Trang 1 của 9 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 83
  1. #1

    Những yếu tố để làm nên một tay vợt giỏi.

    "Thành công là một quá trình nghiên cứu và tập luyện đúng phương pháp, chứ không đơn giản chỉ là một đích đến để phấn đấu"

    Hãy thử tưởng tượng bạn đang đi đua xe, và sau khi xuất phát, bạn cảm thấy lạc lỏng vì không biết đường. Niềm hào hứng lúc đầu của bạn lúc này toi dần, và bjan bắt đầu sợ, tệ hơn nữa lf hoang mang không còn động lực chạy thi tiếp. Rõ ràng là khi chạy xe đua mà biết rõ đường chạy, bạn sẽ có động lực khác hẳn với người chạy xe đua mà không rành đường đua ra sao.

    Đó cũng là lý do mà nhiều bạn tốn kém tiền tập và chơi đã lâu mà vẫn không thấy mình tiến bộ dù đã cố gắng tập luyện (khác tôi - biết mà làm biếng tập), tôi ghi lại đây các yếu tố quan trọng nhất để làm nên một tay vợt giỏi, dựa trên kết quả phỏng vấn của tôi với nhiều cao thủ, các HLV quôc tế mà tôi từng gặp trong chuyến đi vừa qua:

    Những yếu tố để làm nên một tay vợt giỏi.

    Nếu coi cây vợt tennis là một cái cây, thì người chơi nào hiểu rõ được các kiến thức sau đây và tập luyện đúng phương pháp sẽ hiểu rõ bộ rễ của cái cây đó, và có thể cải thiện mọi vấn đề gặp phải khi chơi tennis từ gốc rễ để nhanh chóng trở thành một tay vợt có đẳng cấp:
    1- Đam mê:

    Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất, vì vậy tôi để nó đứng hàng đầu. Nếu không thực sự đam mê, bạn không thể nào tiến xa trong bất cứ lãnh vực nào của cuộc sống, và tennis cũng không ngoại lệ.
    2- Môi trường chơi tennis:

    Một môi trường gồm toàn những người giỏi, tập luyện và học hỏi không ngừng sẽ giúp bạn nhanh chóng gia nhập vào các tay vợt hàng đầu của thế giới. Ở các học viện của Pháp và Đức mà tôi vừa tham dự về, luôn có các tay vợt top 30 ATP thường xuyên ra sân luyện tập cùng các vận động viên nghiệp dư.

    Kết quả là bạn luôn có tấm gương tập luyện nghiêm túc trước mặt, và không lạ gì các tay vợt đến đó học rất mau tiến bộ.
    3- Kỹ luật và tinh thần tập trung cao độ.

    Cái này sẽ ảnh hưởng đến kết quả chơi tennis hàng ngày của bạn:

    Nếu cứ đánh mà thắng không có phần thưởng xứng đáng với công sức bỏ ra, và thua không bị trừng phạt xứng đáng thì bạn khó lòng tiến bộ khi chơi tennis.

    Điều quan trọng để trở thành tay vợt giỏi là tính kỹ luật và tinh thần tập trung khi tập cũng như khi thi đấu. Tại các học viện uy tín, họ có cách khích lệ tinh thần rất hay, và cũng có cả những biện pháp kỹ luật nghiêm khắc. Bạn có thể bị họ cho thôi học, nếu bạn tỏ ra không có kỹ luật tập luyện (cho dù bạn có đóng đủ tiền - rất mắc - họ cũng từ chối không dạy tiếp).
    4- Cách cầm vợt:

    Nếu như ba yếu tố đầu tiên thiên về yếu tố tinh thần, thì từ yếu tố thứ 4 đến thứ 7 này là các yếu tố về kỹ thuật sử dụng vợt và banh, cũng như cơ bắp trên cơ thể bạn.

    Điều thú vị khi tôi nghe họ giảng giải về cách cầm vợt, thì hởi ôi, đa số chúng ta chẳng mấy ai nói đến những yếu tố cực kỳ quan trọng này. Thế mà đây lại là lý do chính yếu khiến đa số người chơi cứ tiến ngang tới mức nào đó là dừng, và cuối cùng lại phải tập lại cách cầm vợt sau hơn chục năm tập chơi tennis!

    Tôi sẽ đi vào chi tiết sau khi viết loạt bài kỹ thuật mới nhất về Tennis. Ngay từ bây giờ, bạn chỉ cần hiểu các yếu tố sau đây:

    - Tennis khác với Golf là bạn không có thời gian để sửa dáng đứng, vị trí và ngắm nghía thời tiết, vị trí trên sân rồi mới đánh. Bóng đến quá nhanh và có thể ở đủ mọi hướng khiến bạn phải có cách cầm vợt cực kỳ linh động và rèn luyện khả năng đánh được với nhiều cách cầm vợt khác nhau cho từng loại bóng đến!

    - Nếu nói tới cầm vợt mà ta chỉ nói có chuyện cầm cán số mấy thì thật là thiếu sót. Bạn cần am hiểu lúc nào cầm chặt, lúc nào lỏng, vị trí chính xác các ngón trên cán vợt và vì sao nó nên như thế.

    - Cho dù bạn có chạy nhanh đến vị trí bóng đi nữa, cầm vợt sai sẽ khiến cú đánh của bạn không được chính xác và mạnh mẽ như bạn có thể đánh, và vì vậy bạn sẽ chỉ là mồi ngon cho đối thủ ghi điểm mà thôi.
    5- Tư thế đánh:

    Một tư thế đúng sẽ giúp bạn đánh được nhiều kiểu (đánh mạnh, đánh nhẹ, kể cả động tác giả để lừa đối thủ), đánh chính xác, và cuối cùng quan trọng không kém là đánh mạnh mà tốn ít sức hơn đối thủ. Tóm lại là bạn đánh hiệu quả hơn đối thủ!
    6- Kỹ thuật đánh:

    Tùy theo vị trí bóng đến và vị trí ta đang đứng trên sân (hay di chuyển tới) mà ta có thuận tay, trái tay, lưới, giao bóng. Ngoại trừ giao bóng, các cú quả khác đều đòi hỏi phải được tập ở các vị trí bóng khác nhau: trước người, ngang người và cả sau người.

    Chưa hết, với mỗi cú đánh, bạn phải tập được các kiểu phát lực đánh cơ bản:

    - đánh dùng lực đẩy

    - đánh dùng lực đánh

    - Đánh với chân đứng trên mặt đất

    - Đánh với chân bay trên không

    - Đánh với trục quay là ở đâu (vì rất nhiều động tác đánh là có dùng đến lực xoay, đặc biệt là xoay tay và xoay hông)

    Am hiểu kỹ thuật của từng loại và sử dụng nó đúng lúc sẽ giúp bạn sớm tham gia vào đội ngũ cao thủ có những cú đánh chính xác và sấm sét.

    Trong mỗi kiểu lại chia ra thuận tay, trái tay, smash, lưới, giao bóng, ...
    7- Di chuyển:

    Tennis là môn của cuộc đọ sức về di chuyển. Dầu bạn đánh có đúng kỹ thuật (mạnh và chính xác), nhưng bạn không thể chạy tới bóng thì mọi chuyện đều vô ích.
    8- Dinh dưỡng:

    Tôi đã từng thấy họ bắt các học viên ăn ở trong một tuần (học viện lo luôn bữa ăn cho các vận động viên và học viên). Mục đích là tạo cho học viên một môi trường chuyên nghiệp. Bữa ăn được tính toán kỹ lưỡng với khẩu phần hợp khẩu vị, cung cấp đủ và đúng calo cũng như các chất bổ cho các VĐV.

    Tôi sẽ có một bài viết kỹ hơn về cách tổ chức bữa ăn cho khoa học khi chơi tennis.
    9- Thi đấu thường xuyên, và có thống kê kết quả các cú đánh:

    Tập là một chuyện, nhưng họ luôn thi đấu mà có ghi chép kết quả nhận xét từ các HLV. Cuối buổi luôn là buổi nói chuyện phân tích về những điểm yếu và điểm mạnh. Từ đó thảo luận với học viên về cách để tập luyện khắc phục.
    10- Tập luyện tinh thần và thái độ tích cực

    Cuối cùng, là tuy tập rất nặng, nhưng họ có cách làm cho bạn luôn cảm thấy hứng khởi và tràn đầy năng lượng lúc tập. Hầu như ngày hôm sau đều phải tập nặng hơn ngày trước, nhưng do được tổ chức quá tốt, bạn không hề thấy chán mà lại thấy càng ngày càng thích thú với những khám phá mới lạ trong bộ môn này.

    Tôi viết những dòng này chỉ để gợi ý cho các bạn một lớp học lý tưởng để tạo ra các VĐV đỉnh cao. Ở điều kiện VN, với mục tiêu chỉ chơi phong trào, và giải thưởng chẳng là bao so với tiền của đổ ra đầu tư, đâu là cách tổ chức phù hợp với túi tiền và nhu cầu của các đam mê tennis như là thú vui cuối ngày.

    Tùy vào điều kiện mỗi người, chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức các chương trình đào tạo + thi đấu như trên mà vẫn chỉ tiêu tốn số tiền chơi tennis hàng tháng như hiện nay. Và trong tương lai, tôi sẽ viết một bài phân tích cặn kẻ từng dòng chi phí.
    11- Am hiểu công cụ chơi tennis của mình

    Cụ thể là hiểu rõ loại vợt mình chơi, dây căng, độ căng dây, và mặt sân.
    12- Chiến thuật đánh đơn, đôi và chiến thuật đánh giải để kiếm tiền tập tiếp:

    Tùy theo năng khiếu, mỗi học viên sẽ được dạy để hình thành trường phái chơi của mình từ rất sớm.

    Mặc dầu có thể có nhiều cách phân loại lối chơi, chúng ta có thể phân thành 4 loại chính như sau:
    Đánh “đĩa” khắp sân:
    Những tay vợt này di chuyển rất nhanh nhẹn, họ đánh đều cuối sân, đánh passing chuẩn xác, và lốp rất khó chịu. Những tay vợt này cần trang bị năng lượng aerobic (xem bài giải thích về aerobic đã đăng), sức bền của cơ bắp.
    Tấn công mạnh mẽ cuối sân:
    Những tay vợt này cần nhanh, mạnh, bền, để có thể đấu bền bóng với đối thủ, và thường xuyên đánh banh nặng để thắng trong các cuộc đấu đôi công với đối thủ. Khả năng di chuyển bộ chân tốt cũng như khả năng giữ thăng bằng hoàn hảo là hai yêu cầu khác nữa của các tay vợt chơi kiểu này.
    Chơi đều khắp sân:

    Đây là kiểu vận động viên điển hình, họ nhanh nhẹn và khả năng về sức bền cho phép họ di chuyển nhanh chóng trên khắp mặt sân.
    Giao bóng lên lưới:
    các tay vợt này cần phải có độ rướn tốt, nhanh nhẹn, và có cú smash cũng như cú bỏ nhỏ hoàn hảo.

    Nắm vững kiểu chơi của mình phù hợp với tố chất bản thân sẽ giúp bạn hoạch định kế hoạch tập luyện hợp lý ngay từ đầu, từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí để nhanh chóng trở thành cao thủ trong tennis. Thế nào là phù hợp với tố chất bản than? Đó là khi bạn tập luyện và thấy mình làm động tác đó dễ dàng, còn các động tác khác lại khó khăn vô cùng (nhưng lại dễ dàng với người khác).
    13- Tập thể lực phụ trợ:

    Hầu như buổi tập nào cũng có các bài tập thể lực. Tất cả đều được tính toán khoa học nhằm tạo dựng sức bền, tốc độ, và mức độ phản xạ tới mức thành phản xạ vô điều kiện.

    Sau khi chọn lối chơi của mình như thế nào, bạn cần tập thể lực để phù hợp với nó. Một người chuyên chạy khắp sân để cứu bóng cần phải luyện sức bền , trong khi một tay vợt chơi giao bóng và vô lê lại phải tập trung luyện sức mạnh nhiều hơn. Dĩ nhiên là cả hai đều cần phải cực kỳ lanh lẹ.

    Hôm nay như thế đã. Hẹn gặp lại trong bài tới. Mọi thắc mắc các bạn có thể hỏi ở đây, hoặc gửi email cho tôi theo địa chỉ your_best_decision_today@yahoo.com.vn

    Tôi sẽ cố gắng dành thời gian trao đổi với các bạn. Đó cũng là cách để bộ sách Tuyển Tập Kỹ Thuật Tennis Việt có thể giải đáp mọi gút mắc trong quá trình nâng cao trình độ hiểu biết của các bạn trong môn thể thao mà bạn và tôi đang đam mê và sắp chán.

    Điều mà tôi thắc mắc hiện nay là, ở VN, hiện đâu là nơi tổ chức dạy bài bản nhất. Tôi thật sự muốn đến đó nghiên cứu thử. Bạn nào biết vui lòng cho tôi biết, và cũng cho các bạn khác biết trên diễn đàn này.

  2. #2

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0
    Em nghĩ là bác nên đưa thêm nội dung "Có một HLV được đào tạo bài bản và tâm huyết với nghề kèm cập" và "Có sự chuẩn bị phù hợp về tài chính để tập luyện và sinh hoạt trong môi trường mới khi đạt được sự tiến bộ để thi đấu ở cấp độ cao hơn".

    Chuyện tập trung đấu giải để kiếm tiền hiện tại ở Việt Nam có lẽ là không tưởng, có chăng chỉ là đánh độ mà thôi.

  3. #3

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi lenhhocaca
    Em nghĩ là bác nên đưa thêm nội dung "Có một HLV được đào tạo bài bản và tâm huyết với nghề kèm cập" và "Có sự chuẩn bị phù hợp về tài chính để tập luyện và sinh hoạt trong môi trường mới khi đạt được sự tiến bộ để thi đấu ở cấp độ cao hơn".

    Chuyện tập trung đấu giải để kiếm tiền hiện tại ở Việt Nam có lẽ là không tưởng, có chăng chỉ là đánh độ mà thôi.
    Ý của bạn cũng là một ý hay. Tôi sẽ cân nhắc đưa nó vào phần Môi trường luyện tập tennis, vì thực tế ở các học viện Tennis quốc tế, học viên được học không phải với một thầy, mà là nhiều thầy: thầy kỹ thuật (vài ông, mỗi ông chuyên một cú), thầy thể lực (vài ông, mỗi ông chuyên một bộ phận của cơ thể), thầy tâm lý (vài ông nữa), ...

    Còn về chuyện kiếm tiền nhờ đánh tennis, hay nhờ nghề tennis nói chung, ở VN có đặc thù khác với các nước khác vì môi trường chuyên nghiệp ở ta chưa đạt trình độ như các nước tiên tiến. Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng có thể sống đựoc với nghề tennis, và trong chừng mực nào đó, đánh độ với đánh giải không khác nhau mấy nếu xét đánh để có tiền đánh tiếp!

    Còn nếu tính chuyện đánh hay ở VN, rồi ra nước ngoài đánh mướn cho các công ty câu lạc bộ nước ngoài để đi theo con đường chuyên nghiệp là chuyện hoàn toàn khả thi ở thời buổi toàn cầu hóa này! Vì vậy vấn đề là bạn có đam mê, có năng khiếu, có thời gian, có tính cách của nhà vô địch, có mục đích rõ ràng, và có người hướng dẫn đường đi nước bước hay không mà thôi.

    Mọi chuyện tôi vừa liệt kê ở trên hiện nay đều có, phân nữa trong đó là do chính con người đó có chịu làm, chịu trả giá hay không mà thôi!

  4. #4

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Bạch Xuyên
    Có dịp, tôi mời bác lên Phản Tây Phàn luận Lạc Hồng thần kiếm (vợt) với tôi.

    Ở Việt Nam mà Hoa Sơn luận vợt thì tréo nghoe cẳng ngỗng!
    Thú thật là tôi không biết chổ bác nói là chổ nào.

    Tôi mượn Hoa Sơn là mượn ý của tác giả Kim Dung để nói cho văn vẻ, chứ còn thực sự ở VN mà nói là có Lạc Đạn thần kiếm gì gì đó thì e rằng không thuyết phục thế giới lắm vì VN chưa có ai sản xuất được cây vợt như Trung Quốc đang làm. Làm chưa được cây vợt thì khoan hãy nói tới tôi đây có kiếm thần này nọ!

    Nhân đây tôi cũng xin nói luôn là 90% các nội dung tennis mà tôi viết ra là học ở phuơng Tây (sách vở tennis nhà tôi đầy cả một phòng), phần đóng góp kinh nghiệm cá nhân của gia đình tôi cũng có, nhưng chỉ chiếm khoảng 10% mà thôi, nhưng nó lại là phần mà thế giới chưa nói đến (hay chưa biết đến không chừng).

  5. #5

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi tuan_tuan
    Thú thật là tôi không biết chổ bác nói là chổ nào.

    Tôi mượn Hoa Sơn là mượn ý của tác giả Kim Dung để nói cho văn vẻ, chứ còn thực sự ở VN mà nói là có Lạc Đạn thần kiếm gì gì đó thì e rằng không thuyết phục thế giới lắm vì VN chưa có ai sản xuất được cây vợt như Trung Quốc đang làm. Làm chưa được cây vợt thì khoan hãy nói tới tôi đây có kiếm thần này nọ!

    Nhân đây tôi cũng xin nói luôn là 90% các nội dung tennis mà tôi viết ra là học ở phuơng Tây (sách vở tennis nhà tôi đầy cả một phòng), phần đóng góp kinh nghiệm cá nhân của gia đình tôi cũng có, nhưng chỉ chiếm khoảng 10% mà thôi, nhưng nó lại là phần mà thế giới chưa nói đến (hay chưa biết đến không chừng).
    Bac Tuan_Tuan nay dung la cao thu.

    Nhung dai ban doanh cua bac o dau the?Hom nao co dip xin duoc giao luu hoc hoi.

  6. #6

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Hoa Sơn Luận Vợt

    Với người chơi tennis, cây vợt ví như bảo kiếm của người chiến sĩ Samurai Nhật Bản. Một cây vợt phù hợp có thể biến bạn thành một cao thủ nếu bạn thực sự hiểu biết về nó và những yếu tố khác. Để giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan và khoa học, tôi viết loạt bài này hy vọng giúp các bạn có thể chọn cho mình cây vợt thực sự ưng ý, một ... vợ hai đúng nghĩa!

    Cách chọn một cây vợt
    Một cây vợt không thích hợp có thể hạn chế khả năng chơi của bạn và cũng có thể là nguyên nhân gây ra chấn thương cho bạn. Do đó, chọn một cây vợt đúng rất quan trọng trong tennis. Điều không may là, có rất nhiều yếu tố mà các bạn nên biết khi chọn vợt.

    Bạn cần biết rằng, giá cả của một cây vợt không phải là yếu tố duy nhất. Cây vợt phải thực sự phù hợp với bạn, và lý tưởng là nên mượn đánh thử trước khi bạn ra quyết định cuối cùng.

    Nếu bạn muốn mua một cây vợt, và bạn không phải là người mới tập chơi, tôi khuyên bạn nên đánh thử trước khi chọn. Cá nhân tôi từng vài lần do vì nễ, mua vợt mà không đánh thử, hậu quả là tôi phải “tống khứ” nó đi chỉ sau 4 giờ đánh thử vì ... dính chấn thương nhẹ! (may mà tôi dừng kịp lúc và dưỡng thương đúng phép)

    Bạn cũng nên biết, đọc những quảng cáo rùm beng về cây vợt, hoặc chỉ cầm cây vợt múa qua múa lại mà không thực sự đánh trên sân (với bóng) hoàn toàn không đủ cơ sở để bạn chọn mua cây vợt đó.

    Tương tự như vậy, bạn không nên tặng một cây vợt cho ai đó khi họ đã quen chơi với một cây vợt nào đó, hoặc khi họ chưa đánh thử qua cây vợt đó như tôi gợi ý sau đây.
    Thế nào là thử vợt đúng cách?


    Nếu bạn có thử vợt, hãy cố gắng đánh nó nhiều lần, với các cú quả khác nhau (cuối sân, lên lưới, giao bóng, …).

    Một cây vợt lúc đầu có thể có vẻ O.K lúc đầu, nhưng sau vài set hoặc một đến hai giờ thi đấu sẽ bộc lộ vài điểm thay đổi quan trọng mà bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được.

    Bạn không cần phải điều chỉnh lối chơi tùy theo cây vợt. Lối chơi là thiên khiếu của bạn, do đó rất khó thay đổi. Hãy lựa chọn cây vợt phù hợp với lối chơi chứ không phải ngược lại!

    Bạn cũng cần coi chừng với những cây vợt lúc đầu "hớp hồn" bạn bởi sức mạnh mà nó mang lại, thế nhưng như tôi đã nói trước đây, có sức mạnh mà không có độ kiểm soát thì cũng … vô ích. Do đó hãy bảo đảm rằng trong suốt lúc đánh thử, bạn không mắc quá nhiều lỗi so với lúc bình thường.
    Những đặc điểm của một cây vợt:
    Trọng lượng cây vợt có ảnh hưởng thế nào?

    Trung bình các cây vợt có trọng lượng từ 270 gram đến 370 gram (tính luôn cả trọng lượng dây). Vợt nhẹ có ưu điểm là dễ điều khiển, bù lại nó làm cho lực của cú đánh yếu hơn (với cùng một kỹ thuật đánh). Ngược lại, vợt mạnh giúp cú đánh dễ có lực hơn, nhưng lại khó điều khiển hơn.

    Vì vậy, lời khuyên là đừng bao giờ sử dụng vợt nặng khi bạn mới chơi, khi bạn đã có tuổi, khi mới hồi phục khi chấn thương, và đặc biệt là khi cú đánh còn chưa đúng kỹ thuật.

    Đừng lầm trọng lượng cây vợt với điểm cân bằng của nó: Một cây vợt nhẹ có thể hóa thành nặng khi điểm cân bằng nằm gần đầu vợt. Đây chỉ là kiến thức vật lý cơ bản.

    Vợt càng nặng càng hấp thụ nhiều hơn các rung động truyền đến tay của bạn, giúp giảm nguy cơ chấn thương.

    Bạn cũng nên biết vài thông số sau đây:

    • Dây đan vợt nặng khoảng 15 đến 20 gram,

    • Miếng chống rung nặng khoảng 2 gram,

    • Một miếng quấn cán nặng khoảng 8 gram.

    Do đó, nếu gắn hết “phụ tùng” này lên thì cây vợt bạn tăng lên khoảng 25 gram. Kinh nghiệm cho thấy, chỉ cần khác biệt 10 gram đủ để ảnh hưởng đến kỹ thuật khi đánh.

    Vậy thì, nên chọn vợt có trọng lượng bao nhiêu?

    • Khi mới chơi, tốt nhất là chọn vợt nhẹ (khoảng 300 gram),

    • Với những tay vợt chơi đứng lưới nhiều (đánh đôi chẳng hạn), hoặc các tay vợt có biên độ đánh ngắn, nên chọn vợt nhẹ để dễ điều khiển

    • Cao thủ thường hay chọn vợt nặng (>= 320 gr.)

    Siêu cao thủ thì cỏ cây hoa lá gì cũng có thể biến thành vợt hết. Mấy vị đó luyện tennis đã đến mức tam hoa tụ đỉnh, ngũ khí triều nguyên, nội ngoại tương hợp, thân pháp vô ảnh, nhãn pháp vô tình, ... túm lại là đã thuộc võ lâm ngũ tuyệt, không còn gì phải bàn.

    Ví dụ: Người viết bài này từng thấy có 2 siêu cao thủ đấu nhau: Một người cầm cây chổi quét nhà đánh với người kia cầm cái ghế đẩu mà vẫn đánh ăn 6-4, 6-2!
    Giới thiệu vài loại “kiếm” phái

    Hãy mang vợt đến các tiệm và đo điểm cân bằng (sau khi đan dây và gắn phụ kiện). Thiết bị đó giúp bạn xác định điểm cân bằng của cây vợt chính xác nhất. Bạn cũng có thể ước lượng bằng cách làm thủ công, nhưng mất công hơn!
    Các loại vợt có điểm cân bằng ngay giữa:

    Chiều dài cây vợt thường là 68.5 cm, và điểm cân bằng nằm ở khoảng 34 cm tính từ cán vợt.

    Cây vợt bạn mà thuộc loại này thì nó là loại vợt đa năng, được các cao thủ của phái Hoa Sơn Tennis kiếm sử dụng.
    Vợt có điểm cân bằng ở đầu vợt

    Các loại vợt này có đặc điểm là cầm lên thì thấy nó nặng ở đầu vợt. Loại vợt này là đặc điểm của phái Hằng Sơn Tennis Kiếm. Các vị Sư Thái ở đó sử dụng để tăng lực cho cú đánh của họ.

    Các cây vợt loại này đều chịu chung nguyên tắc: hễ tạo lực mạnh thì khó kiểm soát để đánh chính xác, đồng thời cũng khó điều khiễn. Đó là lý do các vị Sư thái phái này thường tập thêm Yoga Tĩnh Công của Tennis Cửu Âm Chân Kinh để có thể sử dụng được nó.
    Vợt có điểm cân bằng ở cán

    Loại vợt này có đặc điểm là kém tạo ra sức mạnh, nhưng lại cực kỳ dễ điều khiễn và xoay trở khi đánh. Đây là loại vợt của phái Tung Sơn nổi tiếng giang hồ.

    Chiều dài vợt

    Chiều dài maximum theo luật Giang Hồ Kiếm là 73,66 cm. Chiều dài tiêu chuẩn của các lò đúc kiếm là 68.5 cm.

    Khi cây “kiếm” dài hơn 69 cm, thì người ta gọi nó là XL (lấy từ ý tưởng quần áo – hạ nhục thanh kiếm của phái Tennis chúng ta), "longbody" hoặc "stretch" (nghĩa là “thân dài” hoặc “kéo dãn”)

    Cây vợt dài có thể giúp tăng tầm với, thêm chút đỉnh công lực khi giao bóng nhưng khó điều khiễn.

    Với các bạn mới nhập môn, lời khuyên là sử dụng cây vợt chuẩn của Hoa Sơn kiếm phái là tốt nhất.
    Kích cỡ mặt vợt

    Kích cở mặt vợt được tính bằng cm². Nó là diện tích của phần đan dây của vợt.

    Mặt vợt nhỏ

    Diện tích mặt vợt loại này khoảng 600 cm².

    Vợt loại này giảm uy lực nhưng tăng độ kiểm soát

    Vì vậy nó phù hợp cho bậc cao thủ hay chơi đánh flat (ít xoáy) hoặc chơi lưới như Sampras.

    Mặt vợt lớn

    Diện tích mặt vợt loại này là 660 cm² và 740 cm².

    Vợt loại này tăng uy lực cú đánh nhưng giảm độ chính xác.

    Tôi khuyên các bạn mới chơi hoặc các bạn chơi giỏi nhưng thiên về đánh xoáy chơi loại này.

    Vì sao? Bạn nào đọc bài đan dây kiểu quái đãn của tôi sẽ thấy nó giúp các sợi dây dọc di chuyển tự do hơn, nên hỗ trợ tạo thêm xoáy hơn!

    Mặt vợt trung bình

    Loại này có diện tích mặt vợt khoảng 630 cm² và 645 cm².

    Một lần nữa, loại này là đặc thù của Hoa Sơn Kiếm Phái, nơi cao thủ đông như kiến có nhiều trường phái khác nhau trong cùng một phái!
    Độ cứng của cây vợt

    Độ cứng của cây vợt đo bằng đơn vị là Rahmen (RA), con số này càng cao, thì khung vợt càng cứng.

    Độ cứng của vợt nói lên khả năng bị biến dạng của vợt khi nó va chạm với bóng.

    Một cây vợt được coi là mềm khi chỉ số Rahmen là khoảng 55 et 60, bán cứng là khoảng 62-67 và cứng là trên 67.

    Những ngộ nhận về độ cứng của cây vợt

    Đây là một sai lầm rất phổ biến, thậm chí trong số các HLV chuyên nghiệp hiện nay, rằng họ tưởng rằng vợt càng mềm thì vợt càng giúp cho cú đánh mạnh hơn, và các cây vợt cứng thì làm cho cú đánh yếu đi.

    Thực sự thì khi vợt mềm, nó hấp thu bớt năng lượng từ bóng chuyền sang khi va đập, và do đó làm cho bóng bay đi yếu hơn là khi vợt cứng.

    Một điều nữa là người chơi thường hay lầm lẫn giữa vợt “cứng lúc chơi” với “vợt cứng” theo định nghĩa ở đây: một cây vợt “cứng lúc chơi” không phải là cây vợt “cứng với số đo Rahmen ở trên”. Máy đo độ cứng khá đắt tiền, và tôi không nghĩ là ở xứ ta có cửa hàng nào trang bị nó.
    Độ cứng của vợt và sự thoải mái khi chơi
    Cây vợt quá cứng sẽ dể gây chấn thương vì nó hấp thụ quá ít năng lượng của cú va chạm từ bóng, và năng lượng đó tất nhiên là truyền lên cánh tay của bạn!

    Nếu bạn bị đau cơ hoặc mạch máu ở cánh tay hoặc gân, rất có thể là bạn đang sử dụng một cây vợt quá cứng.
    Độ cứng của vợt và khả năng tạo xoáy

    Cây vợt mềm biến dạng nhiều hơn cây vợt cứng khi va đập với bóng. Nhờ vậy bóng nằm lâu trên mặt vợt hơn, và vì vậy dễ tăng cường độ xoáy hơn.

    Kết luận: Làm thế nào để chọn độ cứng phù hợp?

    Trên đây ta đã thấy: Vợt cứng tạo lực nhiều, nhưng ít tạo xoáy. Ngược lại, vợt mềm giúp bóng nằm trên dây vợt lâu hơn, do đó tạo xoáy nhiều hơn,và độ chính xác cao hơn.

    Nếu bạn mới tập chơi, hãy chọn một cây vợt giúp bạn có sức mạnh.

    Nếu bạn đã có chút đỉnh đẳng cấp, hoặc bạn thường xuyên đánh bóng ra ngoài sân, bạn nên nghĩ tới tìm một cây vợt mềm hơn, để có độ kiểm soát tốt hơn.

    Như vậy là ta đã có những hiểu biết cơ bản về các đặc tính của cây vợt. Từ nay bạn có thể lên đường tìm kiếm cây kiếm nào có thể hỗ trợ cho trường phái chơi của bạn.

  7. #7

    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Dungkorea
    Bac Tuan_Tuan nay dung la cao thu.

    Nhung dai ban doanh cua bac o dau the?Hom nao co dip xin duoc giao luu hoc hoi.
    Cám ơn bác đã có lời khen. Thật sự thì tôi đánh rất dỡ vì ... làm biếng tập (dầu lý thuyết đầy một bụng). Một trong những nguyên nhân là tôi không tìm được Hội nào chơi theo tiêu chuẩn cao mà tôi đề ra. Đa số tôi chơi một thời gian rồi chán và ... bỏ (như hiện tại tôi chẳng đi đánh ở sân nào ở VN, mà chỉ vác vợt qua Pháp đánh như vừa rồi - khoảng vài tuần rồi về - vì đánh ở đó đông vui hơn nhiều nhưng hơi bị mắc mỏ!)

    Nhưng đó là chuyện khác. Hiện lúc này tôi chỉ mong chúng ta cùng bàn thảo những hiểu biết về dây vợt như các câu hỏi ở trên, để có thể kết thúc đề tài đó và đi sang đề tài khác thú vị hơn. Còn nếu đề tài tôi đang nêu không có ai quan tâm muốn biết thì cũng xin phát biểu để đi qua đề tài khác cho rồi.

    Mời các bác tham gia ý kiến ý cò cho vui.

  8. #8

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Mình đả xem bài của bạn,và các ý comment của người đọc,tóm lại khen có,chê có... nhưng trong phạm vi 2 bài này mình thấy bạn là người am hiểu và đam mê TN ,bài viết của bạn rất logic,nhưng đây mới chỉ là phần giới thiệu,rất mong được xem những phân tích cụ thể tứng phần tiếp theo của bạn. chúc bạn khỏe và thành công.

  9. #9

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Tran.Hien
    Mình đả xem bài của bạn,và các ý comment của người đọc,tóm lại khen có,chê có... nhưng trong phạm vi 2 bài này mình thấy bạn là người am hiểu và đam mê TN ,bài viết của bạn rất logic,nhưng đây mới chỉ là phần giới thiệu,rất mong được xem những phân tích cụ thể tứng phần tiếp theo của bạn. chúc bạn khỏe và thành công.
    Cám ơn những nhận xét của bạn.

    Sự thật là tôi đang viết lại một bộ sách về Tennis đầu tiên của người Việt, do người Việt viết và viết cho người Việt. Sau này khi có điều kiện, tôi muốn dịch nó sang nhiều thứ tiếng, để góp phần vào việc nâng cao trình độ của mọi người yếu tennis trên toàn thế giới. Bộ sách này cung cấp mọi thứ cần biết để có thể chơi tennis hay hơn hiện tại, cũng như có thể kiếm sống bằng nghề tennis.

    Là một người trưởng thành, tôi hiểu và luôn chấp nhận có thể bị ném đá khi đi ra đường, nhất là với loại công việc tôi đang làm. Không sao cả, tôi coi đó là một thách thức phải vượt qua, và lấy kết quả thực tế để nhận xét đánh giá về chất lượng công việc của mình: truyền bá phương pháp tu tập Tennis hiện đại.

    Bài viết trên tôi mới chỉ đụng sơ qua vấn đề vợt (còn có thể nói nhiều điểm nữa). Bài sắp tới tôi nói về dây vợt, với ý định cung cấp cho người yếu tennis một cái nhìn về dây, cũng như có thể giúp họ tìm mua được dây phù hợp với giá tốt nhất Việt Nam. Hy vọng là từng bước đi cụ thể như vậy có thể lôi kéo được nhiều người phụ tôi trong công việc đầy ý nghĩa: Chấn hưng Tennis Việt!

  10. #10

    Ngày tham gia
    Aug 2013
    Bài viết
    0
    Tầm Quan Trọng của Dây Vợt.

    Ai chơi tennis cũng thấy rõ là chẳng mấy khi bóng không chạm vào cây vợt đẹp và mắc tiền của bạn, nhưng nó luôn chạm vào dây vợt. Do đó hiểu biết về dây vợt và quá trình va chạm đó có tầm quan trọng đặc biệt trong kho kiến thức của bạn về Tennis.

    Khi bạn mới mua một cây vợt mới, hay bị đứt dây và đi đan lại, bạn có thể làm theo cảm tính, hoặc đi hỏi kinh nghiệm của bạn bè, của chủ tiệm đan dây, và híhuwxxng ra về với bộ dây đó. Đa số tôi thấy hiện nay là vậy, và hiện cho tới nay chưa có bài viết tiếng Việt nào cung cấp cho bạn cơ sỡ khoa học của việc chọn dây. Đó là lý do tôi viết bài này cho các bạn.

    Trước hết tôi muốn bạn nhận ra 3 vấn đề về dây: loại dây, số kg đan và cách đan. Nhiều bạn chỉ chú trọng đến việc chọn bộ dây mà lại bỏ qua 2 yếu tố còn lại trong khi các yếu tố này có tể phủ định hoàn toàn tính năng của loại dây đắt tiền mà bạn chọn. Hãy cùng tôi điểm qua vài vấn đề sau đây khi ra quyết định mua dây và căng dây để đánh:

    - Bạn đan 28 Kg trên một mặt vợt nhỏ 98 và đang 18 Kg trên mặt vợt 110. Sự khác nhau của chúng sẽ như thế nào?

    - Bạn đan 28 Kg trên một mặt vợt có mật độ dây 18x16 và cùng số kg đó cho lại có mật độ đan 18x20?

    - Một số bạn chơi vợt đan tới 3 loại dây trên một mặt vợt. Hiệu quả của nó như thế nào?

    - Bạn chọn laọi dây Gân bò tự nhiên và dây tổng hợp. Nó ảnh hưởng thế nào lên chất lượng cú đánh của bạn?

    - Chuyện gì xảy ra khi ta đan dây có độ dầy lớn hơn hay nhỏ hơn hiện nay, với cùng một loại dây, và tại sao nhà sản xuất không chỉ sản xuất có một loại độ dày cho khỏe?

    Trước khi trả lời các câu hỏi trên một cách khoa học, tôi mời các bạn tham gia phát biểu ý kiến. Đúng hay sai không quan trọng, mà chỉ đơn giản là ý kiến của mình. Đây là cách học - tu luyện thì đúng hơn - của giáo phái Tennis do tôi sáng lập: Bắt đầu bằng Hội Thảo, rồi mới tới thực hành kiểm chứng - rồi trao đổi trên email, .....

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •