Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1

  2. #2

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Sơn-Vitar
    Gửi bác Head!

    Bài viết của bác chắc chắn đã làm thay đối suy nghĩ (chọn thầy)của nhiều bác đang có ý định cho con em mình nhập môn Tennis.

    Cám ơn bác nhiều.
    Bác Head trích dẫn từ trang của ThegioiTennis ợ.

    @bavuongh3: Việc cấp chứng chỉ thì trung tâm nào chả có quyền. Vđ là theo mặt bằng nào? WTA, ATP, ITF hay USTP hay cái gì đó. Kể cả bác có tiêu chuẩn riêng của bác cũng chả sao. Ngay cả Liên đoàn QV VN còn chả có chứng chỉ riêng (em thích nói thế đấy, bác nào bảo có thì chỉ ra xem nào ), những đợt đào tạo HLV đều phải sử dụng các HLV có chứng chỉ của các liên đoàn có uy tín.

    Vì thế không xợ cơ chế xin cho ở đây (vì làm gì có thằng nào ở VN có mà cho bác), tất tật là ở cái liên đoàn nào đó có uy tín mà bác tính sau này dễ bề cho VĐV từ lò đào tạo ở VN hòa nhập và làm đầu vào, làm gà nòi cho các học viện QV uy tín hơn trên thế giới đầu tư tiếp, một dạng bước đệm như người ta học dự bị đại học ấy.

  3. #3

    Ngày tham gia
    Aug 2013
    Bài viết
    0

    HLV tennis - Người Thầy đầu tiên

    Bạn tôi có một cậu con trai lên 10 tuổi. Anh muốn cho con học chơi một môn thể thao, và quyết định chọn quần vợt. Không phải mơ mộng muốn con thành một tay vợt chuyên nghiệp, nhưng anh quan niệm đã chơi thì phải chuẩn. Thế nên, anh đi tìm hiểu kỹ lắm về người thầy đầu tiên cho con mình. Bởi anh quan niệm rằng, học chơi thể thao hay các môn nghệ thuật khác cũng giống như học chữ: Đứa trẻ như một tờ giấy trắng, nên người thầy đầu tiên vô cùng quan trọng. Gặp người thầy đúng chuẩn, những nét vẽ đầu tiên trên tờ giấy trắng phải mực thước, đẹp đẽ; còn chẳng may gặp phải thầy chẳng ra thầy, thì không khéo hỏng mất tờ giấy.

    Sau một thời gian tìm hiểu các nơi, anh than thở là không tìm ra được một người thầy đầu tiên đúng nghĩa như mình mong đợi. Ngay cả những tay vợt đã từng có tên tuổi, anh cũng chê rằng họ tuy đánh giỏi nhưng không thể hiện được sự hiểu biết về phương pháp sư phạm. Rồi anh hỏi: Hình như chẳng có ai được đào tạo bài bản để trở thành một người thầy đầu tiên đúng nghĩa? Câu hỏi của anh cũng là câu hỏi mà tôi đã đặt ra các đây hơn chục năm, không chỉ cho quần vợt mà đối với rất nhiều môn thể thao khác ở Việt Nam.

    Đối với thể thao Việt Nam, có một chuyện kỳ là mà chúng ta thường thấy là người thầy đầu tiên thường đi theo học trò của mình khi lên đến đỉnh cao. Nó ngược hẳn nguyên tắc chung của giáo dục là người thầy như những người đưa đò: nhiệm vụ của mỗi người là đưa học trò của mình đi qua một giai đoạn nhất định. Cứ mỗi khúc sông, lại có một người thầy mới. Chính vì sự ngược đời ở thể thao của ta, nên mới phải có một quy định chẳng giống ai trên thế giới này, đó là khi một VĐV đoạt thành tích cao tại các đấu trường quốc tế, người thầy đầu tiên được thưởng bởi công phát hiện, đào tạo. Nguyên nhân ra đời của cái quy định này là bởi trên thực tế, có nhiều VĐV trưởng thành hoàn toàn do người thầy đầu tiên, chứ vị HLV ở đội tuyển chẳng có công lao gì. Xin lấy vị dụ như ở tay bơi Hoàng Quý Phước, người đi theo anh suốt từ nhỏ đến lớn là HLV Nguyễn Tấn Quảng, chứ chẳng có dấu ấn gì của HLV đội tuyển Đặng Văn Tuấn. Chính vì vậy, khi đề cử HLV tiêu biểu năm 2011, từ giới thiệu chuyên môn đến các nhà báo đều phản ứng với Ban tổ chức khi đưa HLV Tuấn vào danh sách nhờ thành tích sáng chói của Phước tại SEA Games.

    Cái sự trái khoáy ấy nó vừa đúng, lại vừa không đúng. Nó đúng ở chỗ, trên thực tế của thể thao VN, công của người HLV dìu dắt VĐV từ nhở lên là sự thật. Nhưng nó không đúng ở chỗ là thể hiện một nền thể thao thiếu quy củ. Lẽ ra, người dạy cơ bản thì chỉ có mỗi một nhiệm vụ là làm sao cho cậu học trò nhỏ từ không biết gì đến biết chơi đúng cái môn đã chọn. Sau đó, cứ mỗi một giai đoạn nâng cao là phải có một HLV thích hợp. Muốn làm được điều đó, các môn thể thao phải xây được cho mình một hệ thống trường lớp quy củ từ thấp đến cao; ứng với mỗi lớp là một lực lượng HLV được đào tạo đúng chuẩn, và kèm theo đó là một giáo án hoàn chỉnh, thống nhất, đặc biệt ở giai đoạn vỡ lòng.

    Với quần vợt, vừa qua đã vinh dự đón được vị HLV nổi tiếng Michael Baroch (từng là HLV của Maria Sharapova). Sau hai ngày làm việc, xem xét các tay vợt trẻ hàng đầu của VN hiện nay, ông Baroch đã chỉ ra vô số những lỗi về cơ bản của các HLV.

    Vì vậy, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn quần vợt VN – ông Nguyễn Quốc Kỳ hạ quyết tâm trong nhiệm kỳ này phải làm bằng được mấy việc sau:
    1- Mở lớp đào tạo HLV, trước mắt là cấp 1, và cấp thẻ hành nghề, dần tiến tới việc ai không có bằng cấp HLV thì không được dạy quần vợt.

    2- Biên soạn giáo trình dạy quần vợt cơ bản để thống nhất toàn quốc, chấm dứt tình trạng mỗi người dạy mỗi kiểu theo kinh nghiệm.


    Nếu quần vợt làm được điều đó, thì đây là một cuộc cách tân mạnh mẽ, dù với các nước có nền thể thao phát triển, chuyện ấy xưa như trái đất!


    Nguồn tin: ThegioiTennis

  4. #4

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Bác Head đăng bài này là gãi đúng chỗ ngứa của nhiều bác đây. Nhất là những bác đang nổi bên thớt Ý tưởng thành lập công ty cổ phần đào tạo vận động viên Tennis thành tích cao.

    Cảm ơn bác!

    P/S: bác để cái chữ ký kia là ối bác giật mình là đã gặp bác ở đâu mà quên không nói chuyện đấy!

  5. #5

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    [1- Mở lớp đào tạo HLV, trước mắt là cấp 1, và cấp thẻ hành nghề, dần tiến tới việc ai không có bằng cấp HLV thì không được dạy quần vợt.

    2- Biên soạn giáo trình dạy quần vợt cơ bản để thống nhất toàn quốc, chấm dứt tình trạng mỗi người dạy mỗi kiểu theo kinh nghiệm. ]

    Nghe câu này em lại tự thấy gai gai! lại độc quyền xin cấp phép lại thu phế lại đi đêm ... Như bác NB cũng thấy ngứa nhưng chắc ngứa kiểu khác!

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •