@ All!
Trong thể thao nói chung ,và tennis nói riêng , khi gặp chấn thương,rất nhiều người ....tự xử bằng cách mua thuốc về uống- theo mách nước của bạn bè,hay do nhà thuốc bốc đơn!

Việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ : Em có tầm được bài này , vác về đây cho cả nhà đọc, tham khảo- Em cho vào BOX này , vì có nhiều các members ra vào hơn, mọi người dễ nhìn thấy thớt :


Hễ đau đầu, đau tai, đau khớp... là nhiều người tìm đến các nhà thuốc mua thuốc giảm đau về tự điều trị. Nhưng ít ai ngờ, sử dụng thuốc giảm đau lại chính là “con dao hai lưỡi” khiến người bệnh phải nhập viện với những cơn đau dữ dội hơn, lâu hơn.

Đau vì... giảm đau

Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Lượt (Mai Dịch, Hà Nội), sau hơn nửa năm tự làm “bác sĩ”, bà đã phải nhập viện trong tình trạng xơ hóa cơ quanh khớp gối và xơ hóa bì. Bà Lượt cho biết, từ tháng 1/2012, bà thường xuyên bị đau khớp gối. Ban đầu, bà nghĩ do hay đi bộ tập thể dục dẫn đến mỏi khớp gối nên cũng không để ý, thi thoảng bà lấy dầu con hổ bôi vào đầu gối hoặc dán cao salonpas. Thế nhưng, các triệu chứng đó không thuyên giảm mà ngày càng đau đớn, đầu gối sưng tấy, bà Lượt ra hiệu thuốc gần nhà nói triệu chứng và được dược sĩ kê đơn thuốc. Sau 2 ngày uống thuốc, bà Lượt không còn thấy đau nhức nữa, tưởng thế là khỏi. Nhưng sau đó 1 tuần, bà lại vật vã với những cơn đau như “dòi bò” ở đầu gối. Bà Lượt lại tìm đến hiệu thuốc... Tương tự như những lần trước, uống thuốc xong, cơn đau nhanh chóng qua đi rồi trở lại. Bà tự làm “bác sĩ” hơn nửa năm, đến khi đầu gối, bàn chân đã phù nề không thể đi lại được. Không chịu được những cơn đau, bà Lượt phải vào viện Y học Thể thao điều trị.
<a rel="nofollow" href="http://no1.upanh.com/b6.s28.d1/5d3480125b68cfcb9c5084dd38e982dc_46713411.13410233 17thuocgiamdau2.jpg" onclick="_gaq.push(['_trackEvent', 'Outgoing', 'no1.upanh.com', '/b6.s28.d1/5d3480125b68cfcb9c5084dd38e982dc_46713411.13410233 17thuocgiamdau2.jpg']);return hs.expand(this)"></a>

Một bệnh nhân bị hoại tử chân do tiêm thuốc giảm đau

Bác sĩ Nguyễn Văn Lan- bệnh viện Y học Thể thao cho biết: “Sau khi nhập viện, các bác sĩ tiến hành chẩn đoán kết hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng (xét nghiệm máu để xác định tốc độ máu lắng, xác định tỷ lệ viêm nhiễm, chụp X-quang khớp bị đau) cho bệnh nhân. Kết quả bà Lượt bị biến dạng khớp, gây mất chức năng hoạt động của các khớp, gây co quắp ở ngón tay, phù nề chân”. Bác sĩ khuyến cáo, “do nhập viện muộn, bệnh nhân bị suy gan cấp, nếu đến điều trị muộn sau một tuần thì biến dạng chi phối gây đau nhức, xuất huyết dưới da và nhiều nguy cơ khác”.

Theo lời kể của bà Lượt, tất cả các loại thuốc mà dược sĩ kê cho bà đều là thuốc “ba không” (không tên, không nhãn mác, không ghi tác dụng-PV). Khi kê thuốc, dược sĩ cho mấy loại thuốc nhỏ bằng ngón tay út màu trắng, xanh và hồng về dặn uống ngày 2 lần và đảm bảo uống thuốc hết đau. Thuốc bà Lượt mang theo đến bệnh viện Y học Thể thao, trong đó có nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) là loại thuốc hữu hiệu nhất thể hiện chức năng “hai trong một”- kháng viêm và giảm đau- được dược sĩ lợi dụng để điều trị các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau- PV).

BS. Nguyễn Văn Lan cho biết: “Với bệnh khớp tuyệt đối không được bôi dầu, dán cao, uống thuốc giảm đau vô tội vạ. Nếu lạm dụng thuốc giảm đau, mọi quá trình điều trị tích cực ở bệnh viện sẽ rất khó khăn, lâu mang lại hiệu quả, các loại thuốc đặc trị bệnh viêm khớp cũng sẽ giảm tác dụng”.

Không chỉ riêng trường hợp bà Lượt, ở một số bệnh viện như Bạch Mai, Xanh- Pôn… có đến gần chục bệnh nhân cũng đang phải điều trị tích cực do uống nhiều và dài ngày thuốc giảm đau. Phần lớn các ca bệnh đều loét bao tử, suy gan, thận, viêm van tim… Cá biệt có trường hợp (năm 2009) phải nhập viện vì tìm cảm giác “bay bổng” từ thuốc giảm đau. Bị đau răng, nghe bạn bè khích "uống thử thuốc giảm đau đi, phê lắm", một nam học sinh lớp 8 nhà (ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã uống một lúc 40 viên thuốc Tataprovon. Cảm giác thích thú chưa kịp đến, nam sinh này phải nhập viện trong mê man. Tại bệnh viện, bệnh nhân co giật toàn thân, hạ huyết áp và có nhiều cơn ngưng thở. Trước những biểu hiện nguy kịch, các bác sĩ đã nhanh chóng súc rửa dạ dày và hỗ trợ những loại thuốc giải độc paracetamol.
<a rel="nofollow" href="http://no1.upanh.com/b6.s27.d1/559374ff56095786173c5f4569839e1e_46713621.13410233 49thuocgiamdau1.jpg" onclick="_gaq.push(['_trackEvent', 'Outgoing', 'no1.upanh.com', '/b6.s27.d1/559374ff56095786173c5f4569839e1e_46713621.13410233 49thuocgiamdau1.jpg']);return hs.expand(this)"></a>

Chớ lạm dụng thuốc giảm đau coi chừng mất mạng

BS. Lan cũng nhắc đến tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau trong thể thao là để giúp các cầu thủ bị chấn thương nhanh chóng khỏe mạnh. Tuy nhiên, ngay cả các vận động viên trẻ cũng đang có xu hướng bắt chước các đàn anh trong việc dùng quá nhiều thuốc giảm đau. Họ uống thuốc để ngừa cơn đau có thể xảy ra, để hoàn toàn không có cảm giác đau. Nhưng vấn đề là nếu họ dùng nhiều thì sẽ tắt hệ thống cảnh báo bảo vệ các mô, có thể phá hủy các mô mà không thể phục hồi lại được. Và khi đó, họ sẽ đau vì uống thuốc… giảm đau.

Thuốc giảm đau... “con dao hai lưỡi”

PGS.TS. Phạm Khánh Phong Lan - giảng viên Khoa Dược (Đại học Y Dược TP. HCM) cho biết: “Càng ngày việc sử dụng thuốc giảm đau càng trở nên phổ biến, cũng chính vì vậy mà nó đang bị lạm dụng. Ngoài các tác dụng phụ có hại của từng loại thuốc, nguy hiểm không kém là thói quen ỷ lại vào thuốc, lơ là việc điều trị căn nguyên bệnh. Nếu chỉ chú ý giảm đau, các triệu chứng bệnh lý có thể bị che lấp, bỏ qua, gây nhầm lẫn hoặc chậm trễ trong chẩn đoán bệnh, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nguyên tắc là một thuốc giảm đau không được dùng quá 10 ngày và thuốc hạ sốt không dùng quá 3 ngày nếu vẫn tiếp tục sốt trên 39,50 C, phải tìm căn nguyên bệnh để điều trị cho đúng. Trong mọi trường hợp, để bảo đảm sử dụng thuốc giảm đau hiệu quả, an toàn, bệnh nhân phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ”.

Bác sĩ Lan cũng cho biết, thực tế hiện nay ít nhà thuốc vui lòng hướng dẫn cho người bệnh về điều lợi - hại của thuốc. Nhiều nhà thuốc thậm chí còn bán thuốc theo kiểu khuyến mãi. Thuốc là thuốc hay thành thuốc độc là do cách sử dụng, ranh giới giữa tác dụng và phản tác dụng thường rất mong manh. Chẳng hạn như trong sử dụng thuốc giảm đau, các nhà thuốc CHLB Đức bị ràng buộc dưới sự theo dõi gắt gao và biện pháp chế tài nghiêm khắc của dược sĩ đoàn trong việc thường xuyên nhắc nhở khách hàng lưu ý khi sử dụng thuốc.

BS. Nguyễn Thu Hà (Bệnh viện Xanh Pôn) cho biết, phần lớn các thuốc giảm đau mà các bệnh nhân tự ý mua là thuốc giảm đau không gây nghiện, làm giảm các cơn đau nguồn gốc ngoại biên như nhức đầu, đau răng, đau do chấn thương, đau xương, cơ… Nhóm này là thuốc giảm đau thuần túy với hoạt chất Floctafenin và thuốc giảm đau hạ sốt (Paracetamol, Antipyrin, Metamizol). Tuy ít tác dụng phụ nhưng nếu dùng quá liều sẽ gây tổn thương gan nặng và nguy cơ này càng cao đối với người nghiện rượu. Vì thế “không thể vì một cơn đau buốt từ các khớp mà bạn đã vội mua thuốc giảm đau về uống. Bởi các loại thuốc giảm đau có thể gây hại cho bao tử và hại cho nội tạng. Việc sử dụng thuốc giảm đau phải dựa trên những chỉ định của bác sĩ, họ sẽ lựa chọn loại thuốc ít hại nhất, không chứa steroid”, BS Hà chia sẻ.

Trên thực tế, có rất nhiều loại thuốc giảm đau được bán rộng rãi ở các hiệu thuốc. Nó có thể chặn đứng những cơn đau, từ đau đầu, thấp khớp, đau trong kinh kỳ, cho đến đau tai, đau cuống họng, đau lưng, đau cơ...Tuy nhiên, thuốc giảm đau không phải lúc nào cũng có chức năng giảm đau. “Hàng ngàn bệnh nhân chết do những phản ứng bất lợi của thuốc vốn được sử dụng cho những bệnh tật thông thường”, bác sĩ Hà nói.

“Chỉ mặt, đặt tên” thuốc giảm đau gây... đau

Một cuộc nghiên cứu được thực hiện tại University of Liverpool (Anh Quốc) đã được đăng tải trên tạp chí British Medical Journal gần đây cho thấy hàng ngàn bệnh nhân chết mỗi năm do những phản ứng bất lợi của thuốc vốn được sử dụng cho những bệnh tật thông thường. Những liều thuốc aspirin được sử dụng hằng ngày để điều trị những bệnh về tim mạch, giảm đau và những loại thuốc kháng viêm không steroid là những chất phổ biến nhất được chỉ mặt điểm tên.

Nguồn -Người đưa tin