Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0

    Làm thế nào để thắng một trận thua???

    By Allen Fox, Ph.D - Thursday, March 1, 2012
    Khi bạn bị đối phương dẫn sâu, đừng hoang mang. Vẫn còn nhiều việc bạn có thể làm để thay đổi tình thế & cứu vãn 1 trận thua.

    Bạn phải làm gì khi bạn khởi đầu 1 trận đấu chậm & nhận ra rằng bạn đã bị dẫn 0-3, 1-4 hay 2-5 gì đó? Trước khi cố gắng thay đổi lối chơi hay cái gì đại loại như thế, trước tiên hãy cố gắng trả lời được chính xác vài câu hỏi đơn giản. Và câu hỏi quan trọng nhất cần tìm ra giải đáp là “Mình đã mất các điểm số như thế nào?”. Thông thường có 2 đáp án cho câu hỏi quan trọng này: Một là vì bạn mắc quá nhiều lỗi đánh hỏng (unforced-error). Và hai là đối phương có quá nhiều cú đánh ăn điểm (winner) hay buộc bạn phải đánh lỗi (forced-error). Và câu trả lời của bạn sẽ quyết định 2 sự thay đổi lối chơi khác nhau.


    Nếu bạn tự mắc quá nhiều lỗi đánh hỏng (unforced-error)? Việc đầu tiên bạn cần bình tĩnh lại & hãy cố gắng hết sức để có những cú đánh an toàn, cao hơn lưới & xa khỏi dây dọc/ngang. Đây không phải lúc để sáng tạo những cú đánh hiểm hay đẹp, hay trung thành với những cú chéo sân, điều đó ít mạo hiểm hơn là đánh dọc dây hay ép đối phương xuống baseline. Hãy đánh bóng cao hơn mặt lưới ở 1 khoảng cách kha khá để kéo dài loạt chạm vợt (rallies). Mục tiêu của những thay đổi này là tìm lại nhịp độ & cảm giác bóng bình thường của bạn. Để ổn định tình thế càng nhiều càng tốt & chơi như chính mình trong phần còn lại của trận đấu. Lúc này tuyệt đối không được nản chí để tránh mất luôn cả set đấu 1 cách nhanh chóng. Hãy nhớ rằng đánh bền ngoài việc hạn chế rủi ro mà cũng có thể còn là 1 cách thách thức sự kiên nhẫn của đối thủ. Luôn tâm niệm nguyên tắc “Hãy thực hiện hiệu quả lối chơi của bạn với mức độ rủi ro tối thiểu”.

    Nếu đối phương đánh tốt với nhiều cú ăn điểm (winner) hay bắt bạn phạm nhiều lỗi (forced-error), bạn nên cân nhắc chuyển sang lối chơi mạnh mẽ hơn, hiếu chiến hơn để bạn không còn là “tấm bia” cho đối phương “tập bắn” nữa. Nếu bạn có thể buộc đối phương di chuyển nhiều gấp đôi quãng đường, điều đó có nghĩa là đối phương của bạn sẽ chỉ còn 50% (so với lúc trước) thời gian để tạo nên những cú đánh uy lực. Và chúng ta đều biết rằng khi đã vội & không đủ “chân tay” thì những cú đánh càng mạnh mẽ bao nhiêu sẽ càng có độ chính xác thấp bấy nhiêu. Nhưng hãy chú ý, mạnh mẽ & hiếu chiến quá rất dễ đẩy bạn sang sai lầm bên trên (mắc quá nhiều lỗi đánh hỏng unforced-error) mà chúng ta đã bàn đến.

    Mỗi tay vợt chỉ có thể chơi tốt ở 1 giới hạn nhất định mà không tạo ra quá nhiều lỗi. Đừng bao giờ cố gắng chơi trên giới hạn ấy, bởi bạn có thể tạo ra những cú đánh được khán giả vỗ tay khen ngợi nhưng gần như chắc chắn bạn sẽ thua trận đấu đó, bởi số lỗi của bạn sẽ quá cao so với điểm thắng ít ỏi bạn có được. Hãy cố gắng làm mọi điều có thể để tạo bất kỳ khó khăn nào cho đối phương, ví dụ như đánh bóng cồng cao hay lốp hẳn bóng lên bởi vì hầy hết các tay vợt sẽ gặp vấn đề với việc xử lý những đường bóng cao ngang vai trở lên. Hãy đánh bóng sâu xuống cuối baseline đê ngăn đối thủ tiến lên gần lưới tạo áp lực với bạn bằng những cú volley. Hoặc hãy cắt xiết & thấp... Nếu bạn đủ bình tĩnh & sáng suốt, bạn sẽ luôn tìm thấy những điều mà đối phương của bạn hoàn toàn không thích một chút nào.

    Nếu tất cả những chiến thuật hay “tiểu xảo” trên không mang lại kết quả như ý. Bạn cũng đừng buông vũ khí & hãy chờ đợi cơ hội cuối cùng có thể sẽ đến vào thời điểm cuối set đấu. Hầu hết tất cả các tay vợt thông thường đều có tâm lý chủ quan vào cuối set đấu khi đã dẫn sâu. Lúc đó người dẫn trước thường không giữ nhịp độ, không đánh những cú bóng mãnh liệt nữa mà thay vào đó lại vẽ vời... để rồi trong rất nhiều tình huống phải ngậm ngùi nhìn đối thủ lấy lại từng game để nhiều khi thắng ngược. Vậy nếu bạn đang bị dẫn sâu & đã thử mọi cách mà không thể vượt lên được, thì hãy nhớ đối phương cũng có thể sẽ phạm sai lầm chủ quan vào cuối trận. Vậy hãy cứ thực hiện mục tiêu đánh bóng bền bỉ & tạo áp lực vừa phải lên đối phương & chờ đợi.
    Tiến sỹ Allen Fox là 1 nhà Tâm lý học Thể thao. Khi còn là tay vợt chuyên nghiệp đã từng vào tới TK Wimbledon. Ông chính là tác giả cuống “Tennis: Winning the Mental Match”.

  2. #2

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Bài này hay đấy bác KFC nhưng hay hơn cả là em thấy " trái bóng tennis " trong hình minh họa giống logo của viettennis nhờ. hehehehehe

  3. #3

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Em thì thấy nói rất dễ, làm mới khó. Đánh đơn thì dù sao cũng chủ động hơn vì "tự mình cứu mình" chứ đánh đôi thì còn phụ thuộc nhiều vào partner nữa, mình cố gắng trong khi người ta "buông" thì đành phó mặt cho Trời vậy

  4. #4

    Ngày tham gia
    Aug 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi kỳ nhông
    Em thì thấy nói rất dễ, làm mới khó. Đánh đơn thì dù sao cũng chủ động hơn vì "tự mình cứu mình" chứ đánh đôi thì còn phụ thuộc nhiều vào partner nữa, mình cố gắng trong khi người ta "buông" thì đành phó mặt cho Trời vậy
    Thế là bác bị bạt-nơ của bác bán, phỏng ợ

  5. #5

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi KFC
    Thế là bác bị bạt-nơ của bác bán, phỏng ợ
    đôi khi em cũng đưa partner ra bãi giữ xe bác ạ

    Nếu bác để ý thì sau giải bao giờ em cũng mở miệng nói câu xin lỗi partner

  6. #6

    Ngày tham gia
    Aug 2013
    Bài viết
    0
    Hay.tôi cũng từng lâm vào tình trạng đối diện với ng mạnh hơn và thua.hãy là chính mình, kg hoảng loạn, kg bỏ cuộc, lần sau mình sẽ khá hơn.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •