Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0

    Dành cho newbiew - Các cách cầm vợt (grip) trong tennis

    Cách cầm vợt tennis gần như sẽ đi theo một tay vợt mãi mãi.
    Chọn cách cầm vợt nào?

    Thực tế cách cầm vợt của mỗi tay vợt ban đầu được định hình theo nhiều yếu tố: có thể do HLV, do sự yêu thích cách chơi của thần tượng hoặc theo khả năng thiên bẩm của mỗi người… Với những tay vợt nghiệp dư và những người chơi tennis như một sự yêu thích thì cách cầm vợt phụ thuộc vào những nguyên nhân khác nhau. Có người quyết tâm học cách cầm vợt bài bản nhất, có người lại theo thói quen cầm vợt theo cách thoải mái nhất trong các cú đánh. Tất nhiên đại đa số những người chơi tennis đều chọn cách cầm vợt cơ bản, đúng theo những gì các chuyên gia quần vợt đã nghiên cứu và chắt lọc theo thời gian.

    Nhưng đừng vì vậy mà nghĩ những người cầm vợt theo kiểu “chẳng giống ai” thì chỉ chơi thứ tennis thường thường cho vui. Tennis “phủi” luôn có những tay vợt cầm vợt kiểu kì dị nhưng vẫn chơi cực hay và “quái” chẳng kém đối thủ cầm vợt đúng cách như trong sách. Dạo qua những sân tennis xung quanh nơi bạn sống, chắc chắn sẽ dễ dàng gặp những tay vợt U60, U50 với cách cầm vợt khi giao bóng, thực hiện cú đoa phải, đoa trái mà chắc chỉ có mỗi họ mới làm được. Vài ba chục năm trước, khi tennis ở Việt Nam còn chưa phát triển đã sản sinh ra một loạt những tay vợt cầm vợt tennis như… cầm vợt bóng bàn, tất nhiên cú quả chỉ “cắt và xẻo” chứ khó mà gọi là đoa phải hay trái.

    Giao bóng kiểu “gẩy” qua sân mà vừa xoáy, vừa ăn ra mang, đoa phải đoa trái không nặng nhưng bóng chìm và như “ăn” xuống đất, đó là thứ tennis “dưỡng sinh” mà lớp trẻ vẫn khôi hài gọi như vậy. Tuy vậy những tay vợt kinh nghiệm có thâm niên 20, 30 năm chơi tennis vẫn “sống” khỏe với cách cầm vợt như thế.

    Dù vậy tennis vẫn là môn thể thao mang nhiều tính qui phạm và nói gì thì nói, với một người bắt đầu làm quen với tennis thì cầm vợt đúng kiểu cách ngay từ khi có cây vợt trên tay thì vẫn tốt hơn là làm theo bản năng.
    Cầm vợt để chơi mọi cú quả

    Chắc sẽ nhiều người cảm thấy vô cùng khó hiểu khi nghe đến những kiểu cầm vợt miền Đông, miền Tây hay kiểu châu Âu. Thực ra đó là cách phiên âm sang tiếng Việt từ những thế cầm vợt Eastern, Western, Continental. Nhưng để đơn giản hóa và “dễ nhớ”, những ai mới làm quen với tennis nên học cách cầm vợt theo số. Hãy tưởng tượng bạn đang đi xe máy có 4 số , số 0 là về mo, số 1 bắt đầu khởi động, rồi số 2, 3 để tăng tốc và số 4 để đi êm thì cách cầm vợt cũng na ná như vậy.

    Phần nắp cán vợt hay chuôi vợt (Butt cap) của bất kỳ loại vợt nào không phân biệt nhãn hiệu luôn được thiết kế hình bát giác gồm 8 cạnh và được đánh số theo “tưởng tượng” từ 1 đến 8 theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ cạnh thẳng với thân vợt (như hình dưới).


    Cách đánh số trên nắp cán vợt và vị trí những kiểu cầm vợt

    Quy ước: Lấy điểm cuối ngón tay trỏ làm chuẩn để đặt tay cầm vợt đúng các số trong các cú đánh khác nhau.


    Dấu đỏ được lấy làm điểm chuẩn

    1. Kiểu cầm vợt Continental – Thế cầm vợt kiểu châu Âu – Cầm số 2

    Tại sao lại bắt đầu từ số 2 mà không phải là số 1, vì cách cầm Continental được sử dụng nhiều nhất trong các cú quả bao gồm:

    - Giao bóng (serve)

    - Vô lê (volley)

    - Đánh quả trái (backhand)

    Có thể nói nôm na như các HLV thì cầm vợt số 2 đơn giản được hiểu như cách chúng ta cầm chiếc búa đóng đinh. Tay cầm búa gõ vào đinh như thế nào thì tay cầm vợt kiểu Continental cũng như vậy. Hoặc theo một cách khác đơn giản hơn: Đặt cây vợt xuống đất rồi nhặt lên (nhớ vị trí điểm chuẩn ở đâu!).


    Tay cầm số 2

    Ưu điểm: cầm vợt số 2 sẽ giúp trải mặt vợt ra khi mở vợt về phía sau để lấy đà tiếp bóng. Chính vì vậy nên rất thuận lợi với những pha chém bóng và tạo độ xoáy thấp (underspin), thích hợp cho những cú giao bóng, vô lê và quả trái. Vì vậy đại đa số tay vợt hiện tại đều dùng kiểu cầm vợt này cho 3 loại cú quả đó.

    Nhược điểm: Có một số người chơi dùng cả cách này để chơi quả thuận (forehand) và thực tế những tay vợt thời xưa như huyền thoại Billie Jean King cũng sử dụng đánh cú thuận tay bằng cách cầm số 2, nhưng không phải ai cũng có thể điều chỉnh và kiểm soát trái bóng tốt như vậy. Đặc biệt là khi cần thực hiện những cú bạt thẳng (flat) và cú đánh có độ xoáy cao (topspin) thì rất khó để khống chế bóng.


    Tóm tắt những kiểu cầm vợt cơ bản

    2. Kiểu cầm vợt Eastern - Thế cầm vợt kiểu miền Đông – Cầm số 1 cho cú trái tay (Eastern backhand) và số 3 cho cú thuận tay (Eastern forehand)

    Đây là kiểu đánh cú trái và cú thuận cơ bản nhất mà nhiều người được hướng dẫn và áp dụng. Cầm số 3 cho cú thuận có thể hiểu như một cái bắt tay người đối diện khi chúng ta cầm vợt. Đây là cách cầm thoải mái nhất cho mọi cú thuận, dù không thể tạo nên những cú đánh có độ xoáy lớn, có thể đánh bóng bạt, đè bóng trong những tình huống bóng nảy cao.

    Thực tế thì các tay vợt cầm số 3 để đánh cú thuận vẫn có thể thi triển những cú đánh xoáy, chỉ cần đưa vợt theo hướng từ thấp lên cao và có đủ độ “xoa” để đưa trái bóng đi líp sang phần sân đối phương. Vì vậy những người học tennis để biết và chơi phong trào thường được khuyên nên cầm số 3 để thực hiện cú thuận, đảm bảo an toàn và thoải mái, thậm chí có thể nâng tầm độ xoáy nếu thực hiện hoàn hảo.


    Eastern backhand 1 tay như Federer

    Nếu ai đó muốn có cú đánh trái bằng một tay như Roger Federer thì hãy cầm vợt ở số 1 khi thực hiện cú trái. Nhưng hãy nhớ đó mới chỉ là cách cầm vợt, còn để thực hiện một cú đánh chuẩn thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kỹ thuật mà hạ hồi sẽ phân giải!

    3. Kiểu cầm vợt Western - Thế cầm vợt kiểu miền Tây – Cầm số 4

    Chắc chắn nếu lần đầu cầm vợt mà đã bập vào số 4 thì người chơi sẽ thấy đây là thế cầm rất sâu và cảm giác khó có thể thực hiện cú đánh. Quả thực đây là kiểu cầm vợt không dành nhiều cho dân phong trào và chơi để biết. Nhưng nếu ai hâm mộ Rafael Nadal với những cú đánh có độ xoáy siêu hạng thì hãy cố công học những tuyệt chiêu bằng cách cầm vợt số 4.


    Những cú đánh xoáy từ kiểu cầm số 4 của Nadal

    Thực tế cầm vợt số 4 lại rất thích hợp với những người có tầm vóc nhỏ bé như người Việt Nam và cực ổn khi đánh trả những trái bóng nảy cao. Nhưng tất nhiên khá ít ông thầy dạy tennis khuyên chúng ta nên chọn cầm vợt số 4 vì điều kiện sân bãi ở Việt Nam gần như toàn là sân cứng (hay sân xi măng) nên bóng nảy ở tầm vừa phải và hợp lý hơn nếu cầm vợt số 3.

    Nhưng nếu ai đó vẫn muốn vừa dễ chịu khi thực hiện cú đánh mạnh, vừa tạo độ xoáy thì hãy chuyển sang cách cầm vợt cuối cùng.

    4. Kiểu cầm vợt Semi-Western – Thế cầm vợt kiểu nửa miền Tây – Cầm giữa số 3 và 4


    Semi-Western cho người thuận tay trái và phải

    Nếu một người có cảm giác vợt tốt hoàn toàn có thể cầm “nửa nạc nửa mở” ở số 3,5 để tận dụng ưu điểm của cả kiểu cầm số 3 và số 4. Cựu tay vợt người Nga Marat Safin từng làm mưa làm gió với kiểu cầm vợt này và sẽ là tuyệt đỉnh nếu có ai đó có thể mô phỏng tay vợt từng vô địch Úc mở rộng 2005 và Mỹ mở rộng 2000.

    Chú ý: Đây là những cách cầm vợt cho người thuận tay phải, với những người thuận tay trái thì có thể đánh số ngược chiều kim đồng hồ và cầm theo số y như vậy.

  2. #2

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    bài viết rẩt bổ ích cho những bạn mới tập chơi và những ai còn hoang mang về cách cầm vợt thế nào.

    Lưu Ý:

    với những bạn mới chơi trong lúc đánh rất dễ bị tuột hơn số 4. Cơ tay hoạt động sẽ trái với tụ nhiên, hạn chế sức mạnh cũng như tầm với.

  3. #3

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0
    em kiếm được cái hình này dễ hiểu hơn nhiều

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •