Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0

    Huấn luyện tâm lý và những điều can biết

    HUẤN LUYỆN TÂM LÝ VÀ NHỮNG ĐIỀU CAN BIẾT

    - Đặc điểm của các môn thể thao khác nhau có ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển các mặt tâm lý của vận động viên như: Tri giác, sự quan sát, trí nhớ, sự tư duy, trí tưởng tượng, cảm xúc và các phẩm chất đạo đức, ý chí... bản thân chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

    Huấn luyện tâm lý cho vận động viên là một quá trình sư phạm. Sự thành công của quá trình này phụ thuộc vào việc thục hiện hàng loạt nguyên tắc sư phạm nói chung, trong đó phải nói đến các nguyên tắc giáo dục như:

    - Nguyên tắc tự giác và tích cực.

    - Nguyên tắc tuần tự và hệ thống.

    - Nguyên tắc toàn diện và vững chắc.

    Huấn luyện tâm lý được tiến hành cùng với huấn luyện thể lực, huấn luyện kỹ thuật, huấn luyện chiến thuật trong suốt thời kỳ hoàn thiện thể thao. Nó không chỉ nhằm chuẩn bị cho vận động viên trong trận thi đấu sắp tới mà còn giải quyết các nhiệm vụ của quá trình hoàn thiện thể thao.

    Các nhiệm vụ chủ yếu của việc huấn luyện tâm lý là:

    - Giáo dục phẩm chất đạo đức và nhân cách cho vận động viên.(Phần này đa số các nhà hấun luyện thể thao con thiếu trang bị cho VĐV của mình)

    - Phát triển và hoàn thiện các cảm giác chuyên môn như: Cảm giác vợt, cảm giác bóng, cảm giác lưới, cảm giác sân bãi.

    - Phát triển sự chú ý.

    Đặc điểm nổi bật của quần vợt hiện đại là tốc độ bay rất nhanh của bóng, sự thay đổi nhanh bất ngờ các tình huống thi đấu, vì vậy nó đòi hỏi rất cao không chỉ về khối lượng, cường độ và độ bền vững của sự chú ý mà còn yêu cầu khả năng chuyển hướng và sự phân bổ chú ý rộng của vận động viên.

    - Phát triển tư duy chiến thuật.

    Tư duy sáng tạo của vận động viên quần vợt được thể hiện trong hoạt động chiến thuật. Vì thế để hoàn thiện chiến thuật cần phát triển ở các vận động viên quần vợt những khả năng: óc quan sát, sự nhanh trí, tính sáng tạo, sự phán đoán.

    - Phát triển các phẩm chất ý chí.

    - Phát triển năng lực điều khiển cảm xúc bản thân trong quá trình huấn luyện và tham gia thi đấu.

    Các trạng thái tâm lý của vận động viên:

    Trạng thái sẵn sàng thi đấu:

    Trạng thái sẵn sàng thi đấu của vận động viên quần vợt dực trên cơ sở ở sự chuẩn bị tốt về kỹ thuật, về chiến thuật, về thể lực, tâm lý… Sự chuẩn bị mọi điều kiện chuyên môn tốt sẽ làm cho họ vững tin vào bản thân, sẵn sàng bước vào thi đấu. Các biểu hiện của trạng thái đó là:

    - Vận động viên tin tưởng tuyệt đối vào khả năng sẽ thi đấu thắng lợi.

    - Khả năng huy động năng lực dự trữ tối đa của bản thân cho thi đấu thắng lợi.

    - Hưng phấn cảm xúc ở mức độ tối ưu vào đúng thời điểm thi đấu.

    - Độ ổn định cảm xúc cao, ổn định các quả đánh, xử lý thông minh các tình huống thi đấu.

    - Biểu hiện năng lực điều khiển có ý thức rất cao của bản thân vận động viên.

    Trạng thái sẵn sàng thi đấu là trạng thái biểu hiện cảm xút tốt, rất cần thiết cho vận động viên. Do đó cần tổ chức tốt công tác huấn luyện để có cơ sở thực tế củng cố trạng thái này.

    Trạng thái “sốt vận động”:

    “Sốt vận động” là một trạng thái biểu hiện sự rối loạn xuất hiện ở vận động viên trước thi đấu, trong đó phản ánh mức độ cao sự xúc cảm của hệ thần kinh, kèm theo sự nóng giận. Trạng thái này biểu hiện ở vận động viên sự bồn chồn, hồi hộp, lo âu, tâm lý không ổn định, không tập trung, phân tán, lúc hy vọng, khi thất vọng. Trạng thái tâm lý diễn biến phức tạp.

    Thời gian kéo dài trạng thái này khác nhau. Chúng có thể kéo dài từ một vài phút đến một vài giờ và thậm chí cả ngày. Các rối loạn thần kinh thể hiện mạnh nhất vào khoảng một vài giờ trước thi đấu và ngay trước lúc thi đấu.

    Nguyên nhân của trạng thái “sốt vận động” có thể là:

    - Do tính chất cuộc thi quan trọng có tác động tới đấu thủ.

    - Do vận động viên còn quá trẻ chưa đủ độ chín về mọi mặt đã cho thi đấu ở các cuộc thi đấu lớn, quan trọng.

    - Do gặp đối thủ quá mạnh “đã có danh tiếng”, trong khi đó bản thân còn thiếu kinh nghiệm, bản lĩnh thi đấu hoặc do cách cư xử vô tình thiếu tính sư phạm, tế nhị của huấn luyện viên.

    Các biện pháp khắc phục trạng thái “sốt vận động” trong thi đấu quần vợt:

    - Huấn luyện cần tìm cách áp dụng các biện pháp tâm lý thích hợp, chuyển suy nghĩ của vận động viên sang một hướng khác, không nên để vận động viên suy nghĩ quá nhiều về trận đấu, về đấu thủ. Cần tổ chức các cuộc dã ngoại vui chơi giải trí, đưa vận động viên ra xa với khu vực thi đấu.

    - Trước khi vào thi đấu nên sử dụng thủ thuật xoa xát, xoa vuốt nhẹ nhàng, chậm, đều để chống sự run rẩy tiêu hao quá nhiều năng lượng.

    - Tổ chức các buổi tọa đàm có tính sư phạm, phân tích hạ thấp vai trò của đối phương. Khi đánh giá đối phương nên tránh nói về những điểm mạnh của đối phương, mà khoét sâu vào những điểm yếu của đối phương.

    - Khuyến khích vận động viên thi đấu chủ động, tích cực, mạnh dạn tấn công.

    Trạng thái thờ ơ:

    Trạng thái thờ ơ là một dạng biểu hiện xúc cảm tâm lý của vận động viên, thể hiện ở thái độ bàng quan như: Thờ ơ, lãnh cảm, thả lỏng, xuống sức rất nhanh, mau mệt mỏi, cường độ cú ý giảm. Quá trình phán đoán phân tích đưa ra quyết định xử lý các tình huống thi đấu chậm, dễ phạm lỗi khi nhận định phán đoán dẫn đến các lỗi kỹ thuật làm giảm hiệu suất thi đấu.

    Trạng thái thờ ơ có thể kéo dài từ một vài ngày tới một vài tháng. Trong nhiều trường hợp điển hình nguyên nhân của trạng thái này là lượng vận động và thi đấu cao, cơ quan nội tạng có bệnh, sử dụng đồ uống có chất cồn, lạm dụng việc hút thuốc lá. Khi gặp các trường hợp trên cần:

    - Tham khảo ý kiến bác sĩ thể thao.

    - Ổn định các chu kỳ tập luyện thi đấu.

    - Cho tập theo chế độ riêng với lượng vận động nhỏ hơn.

    - Chuyển sang tập môn thể thao khác trong một vài tuần.

    Các biện pháp khắc phục trực tiếp trạng thái thờ ơ trước thi đấu:

    - Giải thích động viên kích thích điểm mạnh của vận động viên, có yêu cầu riêng về mục tiêu phấn đấu.

    - Khởi động kỹ, xoa bóp mạnh, cho xem thi đấu sớm.

    - Cho làm quen dần với điều kiện thi đấu như thi đấu kiểm tra, thi đấu tập với nhiều đối tượng.

    - Cho tham quan các giải đấu, trận đấu quan trọng.

    - Điều hòa tâm lý theo phương pháp tự tập. Huấn luyện tâm lý thường xuyên cho vận động viên tập một bài tập cơ bản để tự điều chỉnh khắc phục trạng thái thờ ơ.

    Trạng thái tâm lý quá tự tin:

    Đây là một trạng thái tâm lý thường xuất hiện trước khi tập luyện và thi đấu quần vợt. Biểu hiện của trạng thái này là đánh giá thấp mức độ phức tạp, khó khăn của cuộc thi đấu sắp tới, trận đấu sắp tới. Đánh giá quá cao về năng lực của mình, đội mình. Vận động viên thường quá tự tin vào thắng lợi một cách dễ dàng.

    Trạng thái này có ảnh hưởng bất lợi đến năng lực thi đấu, đến sự huy động sức lực, trí tuệ vào thi đấu, do đó làm giảm hiệu quả của trận đấu.

    Trạng thái này thường xuất hiện ở những vận động viên ít kinh nghiệm thi đấu, kiêu căng, tự mãn.

    Biện pháp khắc phục:

    - Xác định cho vận động viên hiểu rõ tầm quan trọng của cuộc thi.

    - Phân tích các ưu thế của đối thủ.

    - Lường trước các khả năng bất lợi của bản thân.

    - Giáo dục cho vận động viên tinh thần thi đấu hết mình.

    Trạng thái tâm lý sau thi đấu thường xuất hiện ở các vận động viên trẻ, trạng thái này phụ thuộc vào các yếu tố sau:

    - Phụ thuộc vào kết quả của trận thi đấu trước (thành công hay thất bại). Có thể nói đây là nguyên nhân cơ bản nhất ảnh hưởng đến diễn biến tâm lý sau thi đấu. Nếu thành tích thi đấu đạt được kết quả ngoài dự kiến hoặc hoàn thành kế hoạch đề ra từ trước, sẽ làm cho vận động viên có trạng thái phấn khởi thoải mái, hoan hỷ vui mừng, song thắng lợi cũng dễ làm xuất hiện tâm lý say sưa, thổi phồng, tự mãn với chiến thắng, điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đế hoạt động chuẩn bị cho lần thi đấu tiếp theo.

    Nếu kết quả thi đấu thất bại, không đạt được kết quả đề ra, dễ làm cho vận động viên xuất hiện tâm lý buồn chán, bi quan, đau khổ, tiêu tan sức lực, lãnh đạm, mất lòng tin vào chính mình. Đối với những trận đấu quan trọng, các giải lớn do “ITF” tổ chức, khi thất bại các đấu thủ dễ bị kích động mạnh, cảm thấy mất mát.

    Khi thấy xuất hiện các trạng thái tâm lý xấu, huấn luyện cần áp dụng các biện pháp huấn luyện tâm lý chuyên môn, đặc biệt để hồi phục dần và duy trì trạng thái tâm lý thăng bằng ở mức cần thiết.

  2. #2
    Silver member
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    bài viết của bác hay quá, mạo. muội cho em hỏi chút, bác đang là hlv hay đang hoạt động về lĩnh vực gì có liên quan tới thể thao. rất mong được trao đổi thêm với bác về chuyên môn

  3. #3
    Cảm ơn bạn rất nhiều, bài viết hay quá. Tiếc là trên diễn đàn rất ít bài viết hay thế này.

    Hãy viết thêm những bài viết hay nhé bạn.
    --- Bài viết bổ sung ---
    Trích dẫn Gửi bởi Người Cần Thơ
    bài viết của bác hay quá, mạo. muội cho em hỏi chút, bác đang là hlv hay đang hoạt động về lĩnh vực gì có liên quan tới thể thao. rất mong được trao đổi thêm với bác về chuyên môn
    Theo mình đoán thì chủ bài viết này là thầy của những người thầy rồi. Vì bài viết có tính sư phạm rất cao. Bạn có thể chi tiết thêm từng nộ dung nhỏ nữa để anh em có thể nắm kỹ hơn, chi tiết hơn không?

  4. #4

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    bác ơi, bác có thể nói rõ hơn về việc tập luyện và rèn luyện tâm lý được không? nhiều anh em quan tâm vấn đề này lắm lắm.

  5. #5

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi hotmit
    Theo mình đoán thì chủ bài viết này là thầy của những người thầy rồi. Vì bài viết có tính sư phạm rất cao. Bạn có thể chi tiết thêm từng nộ dung nhỏ nữa để anh em có thể nắm kỹ hơn, chi tiết hơn không?
    Dù bác ấy viết hay sưu tầm thì bài này cũng rất đáng quý!

  6. #6

    Ngày tham gia
    Apr 2013
    Bài viết
    0
    Bài viêt hay quá Toàn öi.

  7. #7

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi huy shop nhoc
    Bài viêt hay quá Toàn öi.
    huy biết thầy Toàn này à....

    Núi không bít....

    tâm lý thi đấu ten lít của núi dở ẹc... mặc dù từng là vdv điền kinh thi đấu lâu năm... nhưng giờ chơi môn này bị trọng tài " xỏ lá " là muốn phang vợt bỏ đi ra ngoài lun à....

  8. #8

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    vâng cám ơn bác đã quan tâm đến bài viết của tôi. Hiện tôi là giảng viên trường ĐHSP TDTT. tôi đang phụ trách việc giảng dạy tennis cho các bạn SV trường. rất vui vì chúng ta có thể chia sẽ những thông tin về tennis, cảm ơn bạn và chúc bạn dồi dào sức khỏe và luôn luôn tâm huyết với diển đàn
    --- Bài viết bổ sung ---
    cám ơn bạn vì chúng ta đều có 1 niềm đam mê giống nhau, đó là tennis. Việc các bạn quan tâm đến vấn đề về tâm lý tôi rất hiểu vì ở trong nước ta hình như chưa có chuyên gia về tâm lý cho các VĐV, cũng bởi vì lý do này Thể thao nước nhà bỏ qua rất nhiều tài năng, cũng như thành tích Thể thao. Thì phần này tôi chỉa sẻ cùng diển đàn chỉ là 1 phần trong vấn đề trang bị HL cho 1 VĐV để đạt 1 hiệu quả tôt nhất. tôi sẽ cố gắng chia sẽ cúng các bạn về phần này, hy vọng được sự đóng góp ý kiến của các bạn.

  9. #9
    Trích dẫn Gửi bởi dunlop_phonui
    huy biết thầy Toàn này à....

    Núi không bít....

    tâm lý thi đấu ten lít của núi dở ẹc... mặc dù từng là vdv điền kinh thi đấu lâu năm... nhưng giờ chơi môn này bị trọng tài " xỏ lá " là muốn phang vợt bỏ đi ra ngoài lun à....
    sửa được tính này Núi sẽ tiến xa...

    Nếu ko sẽ mãi mãi dậm chân tại chỗ...

  10. #10
    đúng là một khám phá tuyệt vời và bổ ích...

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •