Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 18
  1. #1

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0

    Novak Djokovic: Nhà vua đích thực của quần vợt

    Kết thúc năm 2012, ngôi vị số 1 làng quần vợt thế giới đã ở lại với Novak Djokovic.

    Điều ấy không dễ dàng, nếu không nói là thực sự khó khăn khi trong một năm thế giới có đến 4 tay vợt hàng đầu với những kỹ năng xuất sắc riêng biệt.

    Murray đã khắc phục được điểm yếu cố hữu để tạo ra cú rướn cuối cùng đến vinh quang, phá tan những cái dớp không chỉ cho riêng cá nhân anh mà còn cho cả nền quần vợt xứ sương mù. Federer chứng minh rằng anh có thể hồi xuân vào bất kỳ lúc nào, còn Nadal - một biểu tượng của ý chí - vẫn khẳng định vị thế độc tôn trên mặt sân đất nện. Nhưng cuối cùng, chúng ta có một Nole xuất sắc hơn tất cả khi sở hữu một sức bật mãnh liệt như đã sẵn có trong huyết quản.

    Tất cả các tay vợt đều phải chiến đấu hết mình để mong một ngày gặt hái vinh quang. Nhưng Djokovic thậm chí phải vật lộn để sống sót, tồn tại trong chiến tranh, trong mưa bom lửa đạn những năm mà vùng Balkans bị thiêu trụi bởi những trận chiến thanh trừng sắc tộc kinh hoàng. “Đó là một khoảng thời gian vô cùng khó khăn. Tôi đã nhìn thấy những điều hết sức điên rồ, ngắm nhìn máy bay chiến đấu ngay trên đầu và thả bom xuống đất nước tôi. Ngày và đêm chúng tôi đều lo sợ giữ mạng sống của mình. Tôi đã được đưa xuống một tầng hầm trong 7 ngày đầu tiên của cuộc chiến và nghĩ đinh ninh rằng, nếu có điều quái quỷ gì xảy ra, mình sẽ phải chịu. Mình chẳng thể chạy đi đâu được nữa”. Sau đó, gia đình Djokovic chuyển tới vùng núi Kopaonick, nơi mà tuyết rơi 6 tháng một năm, để lánh nạn. Ở đây, Nole bắt đầu làm quen với cây vợt ở 3 khoảnh đất trống cằn cỗi ngay gần tiệm bánh pizza của cha mẹ anh. Những ngày trường học đóng cửa, Nole dành tới 5 tiếng đồng hồ để tập luyện. Với những hôm tuyết rơi dày và đóng băng anh vẫn không ngừng tập, ở… một bể bơi.


    Người thầy đầu tiên của Nole, bà Jelena Gencic đã nói với cha mẹ anh rằng họ thực sự đang sở hữu một “cậu bé vàng” khi Djokovic mới chỉ 5 tuổi. Nhận xét của Gencic đã khiến gia đình Djokovic dốc toàn bộ sức lực và tiền bạc của họ để đầu tư cho cậu cả. Họ chi ra tới 25 đồng đê mác (12 bảng Anh) 1 giờ trong thời điểm siêu lạm phát để Djokovic được tập ở sân bóng tiêu chuẩn trong khách sạn 4 sao Grand. Buổi sáng, ông bà Srdjan và Dijana mở những lớp dạy trượt băng và buổi chiều họ dành thời gian cho công việc tại tiệm bánh. Tất cả là vì Nole.

    Nhưng mồ hôi công sức của gia đình Djokovic đã không uổng phí khi anh, giờ đây đã thực sự trở thành một tượng đài của làng quần vợt thế giới. Ở Djokovic có cả bóng dáng của một “hoàng tử” sống trong nhung lụa, yêu thương và cưng chiều của gia đình và cả hình ảnh một cậu bé độc lập, kiên cường sau những năm tháng thử thách của chiến tranh. Djokovic có thể lơ đễnh, ngạo mạn và chủ quan nhưng vào thời khắc quan trọng nhất mà 1 sai lầm có thể đẩy anh xuống vực, thì đó là lúc Djokovic mạnh nhất. Có lẽ khả năng sinh tồn trong bom đạn đã nhào nặn nên một Djokovic và như thế. Hơn ai hết, anh chính là Nhà vua đích thực của quần vợt 2012.

    Thethaovanhoa.vn

  2. #2

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Người ta thường nói đến bộ tứ trong thế giới tennis hiện đại: Roger Federer, Rafael Nadal, Novak Djokovic và Andy Murray. Họ đã giành mọi danh hiệu Grand Slam kể từ đầu năm 2010, và 30 trong 31 danh hiệu lớn từ năm 2005 đến nay.


    Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy bộ tứ sẽ chỉ còn lại hai trong năm 2013, khi số một Djokovic và số ba Murray đang có những bước tiến thần tốc, trong khi Nadal vẫn chưa thể bình phục chấn thương còn Federer không còn trẻ nữa. Nadal đã không chơi trận chính thức nào kể từ chấn thương ở Wimbledon hồi tháng 7 và dù mới 26 tuổi, những ngày tháng sắp tới của anh sẽ hết sức khó khăn. Federer vẫn đang chống lại tuổi 32 của anh một cách quyết liệt với việc giành lại ngôi số một năm 2012 sau khi giành Grand Slam thứ 17 ở Wimbledon, một kỷ lục. Nhưng Djokovic đã đánh bại tay vợt người Thụy Sĩ ở ATP World Tour Finals ở London, còn Murray từng vượt qua Federer ở chung kết Olympic. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa bốn tay vợt hàng đầu khác nhau đã rất có ích cho tennis mấy năm qua khi các giải đấu thu hút được sự chú ý ở quy mô toàn cầu, bất chấp suy thoái kinh tế, trong khi tiền thưởng, doanh thu thương mại và cổ động viên đến sân đều tăng cao.

    Thethaovanhoa.vn

  3. #3

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Cựu vô địch Grand Slam, Anastasia Myskina, cho rằng Roger Federer là cây vợt duy nhất có thể đánh bại được số 1 thế giới Novak Djokovic vào lúc này.

    Chỉ có Fed mới hạ nổi Nole?

    Theo Myskina, Djokovic đang có được phong độ rất tốt ở thời điểm hiện tại và bằng chứng là chức vô địch Australian Open mà cây vợt người Serbia giành được hồi tháng 1 vừa qua. Cựu vô địch Grand Slam còn khẳng định, Nole có thể thống trị Grand Slam trong mùa giải 2013 này.

    Tuy nhiên, Myskina cho rằng, nếu ai đó đủ sức vượt qua Djokovic, đấy phải là huyền thoại người Thụy Sĩ. Nhận định của cựu cây vợt người Nga đầu tiên giành Grand Slam dựa trên một thực tế là Federer biết rất rõ Djokovic và anh có thừa bản lĩnh, kinh nghiệm để đánh bại Nole.

    Đánh giá của Myskina cũng khiến tất cả phải bất ngờ bởi nếu nói đến phong độ, Andy Murray chứ không phải Federer mới có được phong độ tốt hơn cả. Bên cạnh đấy, FedEx hiện đã 31 tuổi và ở nhiều giải đấu gần đây, tuổi tác, thể lực giảm sút chính là lý do buộc anh phải dừng bước tại tứ kết hoặc bán kết sau khi anh trải qua những màn tra tấn kéo dài từ 3-5 giờ.

    Anastasia Myskina

    Myskina không phải là người duy nhất dành cho Federer nhiều lời khen như vậy. Cựu số 1 thế giới Andre Agasi cho rằng, ngay cả khi gần 32 tuổi, Federer vẫn rất khó bị đánh bại. “Tôi đã xếp số 1 ở tuổi 33” Agassi nói “Vào thời điểm đó, tôi cảm thấy tốt hơn khi 25 tuổi. Vì thế, tôi cho rằng Roger Federer vẫn là một cây vợt giỏi bởi vì anh ấy ngày một thông minh hơn”.

    VnExpress

  4. #4
    Djokovic bất ngờ "hạ nhục" Federer không thương tiếc

    Tay vợt số 2 thế giới người Serbia vừa có những phát biểu phản bác lại tuyên bố hồi tuần trước của Roger Federer. Đó có thể coi là đòn cảnh cáo dành cho huyền thoại làng banh nỉ trước mùa giải 2014.

    Cách đây chưa lâu, Roger Federer đã lên tiếng phản bác lại quan điểm cho rằng anh đã hết thời và không còn khả năng đoạt những danh hiệu lớn: “Nếu tôi có phong độ cao nhất, tôi có thể giành chức vô địch Grand Slam. Chiến thắng phụ thuộc vào những cú đánh của tôi hơn là đối thủ trước mắt.” Nhưng Novak Djokovic lại không đồng tình với điều này. Anh cho rằng tầu tốc hành người Thụy Sỹ đang tự tin thái quá.
    http://farm10.gox.vn/tinmoi/store/im...ong_tiec_0.jpg

    Nole không coi Federer là đối thủ nguy hiểm của mình

    “Federer có thể sẽ vô địch một Grand Slam nào đó trong năm 2014 nhưng vẫn sẽ có các tay vợt khác sẵn sàng hạ gục anh ấy bất cứ lúc nào. Điều đó không hoàn toàn phụ thuộc vào Federer mà còn là những tay vợt khác nữa”, Djokovic phản pháo người đồng nghiêp.

    Federer vừa trải qua mùa giải 2013 không thể thất vọng hơn với không danh hiệu lớn nào, giành được danh hiệu duy nhất tại giải ATP 250 ở Halle và thua trong hai trận chung kết tại Rome Masters (trước Rafael Nadal) và ATP 500 ở Basel (trước Juan Martin del Potro). Đáng chú ý hơn là trong 14 trận đấu gặp những tay vợt trong Top 10 thế giới, Federer chỉ có 4 trận thắng và thua tới 10 trận.

    Nhìn vào những gì tay vợt số 6 đã có trong năm qua, Djokovic tin rằng vị thế Federer đã suy giải đáng kể và đây là lúc các tay vợt trong top 10 đều có thể gây khó dễ cho anh.

    “Những trận đấu giữa tôi và Rafael cũng như Andy luôn đặc biệt vì nếu tôi đánh bại họ nghĩa là tôi sẽ giành một danh hiệu lớn. Juan cũng là một đối thủ nguy hiểm trong mùa giải tới và cậu ấy là mẫu tay vợt mà tất cả phải dè chừng”, Nole kết thúc câu chuyện

  5. #5

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Djokovic cao ngạo khiêu khích Federer

    Mới chỉ 3 tuần trước, Roger Federer đã tự tin tuyên bố: “Nếu tôi có phong độ cao nhất, tôi có thể giành chức vô địch Grand Slam. Chiến thắng phụ thuộc vào những cú đánh của tôi hơn là đối thủ trước mắt.” Nhưng Novak Djokovic không nghĩ thế. Tay vợt người Serbia đã phát biểu đầy ẩn ý.

    “Có thể Federer sẽ vô địch một Grand Slam trong năm 2014 chăng, nhưng nên nhớ có nhiều tay vợt bước ra sân đấu để đánh bại anh ấy. Điều đó không hoàn toàn phụ thuộc vào Federer mà còn là những tay vợt khác nữa.”

    Mùa giải 2013 thực sự rất khó khăn với Federer khi tay vợt người Thụy Sỹ chỉ có thành tích khiêm tốn 45 trận thắng và 17 trận thua, giành được danh hiệu duy nhất tại giải ATP 250 ở Halle và thua trong hai trận chung kết tại Rome Masters (trước Rafael Nadal) và ATP 500 ở Basel (trước Juan Martin del Potro). Đáng chú ý hơn là trong 14 trận đấu gặp những tay vợt trong Top 10 thế giới, Federer chỉ có 4 trận thắng và thua tới 10 trận.


    Federer trải qua mùa giải 2013 thất vọng, đặc biệt trong những cuộc đối đầu với Top 10

    Có lẽ vì thế mà Djokovic phản bác lại lời tuyên bố của Federer và cảnh báo không chỉ Nole mà những tay vợt trong nhóm “Big Four” như Nadal và Murray, thậm chí cả những tay vợt như Del Potro có thể đánh bại Federer bất cứ lúc nào.

    “Những trận đấu giữa tôi và Rafael cũng như Andy luôn đặc biệt vì nếu tôi đánh bại họ nghĩa là tôi sẽ giành một danh hiệu lớn. Juan cũng là một đối thủ nguy hiểm trong mùa giải tới và cậu ấy là mẫu tay vợt mà tất cả phải dè chừng.”

    Federer chưa đáp lại những nhận định của Djokovic. Tay vợt số 6 thế giới hiện tại đang nghỉ ngơi và tăng dần khối lượng tập luyện để chuẩn bị cho mùa giải mới. Mùa giải 2014 Federer sẽ dự giải ATP 250 Brisbane International để khởi động trước khi bước vào cuộc chinh phục Australian Open 2014, nơi Federer sẽ chứng minh cho Djokovic thấy anh đúng hay Nole đúng.

  6. #6

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Liệu có còn đủ thời gian để Roger Federer phát ra ánh hào quang cuối cùng?


    Thế giới banh nỉ vẫn chưa quên hành trình kỳ diệu của Jimmy Connors khi ông có màn trình diễn đỉnh cao tại US Open 1991 khi đã 39 tuổi. Connors đi một mạch tới bán kết dù phải trải qua hai trận đấu kéo dài 5 set, trước khi chấp nhận thua người đồng hương Jim Courier ở bán kết. Khi ấy Courier mới 21 tuổi và là số 4 thế giới, kém Courier 18 tuổi, tay vợt đã phải nhận vé đặc cách để dự giải. Một năm sau Connors vẫn thi đấu thêm 3 Grand Slam nữa và kết thúc là ở vòng 2 US Open 1992.

    Cũng tại US Open sau đó 14 năm, Andre Aggasi 35 tuổi vẫn là hạt giống số 7 đã vượt qua 3 vòng đấu liên tiếp kéo dài 5 set từ vòng 4 đến bán kết, và chỉ để thua Roger Federer đang trên đỉnh cao phong độ ở tuổi 24.

    Đó là những khoảnh khắc vĩ đại, để chứng tỏ khả năng con người có thể trường tồn với thời gian, ngay cả trong môn thể thao mà nền tảng thể lực đóng vai trò then chốt như tennis. Connors và Agassi chắc chắn là những tay vợt đặc biệt nhất trog lịch sử tennis.

    Bây giờ, Roger Federer đang trải qua giai đoạn của các bậc tiền bối, trước khúc cua của sự nghiệp lẫy lừng của mình. Federer thống trị thế giới trong hơn một nửa thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21. Con số 17 Grand Slam khẳng định vị trí của FedEx trong danh sách những tay vợt nam vĩ đại nhất. Và Federer cũng chinh phục một trong hai giải Wimbledon gần nhất, vào năm 2012.


    Federer vẫn là tay vợt mang lại những thứ mê hoặc. Một tay vợt có khả năng tạo nên những điểm số đẹp như thể bức tranh được vẽ từ những cây cọ, chính là cây vợt trong tay FedEx. Nhưng anh không còn khả năng thống trị thế giới liên tục. Federer đã 32 tuổi và không còn là Roger Federer của quá khứ.

    Có thể sự xuất sắc của Rafael Nadal, Novak Djokovic và Andy Murray đã làm thay đổi mọi thứ. Nhưng chính Roger cũng đang mất đi cảm giác chinh phục Grand Slam như anh đã từng có. Không phủ nhận Rafa, Novak và Andy quá tuyệt vời, nhưng bây giờ Roger không chỉ thua mỗi khi gặp những đối thủ đó.

    Chắc không ai muốn Federer treo vợt, ngay cả những ai không hâm mộ anh. Vẫn còn đó sự háo hức và phấn khích mỗi khi FedEx cầm vợt chơi thứ tennis đầy tính nghệ thuật.

    Connors đã hoàn thành những buổi tập gym và thích ra ngoài du ngoạn giải trí. Xem Jimmy Connors thi đấu ở US Open 1991 như thể đó là giải đấu của riêng ông. Ở tuổi 39, Connors đã vượt qua được ranh giới giữa thắng và thua.

    Agassi cũng trải qua giai đoạn như vậy. Andre ban đầu là ngôi sao vĩ đại trong giới truyền thông nhưng cũng đánh rơi bản năng chiến thắng. Rồi tay vợt người Mỹ cũng hồi sinh với ý chí phi thường. Câu chuyện tái xuất của Agassi đủ để viết nên kịch bản cho bộ phim kinh điển, đặc biệt là cuộc chiến với kỳ phùng địch thủ Pete Sampras. Thực tế Agassi đã giành chức vô địch Australian Open 2003 và cả vị trí số 1 thế giới khi 32 tuổi, ngay trước khi Federer bắt đầu triều đại của mình. Và phải tới năm 2006, Agassi mới bước khỏi quần vợt chuyên nghiệp.


    Thời gian vẫn còn cho Federer có thể trở lại

    Bất cứ tay vợt nào cũng có lúc nhận ra mình không còn đỉnh cao, hoặc ít nhất không ở đó thường xuyên. Một số phải chiến đấu với sự suy yếu về thể lực và những giải đấu trải dài khắp trái đất. Với những tay vợt xuất sắc nhất, họ sẽ nhận ra mình không phải là người tốt nhất. Như Connors, ông thi đấu vì tình yêu với tennis. Một số khác như Steffi Graf, dừng lại trên vinh quang với Grand Slam cuối cùng tại Roland Garros 1999, vài ngày trước sinh nhật thứ 30.

    Roger Federer sẽ chọn con đường nào? FedEx đang là tay vợt số 6 thế giới (và vừa "leo" lên số 5 tuần này nhờ những đối thủ khác bị trừ điểm). Liệu anh có thể có cảm hứng thi đấu trong một ngày bị bật khỏi tốp 10 thế giới? Anh có thể chơi tennis mà không còn đứng trong hàng ngũ những ứng cử viên cho chức vô địch Grand Slam?

    Như Connors và Agassi, như Sampras và Graf, Roger Federer nằm trong hàng ngũ những tay vợt mà thế giới banh nỉ muốn chứng kiến họ thi đấu mãi mãi. Con người khó có thể chống lại “kẻ thù” thời gian, nhưng chiến thắng chính mình là điều có thể. Và Federer vẫn còn thời gian của anh!

  7. #7

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Đừng vội gạch tên Federer !

    Đó là nhận định của cựu tay vợt lừng danh một thời Tim Henman.


    Từng là tay vợt nằm trong tốp 4 thế giới và là số 1 của Vương quốc Anh, trước khi Andy Murray xuất hiện, Tim Henman hiện tại đã không còn thi đấu và là chuyên gia phân tích quần vợt ở xứ sở sương mù. Trong cuộc phỏng vấn của tờ Metro mới đây, Heman nhận định còn quá sớm để gạch tên Federer ra khỏi những cuộc đua tới ngôi vô địch. Federer đang trải qua mùa giải thất vọng với việc chỉ giành được duy nhất 1 danh hiệu ATP 250 ở Halle và không đi tới bất cứ trận chung kết Grand Slam nào trong mùa giải.

    “Rất nhiều người nghi ngờ Roger và thường đặt câu hỏi “Liệu anh ấy sẽ sớm giải nghệ?”" Heman trả lời trên Metro. “Nhưng tôi nghĩ chúng ta chỉ nên thưởng thức những trận đấu của Roger trong khi còn có thể. Anh ấy là tay vợt xuất sắc nhất mọi thời đại và sẽ còn rất lâu chúng ta mới có thể tìm được một tay vợt như thế. Roger đã 32 tuổi và không dễ dàng để có thể hồi phục lại. Tuy nhiên anh ấy đã có cả một bảng thành tích đồ sộ và những kinh nghiệm quý báu, nên việc sớm gạch tên Roger khỏi những cuộc tranh đấu. Anh ấy không có một mùa giải thành công nhưng vẫn tràn đầy tình yêu với những trận đấu. Roger sẽ sớm hồi sinh.”


    Henman tin Federer sớm trở lại

    Khi còn thi đấu, Henman được coi là một trong những tay vợt có lối chơi “serve & volley” điển hình trong làng banh nỉ và đặc biệt thành công trên mặt sân cỏ Wimbledon, dù thành tích tốt nhất là 4 lần đi tới bán kết giải Grand Slam trên mặt sân cỏ. Khi còn thi đấu Henman từng gặp Federer 13 lần và tỷ số đối đầu nghiêng về phía Federer rất sít sao với 7 trận thắng – 6 trận thua. Đáng nhớ nhất là hai lần Henman và Federer chạm trán ở Wimbledon. Một lần Henman thắng 7-5, 7-6(6), 2-6, 7-6(6) ở tứ kết năm 2001, sau khi Federer gây nên cơn địa chấn với chiến thắng trước huyền thoại Pete Sampras ở vòng 4. Lần thứ hai Federer đã trả món nợ ở vòng 2 Wimbledon 2006 với chiến thắng áp đảo 6-4, 6-0, 6-2 trên con đường đoạt danh hiệu Wimbledon thứ 4 liên tiếp.

  8. #8

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Top những tay vợt hàng đầu của hàng đầu thế giới vẫn còn Nadal, Djokovic, Murray nhưng không còn Federer và cũng chưa thấy sự thay thế tiềm tàng.


    Khái niệm top 4 không mới. Nó là nhóm của các tay vợt đỉnh cao nhất trong số đỉnh cao.

    Top 4 thậm chí được tách biệt so với phần còn lại trong nhóm 10 tay vợt hàng đầu bởi một khoảng cách nhất định về đẳng cấp.


    Đẳng cấp ấy có thể được tạo dựng bởi thành tích, mà quan trọng nhất ở hệ thống Grand Slam. Nhưng thành tích kiểu vô địch US Open một lần rồi chưa thể vào tới trận chung kết Grand Slam nào nữa trong suốt bốn năm qua như Juan Martin Del Potro lại chưa đủ.


    Đẳng cấp ấy bắt buộc phải có sự ổn định, mà việc bốn Grand Slam liên tiếp (tới trước US Open) đều vào đến chung kết của Murray gần đây là chuẩn mực, hay ít nhất, nó cũng được xây đắp bằng việc anh có bốn lần khác vào tới trận cuối cùng dù chưa vô địch lần nào. Thất bại ở tứ kết của Murray tại Arthur Ashe là đòn đau, nhưng nền tảng thể lực và khát vọng hoàn thiện của anh vẫn đủ để anh là một chuyên gia của những trận đấu 5 set, thậm chí chiếm ưu thế so với Djokovic.


    Đẳng cấp ấy là như Djokovic, người đã có sáu danh hiệu Grand Slam, trở thành tay vợt đầu tiên trong lịch sử vô địch Australian Open ba năm liền, rồi mới nới rộng chuỗi trận bán kết Grand Slam liên tiếp lên con số 14, trong đó có 7 trận bán kết US Open không ngắt quãng.


    Đẳng cấp ấy là Nadal với thành tích suốt chín năm qua đều giành ít nhất một Grand Slam, là kỷ lục tám vương miện Roland Garros, là đã từng giành ba Grand Slam trong một năm, và con số 13 danh hiệu Grand Slam đầy ấn tượng khi mới 27 tuổi.


    Và đẳng cấp ấy là Federer với biết bao kỷ lục minh chứng sự ngự trị trên đỉnh cao, bề dày thành tích của một huyền thọai như 36 trận tứ kết liên tiếp, 23 trận bán kết liên tiếp ở các giải Grand Slam. Và Federer cũng như Nadal, giành 13 Grand Slam ở tuổi 27, luôn là ứng viên số 1 cho chức vô địch của tất cả các giải (ngoại trừ Roland Garros) trong suốt quãng thời gian kéo dài 6 năm (2003 -2009).


    Đẳng cấp của "Big Four" được tạo dựng bởi thành tích ở Grand Slam


    Vĩnh biệt Top 4 nhé, Federer!


    Nhưng người vĩ đại nhất trong nhóm đỉnh cao của đỉnh cao nói trên đã bị đánh bật ra khỏi Top 4.


    Federer không còn là ứng viên vô địch ở các giải đấu anh tham dự, kể cả khi đó chỉ là Masters 1000 và đôi khi là ATP 500.


    Đặc biệt, các kết quả trong năm 2013 đã chứng minh sự bật bãi của Federer là phũ phàng nhưng không thể chối bỏ. Anh không thể lọt vào trận chung kết nào của bốn Grand Slam trong năm, bị loại trước vòng tứ kết ở US Open và Wimbledon - hai giải diễn ra trên mặt sân ưa thích nhất.


    Đến một người chân chỉ hạt bột như David Ferrer còn làm được nhiều hơn thế, khi tay vợt hiện đang đứng thứ 4 thế giới đã vào tới trận chung kết Roland Garros 2013.


    Hay đánh bại được Federer giờ đây không chỉ là những người trong top 4, cũng không còn giới hạn phải trong top 10 hay 20. Có thể đó là những tay vợt nằm ngoài top 100 như Stakhovsky, hay mấp mé 100 như Daniel Brands.


    Và rõ ràng, không thể xếp một tay vợt chỉ giành nổi một danh hiệu vô địch ATP 250 kể từ đầu năm vào nhóm những tay vợt hàng đầu của hàng đầu được nữa.


    Có thể Federer vẫn đủ sức và đủ tài để giành thêm một Grand Slam nữa (nhiều người hy vọng thế), nhưng để đạt được sự ổn định rồi trở lại như một đối cực thực sự với Nadal, Djokovic và Murray là không thể. Khả dĩ nhất chỉ là bước lại con đường của Pete Sampras cách nay mười năm: Huyền thoại Mỹ vô địch Grand Slam cuối cùng khi đứng thứ 17 thế giới.


    Bởi thất bại ở Australian Open có thể được lý giải bởi anh thiếu sự chuẩn bị, và lúc ấy lại mới no nê thành tích khi vô địch Wimbledon 2012 để giành Grand Slam thứ 17 trong sự nghiệp. Rồi thua ở Roland Garros là điều đương nhiên khi lãnh địa ấy thuộc về kẻ khác.


    Nhưng đến Wimbledon và đặc biệt là US Open, Federer cho thấy những điểm yếu chí mạng khác bên cạnh sự già cỗi do tuổi tác: Thiếu sự điều chỉnh chiến thuật trước các đối thủ khác nhau. Ba năm qua, Federer vẫn có những thay đổi nhỏ trong các trận đấu của mình tùy theo từng thời điểm, nhưng quá ít: Chỉ là lên lưới nhiều hơn một chút, hoặc anh cố gắng trả giao bóng bằng cú bung trái ngay thay vì thường xuyên cắt bóng (khi gặp Nadal). Trận thua Robredo ở vòng 4 US Open 2013 là điển hình cho sự đơn điệu trong lối đánh (dù lối đánh ấy đã làm nên huyền thoại bất tử).


    Federer đang mất phương hướng


    Ai thay Federer, hay chìa khóa thành công của tennis hiện đại?


    Suất chơi bán kết của Federer và Murray ở US Open thuộc về Wawrinka và Gasquet. Đó đồng thời là đỉnh cao của sự nghiệp của cả hai tại US Open nói riêng và Grand Slam nói chung.


    Gasquet nổi trội với cú trái một tay có độ xoáy cao và góc mở rất rộng. Wawrinka phong phú, đa dạng và cũng ấn tượng hơn bởi ngoài cú trái một tay có sức nặng đáng kể thì anh có cú thuận tay chuẩn mực và lối chơi toàn sân với xu hướng lên lưới dứt điểm.


    Họ cùng nằm trong top 10 (Wawrinka số 10, còn Gasquet số 8), và có thể hiện diện ở đó trong một thời gian dài nữa bởi sự khác biệt về trình độ và đẳng cấp so với các tay vợt còn lại trong top 30 thế giới.


    Nhưng giống như các tay vợt khác trong top 10, kể cả nhà vô địch US Open 2009 Juan Martin Del Potro, họ không hoặc chưa hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để đạt sự ổn định cũng như để làm nên các chiến thắng mang tính lịch sử trước những thách thức thực sự.


    Wawrinka đã chỉ thua Djokovic sau năm set sau khi đã dẫn 2-1 sau ba set đầu. Kết quả ấy tạo cảm giác nuối tiếc tràn ngập. Nhưng, nếu có cho trận đấu ấy được đánh lại, Wawrinka vẫn sẽ là kẻ thất bại. Vì một lẽ rất giản đơn: anh thua xa so với Djokovic về khía cạnh thể lực.


    Đáng tiếc là gần tám tháng sau trận đấu xuất sắc và cũng dồn Djokovic tới set thứ năm (vòng bốn Australia Open), Wawrinka không cải thiện được gì về sức bền, độ dẻo dai. Rõ ràng tay vợt người Thụy Sĩ chưa đủ khả năng để đương đầu với những trận đấu vắt sức và vắt trí ở Grand Slam.


    Thế nên, Wawrinka, nay 28 tuổi, dù đã lần đầu tiên đi xa hơn Federer ở một kỳ US Open, nhưng anh sẽ không thể vươn tới đỉnh cao của top 4 chứ chưa nói tới việc thay thế Federer.


    Còn Gasquet, anh đã quật ngã David Ferrer. Đó là trận đấu mang tính biểu tượng, như một sự khẳng định rằng việc tay vợt người Tây Ban Nha nay cũng 31 tuổi có thể có vị trí trong top hàng đầu là không thể.


    Nhưng bản thân Gasquet lại không đủ sức để vươn lên một đẳng cấp cao hơn. Với anh, đứng cùng với hàng ngũ các tay vợt như Berdych, Tsonga, Del Potro đã là một bước tiến ngoạn mục.


    Điểm yếu lớn nhất của Gasquet ngoài nền tảng thể lực, còn phạm phải sự đòi hỏi bắt buộc phải có của một nhà vô địch tennis hiện đại: lấy cú thuận tay làm vũ khí chủ chốt. Điểm mạnh nhất của Gasquet giờ đây là cú trái, trong khi cú phải của anh lại gần như chỉ để cài bóng.


    John McEnroe, một trong những huyền thoại tennis Mỹ và thế giới, khi ngồi làm BLV của ESPN và CBS đã nói rằng, kỹ thuật quan trọng nhất của tennis ngày nay là cú thuận tay ở cự ly ngắn.


    Nó không phải là một cú "penalty" khi bóng nảy cao ở trong sân để thoải mái đè bóng dứt điểm, mà là cú thuận tay xử lý với độ xoáy nhiều nhằm vừa tạo độ an toàn trong khi vẫn có thể hướng tới góc đánh khó để tạo ra cú ăn điểm ngay sau khi giao bóng.


    Nó gần giống với cách đánh tốc hành của Federer trước kia, khi anh serve và dứt điểm cực nhanh ở lần chạm bóng tiếp theo, và cách chơi của Nadal hiện nay được John McEnroe cũng như Brad Gilbert (tác giả cuốn "Thắng xấu trong tennis") coi là chuẩn mực. Nadal xử lý bóng ngắn, bóng thấp ở trong sân cực tốt nhờ độ xoáy của cú thuận tay để xây dựng nên từng đường bóng dứt điểm.


    Gasquet hay Wawrinka chưa tiệm cận được với top đầu.

  9. #9

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    25 tuổi... vẫn trẻ ?

    Khi Federer vô địch Grand Slam đầu tiên (Wimby 2003), anh 22 tuổi. Khi Djokovic vô địch Australian Open 2008, anh mới 21 tuổi. Nadal thậm chí còn sớm hơn: Vô địch Roland Garros khi mới 19.


    Tennis hôm nay không còn những tài năng trẻ đủ sức làm như thế nữa. Khi Lukas Rosol tạo nên cơn địa chấn hạ Nadal ở Wimby 2012, có người tự hỏi: Một nhà vô địch tương lai đây chăng? Không, Rosol khi đó đã 27 rồi. Và cũng chỉ được một trận.


    Điều tương tự xảy ra với hiện tượng Darcis (Bỉ), cũng hạ Nadal ở Wimby năm nay, vẻ ngoài nhìn trẻ, nhưng chẳng ai kỳ vọng vào người đã 29 tuổi!


    Rồi Stakhovsky, kẻ hạ gục Federer cùng giải đấu, cũng 27 tuổi. Tay vợt người Ukraina đã từng được coi là tiềm năng thật, khi từng vào tới chung kết US Open 2004 với Murray ở nội dung trẻ (từ 18 tuổi trở xuống). Nhưng tám năm tiếp theo anh trở nên tầm thường.


    Nói tới thế hệ trẻ tiềm năng của tennis ngày nay có Milos Raonic, Dimitrov và Janowicz. Nhưng người trẻ nhất cũng sinh năm 1991 (Dimitrov), còn lại sinh năm 1990


    Những tài năng trẻ chưa có nhiều sự đột phá


    Cả ba đều chưa đạt tới đẳng cấp thực sự của một tay vợt trong top 10. Dù Raonic mới đạt tới cột mốc đó hồi tháng trước, nhưng anh chưa bao giờ đi xa hơn vòng 4 Grand Slam.


    Janowicz có thừa sức khỏe, mà thiếu đầu óc, chỉ biết cậy vào hai cú giao bóng và thuận tay.


    Dimitrov có sự toàn diện về kỹ chiến thuật nhưng lại đặc biệt hạn chế về thể lực, đó là chưa kể tới việc để chuyện bên ngoài sân cỏ chi phối quá sớm và quá nhiều.


    Hụt hẫng Top 3


    Top 4 là sự chuẩn mực nếu nhìn từ các kết quả bốc thăm lẫn kết quả thực tế ở các giải Grand Slam. Họ được chia đều vào hai nhánh, để rồi thường như kỳ vọng, bốn tay vợt đỉnh cao vào tới bán kết.


    Top 3 sẽ khiến cho cuộc đấu nhiều khi mang tính may rủi (ít nhất là lý thuyết). Như hiện nay, nhánh bốc thăm nào có số 4 Ferrer đều được coi là may mắn. Còn Nadal hoặc Djokvic có Murray đón chờ ở bán kết là thử thách (thậm chí cả từ khía cạnh thể lực nếu phải đánh bán kết năm set).


    Không còn Federer trong top 4 là tiếc nuối. Chưa có ai lấp vào chỗ trống ấy là nỗi đau!

  10. #10

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Dù bị loại khỏi US Open 2013 từ sớm nhưng Federer vẫn để lại những cú đánh mê hoặc.


    Trong trận đấu tại vòng 4 US Open 2013 gặp Tommy Robredo, ở game thứ 11 set 1 Roger Federer đã thực hiện một pha ghi điểm winner khá lạ mặt. Sau khi ép trái Robredo và khiến tay vợt người Tây Ban Nha phải lùi khá xa vạch baseline để cứu bóng, Federer đã có khoảng trống để thực hiện cú né trái đánh phải dọc dây. Nhưng thay vào đó, tay vợt người Thụy Sỹ quyết định thực hiện cú bỏ nhỏ "giả" đánh lừa Robredo.


    Federer vẫn còn nguyên sự tinh tế nhưng đã thiếu đi sự ổn định và vững vàng

    Tưởng như Federer sẽ bỏ nhỏ trên lưới, Robredo đã định lao lên đón lõng nhưng thực tế FedEx lại chém bóng dọc sân ghi điểm trong sự bất lực của Robredo. Pha bóng này hội tụ đầy đủ sự tinh tế và tinh quái của Federer, nhưng rất tiếc điều đó đã không duy trì được trong cả trận đấu.

    Federer đã thất bại trong cả 3 set trước Robredo và lần đầu tiên thua tay vợt người Tây Ban Nha sau khi toàn thắng ở 10 lần gặp nhau trước đó. Federer cũng lần đầu tiên kể từ năm 2002 không lọt tới trận chung kết một giải Grand Slam nào trong mùa giải.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •