Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở chị em do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp dưới đây có thể giúp chị em giảm đau hiệu quả mà không cần dùng thuốc.
1. Hiện tượng đau bụng mỗi khi tới tháng
Đau bụng kinh (hay còn gọi là thống kinh) là triệu chứng khá phổ biến, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hiện tượng này thường xuất hiện trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.
Cơn đau có lúc rất dữ dội, nhưng thường chỉ đau nhoi nhói một chút ở bụng. Các cơn đau có thể không giống nhau giữa các lần kinh nguyệt. Có những chu kỳ không có hoặc chỉ gây ra khó chịu một chút cho người phụ nữ, lại có những chu kỳ gây đau dữ dội hơn. Đôi khi, ở một số người có thể đau ngay cả khi không hành kinh.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng mỗi khi tới tháng
Hiện tượng thống kinh được chia làm 2 loại: Nguyên phát và thứ phát.
2.1. Thống kinh nguyên phát xảy ra trong giai đoạn tuổi dậy thì, thường là vài tháng sau kỳ kinh đầu tiên. Nguyên nhân là do sự co bóp của tử cung. Các cơn co nhỏ, vị trí đau dọc từ trên xuống dưới tử cung, tuy nhiên các cơn co thắt tử cung này thường khá yếu và khó có thể cảm nhận rõ ràng được. Trong suốt giai đoạn hành kinh, tử cung của người phụ nữ sẽ co bóp thường xuyên để tống hết các phần tử niêm mạc tử cung đã bị hoại tử ra bên ngoài, tạo ra máu kinh nguyệt.
Theo cơ chế, các mạch máu khi co bóp sẽ siết chặt lại, tình trạng này dẫn đến hạn chế máu và oxy đến các cơ quan. Sự thiếu oxy này phát ra tín hiệu kích thích cơ thể tiết ra các chất hóa học gây đau. Đồng thời, prostaglandin cũng được sản sinh, chất này tác động làm cho tử cung co thắt nhiều hơn dẫn đến cơn đau nhiều hơn. Hiện tượng này thường sẽ cải thiện hơn khi phụ nữ lớn tuổi, nhất là sau khi có con.
2.2. Thống kinh thứ phát hay còn gọi là đau bụng kinh thực thể thường ít gặp hơn, gây ra do một nguyên nhân bệnh lý nào đó. Tình trạng này có liên quan đến tuổi tác, thường gặp hơn ở phụ nữ từ 30 - 45 tuổi. Những rối loạn bệnh lý có khả năng gây ra thống kinh thứ phát như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm dính tử cung, sẹo tử cung… Ngoài ra, hiện tượng thống kinh cũng có thể là do nạo hút thai không an toàn hoặc do lỗ màng trinh quá nhỏ khiến máu kinh không được đẩy ra ngoài…
Những cơn thống kinh thứ phát thường xảy ra theo từng cơn, đau kéo dài, có thể xuất hiện sớm trước kỳ kinh hoặc khi bắt đầu hành kinh và kéo dài cho đến khi hết máu. Có những trường hợp bị thống kinh kéo dài với những cơn đau dữ dội gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài triệu chứng đau bụng, khi bị thống kinh thứ phát chị em còn có thể bị đau vùng chậu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau phía trên đùi.

>>>xem thêm:
cách chữa bệnh viêm cổ tử cung
Khám phụ khoa bao gồm những gì
3. Khi bị đau bụng kinh cần phải làm gì?
Đa số các trường hợp là đau bụng kinh nguyên phát mức độ nhẹ, không cần phải can thiệp điều trị, hoặc nếu có thì thường chỉ cần điều trị tại nhà. Phương pháp điều trị được áp dụng là:
- Chườm nóng: đây là một phương pháp mà nhiều bạn gái hay sử dụng. Đặt một túi chườm nước nóng lên vùng bụng dưới giúp làm giãn nở tử cung, máu lưu thông tốt hơn nên sẽ cải thiện được cơn đau nhanh chóng.
- Massage bụng theo hình vòng tròn, làm ấm bụng, giúp giảm co thắt tử cung và giảm đau tức thì.
- Không vận động mạnh, nghỉ ngơi, giữ ấm để việc tuần hoàn máu tốt hơn, giảm đau hiệu quả.
- Ăn uống đầy đủ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là các thực phẩm nhiều khoáng chất và bổ máu; hạn chế đồ cay nóng.
- Sử dụng thuốc giảm đau để nhanh chóng thoát khỏi cơn đau dữ dội.
Tuy nhiên nếu là đau bụng kinh thứ phát với những nguyên nhân trên thì những triệu chứng sau đây có thể đi kèm:
  • Kinh nguyệt không đều
  • Ra máu bất thường giữa các lần hành kinh
  • Đau dữ dội khi quan hệ
  • Khí hư ra nhiều hoặc có mùi hôi


Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy thẳng thắn trao đổi với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp hoặc bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn theo số Hotline 091 585 0770 để được các bác sĩ, chuyên gia giải đáp một cách tận tình