Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1

    Vợt tennis và những điều cần biết

    Dù bạn muốn chọn một cây vợt mới hay nâng cấp cây vợt hiện tại thành một chiếc phù hợp hơn, bạn đều cần phải hiểu một số điều căn bản để đưa ra quyết định chính xác, nhằm đạt được thành tích cao trong thi đấu.

    Có một số yếu tố quan trọng bạn cần cân nhắc là kích cỡ đầu vợt, chiều dài vợt, khối lượng, độ cân bằng, độ cứng khung vợt...
    Kích cỡ đầu vợt


    Kích cỡ đầu vợt khá quan trọng.

    Kích cỡ đầu vợt ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của cú đánh. Một đầu vợt to sẽ thêm nhiều sức mạnh hơn so với đầu vợt nhỏ. Một đầu vợt lớn hơn cũng cho bạn một vùng đánh lớn hơn và điểm êm (sweetspot) lớn hơn, cho nên nếu bạn có đánh lệch tâm một chút thì không vấn đề gì. Những cây vợt ngày nay có kích thước đầu vợt khoảng từ 85 đến 135 inches vuông (1 inch = 2,54 cm), những cây thông dụng nhất thì có kích thước từ 95-110. Các kích thước trên ảnh hưởng rất lớn đến sức mạnh và khả năng điều khiển vợt của nhiều người. Nói chung, một đầu vợt nhỏ thích hợp cho những người đánh giỏi, muốn tìm thêm khả năng điều khiển. Còn một đầu vợt lớn thích hợp với người mới chơi hoặc hạng trung cấp, muốn đánh mạnh hơn và có điểm êm lớn hơn.


    Chiều dài vợt



    Các vợt có chiều dài khác nhau.
    Các cây vợt có chiều dài được xếp loại từ 27-29 inches. Theo quy định, đây là giới hạn chiều dài cho phép, được áp dụng trong các giải đấu. Những cây vợt tiêu chuẩn có chiều dài 27 inches. Những cây dài hơn cho bạn thêm độ với khi đánh trên sân, thêm lực (đòn bẩy) ở các quả giao bóng và thêm một chút sức mạnh cho cú đánh so với những cây vợt có chiều dài tiêu chuẩn. Đối với đa số người chơi, việc chuyển từ một cây vợt có độ dài tiêu chuẩn sang một cây vợt dài hơn từ ½ đến 1 inch thường không gặp vấn đề gì. Hầu hết những cây vợt dài hơn tiêu chuẩn đều được thiết kế nhẹ để dễ điều khiển. Bởi vì, khi chiều dài của cây vợt được nâng lên, lực để đánh cũng sẽ lớn hơn. Nếu chỉ kéo dài một cây vợt 27 inches mà không giảm trọng lượng của nó thì cây vợt sẽ trở nên cồng kềnh và rất khó điều khiển.


    Khối lượng và độ cân bằng
    Có hai yếu tố khiến bạn cảm thấy sự khác biệt khi cầm vợt và vung nó trên sân. Một cây vợt nặng tạo nhiều lực, ổn định và ít rung hơn so với một cây vợt nhẹ. Nhưng một cây vợt nhẹ thì dễ điều khiển hơn và do đó, người chơi sẽ vung nhanh hơn. Do vậy, một cây vợt nhẹ, vung nhanh sẽ tạo được lực tương đương so với một cây vợt nặng, vung chậm. Vấn đề này từng được bàn cãi sôi nổi sau khi hãng Wilson tung ra dòng vợt Hammer năm 1990. Trước thời điểm đó, vợt có trọng lượng trung bình là 12-13 ounces (1 ounce = 29 g) và đầu vợt nhẹ (hoặc tay cầm nặng hơn). Công nghệ Hammer của hãng Wilson đã giảm trọng lượng chung của vợt xuống còn 10-11 ounces và tập trung khối lượng lên phần đầu vợt, cho ra một dòng vợt “búa”. Ý tưởng này nhằm tăng khả năng điều khiển của cây vợt mà không làm mất đi sức mạnh của nó bằng cách dồn khối lượng lên phần đầu (phần chạm bóng) của cây vợt. Kể từ đó, khối lượng của vợt dần được giảm xuống. Và ngày nay, chúng ta đã thấy những cây vợt nặng dưới 10 ounces, được các hãng liên tiếp tung ra.
    Vợt nặng hay nhẹ
    Bạn không thể biết nếu không ra sân và thử. Nhưng nếu không có điều kiện thực hiện, bạn có thể tham khảo một vài kinh nghiệm và ưu nhược điểm của những cây vợt có khối lượng và sự cân bằng khác nhau.
    - Những cây vợt nặng, có đầu nhẹ: là loại được nhiều tay vợt chuyên nghiệp ưa dùng. Loại này có khối lượng và sự cân bằng tiêu chuẩn, nặng từ 11 đến 13 ounces và điểm cân bằng lệch từ về phía đầu vợt, với mục đích tăng khả năng điều khiển. Loại vợt này thường được gọi là “player’s raquets” vì chúng có khuynh hướng thiên về điều khiển và được thiết kế cho những tay vợt sử dụng sức mạnh của bản thân.


    - Những cây vợt nhẹ, có đầu nặng:
    Vài năm trước, hãng Wilson đã khám phá bí quyết chế tạo cây vợt dễ điều khiển mà không cần giảm khối lượng phần đầu vợt. Bằng cách giảm khối lượng phần cán, tổng thể cây vợt sẽ trở nên nhẹ hơn, trong khi vẫn giữ khối lượng ở phần đầu vợt - phần tiếp xúc bóng. Đây là nguyên tắc của công nghệ Hammer và Sledge-Hammer do Wilson độc quyền. Ưu điểm của loại vợt này là tăng hiệu quả cú đánh mà không cần vận nhiều sức, đặc biệt là ở những cú đánh cuối sân. Nhược điểm của nó chưa được rõ ràng, nhưng một số chuyên gia cho rằng việc giảm khối lượng vợt sẽ làm tăng độ rung truyền tới cổ tay, khuỷ tay và bả vai. Một số người đã chuyển từ cây vợt truyền thống sang cây vợt loại này thì lại không hoàn toàn nhất trí với quan điểm trên. Tất nhiên, thay đổi này sẽ dẫn đến thay đổi nọ. Giảm khối lượng vợt sẽ làm thay đổi cảm giác của vợt - theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Nên ghi nhớ điều này - bạn luôn có thể thêm khối lượng vào cây vợt của mình, nếu nó quá nhẹ. Còn giảm khối lượng của nó đi thì đó là một điều không nên.
    (nguồn: VnExpress)

  2. #2

    Ngày tham gia
    Apr 2013
    Bài viết
    0
    Độ cứng của khung vợt cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng khi bạn quyết định chọn mua một chiếc mới. Khi tiếp xúc bóng, một sự thay đổi nhỏ về độ cong của khung vợt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức mạnh của cú đánh.

    Một cây vợt cứng, ít cong, sẽ làm mất ít năng lượng từ quả bóng hơn một cây vợt mềm, cong nhiều. Nhiều người thường nghĩ rằng, một cây vợt mềm, có độ uốn cong lớn hơn thì sẽ cho cú đánh mạnh hơn. Nhưng thực chất, đây là do hiệu ứng “súng cao su” (catapult-effect). Quả bóng chỉ ở trên mặt vợt khoảng 3-5 phần nghìn giây, ít hơn nhiều so với khoảng thời gian khung vợt bật lại. Do đó, khung vợt không hề “trả” năng lượng cho quả bóng, mà ngược lại, nó hấp thu năng lượng nhiều hay ít là do độ cứng của khung vợt. Những cây vợt cứng sẽ không bị uốn cong nhìều ở thời điểm tiếp xúc bóng, kết quả là năng lượng ít bị tiêu hao hơn so với việc sử dụng một cây vợt mềm.


    Độ cứng của vợt cũng cần được quan tâm.

    Độ cứng của khung vợt không chỉ ảnh hưởng đến sức mạnh của quả đánh mà còn tác động lên khả năng điểu khiển và sự êm ái của cây vợt. Nói chung, một cây vợt cho nhiều sức mạnh thì sẽ khó điều khiển hơn. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào lối đánh và khả năng của từng tay vợt. Những tay vợt trình độ cao thường thích những cây vợt mềm vì họ có động tác vung vợt xa hơn nên tạo nhiều lực hơn. Cây vợt cứng có lẽ quá thừa sức mạnh đối với họ, vì bóng sẽ bay quá xa. Những người mới chơi hoặc hạng trung cấp thì nên tìm những cây vợt cứng, không làm triệt tiêu nhiều lực ở thời điểm tiếp xúc bóng, cho khả năng kiểm soát tốt hơn. Loại này cũng thích hợp với những người trình độ cao có những quả đánh ngắn và ổn định.

    Một điều chắc chắn là những cây vợt cứng sẽ không êm bằng những cây vợt mềm. Một cây vợt quá cứng sẽ truyền nhiều độ rung xuống cổ tay, khuỷ tay và vai hơn một cây vợt mềm trung bình. Độ êm ái cũng khó mà đo đếm được bởi mỗi người chấp nhận một độ êm khác nhau. Tuy nhiên, những người bị đau tay, vai hoặc cả hai thì nên chọn loại vợt mềm hoặc cứng vừa phải, tránh chọn những cây cứng hoặc quá cứng. Một hiệu quả ít được biết đến của độ cứng khung vợt là khả năng tạo độ xoáy cho quả bóng. Nhìn chung, những cây vợt cứng cho độ xoáy ít hơn những cây vợt mềm, đơn giản bởi vì quả bóng rời mặt vợt nhanh hơn.
    (nguồn VnExpress)

  3. #3

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Rất nhiều người chơi quần vợt giải trí thường không để ý đến các kiểu khung dây. Trên thực tế, mật độ dây được bố trí trên mặt vợt có ảnh hưởng rất lớn đến thành tích thi đấu và cảm giác vợt của người chơi.


    Có hai kiểu khung dây, thưa và dày.

    Khi bàn về kiểu khung dây, có thể chia làm hai loại: thưa và dày (khít). So với kiểu dây khít, kiểu thưa sẽ làm dây bị võng xuống nhiều hơn ở thời điểm tiếp bóng, khiến bóng bật lại mạnh hơn. Với cùng một độ căng (trên 2 cây vợt giống nhau), kiểu dây thưa không cho ta cảm giác “căng chặt” như kiểu dây khít. Kiểu dây thưa cũng tạo khả năng xoáy nhiều hơn bởi bóng sẽ ôm vào dây, do có nhiều không gian hơn. Những tay vợt thích tạo bóng xoáy thường được lợi khi dùng kiểu vợt dây thưa. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho kiểu vợt này là dây rất mau hỏng. Kiểu thưa làm dây dịch chuyển một cách tự do trên mặt vợt, khiến dây chóng mòn và đứt.

    Kiểu dây khít lại làm dây bị võng xuống ít hơn ở thời điểm tiếp bóng, khiến bóng bật lại yếu hơn. Mật độ dây khít làm giảm khả năng tạo xoáy của vợt nhưng lại cho dây có tuổi thọ cao hơn. Những tay vợt ít cần xoáy và muốn nâng cao khả năng kiểm soát thường thích sử dụng kiểu này, bởi quả đánh của họ đã quá mạnh và xoáy, họ cần độ bền của dây hơn là cần xoáy thêm.
    Các công nghệ mới cho cán vợt và tay cầm

    Cùng với việc làm cho vợt càng ngày càng nhẹ hơn, các nhà sản xuất vẫn tiếp tục nghiên cứu các phương thức tăng cường độ tiện ích cho vợt mà không cần phải tăng khối lượng của nó. Công nghệ phổ biến được áp dụng gần đây là sự kết hợp tính năng giảm sóc và triệt rung trên cán vợt. Công nghệ ISIS của Dunlop, NoShox của Head, Air của Prince và Sensor của Volkl ở từng mức độ khác nhau đã đem đến những hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm sốc và rung cho vợt. Hãng Wilson và Yonex cũng đã đưa ra hệ thống comfort nằm trên tay cầm của vợt, chẳng hạn Iso-zorb và công nghệ V-Con.
    (nguồn VnExpress)

  4. #4

    Ngày tham gia
    Aug 2013
    Bài viết
    0
    good.........

  5. #5

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Nice. Mình phải thử xem

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •