Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 19
  1. #1

  2. #2

    Ưu thế của các tay vợt thuận trái

    Hiện có 13 tay vợt thuận trái trong TOP100 của BXH South African Airways ATP Rankings. Sử dụng bảng thống kê FedEx ATP Reliability Index & những phân tích khác về một số tay vợt trong quá khứ cũng như hiện tại, ATPWorldTour.com giới thiệu bài phân tích sâu sắc về sự thách thức khi đối mặt với những tay vợt thuận trái.
    Tennis - ATP World Tour - Reliability Full List

    Rafael Nadal, bẩm sinh thuận tay phải, là tay vợt thuận trái mà ít người muốn đối đầu nhất. Cùng nhóm thuận trái với tay vợt số 2-ATP còn có những tên tuổi nổi tiếng trong làng banh nỉ nam như: Feliciano Lopez, Jurgen Melzer, Fernando Verdasco, Donald Young, Michael Llodra, Jarkko Nieminen, Thomaz Bellucci, Albert Ramos, Alejandro Falla, Gilles Muller, Cedrik-Marcel Stebe, Andreas Beck.

    Khi được hỏi rằng đâu là điểm lợi thế của các tay vợt thuận trái, Roger Federer đã cho biết “Những tay vợt thuận trái hầu như luôn có được sự áp đảo ở phần sân thuận tay của họ. Với những cú giao bóng chém xoáy ra ngoài sân thì đường bóng đi càng khó chống trả, đặc biệt là với những đối thủ chơi trái 1 tay. Rất khó để nhanh chóng làm quen với những cú giao bóng như vậy từ các tay vợt thuận trái. Bạn không được vội vàng, phải thật bình tĩnh để làm quen & tìm ra cách khắc chế nó”.

    Nadal, chủ nhân của 10 danh hiệu Grand Slam đơn nam, hiện đang dẫn đầu bảng thống kê FedEx ATP Reliability Index (tính từ 1973) với tỷ số thắng-thua là 60-5 (tỷ lệ thắng 92,3%) trước những tay vợt thuận trái. Ngoài ra chỉ có 2 tay vợt hiện còn thi đấu, đều là cựu số 1-ATP & đều thuận phải, xuất hiện trong nhóm 10 tay vợt có kết quả khả quan nhất khi đối đầu với các tay vợt thuận trái. Lleyton Hewitt xếp thứ 3 (sau Pete Sampras) với tỷ số thắng-thua 79-18 (thắng 81,4%) & xếp thứ 4 là Andy Roddick với tỷ số thắng-thua 70-17 (thắng 80,5%). Số 3-ATP Roger Federer có tỷ số thắng-thua là 84-29 (thắng 74,3%) & xếp hạng 13 trong lịch sử ATP World Tour.

    Tay vợt thuận trái chuyên đánh đôi Jamie Murray (Anh trai Andy Murray) thừa nhận với ATPWorldTour.com “Các tay vợt thuận trái gần như luôn phải thi đấu cùng các tay vợt thuận phải, nhưng các tay vợt thuận phải thì ít khi được đối mặt với họ. Đó là lợi thế về tâm lý. Tất nhiên với 1 cú giao bóng xoáy trái tốt, bạn sẽ tạo được áp lực lớn hơn lên đối thủ ngay khi bắt đầu 1 tình huống bóng”.


    Khi bước vào trận đấu những tay vợt thuận trái có thể nhanh chóng tạo cảm giác dè chừng & khó chịu cho cho đối thủ. Một tay vợt thuận trái nếu giao bóng tốt sẽ thường khiến đối phương phải di chuyển ra khỏi đường biên dọc của sân khoảng từ 75cm đến 1m để trả giao bóng (ở ô bên trái – điểm lẻ). Và khi tay vợt thuận trái đánh những cú thuận tay của họ về phía bên trái của người thuận phải thì nguy cơ mắc sai sót của đối thủ sẽ tăng lên khá nhiều vì thông thường bên trái là điểm yếu của những bất kỳ tay vợt nào. Và với 1 cú trả yếu ớt của đối thủ, tay vợt thuận trái sẽ có cơ hội tiến sâu vào sân để kết thúc pha bóng với 1 cú thuận tay sấm sét hoặc volley trên lưới. Đây chính là chiến thuật mà những huyền thoại thuận trái như Rod Laver & John McEnroe thường xuyên áp dụng trong suốt quãng thời gian cầm vợt của họ.


    Tay vợt thuận trái người CH Séc Petr Korda, nhà VĐ Australian Open 1998 & là cựu số 2-ATP trao đổi với ATPWorldTour.com “Khi chơi QV bạn sẽ tạo thói quen cho não bộ & tay để tập trung nhiều hơn những cú đánh bóng vào 1 bên sân. Và thế là khi gặp các tay vợt thuận trái thông thường bạn sẽ mất vài game để xác định lại chiến thuật & chỉnh lại góc đánh. Một tay vợt thuận trái giao bóng tốt vào góc chữ A cộng với kiểu nảy khó sẽ dễ dàng khiến các tay vợt thuận phải bị hút vào hướng đó & để lộ 1 khoảng trống mênh mông bên tay phải của họ cho tay vợt thuận trái muốn làm gì thì làm”.

    Và khi đối thủ thuận trái ghi điểm được từ cú đánh sở trường ấy, đương nhiên tay vợt thuận phải sẽ nhanh chóng mất tự tin & thông thường bạn phải chuyển sang phương án B. Để chiếm lại ưu thế trước tay vợt thuận trái, thông thường người thuận phải sẽ cố di chuyển lệch hẳn sang bên trái để sử dụng cú thuận tay phải (né trái đánh phải). Tuy nhiên, phương án này lại thường tạo ra thêm khoảng trống bên phần sân bên phải, tạo điều kiện cho tay vợt thuận lên lưới tấn công & kết thúc”.

    Cựu số 1-ATP Carlos Moya, tay vợt viết bằng tay trái nhưng lại cầm vợt tay phải, trao đổi với ATPWorldTour.com khi tham dự ATP Champions Tour ở Delray Beach “Tôi thường cố gắng tìm các tay vợt thuận trái để luyện tập cùng, bởi tôi thực sự không thoải mái khi phải chạm trán với họ trong các giải đấu. Nhưng tôi biết các tay vợt thuận trái cũng không thích đối đầu với những tay vợt thuận trái khác đâu”.

    Có lẽ đó là vì khi 2 tay vợt thuận trái đối đầu, họ không còn các “bài tủ” như khi thi đấu với những tay vợt thuận phải khác. Chúng ta hãy nhớ lại Rafael Nadal đã phải vất vả như thế nào khi đối đầu với Fernando Verdasco tại BK Australian Open 2009 & Cicinnati 2011 hay đã thua Feliciano Lopez tại TK Queen’s Club 2010...

    Vậy thì làm thế nào để các tay vợt thuận phải, chiếm tới 87% trong TOP100 hiện tại, có thể đối chọi lại với đối thủ thuận trái một cách hiệu quả nhất? Họ có thể tiến gần hơn với vạch baseline nhưng phải lệch sang trái 1 chút (để hạn chế góc mở của cú giao bóng xoáy ra ngoài). Các tay vợt thuận phải cũng có thể đánh cú trả giơ bóng sớm hơn 1 chút thì cũng có tác dụng hạn chế góc mở. Tất nhiên với kiểu “đón lêch” này, các tay vợt thuận phải sẽ có thể bị dính những cú ace vào góc chữ T ở giữa sân. Nhưng mà khi đối phương đã có khả năng giao bóng tốt như vậy thì đành chịu thôi.

    Các tay vợt thuận phải khi giao bóng ở ô phải (điểm chẵn) có thể tấn công lại đối thủ thuận trái bằng cách giao bóng xoáy sang góc chữ A là mang phải của họ (trái tay), để rồi chuẩn bị sẵn bước tiếp theo với 1 cú chéo sân quyết định.

    Tất nhiên đó là 1 lời khuyên mang tính lý thuyết & chúng ta vẫn thấy rằng tay vợt thuận trái luôn có ít nhiều lợi thế hơn so với đồng nghiệp thuận phải. Cũng đơn giản thôi vì các bạn đối đầu với khoảng 8 người thuận phải mới có cơ hội gặp 1 người thuận trái.

    Đương nhiên không phải lúc nào người thuận trái cũng sẽ chiến thắng, VD trên mặt sân cỏ The Championships, giải QV lâu đời nhất, mới chỉ có 8 tay vợt thuận trái giành cúp VĐ Wimbledon đơn nam là Norman Brookes, Jaroslav Drobny, Neale Fraser, Rod Laver, Jimmy Connors, McEnroe, Goran Ivanisevic & Nadal.


    Vậy tay vợt thuận trái nào là vĩ đại nhất? Đối với Moya thì rất đơn giản “Đó chính là Rod Laver. Nhưng vì Nadal vẫn còn đang thi đấu, nên có lẽ phải đợi tới khi anh ấy giải nghệ mới có thể so sánh chính xác được”.

  3. #3

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Thực ra em thấy ưu thế của thuận tay trái là được tiếp xúc với thay phải thường xuyên (đương nhiên ), còn ngược lại; người thuận tay phải lâu lâu mới quánh với người thuận tay trái nên có phần hơi lúng túng trong chiến thuật ...

    ps: em thuận tay trái

  4. #4

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Cảm ơn. Mình thuận tay trái nên thấy cũng vui khi thấy mấy Bác chơi tay phải lại dè chừng vậy. Chắc là động viên nhau thôi.

  5. #5

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Em thấy tay trái có quả phát bóng liệng ra mang cá rất khó đỡ. Cứu được nhiều quả break ra phết.

    Với cả forehand bằng tay trái thì bóng bay qua phía tay trái của bên kia là rất dễ.

    Em cũng đánh tay trái, hí hí

  6. #6

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Đang tìm thầy thuận tay trái luyện thêm.Bác nào biết chỉ mình nhé.

  7. #7

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi khoavan
    Đang tìm thầy thuận tay trái luyện thêm.Bác nào biết chỉ mình nhé.
    Thầy thì bây giờ nhiều lắm. Bác tìm thầy ở đâu, tầm trình nào?

  8. #8

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Ko hiểu sao em backhand cứ bị 1 số lỗi sau:

    1. Bóng hay lên trời. Lỗi có thể là do vợt ngửa lên trời ?

    2. Setup đánh bóng thường gần người, nên có lúc lại hất bóng sang. Có lúc lại xa người quá.

    3. Bóng ko spin mà kiểu kê sang, hoặc sang thì flat. Ko sao đánh bóng cồng như bên FH

    4. Ko cảm nhận được độ nghiêng của mặt vợt. Cái này em thấy rõ nhất. Có lẽ là nguyên nhân chính làm em ngại BH. Ví dụ, FH em có thể biết rõ góc nghiêng vợt đang ở đâu để đánh, nhưng BH thì em chịu. Thậm chí, khi bóng sang nhẹ, em cũng thấy rất khó khăn để đánh bóng nhẹ. Đôi khi vụt mạnh nó lại qua sân.

    Bác nào chỉ giúp, hoặc có tài liệu, video thì gửi với ạ.

  9. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2013
    Bài viết
    0
    Ko hiểu sao em backhand cứ bị 1 số lỗi sau:

    1. Bóng hay lên trời. Lỗi có thể là do vợt ngửa lên trời ?

    2. Setup đánh bóng thường gần người, nên có lúc lại hất bóng sang. Có lúc lại xa người quá.

    3. Bóng ko spin mà kiểu kê sang, hoặc sang thì flat. Ko sao đánh bóng cồng như bên FH

    4. Ko cảm nhận được độ nghiêng của mặt vợt. Cái này em thấy rõ nhất. Có lẽ là nguyên nhân chính làm em ngại BH. Ví dụ, FH em có thể biết rõ góc nghiêng vợt đang ở đâu để đánh, nhưng BH thì em chịu. Thậm chí, khi bóng sang nhẹ, em cũng thấy rất khó khăn để đánh bóng nhẹ. Đôi khi vụt mạnh nó lại qua sân.

    Bác nào chỉ giúp, hoặc có tài liệu, video thì gửi với ạ.

  10. #10

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi KFC
    Thầy thì bây giờ nhiều lắm. Bác tìm thầy ở đâu, tầm trình nào?
    Trình 730 bác KFC.Mình ở Bình Thạnh

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •