Trang 3 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 71
  1. #21

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Chuyên nghiệp thì họ đổi vợt còn nhanh hơn nữa. Các tay vợt được hảng tài trợ vợt thì một năm cũng phải 8 đến 10 cây (cùng dòng). Cỡ Fed, Nad thì chắc mỗi giải 4,5 cây gì đấy. Để rồi còn bán ra thành vợt prostock làm từ thiện kia mà.

  2. #22

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Tomcatvn
    Chuyên nghiệp thì họ đổi vợt còn nhanh hơn nữa. Các tay vợt được hảng tài trợ vợt thì một năm cũng phải 8 đến 10 cây (cùng dòng). Cỡ Fed, Nad thì chắc mỗi giải 4,5 cây gì đấy. Để rồi còn bán ra thành vợt prostock làm từ thiện kia mà.
    Topic này chúng ta đang đề cập đến đổi vợt hay mua vợt mới chứ không phải thay vợt cùng loại bác ạ

    Servedoctor.ace

  3. #23
    thanhks ! bác ser.áe rất nhiều điều bổ ích và lý thú.

  4. #24

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi ServeDoctor.ace
    Ko thể trả lời một cách tuyệt đối bác ạ, giống lấy cô nào làm vợ tốt nhất. Cái này nó còn tùy thuộc thể trạng, tật nếu có (đặc biệt cổ tay, bàn tay và ngón tay). Tuy nhiên vợt dễ đánh lưới là vợt có mặt ko nhỏ (100 trở lên), nhẹ đầu, thông số swing thấp.

    Bác đánh dòng vợt gì vậy?

    Servedoctor.ace
    Bác ơi, sao mình nge 1 số a e nói là vợt đứng lưới nên dùng vợt nặng đầu (vợt có trợ lực). Nhìu ý kiến quá làm mình cũng bối rối. Bác vào firm lại cho e cái. Tks

  5. #25

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi cuesta
    Bác ơi, sao mình nge 1 số a e nói là vợt đứng lưới nên dùng vợt nặng đầu (vợt có trợ lực). Nhìu ý kiến quá làm mình cũng bối rối. Bác vào firm lại cho e cái. Tks
    Thông tin bác đưa vừa đúng vừa chưa đúng. Thứ 1, vợt nặng đầu, tức vợt trợ lực phù hợp cho serve, smash, fh, bh HƠN (trợ ở đây được hiểu ở mức vừa phải thôi bác nhé). Khi đứng lưới tỷ lệ cú bác sử dụng nhiều nhất là volley. Kỹ thuật cú volley luôn là đơn giản, ngắn, ko back swing vì để kịp phản ứng bóng của đối phương. Để thực hiện kỹ thuật này thuận lợi thì chúng ta cần vung vợt sao cho nhanh và linh hoạt. Điều này chỉ dễ dàng khi đầu vợt nhẹ (vợt ít hoặc không trợ lực) và thông số swing weight thấp (có thể có thêm trường hợp khác là thiết kế của cạnh vợt hỗ trợ swing và tăng vận tốc đầu vợt nhanh, VD: dòng vợt BBL aero với cạnh vợt kiểu hình tam giác hay Prince với các lỗ thoát gió).

    Trường hợp bạn bè bác khuyên sẽ được hiểu như sau: vợt trợ lực ở đây được hiểu là vợt trợ lực nhiều, cạp to và mặt vợt lớn hơn 100. Khi volley với vợt mặt to này bác sẽ thấy dễ hơn vì dễ trúng bóng hơn, khoảng sweet spot sẽ rộng hơn, bóng đi sâu hơn mặc dù ko cần đánh full swing. Tuy nhiên trường hợp này ám chỉ những bác đã có tuổi thích đánh lưới hơn phông (muốn cũng chẳng được vì ko có đủ pin). Nhưng thực tế những bác này khi còn trai trẻ đều là hảo thủ cả.

    Tóm lại nếu bác ko yếu quá và chưa quá 40-45 tuổi thì lời khuyên này là sai và ko phù hợp.

    Hy vọng đã giải thích được thắc mắc của bác!!!

    Servedoctor.ace

  6. #26

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Với mình, lần đầu tiên cầm cây vợt tennis là 2002-2003 gì đó, đó là cây Hammer cũ rích do 1 anh cho. Từ đó đến năm 2007, mỗi năm, 1 -2 tháng theo mấy anh trong cơ quan, vác vợt ra sân chạy lòng vòng lụm banh chơi vì thời gian này mình đánh cầu lông. Do bị chấn thương nặng, ko đánh cầu lông được nên chuyển sang tập chơi tennis 2007, mua cây Wilson cũ và ra sân - rất thích cây này vì độ quái của nó. 2009 mua cặp Prince O3 280g và đánh đến 2011, đánh khá ổn định phông và lưới, giành được 12 cúp các loại. 2012 mua cây Head 289g, dùng được 2 tháng đoạt 3 cúp và vợ tiễn nó đi , cây này đánh được nhưng ko tự tin; sau đó mua cây Yonex 295g giành được 1 cúp, cây này đánh phông khá tuyệt nhưng tuổi già sức yếu ... và bây giờ là thử nghiệm Babolat 260g và đánh khá ổn, tuy nhiên vẫn yêu thích độ quái của cây Wilson, trong năm nay hoặc sang năm sẽ lấy cây 267g... Túm lại là loại vợt nào mình dùng cũng ổn cả, hô hô hô ... đúng là ko thể "Đái dầm đổ tại CHIM"

  7. #27

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Bạch Xuyên
    Với mình, lần đầu tiên cầm cây vợt tennis là 2002-2003 gì đó, đó là cây Hammer cũ rích do 1 anh cho. Từ đó đến năm 2007, mỗi năm, 1 -2 tháng theo mấy anh trong cơ quan, vác vợt ra sân chạy lòng vòng lụm banh chơi vì thời gian này mình đánh cầu lông. Do bị chấn thương nặng, ko đánh cầu lông được nên chuyển sang tập chơi tennis 2007, mua cây Wilson cũ và ra sân - rất thích cây này vì độ quái của nó. 2009 mua cặp Prince O3 280g và đánh đến 2011, đánh khá ổn định phông và lưới, giành được 12 cúp các loại. 2012 mua cây Head 289g, dùng được 2 tháng đoạt 3 cúp và vợ tiễn nó đi , cây này đánh được nhưng ko tự tin; sau đó mua cây Yonex 295g giành được 1 cúp, cây này đánh phông khá tuyệt nhưng tuổi già sức yếu ... và bây giờ là thử nghiệm Babolat 260g và đánh khá ổn, tuy nhiên vẫn yêu thích độ quái của cây Wilson, trong năm nay hoặc sang năm sẽ lấy cây 267g... Túm lại là loại vợt nào mình dùng cũng ổn cả, hô hô hô ... đúng là ko thể "Đái dầm đổ tại CHIM"
    Trời ơi, thành tích cao vậy thì bác phải làm cái Hall of RACKETS cho chúng chứ "đổ tại" gì nữa. Đang 295 mà nay xuống 260 thì hẫng quá nhỉ. Mấy cây BBL dưới 280 thì cái gì nó cũng nhờ nhờ, khó đánh được những cú như ý. Bác thích cái quái của Wilson thì thử cây Surge xem Sao, 279, êm và dễ sử dụng

    Servedoctor.ace

  8. #28
    Trích dẫn Gửi bởi ServeDoctor.ace
    Trời ơi, thành tích cao vậy thì bác phải làm cái Hall of RACKETS cho chúng chứ "đổ tại" gì nữa. Đang 295 mà nay xuống 260 thì hẫng quá nhỉ. Mấy cây BBL dưới 280 thì cái gì nó cũng nhờ nhờ, khó đánh được những cú như ý. Bác thích cái quái của Wilson thì thử cây Surge xem Sao, 279, êm và dễ sử dụng

    Servedoctor.ace
    Hôm bữa có ngày hội thử vợt Wilson, mình thử hết các dòng nhưng thấy hợp cây 267g bác ạ

  9. #29

    Ngày tham gia
    May 2013
    Bài viết
    0
    4. 5 quan điểm chưa đúng khi đi tập và chọn thầy

    - Tập "vớ vẩn" trước đã, tính sau: một số ae nghĩ rằng nhập môn thì có thể nhờ bạn bè hướng dẫn, tự tập hay học thầy mà không cần tìm hiểu. Trừ phi định đánh cho vui, để ra mồ hôi, còn lại đa số ae này đều tiếc và phải trả giá cho quan điểm này. Tennis là môn thể thao khó chơi, đòi hỏi sự phối hợp bởi nhiều bộ phận trên cơ thể. Nếu theo quan điểm trên, sau khoảng 1-2 năm, các ae này sẽ tiến bộ rất chậm, nguy cơ chấn thương cao và trên hết là sẽ bị những tật kỹ thuật có thể thành mãn tính. Đến thời điểm khó khăn này, các ae mới nghĩ đến việc tập "nâng cao" hay "hoàn thiện". Thực tế thì nền móng kỹ thuật đang sai và bị tành tật nên thường phải xóa đi làm lại từ đầu. Nếu trong lớp học mới có newbie thì bạn có thể hơn họ trong vài buổi tập đầu tiên, nhưng sẽ kém hơn vào cuối khóa vì phải xóa đi tật cũ và nhập vào kỹ thuật mới. Người thày ban đầu của bạn là rất quan trọng, nó định hình lối đánh và phong cách cho bạn phát triển sau này. Nếu bạn search các clip chơi bóng khi còn nhỏ của top 10 ATP hay WTA thì sẽ thấy Nole hay Masha đánh giống hệt cậu bé hay cô bé đó, chỉ khác là hoàn thiện và hoàn hảo hơn mà thôi. Vậy hãy chọn cho mình con đường đúng đắn ngay từ đầu. Tổng cộng tiền bạc, thời gian và công sức của bạn trong 1-2 năm đó thừa đủ để bạn đầu tư nghiêm túc và sẽ có một nền móng khác hẳn: vững chắc và phát triển lâu dài.

    - Chọn thầy vì cú quả đặc biệt: không ít bạn mong muốn có những cú quả mang thương hiệu của một số tay vợt có tên tuổi trong làng quần vợt. Nhưng kết thường khác biệt, VD: bạn muốn tập quả ve 1 tay giống thầy nhưng bạn lại xuống núi với ve 2 tay, bạn muốn serve kick nhưng lại mang về nhà flat hay slice serve. Kỹ thuật là cơ bản và chuẩn mực, một người muốn nổi tiếng với cú quả nào đó thì cần có những kỹ thuật hoặc thể trạng riêng. Nhưng tiếc rằng hầu hết kỹ thuật hay thể trạng riêng biệt đó là món quà trời cho. Họ không thể tập cho bạn thành công trên thể trạng của bạn hoặc ông trời chỉ cho họ vũ khí sử dụng nhưng không cung cấp sách hướng dẫn truyền thụ vũ khí đó. Bạn có thể nhìn xung quanh và thống kê, liệu có bao nhiêu cao thủ có được truyền nhân cho cú quả của mình. Nhưng không sao, đó là lẽ thường và cũng là cái hay của tennis, nó giúp cho các kỹ thuật và cú quả không phụ thuộc vào từng cá nhân mất đi mà phát triển ngày càng đa dạng qua các lớp kế cận sau đó.

    - Tiêu trí nào để chọn thầy: tập tennis cũng là một hình thức đào tạo. Bạn có con vào độ tuổi đi học và phải tìm trường cho chúng. Bạn có thể bị ấn tượng bởi vị trí trường, cơ sở hạ tầng khang trang, thiết bị học tập hiện đại, phương pháp giảng dạy khoa học, nhưng hầu hết các trường đều có những tiêu trí trên, có chăng chỉ là hơn kém nhau ít nhiều. Duy nhất có 1 điều mà bạn sẽ đánh giá cao và các trường cũng coi là niềm tự hào in trong profile hay đọc trong buổi khai-bế giảng, đó là thành tích của học sinh. Tennis cũng vậy. Bạn đang muốn đi tập để trở thành tay vợt tốt hơn, muốn có thày tốt - hãy nói chuyện với các học viên đã học và xem thành tích cải thiện trình của họ. Nhìn trò bạn sẽ biết thày ntn.

    - Học thày tốt là giỏi: đó mới chỉ là điều kiện cần mà thôi. Thày sẽ cung cấp cho bạn kiến thức, phương pháp và uốn nắn cho bạn kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý và thể lực. Tất cả thứ này sẽ là vô nghĩa nếu bạn không có cam kết cao. Văn ôn thì võ phải luyện. Nếu bạn không chăm chỉ luyện tập, không dành đủ thời gian trên sân và ngoài sân, không đủ sự đam mê và nghiêm túc, thì thày tốt cũng thế thôi.

    - Thích chưa chắc đã hợp: hầu hết chúng ta đều có thần tượng hay tay vợt ưa thích trong lòng mình. Nhưng thích là một chuyện còn theo được hay không thì nên cân nhắc. Có thể bạn là Fan của Vamos nhưng bạn lại có những cú đánh uy lực, thích dứt điểm nhanh, độ dẻo dai vừa phải, thiếu tính kiên trì... thì bạn nên có định hướng khác. Việc định hình phong cách đánh là rất quan trọng, bạn hãy dành thời gian phân tích bản thân hoặc nhờ thày giúp đỡ. Nếu không có phong cách riêng, bạn sẽ bị hòa tan trong hàng ngàn tay vợt khác. Khi xem giải, chắc hẳn bạn đã nghe không ít lời bình luận kiểu "thằng này chẳng có gì CHỈ ĐƯỢC MỖI CÁI...", đó là thực tế, kẻ thắng cuộc, nhà vô địch đều được mọi người biết đến vì "cái gì đó". Nó có thể là: chân nhanh như sóc, đánh dai như đỉa, đứng lưới thì mua hết, quả phải thần sầu, smash vỡ bóng, thả diều thồi rồi.... Còn bạn thì sao, hãy định nghĩa cái ẤY của mình.
    Còn tiếp.... "5 khái niệm sai khi tiếp xúc bóng"
    Servedoctor.ace

  10. #30
    Những bài này của bác ser.ace rất hữu ích . Thanks bác nhiều!

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •