Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 38
  1. #11

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Chào Anh Minh.

    Em Tuấn_xâydựng: số dt của em: 0906 950 954.

    Anh liên hệ theo số này.

    Chân thành cám ơn./.

  2. #12

    Ngày tham gia
    May 2013
    Bài viết
    0
    Hay lắm bác ơi,tks bác nhiều nha...@

  3. #13

    Ngày tham gia
    May 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi bavuongh3
    Đây là bài tập phản xạ khi volley với tường của Cara! bạn làm được thế không?
    Các bác đã luyện volle thuần thục rồi thì cố gắng luyện nâng cao thêm volle bó nhỏ luôn, Tôi chưa thấy các bác post bài này nhé.

  4. #14

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi bavuongh3
    Đây là bài tập phản xạ khi volley với tường của Cara! bạn làm được thế không?
    Anh ơi. Nhìn choáng và rất choáng. Hôm nay em mới đọc bài này. Cảm ơn anh!

  5. #15

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi minh_2004
    Cám ơn bạn bài viết dịch rất hữu ích nhưng cũng phải ra sân tập hihi
    Lần đầu thấy 1 VĐV tập với bức tường. Để mình thử xem sao. Chắc bể mặt quá

  6. #16
    Trích dẫn Gửi bởi Tuấn HTV
    Quá tuyệt cảm ơn bác chưa thấy cái này bao giơ f!
    Tập một mình cũng rất ok

  7. #17

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Thanks bác, topic rất hữu ích

  8. #18
    thanks you

  9. #19

    Ngày tham gia
    Jun 2013
    Bài viết
    0
    Bài chia sẻ của bác Bá vương rất hay, em xin bổ sung thêm một chút:

    Có 2 yếu tố cực kỳ quan trọng khi vô lê tennis nói chung cũng như khi đánh các cú quả khác:
    Phán đoán và Di chuyển: Đây là hai yếu tố của tennis cơ bản

    Phán đoán hay đoán trước ý đồ của đối phương là điều vô cùng quan trọng khi chơi tennis nói chung, đặc biệt là khi vô lê. Bạn cần rèn luyện khả năng phán đoán thật tốt để di chuyển bắt vô lê. Khi vô lê tennis, bạn nên đoán trước điều gì? Câu trả lời là:

    - Hướng đánh: Đối phương sẽ đánh chéo sân hay dọc dây. Để đoán được chính xác bạn phải dựa vào vị trí đánh bóng hoặc dựa vào thói quen và trình độ kỹ thuật của đối thủ. Cụ thể hơn, đánh dọc dây là 1 kỹ thuật khó nên không phải ai cũng dám đánh, hoặc có những người đánh tốt nhưng thói quen là đánh chéo sân. Khi gặp đối thủ như vậy bạn có thể đứng gần vào giữa sân thay vì đứng sát ra biên để sẵn sàng bắt vô lê khi đối phương đánh sang. Và ngược lại khi đối phương hay đánh dọc dây

    - Độ cao của bóng: Đối thủ sẽ đánh bóng thấp hay cao

    + Nếu đối thủ đánh bóng thấp (sát lưới): Bạn phải nhanh chóng lao lên sát lưới để bắt vô lê ra mang (sang hai bên) để ghi điểm, nếu bạn chỉ đứng chờ bóng bay đến, khả năng cao là bóng sẽ bay qua lưới và rơi xuống thấp và bạn sẽ rất khó vô lê chính xác được hoặc thậm chí bóng rơi xuống chân bạn và bạn sẽ đánh hỏng.

    + Nếu đối thủ đánh bóng cao (lốp bóng): Bạn phải nhanh chóng lùi lại (nhanh hay chậm thì tùy thuộc đối thủ đánh bóng sâu bao nhiêu về phía cuối sân) để chuẩn bị đập bóng (smash/overhead) và phải gọi cả đồng đội của bạn lùi xuống (nhất là khi đối thủ lốp bóng sâu sát vạch cuối sân) vì khi các bạn phải lùi về cuối sân là các bạn đã ở thế bị động vì khoảng cách giữa các bạn và lưới đã xa hơn (mất nhiều sức để đánh bóng qua lưới và sẽ dễ thiếu chính xác) và đối thủ đã tràn lên lưới chờ các bạn đánh sang để bắt vô lê.
    Lưu ý: Theo kinh nghiệm của bản thân, để tăng hiệu quả khi bắt vô lê, bạn nên làm đối thủ bấn loạn, mất tập trung bằng cách giả vờ dậm chân di chuyển khi đối thủ đang chờ bóng sang để đánh trả. Ví dụ: bên bạn đang cầm giao bóng, đồng đội của bạn đang chuẩn bị giao bóng và bạn đứng gần lưới. Khi đồng đội giao bóng sang và ngay khi đối thủ mở vợt chuẩn bị đánh trả, bạn sẽ nhún nhảy sang trái rồi sang phải, việc này sẽ khiến người trả giao bóng phải suy nghĩ để tính toán nên đánh dọc dây hay chéo sân để tránh không bị bạn bắt vô lê. Khi đó nếu là người trả giao bóng ít kinh nghiệm và trình độ thấp thì sẽ đánh học, nếu họ có trình độ cao, họ vẫn trả bóng tốt (bạn không bắt vô lê được) thì cũng không sao, bạn lại chờ cơ hội sau.

    Ngoài ra cũng phải nói rằng dù nhiều người có kỹ thuật vô lê tốt nhưng họ vẫn sợ phải vô lê, đó là do tâm lý không tốt (yếu tố tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đối với phong độ của người chơi thể thao nói chung và tennis nói riêng) nên các bạn có thể đọc thêm bài viết này để rèn luyện tâm lý vững vàng khi vô lê tennis: Làm sao để vượt qua nỗi sợ phải lên bắt lưới?

    Chúc các bạn thành công!

  10. #20

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Cảm ơn bác rất nhiều.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •