Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1

    Chiến thuật: Chống 2 lưới

    {Sưu tầm}

    Chiến thuật đánh đôi – chống đội hình 2 lưới

    Đội hình 2 lưới là đội hình tấn công mạnh nhất trong tennis đôi. Ta thường thấy các đôi chuyên nghiệp chiếm lưới để tấn công đối thủ. Để ngăn đối thủ chiếm lưới thì tốt nhất là mình lên lưới trước và đẩy họ vào thế phòng thủ vì “phòng thủ tốt nhất là tấn công” mà.

    Nhưng nếu ta không thể làm điều này và cặp đối thủ chiếm lưới trước thì phương án của ta là gì ?

    Thường thì đội hình của ta là 1 phông một lưới. các chiến thuật cho phông và lưới trong tình huống này là :

    * 6 chiến thuật đánh từ dưới phông :

    - Bắn banh mạnh : Người đứng sát lưới khó phán đoán banh out nên họ thường vô lê trả mọi đường banh tới. Bắn banh mạnh làm khó lưới, họ khó trả banh mạnh, dễ trả banh ngắn, nhẹ hoặc hư banh.

    - Đánh banh còng xuồng khi qua lưới : Nhắm vào một điểm phía trên lưới chứ không nhắm vào đối thủ sẽ khiến banh rơi xuống khi qua lưới. Dĩ nhiên phải đánh líp với điểm tiếp xúc phía trước thân. Cú đánh này buộc đối thủ phải trả banh từ dưới lên. Khi đó ta tiến tới lưới tấn công và chiếm lại ưu thế chơi trên lưới.

    - Kiếm banh để cắt đè xuống: banh cắt xoáy ngược khiến đối thủ giật mình do nó thay đổi thời gian và quỹ đạo tới. Banh có xu hướng “dính” vợt vì người đứng lưới thường đỡ banh qua chứ không gia lực vào cú vô lê. Banh “dính” vợt thường không qua lưới.

    - Đánh vào giữa 2 đối thủ : Hai đối thủ đứng kế nhau thường bối rối khi banh đi vào giữa, cùng đỡ hoặc nhường nhau làm hư banh.

    - Bước lên vạch cuối sân hoặc sâu hơn vào sân : Ở vị trí này ta dễ cứu banh hơn và có góc trả banh rộng hơn, đối thủ khó vô lê ra mang cá. Ta ở vị trí gần hơn nên đối thủ cũng ít thời gian phản ứng với cú trả banh của ta nên sẽ vô lê nhẹ hơn và giúp ta dễ chuyển sang tấn công.

    - Dự đoán và cứu banh : do đang ở thế phòng thủ ta cố đoán hướng tấn công của đối thủ, cứu banh và tìm cơ hội phản công.

    Cú lốp :

    Không thể phòng thủ chống đội hình 2 lưới mà không có cú lốp. Nếu ta lốp yếu và bị đối thủ smash ta vẫn nên tiếp tục lốp cho tới khi đều tay. Nếu ta ngừng lốp là ta để mất cú đánh chuyên dùng để chống đội hình 2 lưới.

    Tiếp tục lốp khiến đối thủ đề phòng và đứng lui xa lưới. Nếu họ đứng sát lưới thì các cú vô lê sẽ là sát thủ (ra mang cá và ít hư), ta khó có cơ hội cứu banh.

    * Chiến thuật đánh trên lưới :

    - Nếu banh tới thấp, không tấn công được thì trả banh chéo sân xuống chân đối thủ đứng chéo ta.

    - Nếu banh cao có cơ hội tấn công thì quất thẳng vô đối thủ đối mặt ta. Do khoảng cách gần anh ta sẽ có ít thời gia phản ứng hơn.

    * Phải biết khi nào tiền và khi nào lui.

    Tiến khi có thể và lui khi đối thủ chuẩn bị ra đòn. Lui lại giúp ta có thêm thời gian phản ứng lại cú đánh của đối thủ và có tầm bao sân nhiều hơn. Khi lui lại, ta che bớt khoảng trống chết người sau lưng người đứng lưới mà đối phương thường khai thác.

    Khi người phông của ta trả đường banh tốt : đi xuống chân đối thủ hoặc lốp qua đầu khiến đối thủ phải lui về ta lại tiến lên chiếm lưới sẵn sàng để tấn công.

    ST

  2. #2

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Bài viết hay. Tks bác.

  3. #3

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Haoln_CK
    {Sưu tầm}

    Chiến thuật đánh đôi – chống đội hình 2 lưới

    Đội hình 2 lưới là đội hình tấn công mạnh nhất trong tennis đôi. Ta thường thấy các đôi chuyên nghiệp chiếm lưới để tấn công đối thủ. Để ngăn đối thủ chiếm lưới thì tốt nhất là mình lên lưới trước và đẩy họ vào thế phòng thủ vì “phòng thủ tốt nhất là tấn công” mà.

    Nhưng nếu ta không thể làm điều này và cặp đối thủ chiếm lưới trước thì phương án của ta là gì ?

    Thường thì đội hình của ta là 1 phông một lưới. các chiến thuật cho phông và lưới trong tình huống này là :

    * 6 chiến thuật đánh từ dưới phông :

    - Bắn banh mạnh : Người đứng sát lưới khó phán đoán banh out nên họ thường vô lê trả mọi đường banh tới. Bắn banh mạnh làm khó lưới, họ khó trả banh mạnh, dễ trả banh ngắn, nhẹ hoặc hư banh.

    - Đánh banh còng xuồng khi qua lưới : Nhắm vào một điểm phía trên lưới chứ không nhắm vào đối thủ sẽ khiến banh rơi xuống khi qua lưới. Dĩ nhiên phải đánh líp với điểm tiếp xúc phía trước thân. Cú đánh này buộc đối thủ phải trả banh từ dưới lên. Khi đó ta tiến tới lưới tấn công và chiếm lại ưu thế chơi trên lưới.

    - Kiếm banh để cắt đè xuống: banh cắt xoáy ngược khiến đối thủ giật mình do nó thay đổi thời gian và quỹ đạo tới. Banh có xu hướng “dính” vợt vì người đứng lưới thường đỡ banh qua chứ không gia lực vào cú vô lê. Banh “dính” vợt thường không qua lưới.

    - Đánh vào giữa 2 đối thủ : Hai đối thủ đứng kế nhau thường bối rối khi banh đi vào giữa, cùng đỡ hoặc nhường nhau làm hư banh.

    - Bước lên vạch cuối sân hoặc sâu hơn vào sân : Ở vị trí này ta dễ cứu banh hơn và có góc trả banh rộng hơn, đối thủ khó vô lê ra mang cá. Ta ở vị trí gần hơn nên đối thủ cũng ít thời gian phản ứng với cú trả banh của ta nên sẽ vô lê nhẹ hơn và giúp ta dễ chuyển sang tấn công.

    - Dự đoán và cứu banh : do đang ở thế phòng thủ ta cố đoán hướng tấn công của đối thủ, cứu banh và tìm cơ hội phản công.

    Cú lốp :

    Không thể phòng thủ chống đội hình 2 lưới mà không có cú lốp. Nếu ta lốp yếu và bị đối thủ smash ta vẫn nên tiếp tục lốp cho tới khi đều tay. Nếu ta ngừng lốp là ta để mất cú đánh chuyên dùng để chống đội hình 2 lưới.

    Tiếp tục lốp khiến đối thủ đề phòng và đứng lui xa lưới. Nếu họ đứng sát lưới thì các cú vô lê sẽ là sát thủ (ra mang cá và ít hư), ta khó có cơ hội cứu banh.

    * Chiến thuật đánh trên lưới :

    - Nếu banh tới thấp, không tấn công được thì trả banh chéo sân xuống chân đối thủ đứng chéo ta.

    - Nếu banh cao có cơ hội tấn công thì quất thẳng vô đối thủ đối mặt ta. Do khoảng cách gần anh ta sẽ có ít thời gia phản ứng hơn.

    * Phải biết khi nào tiền và khi nào lui.

    Tiến khi có thể và lui khi đối thủ chuẩn bị ra đòn. Lui lại giúp ta có thêm thời gian phản ứng lại cú đánh của đối thủ và có tầm bao sân nhiều hơn. Khi lui lại, ta che bớt khoảng trống chết người sau lưng người đứng lưới mà đối phương thường khai thác.

    Khi người phông của ta trả đường banh tốt : đi xuống chân đối thủ hoặc lốp qua đầu khiến đối thủ phải lui về ta lại tiến lên chiếm lưới sẵn sàng để tấn công.

    ST
    Đội hình 2 lưới là đội hình tấn công mạnh nhất trong tennis đôi

    Câu này không đúng rồi mạnh hay không còn tùy trình độ kỹ thuật của đôi mình, đôi đối phương, tùy tình huống, tùy thời điểm.

    Xem chuyên nghiệp trong nc hay QT thì càng không đúng như vậy bác nhé!

  4. #4

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi ServeDoctor.ace
    Đội hình 2 lưới là đội hình tấn công mạnh nhất trong tennis đôi

    Câu này không đúng rồi mạnh hay không còn tùy trình độ kỹ thuật của đôi mình, đôi đối phương, tùy tình huống, tùy thời điểm.

    Xem chuyên nghiệp trong nc hay QT thì càng không đúng như vậy bác nhé!
    Em chưa hiểu ý bác lắm. CÒn ý của người viết là chủ động chiếm lưới thì sẽ có ưu thế rất lớn, nhiều người không thích xem các trận đánh đôi quốc tế do nhanh quá, nhưng em thì rất thích xem nên để ý và thấy người viết đúng. Chỉ có tennis phong trào thì chiếm lưới chưa hẳn đã ăn.

    Mong bác chỉ giáo thêm.

    P/S: Chuyên nghiệp trong nước em cũng xem nhiều trận và thấy Lê QUốc Khánh là người lưới hay

    nhất và thường chiếm lưới trước cho nên xác suất các trận có Khánh đánh thì phần thắng luôn nghiêng về đôi đó.

  5. #5
    Thanks bác về bài viết, mình cũng hay dùng cái cách đánh bóng qua lưới rồi cắm xuống chân lưới vừa chạy lên, vì mình đánh líp, thậm chí rất líp ^^ còn quả lốp đang phải học thêm để được như ý muốn là vừa lực để qua đầu, nếu họ smash được cũng phải với. Cái này phụ thuộc nhiều vào cảm giác, nên cứ lốp được là lốp. Duy chỉ có điều là bị ép sang trái thì chưa có phương án nào khả thi cả, vì yếu trái vs trái 1 tay nên toàn bị bắt. Chắc mình phải dùng nột cách là nếu bị sang trái vả mạnh vào giữa ^^ hehe.

  6. #6

    Ngày tham gia
    May 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Haoln_CK
    Em chưa hiểu ý bác lắm. CÒn ý của người viết là chủ động chiếm lưới thì sẽ có ưu thế rất lớn, nhiều người không thích xem các trận đánh đôi quốc tế do nhanh quá, nhưng em thì rất thích xem nên để ý và thấy người viết đúng. Chỉ có tennis phong trào thì chiếm lưới chưa hẳn đã ăn.

    Mong bác chỉ giáo thêm.

    P/S: Chuyên nghiệp trong nước em cũng xem nhiều trận và thấy Lê QUốc Khánh là người lưới hay

    nhất và thường chiếm lưới trước cho nên xác suất các trận có Khánh đánh thì phần thắng luôn nghiêng về đôi đó.
    Đánh 2 lưới thì ai cũng hiểu điểm mạnh của nó nhưng vấn đề là bản thân đôi mình có mạnh ko:

    - Nhìn chung: thường thì ít tay vợt vừa hay cả phông cả lưới và cũng ít cặp đôi tốt cả lưới và phông

    - Kỹ thuật:

    + Trường hợp 1- giao bóng: người phông hay hơn lưới thì lên lưới volley khó tốt được; giao bóng ko đủ khó lại gặp đối phương trả bóng tốt thì lên lưới hại hơn là lợi; dù đã lên lưới nhưng volley ko tốt thì sẽ bị lưới bên kia vồ chết

    + Trường hợp 2- trả giao bóng: nếu trả giao bóng ko tốt hay không có cú setup tốt thì lên lưới chỉ làm mồi cho đối thủ bắn

    - Phối hợp: nếu giao bóng tốt hay setup tốt nhưng đồng đội phối hợp không tốt thì lên lưới vẫn bị bắn thủng hoặc ăn lob như thường

    - Tình huống: tùy theo chiến thuật và diễn biến tỷ số, nếu đang thua sâu trong game hay thậm trí trong set thì bên thua thường đổi nhịp trận đấu chậm lại, đánh thủ hoặc phòng thủ phản công. Những lúc như vậy thì đội hình 2 phông hoặc 1 phông 1 lưới mới là tối ưu.

    Tổng quát là như vậy, thực tế thi đấu sẽ còn nhiều chi tiết khác nữa và xu thế đánh đôi hiện nay không phải là nhăm nhăm cả 2 lên lưới nữa mà là biến thể linh hoạt của tất cả các mô hình (bác tham khảo thêm bài các chiến thuật đánh đôi tôi đã viết)

  7. #7

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    lý thuyết vậy, nhưng thực hiện khó lám các bác ơi.

  8. #8

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Lip Lốp là phương án tối ưu nhất nhưng trình phải cở Nadal mới làm được 9/10

  9. #9

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Chúc cả nhà luyên tập vui vẻ

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •