chưa có sự suy nghĩ thấy đáo. Còn tạo Indian Well, tôi thấy toàn người lớn tuổi, da trắng. Hai nơi rõ ràng có sự khác biệt. Quyết định không chơi tại Indian Wells là quyết định dễ dàng nhất trong cuộc đời tôi. Dù kết án tử hình tôi thì tôi cũng không bao giờ trở lại đó".

    tennis247

  2. #2

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Trong hai chị em nhà Williams thì Venus có dáng vẻ mảnh mai và đôi chân dài của bà mẹ Oracene (hồi bà này còn trẻ) còn Serena có đôi vai rộng, chắc nịch của ông bố Richard. Tuy nhiên, khi tập bóng thì Venus thường tập với cha, Serena tập với mẹ.

    Các buổi tập của ông Richard có pha trò nhiều hơn trong khi Oracene rất nghiêm khắc, điều này ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu của họ sau này: Serena luôn có tinh thần thép khi ra sân trong khi Venus dù tài năng hơn nhưng nhiều khi đổ vỡ tinh thần vào các thời khắc quyết định. Ngày ở lần đầu dự US Open năm 1997, Venus đã vào chung kết (thua Martina Hingis) nhưng 3 năm sau, cô mới có danh hiệu Grand Slam đầu tiên. Serena mới là người đầu tiên trong hai chị en vô địch Grand Slam, tại US Open 1999.

    Xét về đối đầu giữa họ, Serena chiềm phần hơn với 13 trận thắng và 10 trận thua. Trong khuôn khổ các trận Grand Slam, Serena dẫn 7-5. Còn tính riêng trong các trận chung kết Grand Slam, Serena dẫn 7-5. Còn tính riêng trong các trận chung kết Grand Slam, Serena dẫn 6-2. Trong 6 trận lần đầu tiên họ gặp nhau từ 1998 đến 2001, Venus thắng 5 lần. 6 trận sau đó vào khoảng thời gian 2002-2003, Serena toàn thắng cả 6 trận, trong đó có 4 trận chung kết Grand Slam liên tiếp, nhờ đó mà Serena hoàn tất “Serena Slam” tức là giành 4 danh hiệu Grand Slam liên tiếp nhau.

    Venus đánh bóng nặng nhưng lối chơi của cô duyên dáng hơn, không mang “sự trừng phạt” như cô em. Nụ cười của cô rộng hơn, cô cởi mở với mọi người hơn. Cô cũng mang “nhiệm vụ gia đình” lớn hơn. Trong một lần phỏng vấn, Venus nói một cách vô thức rằng Serena được đối xử như công chúa trong nhà, và việc của Venus là đảm bảo cô em nhỏ hơn 15 tháng tuổi “OK” mọi thứ.

    Trong một số trận gặp nhau, Serena thì không mấy phức tạp khi thể hiện ý chí chiến thắng còn Venus nửa muốn thắng, nửa muốn em mình cảm thấy hạnh phúc. Khi Serena thắng, cô ăn mứng. Khi Venus thắng, cô nửa mừng và nửa an ủi Serena. Venus chưa bao giờ nở nụ cười rộng hết cỡ sau khi thắng Serena.

    Venus cũng kín đáo hơn trong đời sống bên ngoài sân tennis. Hiếm có tấm hình Venus mặc bikini trên bờ biển, trừ khi đó là những tấm hình chụp để đưa lên báo hoặc quảng cáo. Serena thì khác hẳn, cô thường xuất hiện một cách rất “vô tư” nơi công cộng. Một cô gái có vòng ba “khủng” như vậy mà tung tăng trên bãi biển với bộ bikini chỉ thấy dây với dây hẳn là một hình ảnh rất phản cảm.

    Ở Serena toát ra một vẻ hăm dọa rất tự nhiên, khiến đối thủ tê liệt thần kinh với vẻ ngoài dữ dội cộng với khuôn mặt lạnh lùng, đến những tay vợt có thần kinh tốt như Sharapova còn không chịu nổi, thường thua Serena rất đậm. “Serena cố gắng hăm dọa đối thủ”, Ivanovic nói như vậy sau khi thua Serena tại vòng 4 US Open 2012, “Cô ta đứng sát vạch cuối sân làm bạn có cảm giác không còn chỗ nào để đánh bóng nữa. Tôi cố gắng không nhìn qua lưới, về phía cô ta”.

    Trận đó, vanovic thua 1-6, 3-6 này, Serena cầm giao bóng trong game đầu tiên và ngay lập tức tung ra những “cú đấm knock-out”: ba cú ace và một cú giao bóng không trả nổi.

    Khi Serena giao bóng, gần 50% bóng không được trả lại sân. Pam Shriver, cựu tay vợt nữ hiện là bình luận viên cho kênh ESPN, dù chưa đụng độ với Serena lần nào vì họ thuộc hai thế hệ khác nhau, cũng chia sẻ kinh nghiệm như Ivanovic: “Nhìn vào mặt lưới của bạn, nhìn vào HLV của bạn để nhận sự động viên, nhìn vào bất cứ đâu, trừ khuôn mặt Serena khi gặp cô ấy”.

    Coco Vandeweghe, tay vợt Mỹ 21 tuổi thua Serena tại vòng 1 US Open trải qua kinh nghiệm đó. Vandeweghe thường để Serena đợi trước mỗi cú giao bóng của Serena. Những lúc đó, Serena thường nhìn chằm chằm vào đối thủ với ánh mắt như muốn đánh đắm cả một chiến hạm. Và mỗi cú giao bóng sau cái nhìn này là một cú ace.

    Vẻ hăm dọa của Serena được hỗ trợ bởi ưu thế thể hình, cú giao bóng uy lực và cả những cơn thịnh nộ của cô nhắm vào các trọng tài. Như trong trận bán kết US Open 2009 thua Kim Clijsters, cô đòi tọng trái bóng vào cổ họng trọng tài dây vì bà này bắt lỗi chân dẫm vạch khi giao bóng của cô. Hay trong trận chung kết US Open 2011 thua Samatha Stosur, sau một tràng mắng nhiếc, Serena nói với trọng tài Eva Asderaki: “Đừng nhìn tôi. Nếu bà thấy tôi trên đường thì hãy tìm hướng khác mà đi”.

    Serena có lẽ không cố gắn khiến đối thủ khiếp sợ một cách có ý thức nhưng bộ mặt là bộ mặt. Stosur từng nói: “Cô ấy đáng sợ này cả khi cô ấy đang có tâm trạng thoải mái nhất”.

    Steve Flink, người viết sử tennis hàng đầu, tác giả cuốn “The Greatest Tennis Matches of All Time” đã lập danh sách 5 bộ mặt đáng sợ nhất lịch sử tennis, lần lượt là Serena, John McEnroe, Jimmy Connors, Nadal và Chris Evert.



    tennis247

  3. #3
    Thích những bài như vậy, cám ơn chị nhé

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •