Trang 2 của 9 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 83
  1. #11

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi tuan_tuan
    Hoa Sơn Luận Vợt

    Với người chơi tennis, cây vợt ví như bảo kiếm của người chiến sĩ Samurai Nhật Bản. Một cây vợt phù hợp có thể biến bạn thành một cao thủ nếu bạn thực sự hiểu biết về nó và những yếu tố khác. Để giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan và khoa học, tôi viết loạt bài này hy vọng giúp các bạn có thể chọn cho mình cây vợt thực sự ưng ý, một ... vợ hai đúng nghĩa!

    Cách chọn một cây vợt
    Một cây vợt không thích hợp có thể hạn chế khả năng chơi của bạn và cũng có thể là nguyên nhân gây ra chấn thương cho bạn. Do đó, chọn một cây vợt đúng rất quan trọng trong tennis. Điều không may là, có rất nhiều yếu tố mà các bạn nên biết khi chọn vợt.

    Bạn cần biết rằng, giá cả của một cây vợt không phải là yếu tố duy nhất. Cây vợt phải thực sự phù hợp với bạn, và lý tưởng là nên mượn đánh thử trước khi bạn ra quyết định cuối cùng.

    Nếu bạn muốn mua một cây vợt, và bạn không phải là người mới tập chơi, tôi khuyên bạn nên đánh thử trước khi chọn. Cá nhân tôi từng vài lần do vì nễ, mua vợt mà không đánh thử, hậu quả là tôi phải “tống khứ” nó đi chỉ sau 4 giờ đánh thử vì ... dính chấn thương nhẹ! (may mà tôi dừng kịp lúc và dưỡng thương đúng phép)

    Bạn cũng nên biết, đọc những quảng cáo rùm beng về cây vợt, hoặc chỉ cầm cây vợt múa qua múa lại mà không thực sự đánh trên sân (với bóng) hoàn toàn không đủ cơ sở để bạn chọn mua cây vợt đó.

    Tương tự như vậy, bạn không nên tặng một cây vợt cho ai đó khi họ đã quen chơi với một cây vợt nào đó, hoặc khi họ chưa đánh thử qua cây vợt đó như tôi gợi ý sau đây.
    Thế nào là thử vợt đúng cách?


    Nếu bạn có thử vợt, hãy cố gắng đánh nó nhiều lần, với các cú quả khác nhau (cuối sân, lên lưới, giao bóng, …).

    Một cây vợt lúc đầu có thể có vẻ O.K lúc đầu, nhưng sau vài set hoặc một đến hai giờ thi đấu sẽ bộc lộ vài điểm thay đổi quan trọng mà bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được.

    Bạn không cần phải điều chỉnh lối chơi tùy theo cây vợt. Lối chơi là thiên khiếu của bạn, do đó rất khó thay đổi. Hãy lựa chọn cây vợt phù hợp với lối chơi chứ không phải ngược lại!

    Bạn cũng cần coi chừng với những cây vợt lúc đầu "hớp hồn" bạn bởi sức mạnh mà nó mang lại, thế nhưng như tôi đã nói trước đây, có sức mạnh mà không có độ kiểm soát thì cũng … vô ích. Do đó hãy bảo đảm rằng trong suốt lúc đánh thử, bạn không mắc quá nhiều lỗi so với lúc bình thường.
    Những đặc điểm của một cây vợt:
    Trọng lượng cây vợt có ảnh hưởng thế nào?

    Trung bình các cây vợt có trọng lượng từ 270 gram đến 370 gram (tính luôn cả trọng lượng dây). Vợt nhẹ có ưu điểm là dễ điều khiển, bù lại nó làm cho lực của cú đánh yếu hơn (với cùng một kỹ thuật đánh). Ngược lại, vợt mạnh giúp cú đánh dễ có lực hơn, nhưng lại khó điều khiển hơn.

    Vì vậy, lời khuyên là đừng bao giờ sử dụng vợt nặng khi bạn mới chơi, khi bạn đã có tuổi, khi mới hồi phục khi chấn thương, và đặc biệt là khi cú đánh còn chưa đúng kỹ thuật.

    Đừng lầm trọng lượng cây vợt với điểm cân bằng của nó: Một cây vợt nhẹ có thể hóa thành nặng khi điểm cân bằng nằm gần đầu vợt. Đây chỉ là kiến thức vật lý cơ bản.

    Vợt càng nặng càng hấp thụ nhiều hơn các rung động truyền đến tay của bạn, giúp giảm nguy cơ chấn thương.

    Bạn cũng nên biết vài thông số sau đây:

    • Dây đan vợt nặng khoảng 15 đến 20 gram,

    • Miếng chống rung nặng khoảng 2 gram,

    • Một miếng quấn cán nặng khoảng 8 gram.

    Do đó, nếu gắn hết “phụ tùng” này lên thì cây vợt bạn tăng lên khoảng 25 gram. Kinh nghiệm cho thấy, chỉ cần khác biệt 10 gram đủ để ảnh hưởng đến kỹ thuật khi đánh.

    Vậy thì, nên chọn vợt có trọng lượng bao nhiêu?

    • Khi mới chơi, tốt nhất là chọn vợt nhẹ (khoảng 300 gram),

    • Với những tay vợt chơi đứng lưới nhiều (đánh đôi chẳng hạn), hoặc các tay vợt có biên độ đánh ngắn, nên chọn vợt nhẹ để dễ điều khiển

    • Cao thủ thường hay chọn vợt nặng (>= 320 gr.)

    Siêu cao thủ thì cỏ cây hoa lá gì cũng có thể biến thành vợt hết. Mấy vị đó luyện tennis đã đến mức tam hoa tụ đỉnh, ngũ khí triều nguyên, nội ngoại tương hợp, thân pháp vô ảnh, nhãn pháp vô tình, ... túm lại là đã thuộc võ lâm ngũ tuyệt, không còn gì phải bàn.

    Ví dụ: Người viết bài này từng thấy có 2 siêu cao thủ đấu nhau: Một người cầm cây chổi quét nhà đánh với người kia cầm cái ghế đẩu mà vẫn đánh ăn 6-4, 6-2!
    Giới thiệu vài loại “kiếm” phái

    Hãy mang vợt đến các tiệm và đo điểm cân bằng (sau khi đan dây và gắn phụ kiện). Thiết bị đó giúp bạn xác định điểm cân bằng của cây vợt chính xác nhất. Bạn cũng có thể ước lượng bằng cách làm thủ công, nhưng mất công hơn!
    Các loại vợt có điểm cân bằng ngay giữa:

    Chiều dài cây vợt thường là 68.5 cm, và điểm cân bằng nằm ở khoảng 34 cm tính từ cán vợt.

    Cây vợt bạn mà thuộc loại này thì nó là loại vợt đa năng, được các cao thủ của phái Hoa Sơn Tennis kiếm sử dụng.
    Vợt có điểm cân bằng ở đầu vợt

    Các loại vợt này có đặc điểm là cầm lên thì thấy nó nặng ở đầu vợt. Loại vợt này là đặc điểm của phái Hằng Sơn Tennis Kiếm. Các vị Sư Thái ở đó sử dụng để tăng lực cho cú đánh của họ.

    Các cây vợt loại này đều chịu chung nguyên tắc: hễ tạo lực mạnh thì khó kiểm soát để đánh chính xác, đồng thời cũng khó điều khiễn. Đó là lý do các vị Sư thái phái này thường tập thêm Yoga Tĩnh Công của Tennis Cửu Âm Chân Kinh để có thể sử dụng được nó.
    Vợt có điểm cân bằng ở cán

    Loại vợt này có đặc điểm là kém tạo ra sức mạnh, nhưng lại cực kỳ dễ điều khiễn và xoay trở khi đánh. Đây là loại vợt của phái Tung Sơn nổi tiếng giang hồ.

    Chiều dài vợt

    Chiều dài maximum theo luật Giang Hồ Kiếm là 73,66 cm. Chiều dài tiêu chuẩn của các lò đúc kiếm là 68.5 cm.

    Khi cây “kiếm” dài hơn 69 cm, thì người ta gọi nó là XL (lấy từ ý tưởng quần áo – hạ nhục thanh kiếm của phái Tennis chúng ta), "longbody" hoặc "stretch" (nghĩa là “thân dài” hoặc “kéo dãn”)

    Cây vợt dài có thể giúp tăng tầm với, thêm chút đỉnh công lực khi giao bóng nhưng khó điều khiễn.

    Với các bạn mới nhập môn, lời khuyên là sử dụng cây vợt chuẩn của Hoa Sơn kiếm phái là tốt nhất.
    Kích cỡ mặt vợt

    Kích cở mặt vợt được tính bằng cm². Nó là diện tích của phần đan dây của vợt.

    Mặt vợt nhỏ

    Diện tích mặt vợt loại này khoảng 600 cm².

    Vợt loại này giảm uy lực nhưng tăng độ kiểm soát

    Vì vậy nó phù hợp cho bậc cao thủ hay chơi đánh flat (ít xoáy) hoặc chơi lưới như Sampras.

    Mặt vợt lớn

    Diện tích mặt vợt loại này là 660 cm² và 740 cm².

    Vợt loại này tăng uy lực cú đánh nhưng giảm độ chính xác.

    Tôi khuyên các bạn mới chơi hoặc các bạn chơi giỏi nhưng thiên về đánh xoáy chơi loại này.

    Vì sao? Bạn nào đọc bài đan dây kiểu quái đãn của tôi sẽ thấy nó giúp các sợi dây dọc di chuyển tự do hơn, nên hỗ trợ tạo thêm xoáy hơn!

    Mặt vợt trung bình

    Loại này có diện tích mặt vợt khoảng 630 cm² và 645 cm².

    Một lần nữa, loại này là đặc thù của Hoa Sơn Kiếm Phái, nơi cao thủ đông như kiến có nhiều trường phái khác nhau trong cùng một phái!
    Độ cứng của cây vợt

    Độ cứng của cây vợt đo bằng đơn vị là Rahmen (RA), con số này càng cao, thì khung vợt càng cứng.

    Độ cứng của vợt nói lên khả năng bị biến dạng của vợt khi nó va chạm với bóng.

    Một cây vợt được coi là mềm khi chỉ số Rahmen là khoảng 55 et 60, bán cứng là khoảng 62-67 và cứng là trên 67.

    Những ngộ nhận về độ cứng của cây vợt

    Đây là một sai lầm rất phổ biến, thậm chí trong số các HLV chuyên nghiệp hiện nay, rằng họ tưởng rằng vợt càng mềm thì vợt càng giúp cho cú đánh mạnh hơn, và các cây vợt cứng thì làm cho cú đánh yếu đi.

    Thực sự thì khi vợt mềm, nó hấp thu bớt năng lượng từ bóng chuyền sang khi va đập, và do đó làm cho bóng bay đi yếu hơn là khi vợt cứng.

    Một điều nữa là người chơi thường hay lầm lẫn giữa vợt “cứng lúc chơi” với “vợt cứng” theo định nghĩa ở đây: một cây vợt “cứng lúc chơi” không phải là cây vợt “cứng với số đo Rahmen ở trên”. Máy đo độ cứng khá đắt tiền, và tôi không nghĩ là ở xứ ta có cửa hàng nào trang bị nó.
    Độ cứng của vợt và sự thoải mái khi chơi
    Cây vợt quá cứng sẽ dể gây chấn thương vì nó hấp thụ quá ít năng lượng của cú va chạm từ bóng, và năng lượng đó tất nhiên là truyền lên cánh tay của bạn!

    Nếu bạn bị đau cơ hoặc mạch máu ở cánh tay hoặc gân, rất có thể là bạn đang sử dụng một cây vợt quá cứng.
    Độ cứng của vợt và khả năng tạo xoáy

    Cây vợt mềm biến dạng nhiều hơn cây vợt cứng khi va đập với bóng. Nhờ vậy bóng nằm lâu trên mặt vợt hơn, và vì vậy dễ tăng cường độ xoáy hơn.

    Kết luận: Làm thế nào để chọn độ cứng phù hợp?

    Trên đây ta đã thấy: Vợt cứng tạo lực nhiều, nhưng ít tạo xoáy. Ngược lại, vợt mềm giúp bóng nằm trên dây vợt lâu hơn, do đó tạo xoáy nhiều hơn,và độ chính xác cao hơn.

    Nếu bạn mới tập chơi, hãy chọn một cây vợt giúp bạn có sức mạnh.

    Nếu bạn đã có chút đỉnh đẳng cấp, hoặc bạn thường xuyên đánh bóng ra ngoài sân, bạn nên nghĩ tới tìm một cây vợt mềm hơn, để có độ kiểm soát tốt hơn.

    Như vậy là ta đã có những hiểu biết cơ bản về các đặc tính của cây vợt. Từ nay bạn có thể lên đường tìm kiếm cây kiếm nào có thể hỗ trợ cho trường phái chơi của bạn.
    Có dịp, tôi mời bác lên Phản Tây Phàn luận Lạc Hồng thần kiếm (vợt) với tôi.

    Ở Việt Nam mà Hoa Sơn luận vợt thì tréo nghoe cẳng ngỗng!

  2. #12

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi tuan_tuan
    Thú thật là tôi không biết chổ bác nói là chổ nào.

    Tôi mượn Hoa Sơn là mượn ý của tác giả Kim Dung để nói cho văn vẻ, chứ còn thực sự ở VN mà nói là có Lạc Đạn thần kiếm gì gì đó thì e rằng không thuyết phục thế giới lắm vì VN chưa có ai sản xuất được cây vợt như Trung Quốc đang làm. Làm chưa được cây vợt thì khoan hãy nói tới tôi đây có kiếm thần này nọ!

    Nhân đây tôi cũng xin nói luôn là 90% các nội dung tennis mà tôi viết ra là học ở phuơng Tây (sách vở tennis nhà tôi đầy cả một phòng), phần đóng góp kinh nghiệm cá nhân của gia đình tôi cũng có, nhưng chỉ chiếm khoảng 10% mà thôi, nhưng nó lại là phần mà thế giới chưa nói đến (hay chưa biết đến không chừng).
    Tôi chưa nói gì mà bác đã hiểu ngay ý tôi rồi.

    Tôi muốn bác cùng tôi đến nơi thâm sơn cùng cốc (Internet) hay đỉnh Phản Tây Phàn, vận dụng những hiểu biết thâm hậu của bác về vợt để bàn việc sản xuất một cây vợt chính hiệu Việt Nam - Lạc Hồng thần kiếm (hay như bác nói - Lạc Đạn thần kiếm gì gì đó cũng được). Miễn là, với những kiến thức vô biên của bác thì tôi tin tưởng rằng, vợt của chúng ta sản xuất ra sẽ hiệu quả vượt bậc so với vợt do Trung Quốc sản xuất.

    Ý bác sao? Ý tưởng này có lẽ đã nằm trong dự án chấn hương tennis Việt của bác rồi chứ?

  3. #13

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi tuan_tuan
    Cám ơn bác đã có lời khen. Thật sự thì tôi đánh rất dỡ vì ... làm biếng tập (dầu lý thuyết đầy một bụng). Một trong những nguyên nhân là tôi không tìm được Hội nào chơi theo tiêu chuẩn cao mà tôi đề ra. Đa số tôi chơi một thời gian rồi chán và ... bỏ (như hiện tại tôi chẳng đi đánh ở sân nào ở VN, mà chỉ vác vợt qua Pháp đánh như vừa rồi - khoảng vài tuần rồi về - vì đánh ở đó đông vui hơn nhiều nhưng hơi bị mắc mỏ!)

    Nhưng đó là chuyện khác. Hiện lúc này tôi chỉ mong chúng ta cùng bàn thảo những hiểu biết về dây vợt như các câu hỏi ở trên, để có thể kết thúc đề tài đó và đi sang đề tài khác thú vị hơn. Còn nếu đề tài tôi đang nêu không có ai quan tâm muốn biết thì cũng xin phát biểu để đi qua đề tài khác cho rồi.

    Mời các bác tham gia ý kiến ý cò cho vui.
    Chào bác tuan_tuan!

    Em đã đọc rất nhiều bài viết của bác rồi, từ trước đây và hiện tại...từ Viettennis qua VNTENNIS!Điều đầu tiên em muốn nói là " khối kiến thức và cách viết về Tennis của bác đôi khi đơn giản dễ hiểu nhưng đôi khi lại quá thâm sâu..."

    Đọc những bài viết của bác thì em nhận thấy kiến thức của mình còn rất kém và phải học hỏi nhiều lắm...

    Nhân tiện bác cho em hỏi một chút và hơi đi xa chủ đề này:

    1. Bác nói " bác chơi tennis rất dở vì làm biếng tập...nhưng lý thuyết thì đầy một bụng " vậy nếu bác " không làm biếng tập " thì đẳng cấp về tennis của bác sẽ đến mức nào ạ...?Em thì rất siêng tập nhưng lại không biết về lý thuyết, tự mày mò mà thôi...

    2. Bác nói là bác không thể tìm được hội nào chơi theo tiêu chuẩn cao mà bác đề ra ở Việt Nam...nên phải sang Pháp chơi?Vậy em có thể hỏi tiêu chuẩn cao đó là gì không?

    3. Bác cũng có nói là 90% nội dung mà bác viết ra là học ở Phương Tây, cộng với phần đóng góp kinh nghiệm cá nhân của gia đình bác( gia đình bác đóng góp kiến thức 10%...) nhưng 10% này là phần mà thế giới chưa nói đến, hay chưa biết đến không chừng...>> Bác viết thế này thì em chỉ có một cách hiểu duy nhất cái 10% đấy là " Thiên Hạ Vô Địch Thủ..." Vậy bác cho em hỏi với sự phát triển không ngừng của bộ môn Tennis thì 10% đấy sẽ rất là quý giá và có giá trị cực cao....bác đã chia sẻ, xuất bản hay bán bản quyền cái 10% đấy chưa ạ?

  4. #14

    Ngày tham gia
    Jun 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi mr power
    Cám ơn bác tuan_tuan có bài viết thật hay..........đúng là những yếu tố rất quan trọng trong tennis ...bác chấn hưng tennis việt nam đi em ủng hộ bác một tay....nhưng xem bài của bác xong em lại buồn .... nhiều khi muốn bỏ tennis cho rồi.

    Yếu tố số 1 : em có hơn bị nhiều.

    số 2 :Môi trường ,môi trường chơi tennis của em thì ra sân toàn vật vờ.chuyên bán đứng bán độ.

    số 3: Chỉ mình em tập trung ngoài ra họ tập riêng không à,ra sân toàn nói chuyện như bà tám như cái chợ hơn là sân tennis.....

    và còn rất nhiều chuyện lắm bác ạ......bác có nghe qua cái câu "đa kim ngân phá luật lệ" không ạ.......cứ có tiền là mua được.......nhiều thứ.........

    Em cầu nguyện hơn 10 năm chơi tennis không biết có hội tennis nào hội tụ những yếu tố như bác nói cho em gia nhập thì quá tốt.....

    Mong tennis luôn phát triển một ngày một hưng thịnh ....vì so với châu Á Việt Nam trong lòng tôi là vô định...........các nước khác họ không giỏi hơn VN,nhưng họ đi trước thì họ tới trước và hãy chờ ở đấy chúng tôi đi sau sẽ đến sau và khi ấy chúng ta sẽ biết...........chỉ sợ chúng ta không đi hoặc đi chậm........mà thôi..........mong rằng đời mình chưa được thì đời con cháu mình sẽ làm được............
    Tôi nghe bác tả mà cười ra nước mắt. Trong chừng mực nào đó, sân của bác na ná như nhiều sân / hội tôi từng chơi qua, và luôn bỏ dỡ khi chưa hết tháng!

    Tôi chỉ tặng bác câu này: Đừng bao giờ ngừng tìm kiếm những gì ta muốn, nếu không có, hãy tự tạo ra nó. Lúc nào tôi lập được hội như vậy sẽ thông báo ngay với bác, để tennis thực sự là niềm vui của chúng ta lúc ra sân.

  5. #15
    Trích dẫn Gửi bởi frescovn
    Thực ra, ở Việt Nam mình cũng chỉ khoảng dăm bảy năm gần đây mọi người mới chú ý đến dây tennis do nguồn cung dần trở nên phong phú hơn. Em nhớ quãng những năm 2005 trở về trước ở Hà Nội tuyệt đại đa số là đan bộ Ashaway Kevlar+Nilon hoặc dây nilon của Wilson chứ hầu như rất ít người chơi dây Poly như bậy giờ , không nói đến những dòng dây đăt tiền như multifilament hoặc ruột bò/ngựa tự nhiên (natural gut).

    Giờ đây, anh em chơi tennis ở ta đã có điều kiện để tiếp cận với rất nhiều loại dây, đa dạng hóa được vấn đề đan dây => bổ trợ rất nhiều cho kỹ thuật tennis, phát huy ưu điểm, giảm nhược điểm của cây vợt.

    Quay trở lại với mấy vấn đề mà bác Tuan_tuan đã nêu ra, thực ra đó là những kiến thức cơ bản về đan dây cho vợt tennis mà những ai chơi đều cần phải biết để tạo ra lợi thế nhiều nhất từ “cây kiếm” của mình.
    Thứ nhất là số kg đan dây, điều này phụ thuộc phần nhiều vào cảm nhận chủ quan của người chơi. Tuy vậy, có nguyên tắc chung cần theo là mặt vợt nhỏ thì nên căng ít kg hơn mặt vợt to và vợt có mật độ dây dày thì căng cân ít hơn vợt có mật độ dây thưa. Áp dụng điều này vào vấn đề cụ thể bác Tuan_tuan nêu thì thấy đan 28 Kg trên một mặt vợt nhỏ 98 sẽ làm cho mặt vợt cứng như một tấm bảng gỗ và ngược lại, đan 18 Kg trên mặt vợt 110 sẽ làm cho mặt vợt đàn hồi như mặt cao su (!). Hiệu ứng khi đánh bóng như thế nào từ 2 mặt vợt này chắc ai cũng cảm nhận được Vấn đề căng dây cho vợt 18x16 với vợt 18x20 cũng tương tự như thế.

    Hê hê…Nói vậy thôi, chứ cảm nhận cá nhân vẫn là cái yếu tố quyết định, em thấy vậy đó. Chẳng hạn như Sampras dung vợt có mặt nhỏ tẹo (Prostaff 85 inch vuông ) nhưng căng dây vợt tới 70lbs tức khoảng 31kg lận!!! Ngược lại, John McEnroe dùng vợt với dây chỉ có 50lbs tức khoảng 22,5kg mà thôi….
    Thứ hai, việc dùng dây tự nhiên (natural gut) và dây tổng hợp; đương nhiên là dây tự nhiên cho cảm giác bóng tốt hơn, có lực hơn nhưng lại rất đắt tiền, kém bền (chóng đứt) và ít tạo xoáy hơn so với dây tổng hợp (poly, Kevlar, nilon….). Hiện tại thì có rất nhiều loại dây đa sợi (multifilament) tổng hợp cũng có tính năng gần đạt tới natural gut với giá cả tuy đắt nhưng vẫn có thể…theo được !

    Hiện nay, ở VN ta và trên thế giới, dây Poly đang được sử dụng rộng rãi nhất. Cách đây cũng tầm chục năm, dây Poly còn rất cứng, tuy bền nhưng nếu không phải dân “tay to” thì rất dễ chấn thương! Vài năm gần đây, công nghệ chế tạo dây Poly đã có những cải tiến vượt bậc, cho ra đời thế hệ mới dây poly với những tính năng vượt trội như cho cảm giác êm hơn, topspin khủng, lực ra bóng mạnh…, nhất là khả năng tạo xoáy của nó, đến nỗi co một số ý kiến cho rằng nên cấm sử dụng dây poly ở các giải chuyên nghiệp vì nó sẽ giết chết cái đẹp của tennis, chỉ còn lại sức mạnh cơ bắp mà thôi...

    Em xin phép được bình loạn vài dòng như vậy, có gì sai mong các bác chỉ bảo thêm!
    Những gì bác nói khá chính xác nếu như không nói là hoàn toàn chính xác. Tôi chỉ hệ thống hóa lại vài điểm như sau:
    Về mặt vật lý mà nói:

    - Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp xúc giữa vợt và bóng: loại dây, lực căng dây, và mật độ đan, kiểu đan dây.

    - Giả sữ ta có cùng một loại vợt, và kiểu đan không khác nhau, thì chỉ còn lại 2 thông số: loại dây, lực căng dây.

    - Nói về lực căng dây, có vài kiến thức vật lý cơ bản được áp dụng ở đây: nếu ta căng dây sao cho độ căng của nó tỷ lệ tương ứng với chiều dài của dây trên mặt vợt, thì hiệu quả đánh bóng của nó là không đổi. Như vậy, với mặt vợt lớn là 104 chẳng hạn, ta có thể đan căng hơn mặt vợt 98 mà kết quả đánh cũng như nhau.

    - Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu bạn chỉ đánh với lực đánh nhẹ, thì chỉ có 2 thông số ảnh hưởng đến chất lượng cú đánh là lực căng dây và mật độ dây đan (số dây trên một đơn vị diện tích). Nhưng nếu bạn đánh mạnh đến một mức nào đó (cở các tay vợt bán chuyên), thì ngoài hai thông số đó, còn có thông số ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cú đánh là độ đàn hồi của dây. Do đó, nếu bạn mới tập chơi, lực đánh chưa mạnh, bạn không cần chọn mua loại dây có độ đàn hồi tốt cho mắc tiền vô ích. Ngược lại, khi đã có level, lực đánh mạnh, thì nên chọn loại dây có độ đàn hồi thích hợp để nó hỗ trợ cho cú đánh của bạn.
    Vài kiến thức về các loại dây:

    Ngày xưa, người ta dùng ruột bò qua nhiều công đoạn chế biến phức tạp để sản xuất ra loại dây gọi là dây Gân Tự Nhiên (Natural Gut). Có 2 loại dây gân tự nhiên: loại 1 và loại 2 (có phẩm chất thấp hơn). Loại này mắc tiền (vì hiếm, cả con bò chỉ có được vài đoạn), công nghệ sản xuất phức tạp (họ phải làm sao sợi dây đó gồm cả đống những sợi tơ tự nhiên nhỏ xíu tự nhiên quyện chặt vào nhau một cách đồng đều).

    Do khoa học phát triển, người ta bắt đầu sử dụng các hợp chất cao phân tử để làm dây. Từ đây sinh ra một loạt các sản phẩm với một loạt tên gọi mà các bạn nên biết khi chọn lựa trang bị cho cây vợt của mình:
    Dây tổng hợp có lõi đơn và lớp phủ bên ngoài:

    Synthetic String with Solid Core / Single Wrap


    Lớp lõi đơn của loại dây này làm dây bền và duy trì lực căng lâu. Chiều dày của dây tùy theo kích thước lớp lõi và lớp bọc ngoài. Thường thì loại dây này có giá thành tương đối thấp, vì vậy nó khá phổ biến trên thị trường.

    Ưu điểm nổi bậc của loại dây này là các kỹ sư có thể thay đổi lớp lõi và lớp bảo vệ tạo ra nhiều loại dây để phù hợp với nhu cầu đa dạng của ngưởi chơi. Mặt khác giá thành thấp nên nó cũng phù hợp với những ai chơi mà sợ tốn tiền dây nhiều!
    Một vài thương hiệu trên thị trường hiện nay:


    Head Synthetic Gut

    Prince Synthetic Gut

    Prince Synthetic Gut w/ Duraflex

    Tecnifibre Synthetic Gut

    Dây tổng hợp có lõi nhiều lớp:

    Synthetic String with Multifilament Construction


    Để "nhái" cho giống với loại dây nhà giàu ruột bò chính hiệu, các kỹ sư chế ra loại dây có nhièu sợi xơ hóa học cao phân tử xoắn lại với nhau. Nếu bạn dùng kính lúp nhìn vào mặt cắt ngang của loại dây này (đa số có vẽ ở bên ngoài bao bì), bạn sẽ thấy các lớp sợi xoắn lại với nhau theo nhiều kiểu. Loại dây này không rẽ như loại trên, nhưng nó có giá trị cao hơn hẳn: tính năng được thiết kế tạo cảm giác gần như dây ruột bò chính hiệu.

    Để các bạn có một ý niệm, dây ruột bò có khoảng 1,000 loại xơ xoắn lại với nhau, trong khi dây tổng hợp kiểu này ngày nay có thể đạt tới 1,800 sợi xơ nhỏ xoắn lại!

    Khuyết điểm của loại dây này là nó không giữ được lực căng lâu như loại trên. Giá ban cũng rất cao và không phải lúc nào bạn cũng có chất lượng tương xứng với tính năng (do tác động dụ khị của quảng cáo của các hãng).
    Một vài loại dây thuộc kiểu này:


    Tecnifibre NRG2ong p

    Tecnifibre TrC

    Head Comfort Zone

    Head R.I.P. Control

    Wilson NXT

    Wilson NXT Tour
    Dây tổng hợp với bề mặt có cấu trúc đặc biệt:

    Synthetic String with Textured Surfaces :


    Để khắc phục nhược điểm của loại dây trên, các kỹ sư chế ra loại dây dày hơn, và bổ sung thêm bề mặt có các cấu trúc có cạnh (5 cạnh, 8 cạnh, xoắn các kiểu ...) nhờ đó dây có thể lâu đứt hơn mà vẫn tạo xoáy tương tự như các loại dây mỏng khác (nhưng mau đứt).

    Một loại dây như vậy hiện có ở thị trường là Prince Topspin with Duraflex.
    Dây tổng hợp với kiểu đan phối hợp sử dụng xơ Aramid:

    Synthetic Aramid Hybrid String Sets


    Nhằm đẩy yếu tố bền lên tới cực điểm, các kỹ sư chế ra loại dây này. Thường thì dây dọc mau đứt hơn dây ngang vì khi đánh banh thì dây này chạy nhiều nhất. Loại dây này ra đời nhằm thay thế laọi Kevlar vốn nổi tiếng là siêu bền nhưng cũng siêu cứng: bạn đánh banh vào đó nghe y như đánh vào miếng ván gỗ vậy. Loại dây này cho cảm giác tệ nhất, ít có lực, ít xoáy, và ít rung động nhất. Nói tóm lại nó là loại dây tệ nhất mà bạn có thể mua.

    Ưu điểm duy nhất của nó là nó siêu bền và ít biến động rung, do đó bạn có thể kiểm soát đường bóng của mình khá tốt.
    Một vài loại dây như vậy trên thị trường:
    Luxilon Big Banger 16 Original

    Luxilon ALU 16
    Dây tổng hợp sử dụng sợi Polyester và Polyester phối hợp:

    Synthetic Polyester and Polyester Hybrid String Sets


    Từ năm 2000 - 2001, loại dây này trở nên phổ biến vì các tay vợt hàng đầu ATP đua nhau sử dụng trong các giải đấu. Cấu trúc của loại dây này rất đơn giản: nó chỉ có một lớp lõi dài và một lớp bao phủ mỏng. Xét về độ bền, nó bền không thua gì dây Kevlar hay Aramid ở trên, nhưng cảm giác lì khi đánh có tốt hơn tuy vẫn gây khó chịu.

    Ưu điểm của nó là bền như Kevlar, và đánh có lực hơn cũng như êm tay hơn Kevlar.
    Một vài loại dây tiêu biểu trên thị trường:


    Sigma Pro Poly Plasma 1.18 hoặc 1.23mm

    Babolat RPM Blast - được Nadal, Jo Wilfred Zonga, Samantha Stozer và một số top 20 nam và nữ trong đánh đơn cũng như đánh đôi.
    Dây ruột bò:

    Natural Gut


    Đây là dây "đỉnh của đỉnh", và cho đến nay không có dây gì có thể thay thế được nó. Tuy nhiên giá thành của nó quá cao và bảo dưỡng vô cùng cầu kỳ: hễ ẫm là nó dễ ... đứt! Có thể nói nó là ông tổ của các loại dây multifilament, tức loại dây có nhiều sợi nhỏ xoắn lại tạo thành.

    Như vậy là tôi đã đưa các bạn đi 1 vòng về các loại dây cơ bản trên thị trường. Cùng với kiểu đan và mật độ dây, hãy tìm tòi và phát hiện thông số tối ưu phù hợp với lối đánh và ngân sách của bạn.

    Để giúp các bạn có thể có niềm vui khi thi đấu giao lưu, tôi đề nghị chúng ta sẽ tổ chức một giải thi đấu mini để làm quen với nhau cho các bạn chưa từng đoạt giải nào trong năm muốn giao lưu với nhau và có cơ hội đạt phần thưởng là một bộ dây tùy bạn chọn. Hãy liên hệ email của tôi để biết thêm chi tiết: your_best_decision_today@yahoo.com

  6. #16
    Chiều nay tôi có cơ hội gặp một vị phụ huynh đến nhờ tôi dạy tennis cho con trai của vị ấy. Câu chuyện của chúng tôi nhanh chóng chuyển sang một đề tài mà tôi muốn nêu lên ở đây để chúng ta có thể cùng nhau làm nên chuyện: chấn hưng con người Việt!

    Tôi muốn kêu gọi mọi tổ chức, cá nhân có thể cùng tôi làm nên một sự khác biệt cho con người VN trong đó tennis là một bộ phận:

    - Giáo dục cho các em một giá trị sống: sống phải có ước mơ, có đạo đức căn bản.

    - Giáo dục cho các em một nền tảng thể lực tốt, phù hợp với môn thể thao mà các em yêu thích: Tennis, Võ thuật, Khiêu Vũ, Bơi lội, Yoga, ...

    - Giáo dục cho các em một nền tảng ngoại ngữ vững chắc gồm 3 thứ tiếng: Anh, Đức, Hoa. Vì sao lại là 3 thứ tiếng này, vì đó là 3 nền kinh tế lớn toàn cầu hiện nay và khá gần gũi với thị trường Việt Nam

    - Giáo dục cho các em các kỹ năng mềm vô cùng cần thiết trong cuộc sống: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, làm việc nhóm, ...

    - Tìm hiểu và phát hiện năng khiếu sở trường của các em sớm nhất

    - Giáo dục cho các em các kiến thức căn bản về quản lý công việc tùy theo độ tuổi.

    Đây là một dự án lớn, nhằm đem lại sức khỏe, thành công và hạnh phúc nhanh nhất cho mọi cá nhân và gia đình Việt. Nó được xây dựng từ các kiến thức chuẩn của Hiệp Hội Quản Trị Hoa Kỳ, của Viện Nghiên Cứu Giáo Dục Việt Nam, Ban Giáo Dục của UNICEF và của nhiều tổ chức uy tín khác mà tôi từng có dịp cộng tác trên thế giới.

    Tôi rất mong nhận được sự quan tâm của mọi tổ chức và cá nhân có ý định, có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cùng tôi thực hiện dự án ích nước, lợi nhà này.

    Mọi chi tiết vui lòng liên hệ địa chỉ email của tôi your_best_decision_today@yahoo.com

  7. #17
    Tiếp theo loạt bài về dây và vợt, tôi muốn các bạn thảo luận về đề tài: Chuẩn bị thể lực để chơi tennis. Đề nghị các bạn cho ý kiến về vấn đề này:

    - Nó có quan trọng không?

    - Nó nên như thế nào?

    - Vì sao nó nên như vậy?

    ...

    Hy vọng các bạn thấy hào hứng với lối học thảo luận - thực hành - thi đấu có thưởng - tổng kết thực tế và bổ sung lý thuyết này.

  8. #18

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Cám ơn bác tuan_tuan có bài viết thật hay..........đúng là những yếu tố rất quan trọng trong tennis ...bác chấn hưng tennis việt nam đi em ủng hộ bác một tay....nhưng xem bài của bác xong em lại buồn .... nhiều khi muốn bỏ tennis cho rồi.

    Yếu tố số 1 : em có hơn bị nhiều.

    số 2 :Môi trường ,môi trường chơi tennis của em thì ra sân toàn vật vờ.chuyên bán đứng bán độ.

    số 3: Chỉ mình em tập trung ngoài ra họ tập riêng không à,ra sân toàn nói chuyện như bà tám như cái chợ hơn là sân tennis.....

    và còn rất nhiều chuyện lắm bác ạ......bác có nghe qua cái câu "đa kim ngân phá luật lệ" không ạ.......cứ có tiền là mua được.......nhiều thứ.........

    Em cầu nguyện hơn 10 năm chơi tennis không biết có hội tennis nào hội tụ những yếu tố như bác nói cho em gia nhập thì quá tốt.....

    Mong tennis luôn phát triển một ngày một hưng thịnh ....vì so với châu Á Việt Nam trong lòng tôi là vô định...........các nước khác họ không giỏi hơn VN,nhưng họ đi trước thì họ tới trước và hãy chờ ở đấy chúng tôi đi sau sẽ đến sau và khi ấy chúng ta sẽ biết...........chỉ sợ chúng ta không đi hoặc đi chậm........mà thôi..........mong rằng đời mình chưa được thì đời con cháu mình sẽ làm được............

  9. #19

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Dear bác Tuấn,

    Có một góp ý nho nhỏ về cách diễn giải. Việc lấy truyện tàu (kiếm hiệp) làm tiêu chuẩn nghe rất phản cảm, nhăng cuội. Nào là lăng ba vi bộ, mô phỏng mèo bắt chuột, kiếm ăn trên đồng...cho đến hoa sơn luận kiếm nghe kỳ cục lắm.

    Tennis là môn tây âu, bọn tàu còn chưa là gì trong môn này, huống chi ba cái tưởng tượng kiểu AQ của nó đem gán vô tennis thì coi thường người nghe quá.

    Đọc những bài trước đây của bác là nguồn cảm hứng để em nghiên cứu sâu về kỹ thuật tennis. Có hiểu ra một số kiến thức như cấu hình vung, ổn định cú vung, ổn định mặt vợt, trục xoay...nhưng vẫn còn chưa tường minh. Hy vọng sắp tới được tiếp thu nhiều hơn từ bác.

  10. #20
    Silver member
    Ngày tham gia
    Jan 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi tuan_tuan
    Dây tổng hợp sử dụng sợi Polyester và Polyester phối hợp:

    Synthetic Polyester and Polyester Hybrid String Sets


    Từ năm 2000 - 2001, loại dây này trở nên phổ biến vì các tay vợt hàng đầu ATP đua nhau sử dụng trong các giải đấu. Cấu trúc của loại dây này rất đơn giản: nó chỉ có một lớp lõi dài và một lớp bao phủ mỏng. Xét về độ bền, nó bền không thua gì dây Kevlar hay Aramid ở trên, nhưng cảm giác lì khi đánh có tốt hơn tuy vẫn gây khó chịu.

    Ưu điểm của nó là bền như Kevlar, và đánh có lực hơn cũng như êm tay hơn Kevlar.
    Một vài loại dây tiêu biểu trên thị trường:


    Sigma Pro Poly Plasma 1.18 or 1.23mm

    Babolat RPM Blast - được Nadal, Jo Wilfred Zonga, Samantha Stozer và một số top 20 nam và nữ trong đánh đơn cũng như đánh đôi.
    Em xin góp ý thêm về dây polyester.

    Với tennis hiện đại, kỹ thuật làm vợt khiến cho tốc độ vung vợt dễ dàng lên rất cao thì dây poly là loại dây phù hợp nhất. Nếu bạn đang đánh banh đủ để "nổ" banh (nhẹ thôi) chứ không chỉ ủn banh thì tốt nhất nên dùng dây poly, nếu không quen hãy tập thích ứng với nó, tìm tòi mọi loại poly để kiếm được loại dây poly phù hợp nhất.

    Vì sao Poly là lựa chọn tối ưu? Do dây poly có khả năng trượt lên nhau và đàn hồi theo cả hai chiều, điều này rất có ý nghĩa khi bóng biến dạng.

    - Ở tốc độ thấp, topspin chủ yếu được tạo ra do ma sát giữa dây vợt và bóng, điển hình như dây bô assaway cross fire, dây đan càng cứng càng cho nhiều spin.

    - Ở tốc độ cao, bóng vào dây biến dạng rất nhiều, lúc này dây poly có thêm khả năng biến dạng dọc theo mặt vợt (dây dọc trượt lên dây ngang) và đàn hồi lại trước khi bóng rời dây. Điều này giúp thu hồi 1 lượng lớn năng lượng va đập và đổi thành lực có phương tiếp tuyến tại điểm tiếp xúc. Việc này tạo ra heavy topspin. Dây poly đan cứng chưa chắc đã tạo topspin nhiều bằng độ căng phù hợp.

    - Nếu trước đây để tạo topspin mạnh, cần phải đánh vợt từ thấp lên cao rất gắt, điều này làm giảm tốc độ vợt (coi thêm tại topic Tuyển tập tennis). Dây Poly cho phép giảm góc nâng lên này mà vẫn đủ topspin nhờ biến dạng như phân tích ở trên. Người chơi chỉ cần quan tâm nhiều vào góc nghiêng mặt vợt (góc mở cổ tay) và tốc độ, không phải quá bận tâm đến góc nâng. Linh hoạt hơn và có khả năng đè bóng cao mà vẫn có tốc độ và spin. Năng lượng cặp chân được dồn cho việc đẩy tới trước hơn là đứng lên trên.

    - Các công nghệ tạo spin trên các cây vợt đời mới của Wilson như Steam 99S cũng dựa trên đặc tính này.

    Thực tế chứng minh, các tay vợt ATP hiện nay chuyển dần hết qua Poly. Khi cuộc chơi quyết định bởi tốc độ và topspin thì Poly là một chọn lựa tốt nhất.

    Nếu bạn là người đánh mạnh nhưng không dùng dây poly vì một lý do nào đó, bạn hãy nghĩ lại, và có rất nhiều loại poly bạn nhé, từ cứng mềm, bung, êm, bám...và không phải dây mắc là phù hợp.

    P/S: Việc dây poly và vợt ngày càng cải tiến chất lượng, khiến cho cách đánh tennis cũng thay đổi. Dẫn đến sự thống trị của cách đánh Double Bend và kiểu vung cần gạt.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •