Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1

    Ngày tham gia
    Aug 2013
    Bài viết
    0

    Quần vợt Nga có giá bao nhiêu?

    Qua hàng loạt phát biểu gần đây, có thể thấy rõ vấn đề nổi cộm của quần vợt Nga và vấn đề đó lại có điểm rất tương đồng với quần vợt Việt Nam. Để giúp các nhà quản lý có dịp tham khảo, chúng tôi xin giới thiệu cuộc phỏng vấn của tờ Sport-Express dành cho Phó chủ tịch LĐQV Nga Aleksei Selivanenko, người trực tiếp phụ trách tài chính.

    Ông Aleksei Selivanenko (phải) và Marat Safin

    -Quần vợt nam của Nga đang có sự chênh lệch giữa hai thế hệ. Lẽ ra điều này có thể tránh được nếu vài năm trước chúng ta không để mất một loạt tay vợt, những người đã chuyển sang thi đấu cho Kazakhstan, đội đã lọt vào nhóm thế giới.

    • Đúng, đội tuyển Kazakhstan hiện tại chính là đội tuyển 2 của Nga. Giá mà quần vợt Nga có tiền từ nhiều nguồn khác nhau thì bây giờ các tay vợt ấy đã thi đấu cho Nga rồi. Tuy nhiên, tôi sẽ không nói về sự mất mát cả một thế hệ.


    Chưa bao giờ nhận được tiền mặt từ ngân sách


    - Vậy ông có thể nói cụ thể về những nguồn tiền mà LĐQV Nga nhận được?

    • Liên đoàn có 3 nguồn tiền. Thứ nhất là nguồn từ ITF, số tiền ấy phụ thuộc vào thành tích thi đấu của đội tuyển ở Davis Cup và Fed Cup. Nếu đội tuyển nam giành chức vô địch thì Liên đoàn sẽ nhận được một triệu USD, còn nếu đội tuyển nữ vô địch thì số tiền nhận được là 500.000 USD. Thế nhưng, tôi muốn nhấn mạnh là theo khuyến cáo của ITF thì một nửa số tiền đó thuộc về các tay vợt, Liên đoàn chỉ nhận nửa còn lại thôi. Nguồn tài chính thứ 2 là hợp đồng với các nhà tài trợ Samsung và Bosco. Bên cạnh đó, Liên đoàn còn có một vài hợp đồng không lớn với các đơn vị cung cấp bóng và nước uống ở các giải khác nhau. Nguồn cuối cùng là khoản tài trợ từ các thành viên Hội đồng quản trị, nhưng tiếc thay, hội đồng ấy vừa bị giải tán.


    - Thế còn nguồn tiền từ ngân sách nhà nước thì sao?

    • Chưa bao giờ Liên đoàn nhận được tiền mặt từ ngân sách nhà nước cả. Bộ Thể thao chỉ trả lương cho các HLV ở Trung tâm huấn luyện quốc gia, ngoài ra trả chi phí cho các chuyến thi đấu ở nước ngoài của các đội trẻ trong các giải chính thức, hỗ trợ cho các nhà vô địch Nga ở các nhóm tuổi khác nhau, cũng như các khóa đào tạo nhất định. Bên cạnh đó, trong năm nay, Ủy ban Olympic Nga chịu trách nhiệm về kinh phí cho chuyến thi đấu ở Olympic London.


    30 triệu rúp và 308.000 USD


    - Thế tổng số tiền mà Bộ Thể thao tiêu tốn cho quần vợt Nga là bao nhiêu?

    • Trong năm nay, con số đó là 30 triệu rúp và 308.000 USD.


    - Nếu so sánh với các môn khác thì con số đó là nhiều hay ít?

    • Tôi không muốn nói về chuyện đó. Vấn đề là Bộ Thể thao chỉ cấp kinh phí theo kế hoạch năm một theo quy định hiện hành. Theo cách làm việc như hiện nay thì số tiền đó không thể giúp chúng tôi phát triển được.


    - Ông có thể đưa ra ví dụ?

    • Chúng tôi đã có ý tưởng (trước đây Marat Safin làm) thành lập một đội thử nghiệm gồm 6-10 người ở mỗi nhóm tuổi, những người này sẽ huấn luyện một cách thường xuyên dưới sự lãnh đạo của các chuyên gia có trình độ. Thế nhưng than ôi, đến giờ này ý tưởng đó vẫn chưa được triển khai. Tuy nhiên, cũng phải thấy là số tiền ngân sách nhà nước cấp cho thể thao không phải là số tiền lớn.


    - Vậy chính xác ý ông muốn nói gì?

    • Hai tuần trước ở hãng thông tấn RIA Novosti có diễn ra hội thảo về quản lý thể thao và pháp luật. Hầu như tất cả đại diện các Liên đoàn thể thao đều tham dự và nhất trí rằng hiện nay, thể thao Nga sống dựa vào ngân sách nhà nước đến 90%. Điều này nói lên là khoản đóng góp của các công ty như Gazprom, Rosneft, hay các ngân hàng thương mại đều là dối trá cả. Do vậy, tình hình tiếp theo sẽ là việc quần vợt vẫn không có tiền.

    Thể thao TPHCM

  2. #2

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Khi không còn khát khao, rất khó để người Nga tiếp tục theo đuổi môn thể thao đòi hỏi phải có nhiều đam mê này. Thời Yevgheni Kafelnikov và Marat Safin luôn luôn máu lửa cùng Davis Cup đã qua rồi. Nikolay Davydenko cũng từng có một thời đáng nhớ như thế, nhưng giờ anh đã già, trong khi Mikhail Youzhny - người góp mặt trong đội hình tuyển Nga đăng quang Davis Cup đầu tiên - cũng không còn nhiều đam mê và đã qua thời phong độ đỉnh cao.

    HLV Shamil Tarpischev: “Ở Nga không ai cần quần vợt nữa rồi!”
    Youzhny không còn đam mê, nhiều người khác cũng vậy

    Việc Youzhny - tay vợt nam của Nga có thứ hạng thế giới cao nhất, từng leo lên vị trí hạng 8 ATP hồi năm 2008, từng lọt đến bán kết US Open hồi năm 2006 và 2010 - không được triệu tập vào đội tuyển Nga trong trận play-off với Brazil khiến nhiều người bất ngờ và chỉ trích. Sau đó, Youzhny đã nói “không có ai gọi điện cho tôi”.

    Lý lẽ này đã bị HLV Shamil Tarpischev bác bỏ hoàn toàn: “Mikhail không nên quanh co với sự thật. Tôi đã thảo luận về vấn đề này với HLV của anh ấy, ông Boris Sobkin. Ông ấy nói với tôi rằng việc triệu tập Youzhny sẽ hoàn toàn vô nghĩa, vì anh ấy đang có quá nhiều vấn đề. Đừng quên rằng, trận đấu Davis Cup vừa rồi không chỉ là trường hợp đơn nhất, mà còn cả ở Olympic, khi các tay vợt yêu cầu khoản đền bù cho việc bỏ lỡ 3 giải đấu cá nhân. Chúng tôi không có tiền. Có lẽ Youzhny cũng muốn thi đấu cho đội tuyển đó, nhưng tại sao anh ấy lại thảo luận với HLV Sobkin? Người đầu tiên mà tôi nói chuyện lại là ngài HLV!”.

    Không chỉ Youzhny, nhiều người khác cũng không còn hứng thú việc “lên tuyển”. Andrey Kuznetsov (hạng 68 ATP, hạng 3 nước Nga nhưng đang là người trẻ nhất trong Top 4) và Evgeni Donskoy (hạng 106 ATP) là những ví dụ rõ ràng nhất: “Cha của Kuznetsov… cầu xin tôi không triệu tập con ông ấy vào đội tuyển. Tôi đã nói chuyện với cậu ấy. Đầu tiên, cậu ấy nói đang bị đau chân và sẽ không thể đứng vững trong các trận đấu dài 5 ván. Sau đó, cậu ấy nói đến chuyện cá nhân, rằng đang chật vật trong việc giành chỗ đứng trong Top 100 thế giới. Cậu ấy đang ở trong trạng thái tồi tệ. Sẽ là vô lý nếu đưa cậu ấy vào các trận đấu 5 ván.

    Trong khi đó, Donskoy rất khao khát vào đội tuyển, nhưng cậu ta cũng có chung vấn đề với Kuznetsov - chật vật trong việc tìm chỗ đứng trong Top 100. Rõ ràng, cả 2 đấu thủ trẻ này chưa đủ khát khao và cũng chưa được thử nhiệm, nên không thể giúp chúng tôi đánh bại tuyển Brazil. Nếu họ lọt vào Top 100, sau đó xuất hiện ở Australian Open. Như vậy tốt cho họ, và về lâu về dài mới có thể… thuận lợi cho chúng tôi”.
    Thất bại trong canh bạc Bogomolov

    Khi nhiều tay vợt không còn đạt đỉnh cao phong độ và sụt giảm đam mê, ông Tarpischev đã định “đốt cháy giai đoạn” bằng cách “rù quến” Alex Bogomolov “con” - lúc đó (cuối mùa giải năm ngoái) đang là tay vợt Mỹ tiến bộ nhất.

    Thực chất, việc Tarpischev “vận động hành lang” để đưa Bogomolov về với nước Nga cũng chẳng phải khiến người Mỹ “chảy máu tài năng”. Thế nhưng, vì “sĩ diện”, người Mỹ đã có một cuộc tranh chấp Bogomolov với người Nga khá gay gắt. Vấn đề là kể từ khi chuyển sang chơi cho tuyển Nga, phong độ của Bogomolov đột nhiên sa sút.
    Dù sai lầm với canh bạc Alex Bogomolov “con”, HLV Shamil Tarpischev vẫn chỉ ra được thực trạng là người ta không cần đến quần vợt nếu sống ở Nga. “Không ai muốn tiếp tục làm HLV, khi bạn kiếm tiền trong việc ném bóng còn nhiều hơn việc làm việc theo nhóm. Tôi đã nói về vấn đề này với rất nhiều người, nhưng chẳng ai muốn có chuyện gì xảy ra cả. Có những môn thể thao khiến chúng tôi tán dương, cũng có những môn khiến người ta xấu hổ và chỉ trích, nhưng quần vợt không nằm trong số này, đơn giản là người ta không còn ham muốn”.

    SGGP Online

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •