Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1

  2. #2

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0

    Tiền thưởng trong tennis - Sao cho bình đẳng

    Vấn đề bình đẳng giữa các tay vợt nam với các tay vợt nữ về tiền thưởng trong các giải Grand Slam một lần nữa được thổi bùng lên khi tay vợt nam Gilles Simon lên tiếng . . . . Gilles Simon, tay vợt người Pháp xếp hạng 12 thế giới mới được bầu vào hội đồng các tay vợt ATP Council trước giải Wimbledon năm nay. Ngay lập tức, Simon “tỏ ra” có trách nhiệm đối với vị trí mới của anh khi nói trên đài phát thanh France Info.


    Tennis Nam hấp dẫn hơn, đương nhiên

    “Chúng ta thường nói về sự công bằng trong tiền lương, tôi không nghĩ điều này áp dụng trong thể thao là đúng. Theo tôi biết, có lẽ chỉ mỗi tennis là môn thể thao có sự ngang bằng về tiền thưởng giữa nam và nữ. Tôi cho rằng việc các tay vợt nữ được trả tiền thưởng ngang với các tay vợt nam là vô lý. Ở Roland Garros vừa qua, các tay vợt nam phải đấu với thời gian gấp đôi các tay vợt nữ trên sân. Trong khi đó, tennis nam vẫn hấp dẫn hơn tennis nữ”.

    Simon nói đúng. Ở nhiều môn thể thao hiện nay, các VĐV nam được trả thù lao nhiều hơn các VĐV nữ, ví dụ như bóng đá, bóng rỗ, golf… Nam và nữ có những giải đấu khác nhau, bên nào kiếm được tiền nhiều thì chi lương nhiều, vậy thôi. Simon cũng đúng khi nói tại Roland Garros, các tay vợt nam chơi gấp đôi thời gian các tay vợt nữ, vì tại Roland Garros cũng như ở các giải Grand Slam khác, các tay vợt nam đấu theo thể thức 5 sét thắng 3, còn các tay vợt nữ đấu theo thể thức 3 set thắng 2.

    Simon cũng đúng luôn khi cho rằng tennis nam hiện đang hấp dẫn hơn tennis nữ. Lượng khán giả đến sân và khán giả truyền hình xem các trận tennis nữ đều ít hơn hẳn so với các trận đấu nam. WTA đang vận động nhiều giải đấu tổ chức giải nữ chung thời gian với giải nam để giải nữ vì thế mà tăng sự lôi cuốn hơn. Các giải Indian Wells, Miami Open, Masters, Cincinnati đã thực hiện điều này. Trong một cuộc phỏng vấn khác với tờ L’Equipe, Simon nói với anh khó chịu khi ATP đồng ý tổ chức giải đấu ở Rome cùng với giải nữ mà không tham vấn các tay vợt nam. “Tôi nhớ có trận đấu nữ ở Rome chỉ thu hút được 20 khán giả. Tôi cũng nhớ là đến khi tôi muốn một sân để tập ở đó thì chẳng còn sân nào hết”.


    Tiền không phải lúc nào cũng là thước đo


    Tuy nhiên, Simon cũng chỉ đúng một phần. “Nam và nữ chỉ được trả ngang bằng ở các giải Grand Slam và một số giải nhất định thôi”, tay vợt nữ Marion Bartoli, đồng hương của Simon nói, “Chúng tôi còn xa mới có được thu nhập như họ”. WTA và ATP hoạt động độc lập, đa phần các giải đấu nam có quỹ tiền thưởng lớn hơn giải đấu nữ thật.

    Grand Slam mỗi năm chỉ có 4 giải, không thuộc về ATP và WTA, mà thuộc và ITF và đại diện của 4 giải trong một “Hội đồng Grand Slam”. Đây là “mặt tiền” của tennis, do đó chuyện bình đẳng giới thể hiện qua tiền thưởng tại các giải Grand Slam là một quyết định khôn ngoan của hội đồng. Trong các giải Grand Slam thì US Open bắt đầu thưởng cho nam và nữ ngang nhau từ năm 1973. Wimbledon là Grand Slam cuối cùng làm điều này, vào năm 2007.

    Ở các giải thuộc ATP, các tay vợt nam thi đấu theo thể thức 3 set thắng 2, như các tay vợt nữ. Riêng ở các giải Grand Slam, các tay vợt nam đánh 5 set thắng 3. Càng nhọc nhằn, càng phải đổ nhiều sức lực thì sự danh giá của Grand Slam càng được nâng lên.

    Tiền là “nguồn máu” để nuôi dưỡng bất kỳ ngành nào trong xã hội. Nhưng không phải tất cải các thành phần trong xã hộ đều lấy tiền, lợi nhuận làm đơn vị đo lường cho thành công. Bất kỳ thành phần thịnh vượng nào trong xã hội cũng chấp nhận nghĩa vụ trợ cấp cho những thành phần ít lợi nhuận nhưng rất cần thiết với xã hội. Ví dụ, trường học và thư viện là những thứ không được thiết kế để làm ra tiền nhưng đó là những thứ không thể không có. Việc có phụ nữ đam mê, tham gia vào tennis đã là một thứ lợi nhuận lớn với cả ngành tennis rồi. Tennis nam có “cõng” một phần cho tennis nữ cũng là bình thường. Và đằng này. Chỉ cõng ở một số giải đấu thôi.



    Sự phân biệt giới khá mờ nhạt


    Simon cũng chưa ở một vị trí xứng đáng để nói rằng tennis nam hấp dẫn hơn tennis nữ. Anh đánh bóng cũng tốt nhưng mới chỉ một lần vào đến tứ kết Grand Slam, vừa bị tay vợt Xavier Malisse loại ở vòng 2 Wimbledon. Tỉ số đối đầu giữ nam và các tay vợt top 10 là 16 thắng và có 43 thua. Nếu người ta có đến Grand Slam thì cũng là muốn xem Roger Federer, Rafael Nadal, Novak Djokovic và các tay vợt top 10 chứ chưa chắc đến để xem Simon. Nếu so với một số tay vợt nữ như chị em nhà William hay Maria Sharapova về mặt tiếp thị, tên tuổi và tầm ảnh hưởng thì Simon rõ ràng là kém xa.

    Một trong những vẻ đẹp của tennis là sự phân biệt về giới tính khá mờ. John McEnroe có thể bình luận một trận tennis nữ, trong khi đó, chẳng ai phàn nàn khi nghe Mary Carillo (Nữ) bình luận một trận tennis nam trên truyền hình. Còn như trong bóng đá chẳng hạn, có kênh truyền hình nào dám mang nữ giới vào trường thuật trực tiếp một trận bóng đá đỉnh cao đâu? Điều cuối cùng Simon, dù chơi ít thời gian hơn trong trận đấu, nhưng các tay vợt nữ luyện tập với thời gian, đổ mồ hôi và chịu những chấn thương chả khác các đồng nghiệp nam.


    LyPham

    ThegioiTennis

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •