Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0

    Giá mà giỏi như nhậu

    Ngày mai, 20.9 người hâm mộ quần vợt Việt Nam sẽ được tận mắt chứng kiến những tay vợt hàng đầu thế giới trình diễn ngay tại TPHCM. Cứ sau mỗi năm, các hãng bia lại tranh nhau đưa đến Việt Nam những ngôi sao nổi tiếng hơn ở các lĩnh vực thể thao, văn hoá để giới thiệu như một phần đền đáp lại cho việc họ có những con số lợi nhuận khủng.

    Tay vợt Cibulkova người Slovakia đã có mặt ở Việt Nam để sẵn sàng dự Heineken Stars 2012.

    Tháng 5.2011, báo chí đưa tin ông Michel de Carvalho, chủ sở hữu thương hiệu bia Heineken đã “choáng” khi đến thăm Việt Nam, ông bày tỏ kinh ngạc trước tốc độ tiêu thụ nhãn hiệu bia này tại Việt Nam. Kinh ngạc là phải khi tốc độ bán hàng của mặt hàng bia bọt tại Việt Nam được tính bằng đơn vị: tỉ lít. Hết năm 2010, số bia được tiêu thụ ở Việt Nam đã là 2,7 tỉ lít. Sức tiêu thụ của thị trường nhậu nhẹt đã đưa Việt Nam vươn lên hàng thứ ba trên thế giới về sức tiêu thụ bia của hãng này, chỉ sau Mỹ và Pháp. Với tốc độ uống bia cả trong nước lẫn ngoại nhập, các nhà sản xuất dự tính đến cuối năm 2012 này, Việt Nam dư sức vượt qua Pháp ở khoản “nhậu” và đến hết năm 2015, Việt Nam sẽ là vô đối trong việc tiêu thụ bia của Heneiken. Cùng với Heneiken, các hãng bia nước ngoài khác cũng chiếm được thị phần khá khí thế ở thị trường Việt Nam.

    Đương nhiên, “ăn sườn thì phải nhả xương”, đó là nguyên tắc của giới kinh doanh để tiếp tục giữ khách hàng ở với mình. Các hãng bia đua nhau đưa các giải đấu, ngôi sao đến Việt Nam, tất nhiên, đối tượng mà họ nhắm đến để phục vụ sẽ là các khách hàng tiềm năng qua khảo sát.

    Hãng bia Tiger đang tổ chức giải bóng đá đường phố tại khắp các địa phương và vòng chung kết sẽ diễn ra tại TP.HCM vào hai ngày 28 và 29.9. Cùng với việc tổ chức sân chơi để “lấy mồ hôi” giúp việc uống bia nhiều hơn, hãng này còn công bố sẽ đưa ngôi sao bóng đá quốc tế Edgar Davids đến TP.HCM để giao lưu với người hâm mộ. Tất nhiên, đây chỉ là ngôi sao đã qua thời hoàng kim và độ thu hút cũng không còn cao ngất nhưng lại phù hợp với tiêu chí thân thiện, bình dân mà khá đông người uống bia này chọn lựa.

    Ở một “khứa” khác, Heineiken chọn cách đưa đến các ngôi sao quần vợt như Arazenka đến Việt Nam. Chẳng cần nói nhiều, ở Việt Nam đã có một thời người ta gọi quần vợt là “môn chơi nhà giàu” và hiện suy nghĩ ấy vẫn còn tồn tại ở khá nhiều người. Chính vì vậy, phân khúc khách hàng mà các ngôi sao quần vợt giao lưu ắt hẳn có chọn lọc hơn, nhất là khi có hơn 1.200 vé mời và 300 vé bán còn lại, giá một tấm vé lên đến 2 triệu đồng.

    Nhưng, không ít người hâm mộ đi xem các ngôi sao trò chuyện, trình diễn để rồi chợt tự hỏi: Vì sao lần nào cũng như lần nấy, ở các giải đấu lớn có ngôi sao nước ngoài thi đấu, dù các vận động viên chủ nhà được đặc cách trong việc xếp hạng nhưng rất nhanh, họ bị loại khỏi cuộc chơi. Khán giả Việt Nam mãi chỉ là khách mời danh dự chứ chẳng thể ủng hộ ai vì màu cờ sắc áo. Vì sao thể thao Việt Nam vẫn ì ạch ở, bóng đá thì mãi giấc mơ con là vô địch SEA Games, vận động viên vác vợt đi thi đấu cũng mãi với mục tiêu, học hỏi là chính.

    Hoá ra, để thành công ở thể thao đỉnh cao không thể giống như uống bia. Nghĩa là chỉ cần mở nắp chai thì có thể trở thành “vua nhậu” trên bản đồ thế giới. Thể thao đỉnh cao cần sự đầu tư từ các bộ môn, cần một chiến lược từ những nhà quản lý, cần cái đầu nhiều hơn cái bụng. Điều này có vẻ hơi khó, cứ nhìn thực tế thì rõ.

    Thôi thì đành trông vào lòng hảo tâm của các nhà sản xuất để người hâm mộ được tận mắt chứng kiến các trận đấu đỉnh cao bởi, giá mà muốn trở thành vô địch thế giới dễ như nhậu thì Việt Nam lẫy lừng lâu rồi.



    Sài Gòn Tiếp Thị

  2. #2

    Ngày tham gia
    Jul 2013
    Bài viết
    0
    Hic,

    Mình cũng góp phần không nhỏ vào 2,7 tỉ lít ấy

  3. #3

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Head
    Nhưng, không ít người hâm mộ đi xem các ngôi sao trò chuyện, trình diễn để rồi chợt tự hỏi: Vì sao lần nào cũng như lần nấy, ở các giải đấu lớn có ngôi sao nước ngoài thi đấu, dù các vận động viên chủ nhà được đặc cách trong việc xếp hạng nhưng rất nhanh, họ bị loại khỏi cuộc chơi. Khán giả Việt Nam mãi chỉ là khách mời danh dự chứ chẳng thể ủng hộ ai vì màu cờ sắc áo. Vì sao thể thao Việt Nam vẫn ì ạch ở, bóng đá thì mãi giấc mơ con là vô địch SEA Games, vận động viên vác vợt đi thi đấu cũng mãi với mục tiêu, học hỏi là chính.
    VĐV mình đẳng cấp không = nên có đặc cách thì chỉ mau nhanh bị loại thôi (vì đặc cách thì sẽ đụng trận ngay các tay vợt đã tự vượt qua vòng loại bằng thực lực của chính họ). Còn nếu đã tự bò được vào vòng trong bằng thực lực thì sẽ khó bị loại hơn

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •