Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0

    Chỉ 10% “sống được” nhờ... quần vợt

    Khoảng cách giữa số 1-ATP Novak Djokovic và số 200 Bastian Knittel là bao nhiêu?

    Đương nhiên là 199 bậc, xét theo vị trí trên BXH South African Airways ATP Rankings. Thế còn về thu nhập? Năm 2012 Nole "kiếm" được 9.704.210 Euro còn tay vợt số 200-ATP người Đức Knittel có vỏn vẹn 20.842 Euro. Khoảng cách mênh mông đó là chênh lệch 9.683.368 Euro hoặc khoảng 466 lần.

    Theo thống kê của Hãng tin AFP công bố ngày 28-12, chỉ 10% trong tổng số 1.800 tay vợt nữ và 1.400 tay vợt nam chuyên nghiệp sống được nhờ tiền thưởng từ các giải đấu.

    Nếu các tay vợt nổi tiếng như Roger Federer, Novak Djokovic, Maria Sharapova, Victoria Azarenka... kiếm được hàng chục triệu Euro mỗi năm thì rất nhiều đồng nghiệp của họ phải đương đầu với cuộc sống rất khó khăn.


    Bảng tổng kết tiền thưởng của Liên đoàn Quần vợt thế giới trong năm 2012 cho thấy các tay vợt xếp hạng trong khoảng 90-100 thế giới kiếm được trung bình 202.970 euro, thu nhập của tay vợt hạng 150 thế giới là 75.000 euro và 20.780 euro cho tay vợt hạng 200. Trong số tiền này, họ phải chi ít nhất 30% cho việc đi lại, ăn uống, khách sạn và trả chi phí cho HLV... Đó là chưa kể họ phải dành tiền để sống những lúc sa sút phong độ hoặc chi phí chữa trị chấn thương. Do đó nếu không có sự hỗ trợ từ gia đình, nhà tài trợ... các tay vợt bình thường rất khó trụ được lâu dài.

    Trong trường hợp không có tài trợ, các tay vợt ngoài top 100 thường phải vay nợ để duy trì đam mê của mình. Cụ thể là câu chuyện của tay vợt nữ người Pháp Claire Feuerstein, hạng 130 thế giới năm rồi và có thu nhập 71.317 euro. Sau khi trừ mọi chi phí, cô chỉ còn trong tài khoản 200 euro và phải đi vay tiền để tham dự một giải đấu trong tháng 6.

    Tay vợt Claire Feuerstein từng phải đi vay tiền để tham dự các giải đấu

    Tay vợt người Ukraine Sergiy Stakhovsky (hạng 103 thế giới) cho biết: “Một tay vợt ngoài top 20 thường không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền thưởng”. Cựu tay vợt chuyên nghiệp Arnaud Di Pasquale thổ lộ với AFP: “Muốn có được một cuộc sống khá giả với quần vợt, ít nhất phải ở trong top 50 một thời gian”.

    ST

  2. #2

    Ngày tham gia
    Apr 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi CÁ SẤU
    Khắc nghiệt thật, nhưng em nghĩ như thế lại là nền tảng phát triển cho moi thứ ko riêng quần vợt.
    Thế mới hiểu một phần tại sao nhiều bậc phụ huynh không muốn cho con cái họ theo đuổi quần vợt chuyên nghiệp

  3. #3

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Khắc nghiệt thật, nhưng em nghĩ như thế lại là nền tảng phát triển cho moi thứ ko riêng quần vợt.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •