Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1

    Nhọc nhằn lắm một nghề trọng tài

    Liên đoàn tennis Mỹ (USTA) vẫn đang đối mặt với một vụ kiện tố cáo họ vi phạm luật lao động tiểu bang trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2011.
    Hợp đồng thời vụ

    Những người đứng nguyên đơn là Steven Mayer, Marc Bell, Larry Mulligan-Gibbs và Aimee Johnson. Họ đều từng là trọng tài dây ở giải US Open. Họ kiện USTA không trả tiền làm thêm giờ cho các trọng tài dây và trọng tài ghế điều khiển các trận đấu ở giải US Open hàng năm. Mỗi năm, USTA mời khoảng 300 trọng tài đến New York để điều hành giải US Open. Họ trả tiền di chuyển, khách sạn, ăn tại sân cho các trọng tài. Mỗi trọng tài được lĩnh từ 115 đến 250 USD/ ngày tùy theo bằng cấp trọng tài của họ, đây là mức thù lao thấp nhất cho các trọng tài tại các giải Grand Slam. Tại US Open, nhiều trận đấu kéo dài thậm chí đến nửa đêm mới kết thúc.

    Dù kiếm từ mỗi giải US Open hàng năm tới 250 triệu USD song USTA nhất quyết không trả tiền thêm cho các trọng tài, cũng như không muốn thua vụ kiện này. USTA lý luận các trọng tài không phải là người làm công cho họ mà chỉ là những người được hợp đồng lao động thời vụ nên họ không có nghĩa vụ phải trả tiền làm thêm giờ theo luật lao động. Vụ kiện USTA là thêm một điều nữa cho thấy công việc và thu nhập của các trọng tài điều hành tại các giải đấu tennis lớn không hề dễ dàng chút nào, chưa nói đến chuyện làm việc ở các giải nhỏ.
    "Không ai kiếm sống, nuôi con, mua nhà từ công việc này hết”, Tony Nimmons nói: “Tất cả trọng tài đều xem đây là nghề tay trái, làm vì đam mê là chính. Trong đội ngũ của chúng tôi có bác sĩ, luật sự, phi công, giáo viên, người bán nữ trang,... Người làm việc trọng tài nhiều nhất có lẽ vào khoảng 30 tuần trong năm”.


    Trên toàn thế giới, chỉ có 20 người được xem là “chuyên nghiệp”, làm việc ở các giải đấu là ATP, WTA và ITF quanh năm suốt tháng. Những người này có trình độ “huy hiệu vàng” (gold badge). Dưới họ là đội “huy hiệu bạc” rồi “ huy hiệu đồng” rồi “huy hiệu trắng”. Giống trọng tài ghế, trọng tài dây cũng có các cấp bậc, từ học việc đến khi vực, quốc gia rồi chuyên nghiệp.
    Mất nhiều năm phấn đấu

    Hàng năm, tại cụm sân Flushing Meadows, nơi tổ chức US Open, vẫn có một bàn dành cho những ai hứng thú với công việc trọng tài dây cho giải đăng ký. “Với một người chưa làm trọng tài dây bao giờ, mất khoảng 4 năm từ khi đăng ký để có thể xuất hiện trên sân đấu US Open”, Nimmons nhẩm tính. Trong một giải đấu, anh có thể làm trọng tài ghế ở các trận vòng ngoài. Nhưng đến trận quan trọng ở vòng trong, anh có khi phải ra làm trọng tài dây, nhường ghế cho người có kinh nghiệm, có “huy hiệu” hạng cao hơn. Phấn đấu lên bậc luôn là một ý thức với các trọng tài.

    Matt Porsz, một trọng tài người Anh hiện mang “huy hiệu đồng” mỗi năm bận rộn với nhiều giải đấu từ Pháp, Anh cho đến tận New Zealand, Thái Lan. Càng được điều hành nhiều giải thì càng nhanh lên bậc. Anh cho rằng để tiến trong nghề cũng cần phải có một chiến lược ra trò. Đầu năm, anh phải chọn đăng ký những giải mà anh nghĩ mình sẽ được làm trọng tài ghế chứ không phải ra dây đứng. Chọn lựa này cũng hên xui thôi.

    Nếu chọn các giải thuộc hệ thống ATP World Tour, nhiều khả năng anh phải ra dây đứng. Chọn các giải thuộc hệ thống ATP Challenger Tour thì khả năng ngồi ghế lớn nhưng điều hành những giải đó khó khăn hơn vì công tác tổ chức không tốt, không khéo là không hoàn thành nhiệm vụ.

    Porsz kể có lần anh làm trọng tài ghế ở một giải Challeger tại Bangkok, lượm banh là những đứa trẻ đường phố, các tay vợt thì thất vọng với mặt sân và cả với nơi ăn ở được bố trí. Họ đem nỗi thất vọng này trút lên các trọng tài.

    Muốn có chân làm trọng tài dây trong một ATP World Tour cũng chẳng dễ dàng gì. Đầu tiên phải làm tốt ở các giải địa phương, rồi Futures, rồi Challenger. “Chẳng hề dễ dàng gì để có mặt ở đó", Woodrow, một trọng tài dây cho biết, “Không thể thăng bậc mà không làm việc và ngược lại, không thể lấy được việc mà không có bậc cao”.
    “Nhiều khán giả nghĩ chúng tôi sướng vì có một chỗ để xem các trận đấu rất tốt”, Porsz nói, “Nhưng khi đứng vào vị trí làm việc, bạn không thể thưởng thức các pha bóng theo cách bạn muốn, bạn phải căng mắt ra nhìn vào vạch sân trong mọi pha bóng, bạn phải nhận thức rằng các quyết định của bạn có thể ảnh hưởng đến kết quả trận đấu”.

    Bị các tay vợt ghét

    Chỉ có các trọng tài “huy hiệu đồng” trở lên mới được trả lời báo chí. Ban tổ chức các giải đấu thậm chí không cung cấp danh tính các trọng tài dây. Hồi tháng 7 qua, báo chí nháo nhác tìm tên nữ trọng tài dây “lĩnh” trọn trái bóng có tốc độ 191 km/h từ cú giao bóng của Mardy Fish vào mặt nhưng thứ báo chí cần lại không có. Chỉ sau những biến cố lớn, trọng tài dây mới trở nên nổi tiếng. Như trường hợp ông Andrew McDougall bị chảy máu chân khi tay vợt Nabandian đá văng bảng quảng cáo vào chân khi thất vọng sau một cú đánh hỏng. Nalbandian đã bị truất quyền thi đấu trong trận chung kết giải AEGON Championship hồi cuối tháng 6.2012 vì sự cố đó.

    Hay như nữ trọng tài người Nhật Bản Shino Tsurubichi đã bắt lỗi chân dẫm vạch khi Serena Williams giao bóng hai trong trận bán kết US Open 2009 gặp Kim Clijsters. Serena đã giận dữ chỉ vào mặt bà Shino và dọa tọng trái bóng cô cầm trên tay vào cổ họng bà.

    Trong một lần hướng dẫn các trọng tài dây làm việc cho US Open, cựu tay vợt Patrick McEnroe được hỏi: “Liệu các tay vợt có xu hướng ghét các nữ trọng tài dây?” Ông lắc đầu. “Thế họ ghét tất cả các trọng tài?”. McEnroe trả lời: “Đúng. Nam, nữ, da đen, da vàng, da trắng. Ghét tất”.

    tennis247

  2. #2

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Trong thi đấu đỉnh cao, máy móc vẫn chưa thay thế nổi con người trong vai trò trọng tài. Trong các trận đấu, trọng tài cũng có phải giao tiếp 2 chiều với các tay vợt từ trước khi họ làm nóng cho tới khi các tay vợt bắt tay lúc kết thúc trận đấu. Trọng tài làm việc trí óc nhưng cũng chịu áp lực, phải có bản lĩnh phải có trách nhiệm mới làm tốt được.

  3. #3

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    TT cho các Giải phong trào MB vẫn là khó nhất :

  4. #4

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi zukov
    TT cho các Giải phong trào MB vẫn là khó nhất :
    Bác nói thế chính hợp ý em!

  5. #5
    Trích dẫn Gửi bởi zukov
    TT cho các Giải phong trào MB vẫn là khó nhất :
    Em làm trọng tài chú nào cãi em bắt lên ngồi "ghế nóng" thay em để còn em xuống sân oánh toe-lít

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •