Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    4. Novak Djokovic bảo vệ thành công danh hiệu số 1-ATP cuối năm

    Sau mùa giải kỳ diệu 2011 với 3 danh hiệu Grand Slam & 5 danh hiệu ATP World Tour Masters 1000 cùng việc trở thành số 1 trên BXH South African Airways ATP Rankings, thật khó tưởng tượng tay vợt Serbia sẽ tiếp tục giữ phóng độ phi thường đó trong năm 2012 như thế nào.

    Mặc dù không giành được nhiều danh hiệu như mùa giải trước, Djokovic vẫn xuất sắc giữ được phong độ ổn định trong cả năm 2012, bất chấp những sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ. Đầu mùa giải Djokovic giành danh hiệu thứ 3 tại Australian Open, nơi anh hạ Andy Murray & Rafael Nadal trong 2 trận quyết chiến lần lượt tại BK & CK. Sau đó Djokovic bảo vệ thành công chức VĐ tại Miami & lần đầu tiên vào tới CK Roland Garros.

    Nole nhận danh hiệu số 1 ATP World Tour 2012

    Sau khi thua Roger Federer tại BK Wimbledon & mất vị trí số 1-ATP vào tay chính đối thủ Thuỵ Sỹ, dường như Djokovic không hề bị bất kỳ “sang chấn tâm lý” nào khi tiếp tục thi đấu tuyệt vời ở 5 giải đấu liên tiếp sau đó: bảo vệ thành công chức VĐ tại Rogers Cup ở Toronto, vào CK tại Cincinnati & US Open, lần thứ 2 liên tiếp VĐ tại Bắc Kinh & đánh bại Andy Murray để lên ngôi ở Thượng Hải Masters.

    Những thành công liên tiếp đó đã giúp Djokovic đòi lại vị trí số 1-ATP từ tay Federer & đảm bảo được vị trí số 1 trên BXH South African Airways cuối năm, lần thứ 2 liên tiếp. Sau đó Djokovic còn thi đấu xuất sắc với danh hiệu tại giải cuối năm Barclays ATP World Tour Finals dành cho 8 tay vợt mạnh nhất thế giới.

    Nole giành chức VĐ Barclays ATP World Tour Finals 2012
    “Đây là 2 năm rất dài nhưng cũng rất thành công đối với tôi. Tôi đã tự hỏi không biết mình làm thế nào để tiếp tục được thành công của mùa giải 2011, nhưng tôi tin rằng tôi vẫn có thể chơi thứ QV đỉnh cao nhất của mình & giành chiến thắng ở những giải lớn” Djokovic chia sẻ với báo giới.

    3. Bốn trận thư hùng liên tiếp của Djokovic & Nadal tại CK Grand Slam

    Chưa từng có 2 tay vợt nào trong lịch sử QV nam tạo nên 1 cặp đấu trong cả 4 trận CK của 4 giải Grand Slam liên tiếp như Novak Djokovic & Rafael Nadal.

    Chung kết Wimbledon 2011

    Từ Wimbledon 2011, Djokovic & Nadal bắt đầu loạt “phim” dài tập mang tên “Nole vs Rafa: Grand Slam Finals”. Djokovic là nhân vật chính trong 2 “tập” đầu khi giành chiến thắng tại Wimbledon & US Open trong năm 2011, mùa giải kỳ diệu mà tay vợt Serbia vượt qua chính đối thủ TBN để lên ngôi số 1-ATP.

    Chung kết US Open 2011

    Sang năm 2012, lại chính 2 tay vợt này vào tranh chức VĐ tại Grand Slam đầu tiên của mùa giải, Australian Open. Trong trận CK Grand Slam dài nhất lịch sử QV & có thể là trận đấu căng thẳng, kịch tính & hay nhất… một lần nữa Djokovic lại vượt qua Nadal, lần này sau 5 giờ 53 phút, để lên ngôi VĐ vào lúc 1:37 phút sáng ngày thứ Hai 29/1/2012 tại Melbourne. Đây là chiến thắng thứ 7 liên tiếp của Djokovic trước Nadal trong 1 trận CK.
    Clip trận CK Australian Open 2012 (High-light)


    Nhưng tập cuối của “loạt phim” lại có 1 cái kết khác, khi tại Roland Garros 2012 hai “diễn viên chính” này lại gặp nhau trong trận CK, trận đấu mà nếu thắng Djokovic sẽ trở thành tay vợt đầu tiên sau 43 năm vô địch liên tiếp 4 Grand Slam, còn Nadal là hướng tới kỷ lục 7 danh hiệu tại Roland Garros.

    Chung kết Australian Open 2012

    Hai tay vợt đến với trận CK này bằng 2 con đường khác nhau. Nadal nhẹ nhàng vượt qua 6 trận đấu mà không thua set nào, trong khi Djokovic có 2 lần suýt bị loại trước Andreas Seppi & Jo-Wilfried Tsonga, để rồi vượt qua Roger Federer trước khi đối đầu kẻ chiến bại quen thuộc ở trận đấu cuối cùng của giải đấu.

    Chung kết French Open 2012

    Được thi đấu trên mặt sân sở trường, Nadal không gặp nhiều khó khăn để đánh bại Djokovic trong 4 set, kết thúc loạt 3 trận thua liên tiếp trước đối thủ Serbia & khiến giấc mơ “Nole Slam” của Djokovic tan thành mây khói.

    Tôi đã thua 3 trận CK Grand Slam trước cậu ấy, đó là lý do tại sao trận thắng này quan trọng đối với tôi đến vậy. Đó cũng là lý do các bạn có thể thấy tôi bị tâm lý ở đầu trận & có nhiều cảm xúc như thế sau chiến thắng” Nadal tâm sự sau trận đấu.

  2. #2

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    2. Danh hiệu thứ 8 liên tiếp của Nadal tại Monte-Carlo

    Tám năm liên tiếp nhận cúp VĐ, giải đấu Masters 100 ở Monte-Carlo dường như là của riêng Rafael Nadal & ở đó tay vợt TBN là tượng đài vĩ đại nhất.

    Năm 2012, Nadal đến Monte-Carlo Rolex Masters (giữa tháng Tư) mà chưa có bất kỳ danh hiệu nào trong tay sau 4 giải đấu đã tham dự. Nadal yet to win a title in his first four events played. Nadal thua đau đớn trước Novak Djokovic trong trận CK Grand Slam dài nhất trong lịch sử & thua tại BK ở 3 giải đấu khác (Qatar Open, Indian Wells & Miami).

    Danh hiệu đầu tiên của Nadal trong mùa giải 2012

    Được trở lại nơi giải đấu chưa từng thua từ năm 2005, Nadal như cá được trở về với nước. Tay vợt TBN đi thẳng tới trận CK mà không thua bất kỳ set đấu nào & ở đó đã có 1 gương mặt quá quen thuộc chờ sẵn, người hạ anh ở 7 trận CK liên tiếp trước đó: Novak Djokovic.

    Với khát khao chiến thắng & danh dự của tay vợt 7 lần liên tiếp VĐ, Nadal tìm lại được phong độ tuyệt vời & thi đấu tưng bừng trước đối thủ Serbia. Anh chỉ để mất có 4 game đấu & kết thúc trận CK dài 79 phút trong thế trận 1 chiều, đặt dấu chấm hết cho chuỗi trận thua dài nhất lịch sử trước cùng 1 đối thủ ở các trận CK.

    Nụ cười đã trở lại
    “Chiến thắng này cực kỳ quan trọng đối với tôi. Từ việc tôi có được thêm 1 danh hiệu Masters 1000, có được chiến thắng thứ 8 liên tiếp ở đây, đến việc chấm dứt chuỗi trận CK thất bại. Hôm nay mọi thứ quá hoàn hảo” lời Nadal tâm sự sau chiến thắng.

    Với 42 trận thắng liên tiếp cùng tỷ số thắng thua tuyệt đối 14-0 trước các tay vợt trong TOP10 trong suốt 8 năm, tay vợt TBN thực sự là tượng đài ở giải đấu tại Monaco.


  3. #3

    10 sự kiện ấn tượng nhất tennis nam 2012

    Ferrer, Roddick, Murray, Federer đều tạo dấu ấn trong mùa giải 2012.
    10. David Ferrer dẫn đầu về số danh hiệu và số trận thắng

    Thật khó tưởng tưởng một tay vợt có mùa giải hay nhất trong sự nghiệp khi đã ở tuổi 30, nhưng với David Ferrer, đó là sự thật. Kể từ khi bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp năm 2000, chưa mùa giải nào Ferrer lại thành công như vậy với tổng cộng 7 danh hiệu và 76 trận thắng để kết thúc mùa giải với vị trí thứ 5 thế giới trong năm thứ hai liên tiếp.


    Ferrer có mùa giải thành công nhất sự nghiệp ở tuổi 30

    Dù 7 danh hiệu của Ferrer không có Grand Slam và có duy nhất 1 Masters 1000 ở Paris (còn lại là 4 ATP 250 và 2 ATP 500) nhưng đó cũng là bước tiến vượt bậc của tay vợt sinh năm 1982. Chiến thắng trong trận chung kết Paris Masters trước tay vợt người Ba Lan Jerzy Janowicz (6-4, 6-3) là lần đầu tiên Ferrer đăng quang tại một giải Masters 1000 sau 3 lần thất bại ở trận đấu cuối cùng (đều trước Nadal). Cùng với Nadal, Ferrer cũng trở thành tay vợt thứ hai của Tây Ban Nha đi tới tứ kết cả 4 Grand Slam trong một năm. Và đặc biệt, Ferrer đã chứng tỏ những sự thay đổi lớn khi có những danh hiệu trên cả 3 mặt sân cứng (cả sân trong nhà và ngoài trời), cỏ và đất nện, chứ không chỉ chơi tốt trên mặt đất nện sở trường.
    9. Andy Roddick giải nghệ và chạm cột mốc 600 trận thắng

    Có không dưới 10 tay vợt giã từ sự nghiệp thi đấu trong năm 2012 nhưng chắc chắn người gây được nhiều sự chú ý và nuối tiếc nhất là Andy Roddick. Trước khi Federer, Nadal và giờ là Djokovic trở thành tay vợt số 1 thế giới, Roddick chính là người gần nhất có vị trí cao nhất trên BXH ATP. Tay vợt người Mỹ dù không còn ở phong độ đỉnh cao như quãng thời gian 9 năm liên tiếp từ 2002 đến 2010 kết thúc mùa giải trong tốp 10 thế giới nhưng vẫn hoàn toàn có thể cống hiến nhiều hơn cho làng banh nỉ ở tuổi 30. Dù vậy Roddick vẫn quyết định gác vợt khi động lực không còn, cũng như cảm thấy không đủ thể lực để tiếp tục thi đấu đỉnh cao.

    Roddick giành chức vô địch ở Easbourne và có hơn 600 trận thắng

    Tại giải AEGON International ở Easbourne vào tháng 6, Roddick đã có danh hiệu thứ 31 trong sự nghiệp bằng sự nỗ lực tuyệt vời sau 16 tháng trắng tay. Do yếu tố thời tiết ảnh hưởng, tay vợt người Mỹ đã phải chơi cả trận tứ kết với Fabio Fognini (Italia) và trận bán kết với Steve Darcis (Bỉ) trong cùng một ngày. Vượt qua Fognini trong 3 set (6-3, 3-6, 7-5) và Darcis bỏ cuộc (khi Roddick đang dẫn 6-3, 3-1), Roddick đã chạm ngưỡng 600 trận thắng trong sự nghiệp. Trong kỷ nguyên Mở mới chỉ có 18 tay vợt có thành tích từ 600 trận thắng trở lên và hiện tại cũng chỉ còn duy nhất một tay vợt là Roger Federer còn thi đấu. Roddick trở thành tay vợt thứ 19 chinh phục cột mốc ấy.

    Chiến thắng trước tay vợt người Italia Andreas Seppi trong trận chung kết AEGON International (6-3, 6-2) cũng giúp Roddick có thành tích như Federer với 12 năm liên tiếp có ít nhất một danh hiệu trong mùa giải. Chức vô địch cuối cùng trong sự nghiệp Roddick diễn ra ở giải Atlanta, sau khi vượt qua tay vợt người Luxembourg Gilles Muller (1–6, 7–6(7–2), 6–2) trước khi cựu số 1 thế giới chia tay quần vợt chuyên nghiệp tại US Open.
    8. Murray giải cơn khát Grand Slam và Olympic cho Vương quốc Anh

    Vương quốc Anh đã phải chờ đợi quá lâu để có một nhà vô địch Grand Slam, đặc biệt là ở trên mặt sân cỏ Wimbledon. Thậm chí đã trải qua bao thế hệ vẫn chưa có một tay vợt nào đi tới trận đấu cuối cùng. Nhưng rồi sự kiên nhẫn cũng được đền đáp sau nhiều năm hy vọng rồi thất vọng. Andy Murray trong mùa giải lịch sử đã vượt qua cái “dớp” 3 lần liên tiếp dừng chân ở bán kết sau khi đánh bại tay vợt người Pháp Jo-Wilfried Tsonga (6-3, 6-4, 3-6, 7-5) để trở thành tay vợt đầu tiên của Vương quốc Anh kể từ Bunny Austin năm 1938 có mặt ở trận chung kết Wimbledon.

    Dù lần thứ 4 liên tiếp thất bại trong trận chung kết Grand Slam (thua Roger Federer 6-4, 5-7, 3-6, 4-6) nhưng cũng chỉ hai tuần sau, Murray cũng có màn đáp lễ hoàn hảo khi thắng Federer trong 3 set áp đảo (6–2, 6–1, 6–4) để giành tấm HCV Olympic đơn nam, tấm HCV quần vợt đầu tiên của Vương quốc Anh từ lần gần nhất của Josiah Ritchie năm 1908. Một chút đáng tiếc cho Murray khi không thể cùng tay vợt nữ đồng hương Laura Robson giành HCV đôi nam nữ khi để thua cặp đôi của Belarus Victoria Azarenka và Max Mirnyi trong trận tranh HCV 6–2, 3–6, [8–10] và có thêm một tấm HCB Olympic.


    Murray trưởng thành vượt bậc trong mùa giải 2012

    Nhưng đó chưa phải là dấu ấn cuối cùng trong mùa giải của Murray. Trong lần thứ 5 có mặt trong trận chung kết Grand Slam tại US Open, Murray đã đánh bại Novak Djokovic trong trận chung kết đầy kịch tính trong 5 set (7–6(12–10), 7–5, 2–6, 3–6, 6–2). Thế là 76 năm chờ đợi của Vương quốc Anh đã kết thúc khi có một tay vợt giành Grand Slam và vinh quang đó thuộc về Andy Murray. Sau chiến tích lịch sử ấy, Murray đã khóc, những giọt nước mắt của hạnh phúc khi đã trút bỏ gánh nặng trên vai sau nhiều năm thất bại.
    7. Federer cân bằng kỷ lục số danh hiệu Wimbledon của Pete Sampras và có Grand Slam thứ 17

    Đó là chiến công vĩ đại, xin khẳng định như vậy. Vì trước khi có Grand Slam thứ 17 trong sự nghiệp, mọi thứ bao quanh Roger Federer là những mối nghi hoặc về động lực và sự tồn tại của tay vợt người Thụy Sỹ tại các giải Grand Slam, trong bối cảnh Novak Djokovic và Rafael Nadal đang là những nhân vật chính. Trước Wimbledon 2012, lần gần nhất FedEx đi tới trận chung kết Grand Slam là ở Roland Garros 2011 (thua Nadal 5–7, 6–7(3–7), 7–5, 1–6) và giành Grand Slam thứ 16 tại Australian Open 2010. Khi đó đã nhiều người không tin ở tuổi ngoài 30, Federer có thể tiếp tục chinh phục Grand Slam.

    Federer trở thành huyền thoại của Wimbledon

    Nhưng Federer đã thay đổi tất cả. Từ màn lội ngược dòng thót tim trước tay vợt người Pháp Julien Benneteau ở vòng 3 (4-6, 6-7(3-7), 6-2, 7-6(8-6), 6-1) dù có lúc đã ở rất gần thất bại, FedEx đánh bại Novak Djokovic ở bán kết theo cách không thể thuyết phục hơn (6-3, 3-6, 6-4, 6-3) để lần thứ 8 có mặt trong trận chung kết Wimbledon trong vòng 10 năm. Ngay cả khi để thua Murray ở set đầu tiên trận chung kết và đứng dưới áp lực của khán giả Vương quốc Anh, những người chờ đợi Murray làm nên lịch sử, Federer vẫn có chiến thắng trong cả 3 set sau đó (4–6, 7–5, 6–3, 6–4) để lần thứ 7 đăng quang tại Wimbledon.

    Suốt chiều dài 126 lần Wimbledon diễn ra, Federer bây giờ cũng đã ngang hàng với William Renshaw và Pete Sampras, thậm chí còn vĩ đại hơn cả những huyền thoại tiền bối với số Grand Slam lên tới con số 17.

    (còn tiếp)
    Tạp chí Khám phá

  4. #4

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0
    1. Federer vượt qua kỷ lục của Sampras & có 302 tuần trên ngôi số 1-ATP

    Hai mùa giải trước, sau khi không thể bảo vệ danh hiệu tại Roland Garros, Roger Federer đã mất ngôi số 1 trên BXH South African Airways ATP Ranking vào tay Rafael Nadal. Khi đó tay vợt Thuỵ Sỹ chỉ còn kém kỷ lục 286 tuần trên ngôi số 1-ATP do Pete Sampras nắm giữ, có đúng 1 tuần. Rất nhiều người hâm mộ đã nghi ngờ khả năng quay lại đỉnh cao của Federer trước sự áp đảo của kình địch Nadal & sau đó là màn trình diễn hoàn hảo của Novak Djokovic trong suốt năm 2011.


    Nhưng Federer, tròn 30 tuổi tháng 8 năm ngoái, vẫn chứng tỏ khát vọng chiến thắng với mạch 17 trận thắng liên tiếp cuối mùa giải 2011. Sau khi khởi động khá chậm vào đầu mùa giải này, thua tại BK Australian Open & vòng 1 Davis Cup, Federer giành liên tiếp 3 danh hiệu tại Rotterdam, Dubai & Indian Wells để giành thêm những điểm số quan trọng trên BXH. Trên đỉnh cao khi đó vẫn đang là Djokovic, nhưng tay vợt Serbia sẽ phải bảo vệ số điểm khổng lồ từ những chiến thắng trong chuỗi 41 trận bất bại ở mùa giải 2011.

    Và dù vẫn chơi rất ổn định thì Djokovic cũng chỉ có thể giữ lại được 2 danh hiệu trong số 7 chức VĐ có từ năm trước khi bước vào Wimbledon 2012, mở ra 1 cuộc đua “tam mã” tới vị trí số 1-ATP tại All England Club. Sau khi Nadal bất ngờ bị loại khỏi cuộc đua với trận thua sốc ở vòng 2 trước Lukas Rosol thì Federer & Djokovic đã thẳng tiến đến BK & trong cuộc đối đầu mang tính quyết định này Federer đã đánh bại Djokovic trong 4 set để lần thứ 8 lọt vào CK giải đấu & nếu chiến thắng anh sẽ phế truất Djokovic để đòi lại vị trí số 1-ATP.


    Ở CK Federer lần nữa đối đầu với Andy Murray & để thua set đầu trước niềm hy vọng của nước chủ nhà. Tuy nhiên khát vọng trở lại đỉnh cao đã giúp Federer lội ngược dòng thành công để không chỉ giành danh hiệu Grand Slam thứ 17 mà còn nhảy từ vị trí số 3-ATP lên ngôi số 1 để san bằng kỷ lục của Sampras rồi nâng tổng số tuần ngự trị ở đỉnh cao ATP lên 302, trước khi để Djokovic đòi lại vào cuối mùa giải.
    “Tôi & ban huấn luyện đã đặt ra mục tiêu quay lại vị trí số 1 nhưng không ngờ lại thành công sớm như thế. Tôi thực sự tự hào khi vượt qua kỷ lục của Pete, người đã là thần tượng của tôi suốt tuổi thơ ấu & là tấm gương để tôi noi theo” huyền thoại người Thuỵ Sỹ chia sẻ.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •