Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0

    Lập kế hoạch cho trận đấu của mình

    Chiến thuật thi đấu không phải là một khái niệm quá khó hiểu và cũng không quá phức tạp. Nó đơn giản là một nguyên tắc giúp ta chơi tốt trong trận mỗi đấu, tùy theo tình huống trên sân.

    ĐỊNH NGHĨA:

    Chiến thuật thi đấu không phải là một khái niệm quá khó hiểu và cũng không quá phức tạp. Nó đơn giản là một nguyên tắc giúp ta chơi tốt trong trận mỗi đấu, tùy theo tình huống trên sân. Điều này bao gồm việc đánh giá một cách chính xác lối đánh của đối phương, một hiểu biết đúng đắn khả năng của bạn và việc làm sao sử dụng một cách tốt nhất những cú đánh sở trường của mình trong từng tình huống để khai thác triệt để những điểm yếu của đối phương.

    Ở bất kỳ trình độ nào, một sự chuẩn bị tốt thường là sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Người đánh cần tập luyện thể lực và cải thiện những cú đánh yếu của mình trước giải đấu nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng trời. Những tay vợt hàng đầu trong làng tennis không bao giờ phí phạm thời gian để sửa những quả trái tay yếu kém của mình một ngày trước trận đấu lớn. Đơn giản bởi vì điều đó là một sự phí công vô ích.

    Việc lập chiến thuật thi đấu là một phần thiết yếu trong công tác chuẩn bị tinh thần cho một trận đấu. Điều này có thể mang lại chiến thắng bất kể sự không hoàn hảo trong lối đánh của bạn, thậm chí nó còn có thể giúp bạn đánh bại những đối thủ khỏe hơn, nhanh hơn và dày dạn kinh nghiệm hơn bạn! Chiến thuật thi đấu được sử dụng trong tất cả những môn thể thao mang tính đối kháng. Thành công trong thi đấu, từ những môn đồng đội như bóng đá, bóng chày… cho đến những môn cá nhân như Sumo, đấm bốc… , đều phụ thuộc rất nhiều vào những chiến thuật thi đấu hiệu quả đó.

    Và cũng thật lạ kì khi nhiều tay vợt ra sân, bỏ hàng tá thời gian để khổ luyện những quả giao bóng sát thủ hay những quả thuận tay xoáy vồng của mình mà quên bẵng đi cái chuyện suy nghĩ làm sao sử dụng những quả đó để dành chiến thắng trong trận cầu!
    5 LÝ DO TẠI SAO BẤT KỲ TAY VỢT NÀO CŨNG CẦN MỘT CHIẾN THUẬT THI ĐẤU:

    1. Nó khiến người chơi cảm thấy được SỰ CHUẨN BỊ của mình. Điều này khiến họ bước vào trận đấu với một tâm lý thực sự TỰ TIN. Martina Navratilo và Ivan Lendl thời kỳ đỉnh cao không chỉ luôn ở trong tình trạng thể lực tốt nhất mà họ còn luôn biết một cách chính xác những gì mình sẽ làm với đối phương trước khi bước vào một trận đấu.

    2. Nó khiến người chơi có được PHƯƠNG HƯỚNG khi thi đấu. – Nếu không có chiến thuật, người chơi sẽ rất khó khăn trong việc tập trung và dễ bối rối. Những vấn để khó khăn về tâm lý trong tennis được đơn giản hóa đi rất nhiều nếu người chơi chịu khó tập trung vào những nhiệm vụ nhất định trong trận cầu. Điều này cũng khiến ta tránh được sự do dự, mất phương hướng ở những thời điểm gay cấn. Nhiều người bước vào sân mà chỉ biết rất ít họặc chẳng biết mình sẽ làm gì! Và họ thường bị ép hoặc chỉ biết chống trả những đợt tấn công của đối phương. Việc có một chiến thuật thi đấu sẽ giúp người chơi đưa ra những quyết định dứt khoát, ngay lập tức. Thay vì phải lo lắng, chiến thuật giúp người chơi tập trung vào lối đánh chủ động, biến hóa trong suốt trận đấu của mình.

    3. Việc áp dụng “cái đầu” trong trận đánh giúp cho người chơi có khả năng NHÌN THẤY TRƯỚC diễn biến của đường banh, từ đó, họ sẽ biết mình phải làm gì. Điều này giúp ta tránh được yếu tố BẤT NGỜ (sợ hãi hoặc không biết làm gì) trong cả trận đấu. Nếu như chiến thuật chuẩn bị sẵn trước đó của ta không thành công (hoặc thiếu hiệu quả) , một “kế hoạch B” sẽ giúp ta lấy lại thế chủ động khi mọi chuyện không theo ý muốn.

    4. Nó cho phép người chơi lường trước đường bóng, từ đó, sẽ có những bước di chuyển tiếp cận bóng sớm hơn, tạo thế chủ động.

    5. Nó giúp người chơi có thêm sự hăng hái dành chiến thắng.

    Qua đây ta thấy có rất nhiều những lợi thế khi chuẩn bị một chiến thuật thi đấu. Cho dù ở bất kì trình độ nào, chỉ một sự cân nhắc rất nhỏ trong việc quyết định bóng sẽ đánh đi đâu cũng đã tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

    KẾT LUẬN RẰNG:

    Nếu có 2 tay vợt ngang cơ nhau về kỹ thuật, và trong đó một người đã chịu khó suy nghĩ lập chiến thuật thi đấu, đơn giản là một sự chuẩn bị nho nhỏ trong đầu trước trận đấu, thì người đó đã có đến 90% cơ hội dành phần thắng. Nếu cả 2 cùng chuẩn bị chiến thuật rồi thì người nào đã nghiên cứu và hiểu đối phương kỹ lưỡng hơn sẽ dành chiến thắng. Còn nếu cả 2 đều đã có những kế hoạch kỹ lưỡng cho trận cầu, người thực hiện tốt những kế hoạch của mình sẽ là người nhận vinh quang. Một trận cầu đẹp , hấp dẫn phải được kết hợp từ cả 2 yếu tố: sức mạnh , thể lực, kỹ thuật của cơ thể và sự bản lĩnh, mưu trí, quyết đoán, của cái đầu!
    Nguồn: HTF

  2. #2

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi KFC
    Chiến thuật thi đấu không phải là một khái niệm quá khó hiểu và cũng không quá phức tạp. Nó đơn giản là một nguyên tắc giúp ta chơi tốt trong trận mỗi đấu, tùy theo tình huống trên sân.

    ĐỊNH NGHĨA:

    Chiến thuật thi đấu không phải là một khái niệm quá khó hiểu và cũng không quá phức tạp. Nó đơn giản là một nguyên tắc giúp ta chơi tốt trong trận mỗi đấu, tùy theo tình huống trên sân. Điều này bao gồm việc đánh giá một cách chính xác lối đánh của đối phương, một hiểu biết đúng đắn khả năng của bạn và việc làm sao sử dụng một cách tốt nhất những cú đánh sở trường của mình trong từng tình huống để khai thác triệt để những điểm yếu của đối phương.

    Ở bất kỳ trình độ nào, một sự chuẩn bị tốt thường là sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Người đánh cần tập luyện thể lực và cải thiện những cú đánh yếu của mình trước giải đấu nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng trời. Những tay vợt hàng đầu trong làng tennis không bao giờ phí phạm thời gian để sửa những quả trái tay yếu kém của mình một ngày trước trận đấu lớn. Đơn giản bởi vì điều đó là một sự phí công vô ích.

    Việc lập chiến thuật thi đấu là một phần thiết yếu trong công tác chuẩn bị tinh thần cho một trận đấu. Điều này có thể mang lại chiến thắng bất kể sự không hoàn hảo trong lối đánh của bạn, thậm chí nó còn có thể giúp bạn đánh bại những đối thủ khỏe hơn, nhanh hơn và dày dạn kinh nghiệm hơn bạn! Chiến thuật thi đấu được sử dụng trong tất cả những môn thể thao mang tính đối kháng. Thành công trong thi đấu, từ những môn đồng đội như bóng đá, bóng chày… cho đến những môn cá nhân như Sumo, đấm bốc… , đều phụ thuộc rất nhiều vào những chiến thuật thi đấu hiệu quả đó.

    Và cũng thật lạ kì khi nhiều tay vợt ra sân, bỏ hàng tá thời gian để khổ luyện những quả giao bóng sát thủ hay những quả thuận tay xoáy vồng của mình mà quên bẵng đi cái chuyện suy nghĩ làm sao sử dụng những quả đó để dành chiến thắng trong trận cầu!
    5 LÝ DO TẠI SAO BẤT KỲ TAY VỢT NÀO CŨNG CẦN MỘT CHIẾN THUẬT THI ĐẤU:

    1. Nó khiến người chơi cảm thấy được SỰ CHUẨN BỊ của mình. Điều này khiến họ bước vào trận đấu với một tâm lý thực sự TỰ TIN. Martina Navratilo và Ivan Lendl thời kỳ đỉnh cao không chỉ luôn ở trong tình trạng thể lực tốt nhất mà họ còn luôn biết một cách chính xác những gì mình sẽ làm với đối phương trước khi bước vào một trận đấu.

    2. Nó khiến người chơi có được PHƯƠNG HƯỚNG khi thi đấu. – Nếu không có chiến thuật, người chơi sẽ rất khó khăn trong việc tập trung và dễ bối rối. Những vấn để khó khăn về tâm lý trong tennis được đơn giản hóa đi rất nhiều nếu người chơi chịu khó tập trung vào những nhiệm vụ nhất định trong trận cầu. Điều này cũng khiến ta tránh được sự do dự, mất phương hướng ở những thời điểm gay cấn. Nhiều người bước vào sân mà chỉ biết rất ít họặc chẳng biết mình sẽ làm gì! Và họ thường bị ép hoặc chỉ biết chống trả những đợt tấn công của đối phương. Việc có một chiến thuật thi đấu sẽ giúp người chơi đưa ra những quyết định dứt khoát, ngay lập tức. Thay vì phải lo lắng, chiến thuật giúp người chơi tập trung vào lối đánh chủ động, biến hóa trong suốt trận đấu của mình.

    3. Việc áp dụng “cái đầu” trong trận đánh giúp cho người chơi có khả năng NHÌN THẤY TRƯỚC diễn biến của đường banh, từ đó, họ sẽ biết mình phải làm gì. Điều này giúp ta tránh được yếu tố BẤT NGỜ (sợ hãi hoặc không biết làm gì) trong cả trận đấu. Nếu như chiến thuật chuẩn bị sẵn trước đó của ta không thành công (hoặc thiếu hiệu quả) , một “kế hoạch B” sẽ giúp ta lấy lại thế chủ động khi mọi chuyện không theo ý muốn.

    4. Nó cho phép người chơi lường trước đường bóng, từ đó, sẽ có những bước di chuyển tiếp cận bóng sớm hơn, tạo thế chủ động.

    5. Nó giúp người chơi có thêm sự hăng hái dành chiến thắng.

    Qua đây ta thấy có rất nhiều những lợi thế khi chuẩn bị một chiến thuật thi đấu. Cho dù ở bất kì trình độ nào, chỉ một sự cân nhắc rất nhỏ trong việc quyết định bóng sẽ đánh đi đâu cũng đã tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

    KẾT LUẬN RẰNG:

    Nếu có 2 tay vợt ngang cơ nhau về kỹ thuật, và trong đó một người đã chịu khó suy nghĩ lập chiến thuật thi đấu, đơn giản là một sự chuẩn bị nho nhỏ trong đầu trước trận đấu, thì người đó đã có đến 90% cơ hội dành phần thắng. Nếu cả 2 cùng chuẩn bị chiến thuật rồi thì người nào đã nghiên cứu và hiểu đối phương kỹ lưỡng hơn sẽ dành chiến thắng. Còn nếu cả 2 đều đã có những kế hoạch kỹ lưỡng cho trận cầu, người thực hiện tốt những kế hoạch của mình sẽ là người nhận vinh quang. Một trận cầu đẹp , hấp dẫn phải được kết hợp từ cả 2 yếu tố: sức mạnh , thể lực, kỹ thuật của cơ thể và sự bản lĩnh, mưu trí, quyết đoán, của cái đầu!
    Nguồn: HTF
    cái này cũng hay nữa, thanks

  3. #3

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Binh pháp Tôn Tử đã dạy rằng "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Trong QV cũng vậy, muốn chiến thắng đối phương phải "biết mình, biết người"...

    I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BIẾT NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA MÌNH

    Trong tennis, cũng như trong cuộc sống, câu châm ngôn của người Hy Lạp “Hãy biết mi” đóng vai trò thật quan trọng. Việc có thành công trong chiến thuật thi đấu hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc ta có biết ta hay không.

    A. Biến thứ bạn thích thành thứ đối phương không thích

    B. Chẳng hạn, nếu như đối phương không đỡ được những quả cực xoáy, bạn phải biết rằng để thực hiện chiến thuật, liệu mình có tung được quả cực xoáy như vậy ra không?

    C. Phải biết những gì mình cần làm để thắng điểm một cách thường xuyên.

    D. Phải biết mình yếu chỗ nào để bảo vệ chỗ đó
    II. TRANH THỦ HỌC HỎI NHỮNG TAY VỢT CHUYÊN NGHIỆP:

    1. Cách tốt nhất để hiểu bản thân mình là hãy nói chuyện với ông thày: tập một vài bài, nhưng chỉ tập và nghe, tránh tập những bài quá mới.

    2. Cố gắng tìm ra sở trường, sở đoản của mình: quả tốt nhất là quả nào? Quả yếu nhất, ra sao?

    3. Nhất thiết phải biết chiến thuật nào hợp với mình nhất: thuộc nằm lòng nguyên tắc sau

    * Quả nào là quả mạnh nhất của mình- tính theo độ ổn định, độ xoáy, độ mạnh

    * Đường bóng nào có tỉ lệ vào cao nhất:chéo sân hay dọc biên

    * Quả yếu nhất: yếu như thế nào?

    * Động tác chân: di chuyển về hướng nào nhanh nhất?

    * Thể lực và độ bền

    * Cá tính- Kiên nhẫn/ Bảo thủ/ Thích mạo hiểm

    * Mặt sân ưa thích: sân nhanh? Trong nhà? Ngoài trời?
    III. TẬN DỤNG SỞ TRƯỜNG CỦA MÌNH:

    Có “vũ khí” riêng: Đánh có lúc hay lúc dở, nhưng phải có quả tuyệt chiêu. Một số “vũ khĩ” ở hạng “câu lạc bộ” là:

    * Quả thuận tay mạnh và xoáy

    * Quả trái tay chính xác và ổn định

    * Quả giao bóng 2 phải vào sân

    * Quả vô lê phải hiểm

    * Quả trả giao bóng phải được

    * Quà đập bóng bổng (smash) phải chết!

    3 thứ đầu tiên là để phòng thủ, nhằm trụ lại trong trận đấu (không mắc lỗi )

    3 thứ sau là để TẤN CÔNG và THẮNG ĐIỂM

    Vũ khí lợi hại nhất trong tennis ở mọi trình độ là SỰ ỔN ĐỊNH; Ai cũng biết, đánh qua lưới hơn đối phương một quả là chìa khóa thắng lợi của môn này.
    IV. BIẾT SỞ ĐOẢN CỦA TA:

    Thừa nhận và biết bảo vệ điểm yếu của mình là một phần quan trọng của thành công.

    Phải biết quả nào mình thực tế đánh được và quả nào mình không đánh được khi bị đối phương ép.

    Quả yếu là những quả mình còn hay mắc lỗi.

    Vấn đề là mình phải biết điều hòa những quả đánh của mình:

    * Mặc dù quả đánh trái tay của Graff yếu, nó vẫn còn khá hơn nhiều so với của các tay vợt khác.

    * Quả tay phải của Edberg cũng vậy.

    * Quả vô lê thuận tay của Becker kém.

    * Quả trái tay của Sampras không khá hơn là bao.

    Xem những tay vợt nhà nghề chế ngự những điểm yếu của mình như thế nào:

    * Tránh sử dụng nó bất kì lúc nào có thể!

    * Khi bị đối phương ép đánh quả đó, đừng cố đánh quá khả năng!

    Một số cách để chế ngự:

    Edberg: Lên lưới bất kì lúc nào có thể. Đánh ổn định và chắc những quả tay phải đề lên lưới

    Graff: Quả trái tay: cắt (slice) đều và ổn định. Khi bị tấn công: lốp bóng và đánh hiểm. Di chuyển nhanh và cơ động để có thể đánh được quả thuận tay BẤT KÌ LÚC NÀO CÓ THỂ

    Những điểm yếu điển hình của các tay vợt cấp “câu lạc bộ”

    Quả trái tay:

    * Không ổn định

    * Đánh không đúng điểm

    * Thiếu độ xoáy và kiểm soát bóng

    Quả thuận tay:

    * Đánh quá mạnh

    * Đánh không đúng điểm hoặc thiếu lực

    * Thiếu độ xoáy và kiểm soát bóng

    Quả giao bóng:

    * Quả đầu đánh quá mạnh

    * Không ổn định

    * Quả thứ 2 thiếu độ xoáy

    Vô lê:

    * Đánh quá mạnh

    * Không biết cách đánh

    Trả giao bóng:

    * Hay hỏng những quả vớ vẩn

    * Không chọn được điểm bóng nảy

    Tâm lý:

    * Điểm yếu lớn nhất là bước vào trận đấu mà không chuẩn bị kế hoạch

    * Buông xuôi quá sớm

    * Hay mất sự tập trung

    Những lời khuyên về chiến thuật cho các tay vợt cấp câu lạc bộ:

    * Những quả yếu của mình thì đừng cố đánh thật hay, đánh vào sân là được!

    * Đừng cố đánh những quả mà hàng thế kỷ rồi bạn không tập

    * Tập với thày và chú ý cải thiện quả đánh thường hay mắc lỗi nhất

    * Tập thể lực để tăng sức bền

    Người xưa thường nói: Tấn công là cách phòng thủ tốt nhất!
    V. ĐÁNH HAY HOẶC DỞ LÀ CÒN TÙY THUỘC VÀO PHONG ĐỘ:

    Có hôm bạn đánh thật hay, nhưng cũng có hôm bạn đánh quá tệ (Mà phần nhiều là đánh tệ!).

    Sampras và Graff luôn có những vũ khí dự phòng để vẫn có thể đánh tốt khi những quả sở trường của họ không vào (quả giao bóng và thuận tay).

    Vào những ngày mà quả sở trường đánh mãi không vào, họ thường đánh thật chắc những quả còn lại và không quá tham lam cố đánh quá sức mình ở những quả đó.

    Điểm mấu chốt là phải nhận ra và biết điều chỉnh những quả đánh của mình, phụ thuộc vào phong độ trong ngày đó và tình huống trên sân.
    VI. QUAN SÁT ĐỐI THỦ:

    Hãy cố gắng phát hiện ra điểm yếu của người đứng bên kia lưới rồi dùng những quả mạnh của mình để đánh những chỗ yếu của đối phương. Giả sử bạn là người thuận tay phải và có quả đánh thuận tay mạnh, xoáy... còn đối phương của bạn là người thuận tay trái, lại yếu quả trái tay! Vậy là bạn đã biết phải làm gì rồi.

    Làm thế nào nếu họ dùng quả mạnh của họ để tấn công quả yếu của mình? Giả sử đối phương giỏi bắt lưới, mà bạn lại kém quả lốp và quả tạt dọc biên…? Vậy thì hãy lên lưới trước họ! Nếu không… chỉ còn cách đứng nhìn đối phương vô lê mà học hỏi!

    Ví dụ từ những tay vợt chuyên nghiệp:

    Becker vs. Agassi: Becker thường hỏng quả giao bóng đầu. Agassi, một trong những tay trả giao bóng hay nhất, luôn biết tận dụng quả giao bóng thứ 2 của chàng Boris để ra đòn trừng phạt.

    Arantxa Sanchez-Vicario vs. Mary Pierce:

    Pierce, được huấn luyện bởi Nick Bollettieri, đánh như một cái máy bắn bóng; Sanchez, người có cách đánh bóng đa dạng, luôn tìm cách làm cho Pierce mất ổn định. Cô đánh trả bóng đều đặn, xoáy lúc mạnh lúc nhẹ, khi cao khi thấp và thay đổi nhịp độ đánh thường xuyên. Kết quả là những quả đánh của Pierce trở nên vô dụng, cô đánh quá mạnh, phạm nhiều lỗi và tự chuốc lấy thất bại!
    Nguồn: HTF

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •