Quy trình thay băng cắt chỉ cho bệnh nhân là một trong những kỹ thuật rất cơ bản bên ngoại khoa. Tuy nhiên để giúp vết thương nhanh chóng phục hồi và phát triển mô hạt đòi hỏi người chăm sóc phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.



Lý thuật kỹ thuật thăng băng cắt chỉ

Thông thường khâu da sẽ được chỉ định đối với những trường hợp phải thực hiện phẫu thuật, chấn thương phần mềm trước 6 giờ đồng hồ. Và sẽ sử dụng kim chỉ để khâu vết thương cũng có một số ca thì dùng móc bấm kim loại. Dụng cụ này có tác dụng bấm 2 mép da lại với nhau mà không cần chỉ khâu.

Thời gian cắt chỉ cũng phụ thuộc vào vị trí, tình trạng của vết thương. Với vết thương ở đầu , mặt nếu phục hồi nhanh thì tốt nhất là cắt chỉ sau 5 ngày. Còn những vết thương nằm ở chi, bụng, lưng có tiến triển tốt thì sau 7 ngày thì có thể cắt chỉ. Hơn nữa, việc khâu da còn có tác dụng cố định ống dẫn lưu và gạc để che lấp vết thương hạn chế nhiễm trùng.

Quy trình thay băng vết thương tại nhà được thực hiện như sau: dùng kẹp phẫu tích để nhấc các nút chỉ lên khỏi bề mặt da rồi luồn mũi kéo vào chân chỉ sát da và cắt đứt chỉ. Sau đó dùng kẹp phẫu tích để rút chỉ ra để vào miếng gạt gần đó và thực hiện lần lượt cho đến hết móc bấm.

Trong trường hợp vết thương mới khâu đã có tình trạng nhiễm khuẩn cần phải thực hiện cắt 1 nút bỏ 1 nút. Làm như vậy có tác dụng tháo hết các dịch mủ đọng lại trong vết thương và đẩy nhanh tiến độ phục hồi.

Đối với vết thương sử dụng móc bấm Michel thì người thực hiện cần luồn một bên của mũi kìm sao cho sát vào bề mặt da bên dưới móc bấm. Bên tay cầm kìm thì bóp thật mạnh thì 2 đầu của móc sẽ tự động bật ra. Xem ngay: thay băng vết thương ở đâu

Quy trình thay băng cắt chỉ

Trước khi tiến hành kỹ thuật thay băng cắt chỉ cho bệnh nhân, người thực hiện cần phải làm các bước sau:

Chuẩn bị bệnh nhân.

Kiểm tra hồ sơ của người bệnh.

Cần phải thông báo và giải thích rõ ràng cho bệnh nhân về các thủ thuật sắp thực hiện.

Nhận định tình trạng hiện tại của người bệnh.

Chuẩn bị điều dưỡng: mũ và áo choàng.

Thực hiện rửa tay theo 6 bước.

Mang khẩu trang và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết.

Sắp xếp dụng cụ theo thứ tự lên xe thay băng và kiểm tra lại một lần nữa.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả mọi thứ để sẵn sàng bước vào quy trình thay băng cắt chỉ cho bệnh nhân. Người thực hiện cần phải đi găng tay y tế sạch, trải săng nilon bên dưới vết thương và tiến hành tháo bỏ lớp băng cũ. Trong trường hợp mà băng gạc dính sát vào vết thương hở thì cần phải sử dụng nước muối sinh lý để làm mềm băng tránh để vết thương chảy máu.

Trên đây là những thông tin cụ thể nhất về Có nên thay băng vết thương thường xuyên, quy trình thay băng cắt chỉ mà Y TẾ AN GAI muốn chia sẻ đến bạn. Tuy nhiên để an toàn nhất thì bạn không nên thực hiện tại nhà mà hãy đến cơ sở y tế uy tín. Truy cập vào website: chamsocytetainhaangia.com để được tư vấn thêm hoặc đến trực tiếp phòng khám theo địa chỉ dưới đây:

Chăm Sóc Y Tế Sức Khỏe Tại Nhà AN GIA

Địa Chỉ: 103/13 Nguyễn Hữu Dật, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0909.597.901 Zalo, Whatsapp

Website: chamsocytetainhaangia.com