Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0

    So sánh văn hóa tennis & bóng đá

    Xin chào tất cả các anh em trên diễn đàn Viettennis.net

    Các ông "tịnh", những "cây đa", "cây đề" xây dựng một cơ ngơi mới, thế mà quên Thành, không cho Thành đi "ăn mía" với. Nói vui vậy thôi, tất cả vì cộng đồng, Thành xin mạn phép bộc bạch bài mới, kính mong anh em có gì không phải xin lượng thứ.
    SO SÁNH VĂN HÓA TENNIS & BÓNG ĐÁ
    Ở môn bóng đá "môn vua", nếu lỡ như không qua người được đối phương để ghi bàn vào lưới họ, bạn sẽ còn có sự hỗ trợ của đồng đội như hàng tiền vệ, hàng hậu vệ hoặc thủ môn, hoặc quá nguy kịch, bạn có thể cản phá đối phương bằng mọi hình thức trong luật cho phép, hoặc hơn thế nữa - Cả bóng và người cùng lăn ra ngoài biên, bóng đi, người ở lại. "Không ăn được thì đạp đổ". Kể cả phạm luật, kéo áo, gạt chân rồi đánh nguội...Trong bóng đá là đoạt được bóng, giữ được bóng bằng mọi hình thức và mục tiêu cao cả là cùng đồng đội bảo vệ và ghi bàn. Bóng đá là bộ môn "tập thể lớn", một xã hội thu nhỏ, đại diện văn hóa của từng vùng miền, không những của đất nước, châu lục mà của cả thế giới.... Nói đến bóng đá mang phong cách nghệ sĩ thì phải nói đến Pháp, Brazil. Có chất nghệ sĩ pha chút thực dụng là Arghentina, Hà Lan. Nói đến trường phái Ý là phải thắng, và thắng bằng mọi hình thức đầy chất xã hội. Nói đến bản lĩnh đã được tôi luyện thành thép không nước nào khác ngoài "Cỗ xe tăng Đức". Còn môi trường bóng đá mang nét văn hóa Việt Nam thì sao? Người Hà Nội đá bóng theo kiểu "Sĩ phu Bắc Hà", người Hải Phòng đá bóng kiểu cao bồi mafia, Sông Lam Nghệ An đá theo kiểu truyền thống cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh. Người Sài Gòn thì cứ nhìn vào lối đá của Cảng Sài Gòn thì biết văn hóa của người Sài Gòn. Môn "Vua" thì để chúng ta suy tư vậy, còn môn "Nữ hoàng banh nỉ" thì sao?!!! Nước Mỹ đã sản sinh ra biết bao nhiêu tài năng mang quốc tịch Mỹ và cả những ngôi sao không mang Quốc tịch Mỹ. Vì nước Mỹ, lò đào tạo lớn, cả thế giới công nhận. Vì sao nước Mỹ lại thích môn này?! Vì môn này nó "dũng mạnh nhưng không thô bạo - Nhún nhường nhưng không nhu nhược". Đấy có phải sự đúc kết, mang nét văn hóa khôn khéo, thực dụng của Mỹ không thưa các bạn??? Nhìn vào bóng đá và môn tennis ở đẳng cấp chuyên nghiệp để chúng ta suy luận. Với bóng đá khi ra sân mà các cầu thủ không còn nghe trên khán đài, tiếng la hét, tiếng khua chiêng, gõ trống, khuấy động sự cuồng nhiệt như chảo lửa hừng hực trên khán đài thì không gọi là bản sắc bóng đá. Với tennis thì khác, khi vđv đứng vào điểm giao banh thì trên khán đài im phăng phắc không còn ai đi lại trên khán đài, ngay cả tiếng chuông điện thoại cũng tự giác để ở chế độ im lặng. Nhưng với một cú tấn công dũng mạnh quyết đoán đẹp mắt, một tình huống cứu banh ngoạn mục, hay một đường banh tinh tế đầy trí tuệ, khán đài lại rộ lên những tràng pháo tay như sấm dậy. Nhưng khi danh thủ vào vị trí giao banh, trật tự không ai bảo ai lại được thiết lập lại rất tự giác. Đấy là nén văn hóa đặc trưng không môn thể thao nào có được. Tennis, môn đối kháng cá nhân có ranh giới, không ai có thể thay thế mình, không có lý do nào để đổ lỗi. Chính mình phải chịu trách nhiệm với từng đường banh, với từng bước chân, với từng động tác khi mình quyết định bước lên hay lùi xuống, thực hiện động tác tấn công, cắt banh hay là....!!! Một là sai lầm, hai là hiệu quả. Đúng, thắng một không sai thì ngược lại. "Không có à...! "Ờ". Vậy tính cách của danh thủ tennis có phần khác với cầu thủ bóng đá. Tennis có phần trầm tính hơn, chỉnh chu hơn, quyết đoán hơn. Từng sợi tóc, cái vạt áo, cái quần lót và chai nước chưa được đặt vào đúng vị trí thì họ không thể an tâm vào cuộc được. Với bóng đá, có chút chỉnh chu, cầu toàn quá cũng không sống được với thế giời bóng đá. Chính vì phong cách sống đó của Nadal, chiến lược gia, kiêm HLV, người chú ruột đã hướng cho Nadal đi vào nghiệp tennis trong khi khả năng của Nadal năng khiếu rõ nét về bóng đá có phần hơn, bới vậy trong cách thi đấu của anh có phảng phất độ quái cũng như cách di chuyển chân của bóng đá rất nhiều.

    Với bóng đá là chiếm đoạt, là tranh chấp khốc liệt, không khoan nhượng, là phiêu lưu, mạo hiểm, pha chút nghệ sĩ lãng tử. Còn tennis thì không cho phép sai lầm một lần, phải chỉnh chu nghiêm túc như một nhà doanh nhân. Luôn luôn phải tính toán hơnthiệt nhưng rất đáng yêu và rất quý phái. Đó là 2 tính cách, "văn hóa" rất đặc trung của 2 bộ môn đúng đầu thế giới, được xã hội đón nhận, tôn vinh và cũng rất khắt khe và cũng rất vị kỷ.

    Xin cảm ơn

  2. #2

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Chào bác Thành 3D sport, lâu quá bác mới ghé thăm diễn đàn mới , em thấy có bác phpcanban chơi ở CLB Bung nên nghĩ bác cũng biết rồi chứ

  3. #3

    Ngày tham gia
    Oct 2013
    Bài viết
    0
    Em vừa thấy bác hỏi em tên diễn đàn mà giờ đã thấy bác có ngay 1 bài đáng đọc rồi

    Rất mong bác sẽ có thêm nhiều chia sẻ để mở mang thêm cho anh em.

  4. #4
    tks về bài của Bác. Mình rất đam mê bóng đá và có thể chơi đc nữa. tennis thì mới tập tễnh chơi thôi. Vì thế khi đọc bài viết này , mình cảm thấy rất thích thú. Mà hầu như mình nghĩ ai chơi đá bóng đc thì có thể chơi tennis đc và ngược lại, có đúng vậy ko Bác? Chắc có lẽ Bác cũng chơi bóng đá hay lắm!

  5. #5

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Em chào thầy, lâu quá không thấy thầy có bài, hôm nay được đọc bài rất hay của thầy.

    EM cũng có 1 phép so sánh: Văn hóa của những siêu sao quần vợt hơn hẳn siêu sao bóng đá, siêu sao bóng đá bị bệnh "sao" nhiều hơn (Trừ Messi)...đạo đức của siêu sao quần vợt cũng hơn siêu sao bóng đá vài bậc...

  6. #6

    Ngày tham gia
    Sep 2013
    Bài viết
    0
    sao bóng đá luôn bị xi căng đan cũng nhìu hơn đó Bác. Nhưng là môn thể thao Vua nên là môn thể thao thích nhìu nhất đó Bác ah. Vì vậy Bác phải nên tập nhìu môn thể thao để biết ntn nha Bác....kaka

  7. #7
    Trích dẫn Gửi bởi Liêm
    sao bóng đá luôn bị xi căng đan cũng nhìu hơn đó Bác. Nhưng là môn thể thao Vua nên là môn thể thao thích nhìu nhất đó Bác ah. Vì vậy Bác phải nên tập nhìu môn thể thao để biết ntn nha Bác....kaka
    Em không có gan tranh chấp bằng chân, sợ gãy giò khỏi chơi telit, thế cho nên em thỏa sức bày tỏ đam mê trên sân cỏ ảo. hihi...

  8. #8

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    THÀNH 3D - SPORT DẠY TENNIS MIỄN PHÍ 16 - 35t

    THÀNH 3D - SPORT DẠY TENNIS MIỄN PHÍ

    ĐỐI TƯỢNG: ĐỘ TUỖI TỪ 16 - 35 (không kể giới thích), yêu thích thể thao, "nghiêm túc" trong mọi lĩnh vực cuộc sống và chưa bao giờ cầm vợt ra sân. Nó cũng giống như bạn chinh phục chiếc xe đạp "một khi bạn thích!!!"

    Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp

    HLV THÀNH 3D - SPORT :

    ĐT: 0983 854 036

    email: clb3dsport@yahoo.com.vn

    Website: Untitled Document

    Facebook: HỘI CHO NHỮNG AI YÊU TENNIS

    Thành 3D SPORT xin chân thành cảm ơn
    --- Bài viết bổ sung ---
    Trích dẫn Gửi bởi Liêm
    tks về bài của Bác. Mình rất đam mê bóng đá và có thể chơi đc nữa. tennis thì mới tập tễnh chơi thôi. Vì thế khi đọc bài viết này , mình cảm thấy rất thích thú. Mà hầu như mình nghĩ ai chơi đá bóng đc thì có thể chơi tennis đc và ngược lại, có đúng vậy ko Bác? Chắc có lẽ Bác chơi bóng đá hay lắm!
    Xin cảm ơn nhận xét của bạn. Mình đã từng là dân bóng đá chuyên nghiệp trong những năm 86. Từng sinh hoạt trong Năng khiếu C.A Hà Nội, sau đó chuyển sang đá cho Phòng Không, đến năm 88 Phòng Không giải tán và mình được chuyển công tác vào đá cho Quân khu 7. Vì sự tình cờ đưa đẩy, vì mưu sinh nên mình đã đến với nghề "thầy dạy tennis" với một niềm đam mê, không ngừng học hỏi và có những bộc bạch muốn chia sẽ cùng các bạn.

    Với bóng đá, bạn phải cần có 60% năng khiếu nếu muốn đá chuyên nghiệp. Nhưng với tennis, bạn chỉ cầm có đam mê thể thao và "NGHIÊM TÚC" trong tennis thì bạn sẽ thành công. Trong những năm dạy phong trào, mình có đúc kết: "TENNIS RẤT DỄ VỚI NGƯỜI NGHIÊM TÚC - RẤT KHÓ VỚI NGƯỜI CHỦ QUAN - HỐI TIẾC VÀ LÚNG TÚNG VỚI NHỮNG NGƯỜI CÓ NĂNG KHIẾU". Vì không lợi dụng năng khiếu bóng đá mình có nên mình mới được có ngày hôm nay.

    Xin cảm ơn

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •