Giả sử nếu bạn xem trận đấu Novak Djokovic đánh bại Julien Benneteau tở vòng 3 US Open và bạn muốn có một kỷ vật về trận này thì bạn có thể ra một của hàng trong cụm sân để mua 1 trong 11 trái bóng được sử dụng ở trận này với giá 59,99 USD. Trái bóng còn lại, trái bóng thứ 12, trái mà Djokovic dùng để thực hiện cú match-point thì bạn không thể mua với giá đó. Muốn có trái này, bạn phải lên website chính thức của giải US Open mua đấu giá.

Đồ “xịn” hay đồ “dỏm”

Nhiều người xem trái bóng là một kỷ vật, sẽ lưu giữ suốt đời. Nhưng cũng có một số người xem đây là một món hàng đầu cơ có lời. Cổ động viên hâm mộ tennis trên toàn thế giới có đầy, nhưng mấy người có cơ hội đến Flushing Meadows xem các ngôi sao bằng xương bằng thịt. Chính vì vậy, trên mạng bán eBay, đầy các thương vụ mua bán kỷ vật, từ bóng đá, bóng chày tới tennis… Nếu bạn là người sưu tầm kỷ vật qua eBay, vấn đề bạn đắn đo là liệu món hàng đó có “xịn” hay không? Ví dụ như trái bóng chẳng hạn, bạn có chắc trái bóng đó được sử dụng trong trận Djokovic gặp Benneteau tại US Open 2012 hay trái bóng đó được sử dụng trong trận đấu giải trí giữa mấy người bạn trên một cái sân tồi tàn, có nghĩa là hàng “dỏm”.

Hiệp hội tennis Mỹ USTA, cơ quan quản lý giải US Open, đã có câu trả lời cho bạn. Năm nay, họ hợp tác với công ty MeiGray Group, để xác nhận những trái bóng được họ bán ra là những trái bóng “xịn”. MeiGray có kinh nghiệm trong lĩnh vực sưu tầm kỷ vật thể thao khi là đối tác của các giải bóng rổ NBA, giải hockey NHL và nhiều giải đấu khác. “Nhiệm vụ của chúng tôi là phải bảo vệ thị trường thứ cấp (tức thị trường mua đi bán lại), nếu không có thị trường này, chúng tôi không phát đạt được”, Barry Meisel, chủ tịch MeiGray nhấn mạnh, “Khi những nhà sưu tầm đem bán các trái bóng của họ, họ cần phải có công cụ chứng minh đó là trái bóng “xịn”.


Công phu việc “đặt tên” cho bóng


MeiGray có một của hàng nhỏ ở gần sân sô 11 trong cụm sân Flushing Meadows. Họ có 5 người chuyên chạy đến các trận cầu định mỗi ngày để thu bóng về. Vào giai đoạn cuối một trận đấu, đứng bên rìa sân đấu, họ phải căng mắt xem đâu là trái bóng được sử dụng để thực hiện cú match-point, và nhanh tay chộp lấy, vì đó là trái bóng giá trị nhất. Theo đúng nghi thức US Open, không được nhào ra nhặt trái bóng này được khi hai tay vợt bắt tay nhau trên lưới. Đôi lúc, người của MeiGray cũng gặp rắc rối khi có khán giả nào đó vượt qua rào để lấy trái bóng, hay mấy người nhặt bóng ném qua ném lại làm rối tinh lên, hoặc có khi một trong hai tay vợt lấy trái bóng đánh lên khán đài như Roger Federer thường làm.
“Mất trái bóng đó cũng được. Điều quan trọng nhất tôi nói với các nhân viên của tôi là phải trung thực. Không thể lấy trái bóng khác mà bảo đó là trái bóng cuối trận được. Vì nếu có người chứng minh chúng tôi làm sai, công việc làm ăn của chúng tôi sẽ sụp đổ ngay”, vẫn ông Meisel nói. Tính trung bình mỗi trận dùng từ 12 đến 18 trái bóng, các trận nam dùng nhiều hơn các trận nữ, các trận vòng trong dùng nhiều hơn các trận vòng ngoài vì trình độ các tay vợt gần nhau hơn nên trận đấu gay cấn, kéo dài hơn.

Các trái bóng ở một trận được thu vào một túi, có mảnh giấy nhỏ đính vào túi cho biết chúng từ trận nào, rồi được mang về một cái lều dựng phía sau xe chăm sóc ý tế lưu động gần sân 17. Tại đây, người của MeiGray dùng một loại mực hóa học đặc biệt được sản xuất cho riêng họ chấm lên một điểm quy ước của họ trên trái bóng. Nốt chấm này không thể nhìn thấy bằng mắt thường và bền mãi theo thời gian. Trong tương lai, nếu một nhà sưu tập hay một nhà tổ chức bán đấu giá muốn xác định trái bóng có “xịn” hay không, họ sẽ liên lạc với MeiGray. MeiGray sẽ dùng một lại đèn laser đặc biệt để rọi vào bóng xem có nốt chấm nhỏ trên bóng hay không. MeiGray phải bỏ ra 10.000 USD để mua 10 bộ mực hóa học và số này đủ dùng cho khoảng 10.000 nốt chấm.

Những tái bóng hấp dẫn nhất là những trái bóng xơ xác, bị cọ mòn, có vệt xanh của màu sơn sân hay có vệt đỏ từ mặt vợt. Chúng được bọc vào một hộp nhựa cứng, bên ngoài ghi rõ trận đấu nào, ngày nào, vòng mấy và tên hai tay vợt thi đấu.



Giá bán “chat” quá


Giá của các trái bóng ở những trận bình thường vào khoảng 29.99 USD cho đến 59.99 USD nếu được dùng trong các trận có ngôi sao như Djokovic. Và trái bóng sẽ có giá đắt hơn nếu là trận bán kết hay chung kết. USTA và MeiGray đều không tiết lộ phần chia thu nhập giữa họ. Họ cũng chưa tính được sẽ thu bao nhiêu tiền từ thường vụ làm ăn này vì năm nay mới là năm đầu tiên họ hợp tác và thị trường này cón quá mới.
“Thị trường thứ cấp chưa tồn tại vì thị trường sơ cấp còn quá nhỏ”, ông Meisel nói, “Nhưng tôi sẽ rất vui nếu những trái bóng này xuất hiện trên eBay trong 6 tháng tới”. USTA cho biết họ sẽ dùng số tiền thu được để quyên góp từ thiện và hỗ trợ các dự án tennis trẻ. Dù cửa hàng của MeiGray còn đặt ở góc hơi khuất nhưng trong 2 tuần, cụm sân Flushing Meadows đón đến 700.000 khán giả, vì thế đã có khá nhiều người biết đến họ. Mike Strange đến từ thành phố Orlando (bang Florida) đã đến cửa hàng mua trái bóng trận Andy Roddick đánh ở vòng 1 với giá 79,99USD. “Vợ tôi chắc chắn sẽ rất thích món quà này”, anh nói.

Nhưng nhiều fans hâm mộ cũng rất thất vọng với mức giá “quá hớp” mà USTA và MeiGray bán ra: “80 USD cho một trái bóng dùng rồi khiến tôi đau lòng khi nhớ lại hồi nhỏ, tôi nhặt bóng ở giải Amelia Island, các trái bóng sau khi được sử dụng đều bị quăng vào thùng rác”.


Nguồn tin: ThegioiTennis