Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1

    Ngày tham gia
    Jul 2013
    Bài viết
    0

    Tennis: Serve & volley đang "tuyệt chủng"?

    (24h) - Một lối chơi giàu tính cống hiến và tràn trề cảm xúc, đôi khi trái ngược hẳn với kiểu rình rập ở phía cuối sân, thế nên giao bóng - lên lưới (serve & volley) cần được xếp vào… “sách đỏ” của tennis.
    Sự đơn độc của Llodra

    Nhìn vào bảng xếp hạng quần vợt nam thế giới hiện nay, trong top 60 cây vợt đứng đầu bảng xếp hạng của ATP chỉ có 1 người chơi giao bóng – lên lưới là Michael Llodra của Pháp (hạng 43). Ở giải Paris Masters ngay trước thềm ATP World Tour Finals 2010, Llodra đã xuất sắc hạ Novak Djokovic và Nikolay Davydenko trước khi thua sát nút Robin Soderling ở bán kết. Sau khi vượt qua Llodra (có 3 điểm match-point nhưng không tận dụng được), Soderling đã nói: “Llodra chính là một trong những tay vợt giao bóng - lên lưới hay nhất thế giới hiện nay”. Một tạp chí uy tín về tennis của Mỹ còn xếp Llodra là số 1 ở thể loại giao bóng - lên lưới.

    Llodra đơn độc cùng lối chơi giao bóng - lên lưới

    Llodra cũng đã góp công lớn giúp đội quần vợt nam của Pháp vào đến chung kết Davis Cup 2010, chỉ chịu thua sát nút 2-3 trước Serbia. Llodra (31 tuổi, cao 1m90) không phải là tên tuổi mới trong làng tennis thế giới. Trước đây tay vợt này chỉ chuyên đánh đôi nhưng đã vươn lên khá ấn tượng trên bảng xếp hạng thế giới, thậm chí đối đầu ngang ngửa với những tay vợt trong top 10.

    Siêu sao Roger Federer qua những lần đối đầu với Llodra đã nhận xét: “Đó là tay vợt có lối thi đấu rất khó chịu. Anh ấy giao bóng bằng tay trái nên góc giao bóng rất khó đoán. Những pha bắt volley, cắt bóng trên lưới của Llodra cũng rất hay. Có thể nói đó là chuyên gia volley hàng đầu thế giới hiện nay”.
    Trở lại hay sẽ biến mất?

    Hiện tượng Llodra vào cuối năm quần vợt 2010 đặt ra câu hỏi: liệu phong cách giao bóng – lên lưới đang trở lại trong làng tennis đỉnh cao? Llodra có phải là sự bắt đầu cho một sự trở lại, hoặc chỉ đơn thuần là hiện tượng riêng lẻ? Giới chuyên môn đã vào cuộc tranh luận sôi nổi về đề tài này.

    Giao bóng - lên lưới còn đất sống?

    Pat Rafter, cựu danh thủ được nêu tên vào Nhà lưu danh huyền thoại quần vợt Úc, lưu ý: từ năm 2002 đến nay (khi Sampras vô địch US Open), chưa có tay vợt nào vô địch Grand Slam bằng lối chơi giao bóng - lên lưới. Khi còn thi đấu, Rafter cũng là danh thủ sở trường lối chơi này nhưng anh thừa nhận bây giờ giao bóng - lên lưới khó có đất sống vì nhiều lý do.

    Thứ nhất, các tay vợt ngày nay chơi cuối sân rất tốt. Federer, Djokovic, Nadal hay Murray (4 tay vợt đứng đầu thế giới hiện nay) đều là chuyên gia trả giao bóng từ cuối sân. Ngay cả một tay vợt chỉ ở hạng 22 thế giới như Viktor Troicki của Serbia cũng có thể làm chuyên gia số 1 của thể loại giao bóng - lên lưới là Llodra khốn đốn. Ở trận đơn quyết định danh hiệu vô địch Davis Cup, Troicki trong một ngày thi đấu xuất thần đã hạ Lodra nhờ những pha đánh dọc sân hoặc lốp bóng hiểm hóc.

    Llodra là chuyên gia giao bóng – lên lưới nhưng trước sự xuất sắc của Troicki đã khiến tay vợt Pháp không ít lần “nhụt chí” không dám lên lưới dù có cơ hội tốt. Chỉ có một ngón nghề duy nhất, Llodra không tận dụng được tất yếu dẫn đến bất ổn tâm lý, phá sản về mặt chuyên môn và thua cuộc. Rafter phân tích: “Thường thì chỉ sau 2 hoặc 3 lần lên lưới không thành công, mọi tay vợt đều không còn tin tưởng vào cú volley và tốc độ di chuyển khi lên lưới của mình nữa”. Llodra là một trường hợp như vậy.

    Thời thế không còn sản sinh những huyền thoại giao bóng - lên lưới như Becker

    Thứ nhì, đây là yếu tố khách quan: mặt sân ngày nay đa số được thiết kế cho phép vận tốc bóng được đẩy lên cao. Với những tay vợt lực sĩ như Jo Wilfried Tsonga (thường xuyên giao bóng với vận tốc hơn 200km/h), anh ta dễ dàng khiến các chuyên gia lên lưới (hoặc những tay vợt chỉ lên lưới khi có cơ hội tốt) “ngộp” với các cú đánh “nặng ngàn cân” và nhanh như khi Muhammad Ali ra đòn trong các trận quyền Anh đỉnh cao. Ngay cả Federer (rất hay chơi trên lưới) cũng không thường xuyên sử dụng chiến thuật giao bóng - lên lưới vì không thể đảm bảo thể lực và phản xạ trước các pha trả bóng nhanh như điện xẹt của các tay vợt trẻ đầy sức mạnh như hiện nay.


    Sampras - một huyền thoại với kỹ năng giao bóng - lên lưới siêu hạng
    Trong cơn bão thực dụng và cuộc chiến thể lực

    Trái với suy nghĩ nhiều người, tay vợt sử dụng lối chơi giao bóng - lên lưới sẽ mất sức nhiều hơn chơi cuối sân vì cần tốc độ thật nhanh khi quyết định lên lưới. Ở độ tuổi của mình, Federer không thể sử dụng lối chơi giao bóng - lên lưới khi thể lực không bảo đảm, thường thì tuổi trẻ đồng nghĩa với sự sung mãn về khía cạnh này. Federer rất toàn diện về kỹ thuật và nhạy bén trong phán đoán mà còn không sử dụng lối chơi giao bóng - lên lưới, nói gì đến các tay vợt khác. Trong làng quần vợt đỉnh cao hiện nay (cả nam lẫn nữ), không có ai trung thành với lối chơi từng giúp Rafter (2 lần vô địch US Open), Sampras, Boris Becker hay Goran Ivanisevic thành danh ở những vị trí hàng đầu thế giới.

    Sẽ có người thắc mắc là vì sao các tay vợt hàng đầu ngày nay ngày càng phát triển về mặt thể hình (đa số cao trên 1m85, thậm chí trên 1m90) và thể lực nhưng lại không chọn lối chơi giao bóng - lên lưới?

    Xu hướng của tennis hiện đại nghiêng về tính toàn diện như Federer và giao bóng - lên lưới của Sampras chỉ là một phần trong đó

    Nick Bollettieri, giám đốc học viện quần vợt số 1 thế giới tại Mỹ, giải thích: “Xu thế quần vợt thế giới ngày nay ủng hộ cho lối chơi cuối sân. Tôi nói như thế không phải để bảo vệ cho mình vì có nhiều người cho là tôi là người góp phần đưa lối chơi cuối sân trở nên thịnh hành trong quần vợt đỉnh cao ngày nay. Lý do là hiện tại kỹ thuật chế tác vợt đã đạt đến mức độ thượng thừa, những cây vợt nhẹ, tốc độ nhanh, đầy sức nặng sẽ khắc chế được hầu hết cú giao bóng dù hiểm hóc đến cỡ nào đi chăng nữa. Ngày trước, bạn dùng vợt gỗ rất khó để chống đỡ những cú đánh của đối phương đạt vận tốc hơn 200km/h, nhưng ngày nay đáp trả những cú giao bóng tốc độ cao không còn là điều quá khó khăn. Khi một tay vợt chuyên giao bóng – lên lưới không thể buộc đối thủ trả bóng vào khu vực mình muốn để cài bóng lên lưới, tất yếu anh ta phải đánh cuối sân, như thế chẳng khác nào dùng sở đoản đối chọi sở trường của hầu hết các tay vợt ngày nay”.

    Tóm lại, giao bóng - lên lưới từng là một chiến thuật thi đấu đặc trưng của tennis mang đặc tính tấn công cao vẫn sẽ chỉ được dùng ở một số trận hoặc giải nhất định dựa vào đặc thù tình huống. Tạm thời, vẫn chưa có sự trở lại của lối chơi này, trừ khi có một ai đó xuất sắc và thành công như Becker, Sampras, Rod Laver, Edberg ngày trước giữ vai trò tiên phong cho một trào lưu mới và cũ của tennis.

  2. #2

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Bài viết hay quá, cám ơn bác!

  3. #3

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi KFC
    (24h) - Một lối chơi giàu tính cống hiến và tràn trề cảm xúc, đôi khi trái ngược hẳn với kiểu rình rập ở phía cuối sân, thế nên giao bóng - lên lưới (serve & volley) cần được xếp vào… “sách đỏ” của tennis.
    Sự đơn độc của Llodra

    Nhìn vào bảng xếp hạng quần vợt nam thế giới hiện nay, trong top 60 cây vợt đứng đầu bảng xếp hạng của ATP chỉ có 1 người chơi giao bóng – lên lưới là Michael Llodra của Pháp (hạng 43). Ở giải Paris Masters ngay trước thềm ATP World Tour Finals 2010, Llodra đã xuất sắc hạ Novak Djokovic và Nikolay Davydenko trước khi thua sát nút Robin Soderling ở bán kết. Sau khi vượt qua Llodra (có 3 điểm match-point nhưng không tận dụng được), Soderling đã nói: “Llodra chính là một trong những tay vợt giao bóng - lên lưới hay nhất thế giới hiện nay”. Một tạp chí uy tín về tennis của Mỹ còn xếp Llodra là số 1 ở thể loại giao bóng - lên lưới.

    Llodra đơn độc cùng lối chơi giao bóng - lên lưới

    Llodra cũng đã góp công lớn giúp đội quần vợt nam của Pháp vào đến chung kết Davis Cup 2010, chỉ chịu thua sát nút 2-3 trước Serbia. Llodra (31 tuổi, cao 1m90) không phải là tên tuổi mới trong làng tennis thế giới. Trước đây tay vợt này chỉ chuyên đánh đôi nhưng đã vươn lên khá ấn tượng trên bảng xếp hạng thế giới, thậm chí đối đầu ngang ngửa với những tay vợt trong top 10.

    Siêu sao Roger Federer qua những lần đối đầu với Llodra đã nhận xét: “Đó là tay vợt có lối thi đấu rất khó chịu. Anh ấy giao bóng bằng tay trái nên góc giao bóng rất khó đoán. Những pha bắt volley, cắt bóng trên lưới của Llodra cũng rất hay. Có thể nói đó là chuyên gia volley hàng đầu thế giới hiện nay”.
    Trở lại hay sẽ biến mất?

    Hiện tượng Llodra vào cuối năm quần vợt 2010 đặt ra câu hỏi: liệu phong cách giao bóng – lên lưới đang trở lại trong làng tennis đỉnh cao? Llodra có phải là sự bắt đầu cho một sự trở lại, hoặc chỉ đơn thuần là hiện tượng riêng lẻ? Giới chuyên môn đã vào cuộc tranh luận sôi nổi về đề tài này.

    Giao bóng - lên lưới còn đất sống?

    Pat Rafter, cựu danh thủ được nêu tên vào Nhà lưu danh huyền thoại quần vợt Úc, lưu ý: từ năm 2002 đến nay (khi Sampras vô địch US Open), chưa có tay vợt nào vô địch Grand Slam bằng lối chơi giao bóng - lên lưới. Khi còn thi đấu, Rafter cũng là danh thủ sở trường lối chơi này nhưng anh thừa nhận bây giờ giao bóng - lên lưới khó có đất sống vì nhiều lý do.

    Thứ nhất, các tay vợt ngày nay chơi cuối sân rất tốt. Federer, Djokovic, Nadal hay Murray (4 tay vợt đứng đầu thế giới hiện nay) đều là chuyên gia trả giao bóng từ cuối sân. Ngay cả một tay vợt chỉ ở hạng 22 thế giới như Viktor Troicki của Serbia cũng có thể làm chuyên gia số 1 của thể loại giao bóng - lên lưới là Llodra khốn đốn. Ở trận đơn quyết định danh hiệu vô địch Davis Cup, Troicki trong một ngày thi đấu xuất thần đã hạ Lodra nhờ những pha đánh dọc sân hoặc lốp bóng hiểm hóc.

    Llodra là chuyên gia giao bóng – lên lưới nhưng trước sự xuất sắc của Troicki đã khiến tay vợt Pháp không ít lần “nhụt chí” không dám lên lưới dù có cơ hội tốt. Chỉ có một ngón nghề duy nhất, Llodra không tận dụng được tất yếu dẫn đến bất ổn tâm lý, phá sản về mặt chuyên môn và thua cuộc. Rafter phân tích: “Thường thì chỉ sau 2 hoặc 3 lần lên lưới không thành công, mọi tay vợt đều không còn tin tưởng vào cú volley và tốc độ di chuyển khi lên lưới của mình nữa”. Llodra là một trường hợp như vậy.

    Thời thế không còn sản sinh những huyền thoại giao bóng - lên lưới như Becker

    Thứ nhì, đây là yếu tố khách quan: mặt sân ngày nay đa số được thiết kế cho phép vận tốc bóng được đẩy lên cao. Với những tay vợt lực sĩ như Jo Wilfried Tsonga (thường xuyên giao bóng với vận tốc hơn 200km/h), anh ta dễ dàng khiến các chuyên gia lên lưới (hoặc những tay vợt chỉ lên lưới khi có cơ hội tốt) “ngộp” với các cú đánh “nặng ngàn cân” và nhanh như khi Muhammad Ali ra đòn trong các trận quyền Anh đỉnh cao. Ngay cả Federer (rất hay chơi trên lưới) cũng không thường xuyên sử dụng chiến thuật giao bóng - lên lưới vì không thể đảm bảo thể lực và phản xạ trước các pha trả bóng nhanh như điện xẹt của các tay vợt trẻ đầy sức mạnh như hiện nay.


    Sampras - một huyền thoại với kỹ năng giao bóng - lên lưới siêu hạng
    Trong cơn bão thực dụng và cuộc chiến thể lực

    Trái với suy nghĩ nhiều người, tay vợt sử dụng lối chơi giao bóng - lên lưới sẽ mất sức nhiều hơn chơi cuối sân vì cần tốc độ thật nhanh khi quyết định lên lưới. Ở độ tuổi của mình, Federer không thể sử dụng lối chơi giao bóng - lên lưới khi thể lực không bảo đảm, thường thì tuổi trẻ đồng nghĩa với sự sung mãn về khía cạnh này. Federer rất toàn diện về kỹ thuật và nhạy bén trong phán đoán mà còn không sử dụng lối chơi giao bóng - lên lưới, nói gì đến các tay vợt khác. Trong làng quần vợt đỉnh cao hiện nay (cả nam lẫn nữ), không có ai trung thành với lối chơi từng giúp Rafter (2 lần vô địch US Open), Sampras, Boris Becker hay Goran Ivanisevic thành danh ở những vị trí hàng đầu thế giới.

    Sẽ có người thắc mắc là vì sao các tay vợt hàng đầu ngày nay ngày càng phát triển về mặt thể hình (đa số cao trên 1m85, thậm chí trên 1m90) và thể lực nhưng lại không chọn lối chơi giao bóng - lên lưới?

    Xu hướng của tennis hiện đại nghiêng về tính toàn diện như Federer và giao bóng - lên lưới của Sampras chỉ là một phần trong đó

    Nick Bollettieri, giám đốc học viện quần vợt số 1 thế giới tại Mỹ, giải thích: “Xu thế quần vợt thế giới ngày nay ủng hộ cho lối chơi cuối sân. Tôi nói như thế không phải để bảo vệ cho mình vì có nhiều người cho là tôi là người góp phần đưa lối chơi cuối sân trở nên thịnh hành trong quần vợt đỉnh cao ngày nay. Lý do là hiện tại kỹ thuật chế tác vợt đã đạt đến mức độ thượng thừa, những cây vợt nhẹ, tốc độ nhanh, đầy sức nặng sẽ khắc chế được hầu hết cú giao bóng dù hiểm hóc đến cỡ nào đi chăng nữa. Ngày trước, bạn dùng vợt gỗ rất khó để chống đỡ những cú đánh của đối phương đạt vận tốc hơn 200km/h, nhưng ngày nay đáp trả những cú giao bóng tốc độ cao không còn là điều quá khó khăn. Khi một tay vợt chuyên giao bóng – lên lưới không thể buộc đối thủ trả bóng vào khu vực mình muốn để cài bóng lên lưới, tất yếu anh ta phải đánh cuối sân, như thế chẳng khác nào dùng sở đoản đối chọi sở trường của hầu hết các tay vợt ngày nay”.

    Tóm lại, giao bóng - lên lưới từng là một chiến thuật thi đấu đặc trưng của tennis mang đặc tính tấn công cao vẫn sẽ chỉ được dùng ở một số trận hoặc giải nhất định dựa vào đặc thù tình huống. Tạm thời, vẫn chưa có sự trở lại của lối chơi này, trừ khi có một ai đó xuất sắc và thành công như Becker, Sampras, Rod Laver, Edberg ngày trước giữ vai trò tiên phong cho một trào lưu mới và cũ của tennis.
    I'm Back..!!..

  4. #4

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi KFC
    (24h) - Một lối chơi giàu tính cống hiến và tràn trề cảm xúc, đôi khi trái ngược hẳn với kiểu rình rập ở phía cuối sân, thế nên giao bóng - lên lưới (serve & volley) cần được xếp vào… “sách đỏ” của tennis.
    Sự đơn độc của Llodra

    Nhìn vào bảng xếp hạng quần vợt nam thế giới hiện nay, trong top 60 cây vợt đứng đầu bảng xếp hạng của ATP chỉ có 1 người chơi giao bóng – lên lưới là Michael Llodra của Pháp (hạng 43). Ở giải Paris Masters ngay trước thềm ATP World Tour Finals 2010, Llodra đã xuất sắc hạ Novak Djokovic và Nikolay Davydenko trước khi thua sát nút Robin Soderling ở bán kết. Sau khi vượt qua Llodra (có 3 điểm match-point nhưng không tận dụng được), Soderling đã nói: “Llodra chính là một trong những tay vợt giao bóng - lên lưới hay nhất thế giới hiện nay”. Một tạp chí uy tín về tennis của Mỹ còn xếp Llodra là số 1 ở thể loại giao bóng - lên lưới.

    Llodra đơn độc cùng lối chơi giao bóng - lên lưới

    Llodra cũng đã góp công lớn giúp đội quần vợt nam của Pháp vào đến chung kết Davis Cup 2010, chỉ chịu thua sát nút 2-3 trước Serbia. Llodra (31 tuổi, cao 1m90) không phải là tên tuổi mới trong làng tennis thế giới. Trước đây tay vợt này chỉ chuyên đánh đôi nhưng đã vươn lên khá ấn tượng trên bảng xếp hạng thế giới, thậm chí đối đầu ngang ngửa với những tay vợt trong top 10.

    Siêu sao Roger Federer qua những lần đối đầu với Llodra đã nhận xét: “Đó là tay vợt có lối thi đấu rất khó chịu. Anh ấy giao bóng bằng tay trái nên góc giao bóng rất khó đoán. Những pha bắt volley, cắt bóng trên lưới của Llodra cũng rất hay. Có thể nói đó là chuyên gia volley hàng đầu thế giới hiện nay”.
    Trở lại hay sẽ biến mất?

    Hiện tượng Llodra vào cuối năm quần vợt 2010 đặt ra câu hỏi: liệu phong cách giao bóng – lên lưới đang trở lại trong làng tennis đỉnh cao? Llodra có phải là sự bắt đầu cho một sự trở lại, hoặc chỉ đơn thuần là hiện tượng riêng lẻ? Giới chuyên môn đã vào cuộc tranh luận sôi nổi về đề tài này.

    Giao bóng - lên lưới còn đất sống?

    Pat Rafter, cựu danh thủ được nêu tên vào Nhà lưu danh huyền thoại quần vợt Úc, lưu ý: từ năm 2002 đến nay (khi Sampras vô địch US Open), chưa có tay vợt nào vô địch Grand Slam bằng lối chơi giao bóng - lên lưới. Khi còn thi đấu, Rafter cũng là danh thủ sở trường lối chơi này nhưng anh thừa nhận bây giờ giao bóng - lên lưới khó có đất sống vì nhiều lý do.

    Thứ nhất, các tay vợt ngày nay chơi cuối sân rất tốt. Federer, Djokovic, Nadal hay Murray (4 tay vợt đứng đầu thế giới hiện nay) đều là chuyên gia trả giao bóng từ cuối sân. Ngay cả một tay vợt chỉ ở hạng 22 thế giới như Viktor Troicki của Serbia cũng có thể làm chuyên gia số 1 của thể loại giao bóng - lên lưới là Llodra khốn đốn. Ở trận đơn quyết định danh hiệu vô địch Davis Cup, Troicki trong một ngày thi đấu xuất thần đã hạ Lodra nhờ những pha đánh dọc sân hoặc lốp bóng hiểm hóc.

    Llodra là chuyên gia giao bóng – lên lưới nhưng trước sự xuất sắc của Troicki đã khiến tay vợt Pháp không ít lần “nhụt chí” không dám lên lưới dù có cơ hội tốt. Chỉ có một ngón nghề duy nhất, Llodra không tận dụng được tất yếu dẫn đến bất ổn tâm lý, phá sản về mặt chuyên môn và thua cuộc. Rafter phân tích: “Thường thì chỉ sau 2 hoặc 3 lần lên lưới không thành công, mọi tay vợt đều không còn tin tưởng vào cú volley và tốc độ di chuyển khi lên lưới của mình nữa”. Llodra là một trường hợp như vậy.

    Thời thế không còn sản sinh những huyền thoại giao bóng - lên lưới như Becker

    Thứ nhì, đây là yếu tố khách quan: mặt sân ngày nay đa số được thiết kế cho phép vận tốc bóng được đẩy lên cao. Với những tay vợt lực sĩ như Jo Wilfried Tsonga (thường xuyên giao bóng với vận tốc hơn 200km/h), anh ta dễ dàng khiến các chuyên gia lên lưới (hoặc những tay vợt chỉ lên lưới khi có cơ hội tốt) “ngộp” với các cú đánh “nặng ngàn cân” và nhanh như khi Muhammad Ali ra đòn trong các trận quyền Anh đỉnh cao. Ngay cả Federer (rất hay chơi trên lưới) cũng không thường xuyên sử dụng chiến thuật giao bóng - lên lưới vì không thể đảm bảo thể lực và phản xạ trước các pha trả bóng nhanh như điện xẹt của các tay vợt trẻ đầy sức mạnh như hiện nay.


    Sampras - một huyền thoại với kỹ năng giao bóng - lên lưới siêu hạng
    Trong cơn bão thực dụng và cuộc chiến thể lực

    Trái với suy nghĩ nhiều người, tay vợt sử dụng lối chơi giao bóng - lên lưới sẽ mất sức nhiều hơn chơi cuối sân vì cần tốc độ thật nhanh khi quyết định lên lưới. Ở độ tuổi của mình, Federer không thể sử dụng lối chơi giao bóng - lên lưới khi thể lực không bảo đảm, thường thì tuổi trẻ đồng nghĩa với sự sung mãn về khía cạnh này. Federer rất toàn diện về kỹ thuật và nhạy bén trong phán đoán mà còn không sử dụng lối chơi giao bóng - lên lưới, nói gì đến các tay vợt khác. Trong làng quần vợt đỉnh cao hiện nay (cả nam lẫn nữ), không có ai trung thành với lối chơi từng giúp Rafter (2 lần vô địch US Open), Sampras, Boris Becker hay Goran Ivanisevic thành danh ở những vị trí hàng đầu thế giới.

    Sẽ có người thắc mắc là vì sao các tay vợt hàng đầu ngày nay ngày càng phát triển về mặt thể hình (đa số cao trên 1m85, thậm chí trên 1m90) và thể lực nhưng lại không chọn lối chơi giao bóng - lên lưới?

    Xu hướng của tennis hiện đại nghiêng về tính toàn diện như Federer và giao bóng - lên lưới của Sampras chỉ là một phần trong đó

    Nick Bollettieri, giám đốc học viện quần vợt số 1 thế giới tại Mỹ, giải thích: “Xu thế quần vợt thế giới ngày nay ủng hộ cho lối chơi cuối sân. Tôi nói như thế không phải để bảo vệ cho mình vì có nhiều người cho là tôi là người góp phần đưa lối chơi cuối sân trở nên thịnh hành trong quần vợt đỉnh cao ngày nay. Lý do là hiện tại kỹ thuật chế tác vợt đã đạt đến mức độ thượng thừa, những cây vợt nhẹ, tốc độ nhanh, đầy sức nặng sẽ khắc chế được hầu hết cú giao bóng dù hiểm hóc đến cỡ nào đi chăng nữa. Ngày trước, bạn dùng vợt gỗ rất khó để chống đỡ những cú đánh của đối phương đạt vận tốc hơn 200km/h, nhưng ngày nay đáp trả những cú giao bóng tốc độ cao không còn là điều quá khó khăn. Khi một tay vợt chuyên giao bóng – lên lưới không thể buộc đối thủ trả bóng vào khu vực mình muốn để cài bóng lên lưới, tất yếu anh ta phải đánh cuối sân, như thế chẳng khác nào dùng sở đoản đối chọi sở trường của hầu hết các tay vợt ngày nay”.

    Tóm lại, giao bóng - lên lưới từng là một chiến thuật thi đấu đặc trưng của tennis mang đặc tính tấn công cao vẫn sẽ chỉ được dùng ở một số trận hoặc giải nhất định dựa vào đặc thù tình huống. Tạm thời, vẫn chưa có sự trở lại của lối chơi này, trừ khi có một ai đó xuất sắc và thành công như Becker, Sampras, Rod Laver, Edberg ngày trước giữ vai trò tiên phong cho một trào lưu mới và cũ của tennis.
    CÒn đó, 1 tượng đài Roger. a vẫn đang phát huy tối đa lối đánh này. Vẫn có rất nhiều điểm quyết định của game, set và điểm trận a ta áp dụng lối chơi này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •