Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0

    Andy Roddick tuyên bố giải nghệ & nỗi lo cho QV Mỹ

    Andy Roddick chính là tay vợt người Mỹ xuất sắc nhất kể từ sau 2 huyền thoại Pete Sampras và Andre Agassi.

    Roddick với danh hiệu Gran Slam duy nhất trong sự nghiệp - US Open 2003

    Nhưng nói như Agassi thì Roddick dường như đã sinh nhầm thời khi phải cạnh tranh với quá nhiều tay vợt xuất sắc: hết Roger Federer lại tới Rafael Nadal, Novak Djokovic và cả Andy Murray nữa. Đó có thể là lý do khiến tay vợt người Mỹ tuyên bố sẽ giải nghệ ngay sau Mỹ Mở rộng 2012.
    Mới ở mức “gần như”...

    Ở tuổi 30, quyết định giải nghệ của Roddick là hơi sớm, và có thể nhiều người sẽ thầm trách anh thiếu ý chí phấn đấu. Bởi hãy nhìn Roger Federer, dù vừa bước qua tuổi 31 song tay vợt người Thụy Sĩ vẫn chưa khi nào nguôi khát vọng, để rồi đã giành lại được ngôi số 1 từ tay Djokovic và Nadal.

    Thế nhưng, cũng sẽ có nhiều người thông cảm cho quyết định của Roddick. “Từ sau khi bị loại khỏi Wimbledon tôi đã cảm thấy cần phải dừng lại. Tôi không thể tưởng tượng mình sẽ lại tiếp tục có mặt ở đây (Mỹ Mở rộng) vào những năm sau nữa. Tôi không cảm thấy mình là người nửa chừng, nhưng cũng không chắc có thể dồn hết sức lực và tâm trí vào những trận đấu nữa”, Roddick tâm sự trong buổi họp báo tuần qua khi anh công khai quyết định giải nghệ của mình.

    Cần nhắc lại là Roddick không hề thiếu tài năng, nhưng nói như Agassi thì anh sinh ra không đúng thời điểm. Roddick đã từng vươn lên ngôi số 1 lần đầu tiên vào tháng 11/2003, sau khi giành được chức vô địch Mỹ Mở rộng trong năm đó; đã từng giúp đội tuyển Mỹ giành được chức vô địch đồng đội Davis Cup 2007. Nhưng đó chỉ là những mốc son hiếm hoi trong sự nghiệp của tay vợt này.

    Sự xuất hiện của hàng loạt tay vợt xuất sắc như Federer, Nadal hay Djokovic - những người xứng đáng có mặt trong top những tay vợt vĩ đại nhất mọi thời - đã ngăn cản Roddick có thể bước lên bục vinh quang thêm một lần nữa.

    Tay vợt người Mỹ đã có tới 3 lần lọt vào chung kết Wimbledon, nhưng đều thất bại trước Federer. Trận chung kết năm 2009 cũng xứng đáng là một trong những trận đấu hay nhất trong lịch sử Grand Slam khi Roddick thất bại ở séc quyết định với tỷ số 16-14.

    Roddick sau trận thua lịch sử trước Federer tại CK Wimbledon 2009

    Những chi tiết đó chứng tỏ Roddick gần như hội đủ mọi yếu tố để trở thành tay vợt vĩ đại. Anh chỉ thiếu “một chút gì đó” để có thể sánh ngang với các huyền thoại kể trên. Và “chút gì đó” ấy cũng lý giải tại sao Roddick quyết định từ giã sự nghiệp ở tuổi 30, độ tuổi mà Federer vẫn luôn ra sân với niềm hứng khởi vẹn nguyên như ngày đầu.
    Khoảng trống quần vợt Mỹ

    Sự ra đi của Roddick quả thật là một điều đáng tiếc cho quần vợt Mỹ, bởi sau anh là một khoảng trống quá lớn. Từ sau Roddick, quần vợt Mỹ dường như vẫn chưa thể sản sinh thêm một tay vợt nào thực sự đủ tầm.

    John Isner, chàng trai 27 tuổi sở hữu những cú giao bóng mạnh như búa bổ, từng một thời được xem là niềm hy vọng mới của người Mỹ khi lọt vào top 10 hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, lần lọt vào tứ kết Mỹ Mở rộng 2011 vẫn chỉ là lần duy nhất Isner góp mặt trong số 8 tay vợt hàng đầu tại một giải Grand Slam.

    Mardy Fish cũng từng vươn lên hạng 7 ATP hồi tháng 8 năm ngoái, song chấn thương và dấu hiệu tuổi tác đã khiến tay vợt 30 tuổi này tụt xuống tận thứ 25 một năm sau đó. Sam Querrey cũng từng đem tới hy vọng, nhưng còn khá trẻ (24 tuổi) nên anh vẫn cần phải chứng tỏ nhiều nếu như không muốn chia tay với các giải lớn ngay từ tuần lễ đầu tiên diễn ra giải đấu.

    Nước mắt ngày chia tay QV đỉnh cao của Roddick

    Có thể thấy rõ một điểm chung ở Roddick cũng như các tay vợt Mỹ khác là họ đều sở hữu những cú giao bóng mạnh mẽ. Nhưng như thế vẫn chưa đủ và sẽ không bao giờ đủ để có thể làm nên chuyện, khi mà những Federer, Nadal, Djokovic và cả Murray nữa đều là những tay vợt toàn năng.

    Thế nên, kết luận Roddick sinh không đúng thời của Agassi cũng chỉ đúng một phần mà thôi. Sau tuyên bố giải nghệ của Roddick, có lẽ quần vợt Mỹ cũng cần đến một cuộc đại phẫu mà trước hết là từ khâu đào tạo!
    Thành tích của Andy Roddick
    Sinh ngày: 30/6/1982 tại Nebraska (Mỹ) Thuận tay phải

    Thành tích: 607 trận thắng - 209 trận thua (tỷ lệ 74,39%)

    Số danh hiệu: 32

    Thứ hạng cao nhất: 1 (tháng 11/2003) - Thứ hạng hiện tại: 20

    Thành tích tại các Grand Slam:

    Úc Mở rộng: Bán kết (2003, 2005, 2007, 2009)

    Pháp Mở rộng: Vòng 4 (2009)

    Wimbledon: Chung kết (2004, 2005, 2009)

    Mỹ Mở rộng: Vô địch (2003)

    DNO

  2. #2
    Sau khi Andy Roddick nghỉ thi đấu, làng quần vợt nam Mỹ rơi vào sự ảm đạm khi không còn gương mặt đại diện nào nữa trên sân đấu đỉnh cao thế giới.

    Roddick được xem là cây vợt nam xuất sắc nhất của Mỹ trong gần 1 thập kỷ qua. Tháng 11/2003, lần đầu tiên anh đứng ở vị trí số 1, giành 32 danh hiệu ATP World Tour và 33 chiến thắng ở Davis Cup. Grand Slam duy nhất trong sự nghiệp của Roddick là giải Mỹ mở rộng năm 2003 nhưng anh cũng 3 lần lọt vào chung kết Wimbledon và thua Roger Federer, trong đó có set thứ 5 kéo dài đến 16-14 vào năm 2009.

    Roddick chia tay sự nghiệp QV trong nước mắt

    Phía sau cây vợt 30 tuổi này là một khoảng trống lớn mà tất cả đều đang tự hỏi ai sẽ là cái tên xứng đáng đại diện cho quần vợt nam của Mỹ. Câu trả lời là không ai cả ở giải Mỹ mở rộng năm nay.

    Thường thì các nhà vô địch luôn có xu hướng phát triển từ khi con trẻ và trưởng thành nhanh khi họ bước vào sự nghiệp chuyên nghiệp. Trong trận đấu đầu tiên của anh ở giải Mỹ mở rộng vào năm 2000, Roddick lúc đó mới 18 tuổi đã có một quả giao bóng với tốc độ lên đến 220km/giờ. Ở độ tuổi của anh, Roger Federer, Novak Djokovic, và Rafael Nadal cũng đều cho thấy những dấu hiệu tiềm năng của một cây vợt giỏi.

    Còn lúc này, Mỹ không có một cây vợt nào triển vọng như thế. Cây vợt người Mỹ có thứ hạng cao nhất hiện nay là John Isner nhưng ở tuổi 27, Isner còn lớn tuổi hơn cả Nadal, Djokovic và Andy Murray. Với lợi thế về chiều cao và những cú giao bóng mạnh, Isner có cơ hội giành một danh hiệu lớn như Wimbedon, tuy vậy, cho đến nay thì cây vợt này chưa từng vào đến bán kết một Grand Slam nào. Để so sánh, Roddick ít nhất cũng đã vào đến 10 bán kết Grand Slam.

    Cùng độ tuổi như Roddick, Mardy Fish và James Blake thậm chí còn không một lần vượt qua tứ kết của bất cứ Grand Slam nào. Vì thế, sẽ là một bất ngờ lớn nếu họ làm được điều đó ở độ tuổi băm như hiện nay.

    Đến bao giờ QV nam Mỹ mới lại có được danh hiệu Grand Slam?

    Ở thế hệ trẻ hơn, cây vợt 20 tuổi Ryan Harrison được kỳ vọng sẽ trở thành ngôi sao mới của quần vợt Mỹ, trừ một điều Harrison không có những vũ khí sở trường có thể giúp anh trở thành một nhà vô địch Grand Slam. Lớn hơn môt chút, Sam Querrey, 23 tuổi, đã lọt vào tốp 20 nhưng lại không đủ ổn định để tiến xa hơn, trong khi Donald Young, cũng 23 tuổi, đang bộc lộ dấu hiệu đi xuống vì chỉ thắng được 3 trận trong năm nay.

    Rốt cuộc thì nhà vô địch tương lai của quần vợt Mỹ có lẽ đang ngồi xem giải US Open cùng bố mẹ ở nhà, giống như Roddick đột nhiên bùng nổ vào năm 2000. Roddick đã không gặp may khi xuất hiện cùng thời với Federer, người được xem là cây vợt sân cỏ xuất sắc nhất trong mọi thời đại. Nếu Roddick trẻ hơn vài tuổi, anh có lẽ đã có được một vài danh hiệu Wimbledon, US Open hay Australia Open.

    Mặc dù vậy, Grand Slam duy nhất, Davis Cup cùng 4 trận chung kết khác cũng đã đưa Roddick trở thành một triệu phú, với 20 triệu USD trong tài khoản, một tên tuổi nổi tiếng, hẹn hò với Maria Sharapova và là chồng của siêu mẫu Brooklyn Decker. Đấy sẽ là ước mơ cho thế hệ mới quần vợt Mỹ trong tương lai.

    VnExpress

  3. #3

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Farewell Roddick... Brooklyn Decker xài hao quá

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •