Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1

    Ngày tham gia
    Jul 2013
    Bài viết
    0

    Roger Federer, bao giờ cho đến ngày xưa

    Roger Federer, bao giờ cho đến ngày xưa

    Siêu sao quần vợt người Thụy Sĩ có thể sẽ không giành được thêm các danh hiệu Grand Slam trong tương lai trước sức ép liên tục từ Novak Djokovic, Rafael Nadal và Andy Murray.

    Federer rầu rĩ trong trận bán kết thua Nadal.



    Giải Australia mở rộng 2012 vừa kết thúc với chiến thắng xứng đáng ở nội dung đơn nam của Djokovic. Sau tất cả, ấn tượng mạnh nhất đối với giới hâm mộ quần vợt là trận chung kết kéo dài 5 giờ 53 phút giữa Nadal và Djokovic chứ không phải những bước tiến của Federer. Thậm chí có chuyên gia còn cho rằng đây là trận đấu hay nhất trong lịch sử.

    Trong khi hai tay vợt trẻ thuyết phục người xem bằng màn trình diễn kịch tính, Federer đã phải dừng bước ở bán kết khi thua Nadal 7-6, 2-6, 6-7, 4-6. Thất bại đó khiến "tàu tốc hành" có tròn 2 năm không đoạt thêm Grand Slam.

    Với 16 danh hiệu, Federer vẫn là ông vua Grand Slam trong kỷ nguyên mở rộng, nhiều hơn 2 danh hiệu so với người xếp thứ hai Pete Sampras. Nhưng không ít người khẳng định anh sẽ không bao giờ vượt qua hai tay vợt xếp trên và sẽ là tay vợt số ba hay nhất thế giới.

    Djokovic, Nadal và Murray - ba tay vợt xếp ở vị trí 1, 2, và 4 - đều đang ở độ tuổi 24, 25. Trong thời gian qua cả ba cho thấy sự tiến bộ không ngừng về kinh nghiệm trên mọi mặt sân. Quần vợt là môn thể thao ưu tiên sức trẻ nên tuổi 30 của Federer đã được coi là "già" và ngày giải nghệ chẳng còn xa.

    Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy Federer sẽ lấy lại vinh quang xưa. Djokovic vẫn bất bại. Nếu giành chiến thắng tại giải Pháp mở rộng sắp tới, tay vợt số một thế giới sẽ có danh hiệu Grand Slam thứ tư liên tiếp, san bằng thành tích năm 1969 của huyền thoại Rod Laver.

    Nadal cũng chưa có dấu hiệu xuống sức, không chỉ thắng hết đối thủ này đến đối thủ khác mà dường như chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi ngay cả trong trận đấu kéo dài suốt 6 tiếng với Djokovic. Thành tích đối đầu của Nadal với Federer cũng rất ấn tượng, thắng 8, thua 2 tại các giải Grand Slam.

    Một lý do khác khiến Federer khó thể lên ngôi một lần nữa là lối chơi khắc tinh của Nadal. Mỗi khi gặp tay vợt người Tây Ban Nha, "tàu tốc hành" thường không làm chủ được trận đấu. Nadal có thói quen dùng những cú đánh thuận tay đưa bóng đến cuối sân và khiến đối thủ mất cân bằng.

    Khó đánh bại hai đối thủ xếp trên, Federer còn phải đối mặt với nguy cơ mất vị trí thứ ba trong khi Murray tiến bộ không ngừng dưới sự dẫn dắt của HLV mới Ivan Lendl - ngôi sao từng 8 lần vô địch Grand Slam. Sự tiến bộ của Murray đã được thể hiện rõ trong trận bán kết với Djokovic. Tay vợt người Scotland suýt đánh bại nhà vô địch, buộc trận đấu kết thúc ở set thứ năm với tỷ số 7-5 giống trận chung kết. Nếu tiếp tục chơi tốt như hiện nay, Murray có thể sẽ lấy vị trí của Federer trong tương lai gần và thậm chí vô địch Grand Slam lần đầu tiên.

    Không chỉ gặp sức ép từ Nadal, Djokovic và Murray, Federer còn phải đối mặt với mối đe dọa từ Juan Martin del Potro, tay vợt mới 23 tuổi nhưng từng đánh bại Federer để vô địch Mỹ mở rộng (2009).

    Federer có thể là tay vợt hay nhất trong thế hệ của anh hoặc hay nhất mọi thời đại. Nhưng khoảng cách 4-5 tuổi so với những đối thủ hàng đầu hiện nay là một vấn đề lớn. Họ luôn nhanh hơn, mạnh hơn và chơi hay hơn trong khi Federer không thể tiến xa.

    (Vnexpress)
    --- Bài viết bổ sung ---
    Hờ hờ thời buổi digital interaction em chả thèm báo đọc, cứ đọc comment/review các Bác có khối cái hay. ^^


    Federer luôn là số 1

    Có thể bây giờ Nole đang là số 1 nhưng thử nhìn lại 1 năm trước thì sẽ thấy những gì Nole làm là bắt chước lối đánh của Federer chính vì vậy mà Nole đã bị Federer hạ gục ở Roland Garros, không ai có thể hiểu rõ lối đánh của mình hơn chính mình còn những kẻ bắt chước thì có thể thành công đến một mức nào đó mà thôi. Djokovic sẽ mãi ko bao giờ được mọi người quý mến bằng Federer vì anh ta tự cao hơi nhiều và cũng xài tiểu xảo nhiều quá, chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong chung kết Australian open năm nay Nadal có thể thắng Federer vì Nadal bền bỉ hơn Fed nhưng lối đánh của anh ta sẽ bị khắc chế khi gặp đối thủ có thể lực hơn mình, nói tóm lại thì lối đánh của Nadal khá đơn giản và chỉ cần chịu khó tập trung đến khi bóng chết thì đối thủ của anh ta sẽ rất khó bị thua Còn Murray thì sẽ chẳng bao giờ có thể đứng ngang hàng với Fed được, trận đấu với Djokovic có cảm tưởng là Nole cố tình đánh nhẹ nhàng như vậy là để dưỡng sức chứ thật sự Murray đánh chả có gì hay, bóng đi cứ chầm chậm thế nào ấy, dù cho Murray có mời Ivan Lendl đi chăng nữa thì cũng chưa chắc lối đánh của ông ta phù hợp với làng banh nỉ ngày nay vì làng banh nỉ ngày nay đã có những thay đổi rất nhiều so với ngày xưa rồi Federer mãi là huyền thoại lớn nhất trong lòng người hâm mộ thế giới

    Xem trận bán kết với Nadal, tôi vẫn tin Federer có thể vô địch Wimbledon. Murray, Djokovic, và Nadal, những người chơi women tennis, thường bỏ quả những floater ball, hiếm khi tận dụng những quả bóng ngắn đối phương để triển khai tấn công, và hầu như không bao giờ serve & volley, chip & chop. Hậu quả là khi gặp những đối thủ đẳng cấp 1 chút, các tay vợt này thường phải trải qua các trận đấu 4-5h đồng hồ (Djokovic đối mặt với Ferrer, Murray, và Nadal). Sẽ khó có thể tồn tại lâu với lối chơi đó. Ngược lại, Federer luôn tận dụng cơ hội để kết thúc điểm sớm.

    Mặc dù tôi tin Federer vẫn chưa tấn công nhiều như Paul Anacone muốn anh làm, các bài tấn công của Federer với Nadal trong trận bán kết Australia Open vừa qua đáng được các tennis coach phân tích và dạy cho lớp trẻ. Với lối chơi đó, các tay vợt có thể kết thúc các trận đấu một cách nhanh chóng để có thể chơi với phong độ tốt nhất ở các vòng sau. Độ tuổi của Federer có thể giảm lợi thế đố nhưng tôi thật sự tin Federer có cơ hội ở Wimbledon. Trên mặt sân cỏ nơi bóng nẩy nhanh hơn, anh sẽ kết thúc điểm sớm hơn so với trên mặt sân cứng ở Australia Open vừa qua, vốn chậm hơn cả mặt sân ở giải đấu này ở những năm 2007 trở về trước.

    Với một chút tỉ mỉ hơn trong những quả down-the-line forehand approach shot cùng với sự trợ giúp của mặt sân nhanh, Nadal sẽ không dễ dàng thoát những tình huống lên lưới của Federer như ở Australia Open vừa qua. Hơn nữa, quả slice của Federer, khi đủ tư thế sẽ tạo ra cực nhiều sidespin, bóng đi siết như tia laser, sau khi chạm đất chỉ cao khoảng 15cm (chúng ta không thấy sự khác biết với quả slice của những tay vợt khi xem qua tv). Nadal sử dụng Full Western Grip nên rất khó khăn khi gặp những quả bóng thấp. Vì vậy, khi đối phó với quả thuận tay của Nadal, quả slice của Federer sẽ hiệu quả hơn topspin backhand 100%. Và quả slice càng hiệu quả hơn khi đánh dọc dây vào trái tay của Nadal, khi mà bóng sẽ lướt cực nhanh và thấp về bên trái của Nadal sau khi chạm đất. Cho dù Nadal có lách kịp và đánh thuận tay, Nadal cũng chỉ có thể đánh chéo sân và lúc này bóng vào bên phải Federer.

    Tuy nhiên hoán đổi giữ topspin backhand va slice backhand là điều bắt buộc. Tôi không thấy Federer sự dụng đủ slice ở trận bán kết vừa qua. Có lẽ do niềm kiêu hãnh của anh, và tôi mong chờ sự thay đổi đó. Sử dụng nhiều slice hơn trong các quả trả giao bóng cũng giảm thiểu số lượng cheap points mà Federer liên tục cho Nadal khi trả giao bóng ra ngoài khi sử dụng topspin backhand. Djokovic thì thật sự chưa bao giờ là đối thủ lớn của Federer. Djokovic là một con robot, thích gặp những đối thủ đánh các quả bóng có độ dài và độ xoáy ổn định. Federer không cho cơ hội đó. Federer có thế thay đổi topspin, backspin, sidespin, lúc thì bóng flat, lúc thì nhiều spin hơn, lúc dài, lúc ngắn. Chúng ta có thể thấy Djokovic gặp khó khăn thế nào khi gặp Federer ở French Open 2011.

    Trên mặt sân nhanh như ở Wimbledon, thậm chí Federer không cần đến sự đa dạng và chiến thuật phức tạp mà chỉ cần tấn công áp đảo như cách anh chơi ở bán kết US Open 2011 cũng có thể thắng Djokovic. Tuy nhiên, vấn đề của Federer là thể lực. Đây vốn là điểm yếu của anh ngay cả khi anh ở đỉnh cao năm 2007 (trước khi đi xuống bắt đầu từ 2008 khi anh mắc phải mononucleosis). Federer vẫn luôn che dấu điểm yếu đó bằng lối chơi tấn công, đánh nhanh thắng nhanh. Nhưng điểm yếu đó đang lộ rõ hơn bao giờ hết.

    Ngay khi Federer dẫn Nadal 4-1 trong trận bán kết Australia Open gần đây, anh liên tục đánh hỏng các quả forehand (vốn là quả forehand hay nhất trong lịch sử tennis!) mỗi khi phải chạy. Bởi thế, khi Federer không còn ở thế tấn công và phải di chuyển nhiều, anh trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì thế, quả second serve của Federer trở nên vulnerable hơn bao giờ hết. Tôi có 2 lời khuyên dành cho Federer. Một, hãy từ bỏ French Open.

    Ngoài tuổi 30, anh không đủ thể lực để vô địch trên loại sân này. Và French Open chỉ cách Wimbledon 1 tháng. Hai, đã đến lúc anh đổi vợt. Với cây vợt hiện tại, Federer không khác gì sử dụng kiếm chống lại AK47. Với một cây vợt có mặt vợt lớn hơn một chút (95sq. in hay thậm chí 100sq. như của Nadal), Federer sẽ mất đi một chút control nhưng sẽ có thêm power. Một cây vợt mới có thể giúp Federer tăng 5mph cho quả phát bóng, và quả phát bóng 2 của anh sẽ less vulnerable. Dù thế nào, cái tennis Federer (cùng với Bernard Tomic hay Alexandr Dolgopolov) vẫn là chút vẻ đẹp sót lại của tennis. Và giống như ở các môn thể thao khác, chiến thắng bằng lối chơi đẹp luôn khó hơn.

    gửi chú Lê Thắng

    Không hiểu từ "biến hoá" trong ý của chú Lê Thắng nghĩa là gì? Cả Djokovic, Nadal, và Murray đều chơi một lối chơi tẻ nhạt, thiếu sáng tạo. Trận Murray gặp Djokovic, cháu đã mất kiên nhất với lối chơi của Murray vì không ít lần 2 bên giằng co, Murray có phần chủ động, và Djokovic đánh bóng không đủ sâu và Murray có cơ hội tiến vào trong sân đánh bóng sớm dọc dây để dồn Djokovic về sau, mở 1 đợt tấn công để lên lưới.

    Nhưng lựa chọn của Murray là đánh 1 quả chéo sân an toàn, sau đó lùi lại về đằng sau baseline và tiếp tục giằng co. Tương tự trong trận chung kết, không ít lần có những quả floater ball (những quả cứu bóng mà bóng đi từ từ, không mạnh, không hiểm) mà không cây vợt nào dám lên lưới kết liễu đối phương mà đợi cho bóng bay từ từ, chạm đất rồi tiếp tục giằng co. Chưa kể đến những cơ hội rõ rệt để tiến vào sân đánh bóng sớm.

    Và thêm 1 vài lần bất ngờ serve & volley hay chip & chop. Nếu 2 bên biết "biến hoá" như thế thì trận đấu lẽ ra chỉ kéo dài 3h thay vì gần 6h. Và tổng số lần lên lưới của cả Nadal và Djokovic phải ít nhất là 200 chứ không phải 50 (tức là trung bình 1 set, tổng số lần lên lưới của cả 2 người chỉ vỏn vẹn 10!) Nhớ lại chung kết US Open 1980, Bjorn Borg lên lưới tổng cộng 52 lần và Mcenroe lên lưới 194 lần. Tức là 1 chuyên gia baseline như Bjorn Borg cũng lên lưới nhiều hơn tổng số lần Djokovic và Nadal cộng lại. Không hiểu Rod Laver, huyền thoại mà sân diễn ra trận chung kết mang tên ông và là 1 attacker thật sự, khó chịu như nào khi phải chứng kiến 2 hậu sinh liên tục bỏ qua cơ hội tấn công.

    Hậu quả là 1 trận đấu kéo dài gần 6 tiếng lặp đi lặp lại với những quả bóng qua lại dai dẳng. Những quả đánh đó đúng là phi thường, nhưng trận đấu quá tẻ nhạt, thiếu sự đa dạng. Có thể theo chú, "biến đổi" nghĩa là đa dạng trong các quả đánh. Nhưng Nadal cần mẫn với lối chơi phòng thủ, đứng 2-3m đằng sau baseline với những quả bóng cuộn nhưng chậm và không nặng thì có gọi là đa dạng không? Djokovic thì hoạt động như 1 cái máy và cái mà Djokovic sợ nhất chính là sự đa dạng về vận tốc, độ xoáy, độ dài trong các quả đánh của Federer! Murray là 1 cây vợt toàn diện hơn so với Djokovic và Nadal, có khả năng đánh bóng với độ xoáy khác nhau những anh được dạy bởi phụ nữ, chơi lối chơi của đàn bà. Và hlv hiện nay của anh lại la Ivan Lendl, 1 người có lối chơi không khác Nadal. Trong 4 tay vợt hàng đầu, Federer chơi với trí tuệ còn Djokovic, Nadal và Murray chơi bằng thể lực. Hiện tại thể lực đang chiếm ưu thế.

    Gửi cho Grahram Hoang

    Rất tiếc tôi không coi trận bán kết giữa Federer và Nadal

    Tôi chỉ có một số nhận xét về 4 cây vợt hàng đầu thế giới như sau

    1- Djokovic sử dụng vợt Head dạng vợt tấn công cú Fofehand rất mạnh và chính xác ,Backhand 2 tay có những trái mạnh hơn cả Forehand thành vũ khí tấn công tạo "điểm Winner) .Những cú đánh tới tốc độ 150 -155 km/h tương đương với cú serve của Women hay tương đương với tốc độ serve của Man của Việt Nam

    Tâm lý thi đấu tốt ,không mệt mỏi công thủ toàn diện và hiện nay các tay vợt đều học đánh Backhand 2 tay Vừa mạnh vừa đỡ mỏi tay cho những trận đấu 4-5 set

    2- Nadal là đối thủ khó chịu nhất với lối đánh phòng thủ cuối sân sử dụng vợt Babolat tôi nghĩ là vợt thủ mặt 110 inch .Bóng của Nadal xoáy nảy cao nhưng tốc độ không cao nhưng rất khó chịu để đè xuống .Nadal thể lực " trâu bò " thuận tay trái rất khó chịu cho những đối phương sử dụng tay phải Vì nhiều khi tấn công lộn vào đúng tay thuận của Nadal .Coi Nadal đánh là chán nhất

    3- Federer sử dụng vợt Wilson dạng công rất nặng khoảng 330 gram mặt nhỏ 95 inch backhand 1 tay sẽ rất mỏi tay cho những trận đấu 4- 5 set ,mất độ chính xác cho những cú đánh .Backhand 1 tay có những cú đánh rất bất ngờ và đẹp ,hoa mỹ không thể tưởng tượng nổi nhưng rất kỵ bóng nảy cao và xoáy cuối đường Baseline của Nadal ,tuổi tác ảnh hưởng lớn đến thể lực của Federer .Federer bị đối thủ bắt bài .Tâm lý chưa vững vàng lắm những cú dứt điểm match point hoặc điểm quyết dịnh thường hay bối rối ra ngoài hoặc rúc lưới .Federer phải "Tinh quái" hơn nữa mới có thể ăn được sức trẻ

    -Murray tiến bộ về thể lực cho những trận 4- 5 set cú đánh mạnh hơn trước rất nhiều đạt tốc độ 150 -160 km/h .Đánh bóng xoáy dạng top pin sử dụng vợt head tấn công mặt 100 inch bóng rất nặng .Tâm lý thi đấu cũng rất vững vàng

    Các vị trí top 4 có thể thay đổi trong năm nay

    Le Thang

    gửi GraHam và Lê Thắng

    mình là người thường xuyên xem tennis và mình có ý kiến gửi mọi người sau: có thể 2 người là những người am hiểu về tennis khá hoàn chỉnh....có thể những lối đánh những thông tin xung quanh về quần vợt các anh cũng biết khá chi tiết....nhưng mình nghĩ.......những Nadal,...họ đều là những tay vợt hàng đầu thế giới......đánh thế nào để thắng thì chính họ là người hiểu hơn ai hết......chắc hẳn mọi người đều xem nhiều và biết........roger chơi rất hay nhưng khi gặp nadal đều xuống sức và gần như hầu hết đều thất bại.......nadal cũng vậy khi gặp djokovic.....ở đây mình muốn nói là sự khắc chế lẫn nhau.......khi một người đã giở hết bài của mình ra mà vẫn ko thể khắc chế được đối thủ thì nhận thua là chắc rồi............. tôi xin nói thêm về ý kiến của bạn graham....tôi hỏi bạn nếu bạn ở trong một trận cầu đỉnh cao thì ý chí của bạn có bằng djokovic hay nadal không......chẳng ai muốn đánh một trận đấu kéo dài 6h cả.......chẳng qua họ ko muốn mạo hiểm khi đánh những quả quyết định.....nó chỉ 50 50 phần thắng..............bạn bảo federer đánh hay.. và bạn bảo trận đấu ck us open tẻ nhạt thì t nghĩ bạn ko xem trận đấu đó với cũng ko nghe tiếng khán giả la hét trên sân rồi.............những tuyệt kĩ của 2 vận động viên đã đc thể hiện hết ra..............bạn nghĩ federer trong trận đấu kéo dài đó tung ra được bao nhiêu quả quyết định..........thế bạn có hiểu vì sao nadal luôn dành phần thắng trước federer.....không chỉ về thể lực đâu bạn....nếu kĩ thuật và lối đánh ko ngang ngửa thì đã ko thắng được người đã từng giành rất nhiều grandslam như federer............chẳng qua họ đã hiểu được lối đánh của nhau và khắc chế được nhau..... về tôi tôi yêu thích nadal và một phần federer, tôi rất thích cá tính của họ, cách họ thể hiện trước ống kính rất nhã nhặn và tôn trọng khán giả, bạn có để ý ống kính quay nadal đặt chai nước thế nào không, bạn có để ý nadal đặt quả chuối thế nào không, cả tinh thần thép của nadal nữa.......thực sự rất thần tượng nadal......

  2. #2

    Ngày tham gia
    Dec 2013
    Bài viết
    0
    Tranh luận hay phết .

    gửi Danh TÚ

    Bạn đã đọc comment trước đó về lí do Federer thua Nadal chưa? 1 phần vì Federer chưa hoán đổi đủ giữa slice backhand và topspin backhand. Bạn hình dung kiểu cầm vợt của Nadal có gặp khó khăn khi gặp quả slice của Federer không? Nadal sẽ không "get under the ball" đủ để tạo ra nhiều topspin cho bóng nẩy cao như khi đánh quả bóng cao ở tầm ngang hông. và sử dụng slice backhand khi trả giao bóng cũng tăng cơ hội break. Sẽ có ít error hơn so với khi trả giao bóng bằng slice backhand. Mình nghĩ Federer mạo hiểm, muốn dùng topspin backhand đánh về phía backhand của Nadal để đẩy lùi Nadal về sau và tấn công, nhưng Federer quên là slice backhand rất rất effective. Đừng hiểu sai ý mình. Đừng nghĩ đến lúc bạn chơi ngoài đời và đối thủ của bạn trả giao bóng của bạn bằng 1 quả slice đơn giản. Không. Bạn không thể hình dung quả slice của Federer khác biệt với những người khác như nào khi chứng kiến ngoài đời đâu. Bạn có thể xem lại trận Federer gặp Djokovic ở French Open 2011, US Open 2011 hay US Open 2009 và đếm xem bao nhiêu lần Djokovic đánh bóng ra ngoài hoặc rúc lưới khi gặp slice backhand của Federer. Bạn cũng có thể xem lại Federer chơi vào giai đoạn đầu sự nghiệp (2005 trở về trước) để thấy quả slice backhand của Federer nguy hiểm như nào. Nhưng dù thế nào thì sự xáo trộn giữa slice backhand và topspin backhand là điều bắt buộc. Bởi sự đa dạng là điều quan trọng. 1 lý do lớn hơn vì sao Federer hay thua Nadal là tâm lý. Nếu bạn nhìn vào thống kê trong các trận Federer gặp Nadal, bạn sẽ thấy được tỷ lệ break chance/break point nói lên điều đó. Thường Federer sẽ có những khoảnh khắc đi xuống khó hiểu, rồi tỷ số là 30-40 hay 15-40 và mất luôn. Thật sự mình khá bất ngờ về ý chí thi đấu của Federer trong trận gặp Nadal gần đây. Bị dẫn tie-break 1-6 mà vẫn gỡ lên 5-6. Và vấn đề cuối cùng là thể lực. Cái này chắc mình không phải bàn. Nhưng bạn có thể nhìn vào thống kê thắng thua của Federer ở các trận đấu diễn ra trong 5 set ở grandslam (với mọi đối thủ) trong suốt sự nghiệp Federer. Federer không đủ khả năng để keep constant pressure on Nadal. Nhưng suy cho cùng, không phải mình tìm excuse cho Federer. Không bao giờ được phép đổ lỗi thua vì thể lực. Mỗi chiến thắng là kết quả của tài năng, mồ hôi công sức bỏ ra, cũng như ý chí bền bỉ. Mình là Federer fan, mình thích lối đánh Federer, và bản thân mình nghĩ Federer là much better player so với Nadal. Nhưng mình thừa nhận Nadal là người chơi hay nhất ở kỷ nguyên này. Hey, how in the world a player who cannot beat his arch-rival is the greatest player? Nadal bỏ nhiều mồ hôi công sức hơn, Nadal chiến đấu với tâm lý quật cường hơn. Nadal xứng đáng với những danh hiệu Nadal giành được, và Nadal xứng đáng được coi là tay vợt hay nhất của thập niên vừa qua. Và Nadal cũng là greater loser. Khi thua Nadal không tìm lý do (kể cả khi Nadal đang chấn thương,) luôn khen ngợi đối thủ. Khi thắng Nadal không tự kiêu. Cái này Federer không được như thế. Ego của Federer quá cao. Federer chưa bao giờ thừa nhận đối thủ chơi hay hơn mình. Khi thua Federer thường nói đây là 1 "close match." Federer là người có lối chơi đẹp nhất, chiến thắng 1 cách nhẹ nhàng nhất, và vô địch nhiều grandslam nhất, nhưng mình thừa nhận Nadal là greater player. Mình không bao giờ khuyên ai đánh kiểu đánh 5 ăn 5 thua cả. Ngay cả mình thích Pete Sampras nhưng mình cũng biết cái kiểu tấn công cực đoan đó sẽ không mang lại nhiều thành công ở giai đoạn này so với thời của Pete. Pete không phải là người kiên nhẫn và đó là lí do Pete chưa bao giờ vô địch ở Roland Garros. Khi mình nói đến tấn công, mình nói đến việc tận dụng cơ hội để tiến gần baseline hoặc tiến hẳn vào trong sân để đánh bóng sớm khi bóng vừa nẩy lên vị trí cao nhất hoặc thậm chí là sớm hơn (nếu có khả năng) để đẩy lùi đối phướng về xa đằng sau baseline. Với kiểu tấn công đó, bạn sẽ cho đối phương ít thời gian để recover hơn, và đối phương ở xa đằng sau baseline sẽ phải di chuyển nhiều hơn. Và bạn cũng có thể tiến từ từ lên lưới để kết thúc. Tiến lên từng bước vững chắc, đó không phải là lối đánh 5 ăn 5 thua. Nếu là 5 ăn 5 thua thì Federer có vô địch 16 grandslam không? Mình có xem trận chung kết giữa Djokovic và Nadal. Mình xem cả trận Berdych gặp Nadal. Trận Djokovic gặp Murray, và Djokovic gặp David Ferrer. Ở các vòng trước Murray gặp đối thủ yếu nên mình không xem. Khán giả có thể được giải trí bởi những pha cứu bóng phi thường của tất cả những tay vợt này. Nhưng thật sự nếu bạn để ý 1 chút, bạn sẽ thấy rất khó chịu khi họ luôn luôn bỏ qua cơ hội để tấn công. Họ không phải take risk gì cả, họ chỉ cần mạnh dạn tận dụng cơ hội tăng áp lực lên đối phương 1 chút và cho dù sau đó họ có lùi về sau baseline để đề phòng thì ít nhất là cơ hội giành điểm trong pha bóng đó của họ sẽ cao hơn. Còn cái cách họ đang chơi? kỹ năng họ sàn sàn như nhau, trận đầu chỉ còn lại là trận đấu về thể lực và tâm lý. Tennis sẽ đẹp hơn nếu mỗi trận đấu là một màn đọ sức về cả thể lực, tâm lý, lẫn chiến thuật.

    Graham Hoang | 2 ngày trước

    @Hoai Bac & Le Thang

    @Hoai Bac: Thế thì bạn quá nhầm rồi. Djokovic nếu biết lúc nào cần agressive ( mình không bắt Djokovic phải lên lưới. Chỉ cần aggressive từ baseline vào đúng khoảnh khắc) thì trận đấu đã không kéo dài lâu như thế. Tất nhiên Djokovic chưa đủ kỹ năng để có thể đánh tấn công như Federer, nhưng nếu chịu khó tập luyện, anh ta sẽ luôn có thể kết thúc trận đấu sớm, để có thể lực tốt nhất trong các vòng sau, và sẽ hạn chế tối đa chấn thương. Với lối chơi hiện tại, Djokovic không bao giờ là Great Champion được. Nhớ lại giai đoạn cuối năm 2010, bạn có hình dung là sẽ có người nào cản được Nadal không? Và giờ thì sao? Lối chơi thể lực không thể tồn tại lâu. Federer gặp khó khăn ngày nay không phải là do đối thủ ngày nay có đẳng cắp cao hơn đối thủ của Federer trước đây. Đối thủ lớn duy nhất của Federer là Nadal vì quả thuận tay kỳ quái, và chút kiêu hãnh của Federer khi sử dụng slice backhand chưa đủ nhiều. Vấn đề của Federer hiện nay là thể lực. Không thể thực hiện tốt các quả "forehand on the run". Trước đây, dù khi vào thế bị động, Federer vẫn có thể đánh quả forehand đủ hiểm để neutralize đối phương. Và hiếm khi Federer bỏ lỡ những quả forehand winner một khi có cơ hội tiến vào sân đánh bóng sớm. Đó là lý do mà quả forehand của Federer được gọi là "best shot in the game." Đó là lý do quả backhand của anh trở thanh thương hiệu vì đối phương luôn tránh quả forehand. Nếu là Federer của 2007, sẽ không có nhiều cơ hội forehand winner bỏ lỡ như trong trận gặp Nadal vừa rồi. Và cả những quả volley nữa. Nhưng ngay cả thế, Federer vẫn cho mọi người chứng kiến những khoảnh khắc đẹp. Cả trận chung kết có pha nào đẹp như trong 5 games đầu tiên trận bán kết? Và lối chơi đó vẫn nguy hiểm. Mọi người vẫn hi vọng Federer sẽ giành được grandslam. Trên mặt sân nhanh như ở Wimbledon chẳng hạn. Thử hỏi xem ở tuổi 30, Nadal hay Djokovic có được như thế không? họ sẽ ở đâu? @Le Thang: cháu nghĩ chú và cháu hiểu khác nhau về "control".. Đúng là vợt Federer có sweet spot nhỏ hơn nên đánh khó hơn. Nhưng khi nói về control, cháu ám chỉ khả năng điều khiển, đánh vào đâu, topspin nhiều hay ít... Phần đầu vợt nhẹ hơn sẽ control dễ hơn, nặng hơn sẽ có nhiều power hơn. Mặt vợt nhỏ thì thường dẫn đến phần đầu vợt cũng nhẹ.

    Graham Hoang | 2 ngày trước

    Tennis games

    Federer luôn luon thua Nadal vì một lý do rất đơn giản, anh ta không có lối chơi bền bỉ nhw đối phương. Tất cả các loại kỹ thuật đều không quan trọng bằng game plan. Khi đối đầu với Fed, Nadal luôn tìm cách kéo dài trận đầu vì đó là điểm yếu. Fed cố gắng dứt điểm càng nhanh càng tốt nhưng sự đời không đơn giản như vậy, anh càng muốn dứt điểm nhanh thì càng dễ đánh hỏng. Vì vậy Fed không thể thắng được các đối thủ hàng đầu. Djokovic thì ngược lại, anh ta có game plan rất tốt, biết khi nào cần aggressive, khi nào cần defensive và anh ta có khả năng làm điều đó tốt nhất. Nếu anh ta đánh như các HLV ở đây dạy bảo thì anh ta chẳng thể nào là Great Champion được. Tennis có winner và error, càng tấn công nhiều thì tỷ lệ error càng cao và càng có cơ hội trở thành stupid loser. Theo tôi, Djokovic là người có lối chơi thông minh nhất và hiệu quả nhất hiện nay.

    Hoai Bac | 2 ngày trước

    Gui Graham Hoang

    Tôi không đồng ý là mặt vợt nhỏ là kiểm soát bóng tốt "Control"

    Mặt vợt càng nhỏ càng đòi hỏi người sử dụng phải có kỹ thuật cao ,đánh bóng chính xác vào điểm "Sweet shot " mới sử dụng được .Mặt vợt nhỏ thường là vợt nặng từ 280 g trở lên nên đòi hỏi phải có sức khỏe tốt cộng với kỹ thuật tiếp xúc bóng tốt mới sử dụng vợt loại mặt nhỏ .

    Le Thang

    Le Thang | 2 ngày trước

    Gửi Graham Hoang ,@ Anh,@ Huy Nguyen

    Graham Hoang có bài viết xuất sắc về Tennis

    Federer được gọi là "Tầu tốc hành " là do lối đánh tấn công kết thúc nhanh coi vô cùng hấp dẫn .Thời đỉnh cao của Federer các trận đấu thường kết thúc 3-4 set vì ở thời điểm này các tay vợt khác chưa đủ đẳng cấp đối đầu với Federer .Hiện nay Federer vẫn lối chơi đó và kết thúc nhanh với những tay vợt có đẳng cấp thấp hơn mình cũng trong 3-4set .Federer hiện đang gặp khó khăn với các tay vợt trẻ lên nhanh như Jokovic ,Murray,và cả Stonga .Federer không thể kết thúc nhanh mà thậm chí còn thua ngược , họ đã đánh đối đầu nhiều nên cũng "bắt bài " nhau nhiều .

    Về lối chơi thì mỗi người có một lối chơi riêng :" Tấn công hay phòng thủ " Tôi thì thích chơi về tấn công .

    Trong thi đấu thì lại hơi khác vì số tiền thưởng khổng lồ 1 triệu USD ,1,5 triệu bảng Anh thì chiến thắng lấy được tiền mới là quan trọng .Chơi "đẹp mắt " mà không có "Hiệu qủa" thì cũng chẳng có ích gì .Chơi phòng thủ chờ "sơ hở " của đối thủ hoặc chờ đối thủ" nóng tính" đánh ra ngoài hoặc rúc lưới cũng là một cách chơi có tronh sách vở ,nhưng coi rất chán

    @ Anh ,Huy Nguyen : Diễn đàn là nơi viết về những nhận xét và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đam mê Tennis, dam mê thể thao...

    Le Thang | 2 ngày trước

    ví dụ về lối chơi tấn công

    Đây là 1 ví dụ về lối chơi tấn công: Federer vs Gonzalez Aussie Open 2007 Final Highlights - YouTube Chú ý là Federer nhận xét Fernando Gonzalez và James Blake là những người đánh mạnh nhất. Tương tự, quả forehand của Federer cũng thường xuyên trên 150km/h. Và trên một mặt sân nhanh hơn sân ở Australia Open ngày nay, cả Federer và Gonzalez đã luôn tận dụng từng cơ hội tiến lên đánh bóng sớm khi bóng mới nẩy lên vị trí cao nhất (hoặc thậm chí sớm hơn) để dồn ép đối phương và có cơ hội là lên bắt lưới. Còn trong trận Nadal và Djokovic hay trận Djokovic gặp Murray? họ đều chơi cầu toàn, đứng xa đằng sau baseline để chờ bóng giảm vận tốc rồi đánh ( trừ Djokovic vào một số thời điểm tăng sức ép lên đối phương). Nhờ thời gian đợi bóng đó mà đối phương luôn có thời gian để chạy về bao sân và dẫn đến những pha bóng qua lại quá dài. Clip này cho thấy lối chơi lên lưới vẫn có thể áp dụng cho tennis hiện đại. Chỉ cần có 1 chiến thuật tấn công hợp lí và khép kín mọi góc đánh đối phương. Sẽ có những tình huống đối phương xuất sắc nhưng đa số là mình sẽ giành điểm khi ở tư thế chủ động và khép kín mọi góc đánh của đối phương (trong mọi tình huống sẽ có 3 góc để khép). Hầu hết các pha tấn công trong clip đều mẫu mực và thành công, chỉ trừ 1 số trương hợp như tình huống ở 2:01, thay bằng 1 quả inside out forehand approach cho đối phương góc rộng, Federer nên đánh về bên phải Gonzalez và chỉ cần bước lên 1.5 bước là khép được mọi góc.

    Graham Hoang | 2 ngày trước

    gui chu Le Thang

    Các pha lên lưới ngày nay cũng ít thành công hơn là vì các tay vợt di chuyển trên lưới không tốt, lựa chọn về approach shot không tốt. Cái này dễ hiểu vì cái gì cũng phải qua tập luyện, qua quá trình tích luỹ kinh nghiệm nhưng các tay vợt luôn dành hầu hết phần lớn thời gian chơi baseline. Ngay cả như Federer. Không ít lần Federer sử dụng quả inside-out forehand (chạy vòng sang bên trái bóng để đánh thuận tay chéo sân) làm approach shot. Hậu quả là Federer sẽ phải di chuyển xa hơn để có thể khép mọi góc đánh đối phương. Thường thì quả forehand của Federer quá mạnh nên sẽ là winner hoặc đối phương sẽ trả yếu. Nhưng nếu đối phương trả được dọc dây (như Nadal chẳng hạn) thì Federer chết chắc. Hay một ví dụ khác là Djokovic trong các quả dropshot. Lẽ ra sau khi dropshot, Djokovic phải chạy theo bóng lên lưới để bắt lưới trong trường hợp đối phương cứu kịp, nhưng 100% la Djokovic sẽ đứng ở dưới và không ít lần Djokovic phải trả giá. Ví dụ như game cuối chung kết US Open 2007 khi Djokovic gặp Federer. Và rồi lựa chọn approach shot khi lên lưới. Không phải khi nào đánh mạnh cũng tốt, bởi khi đánh mạnh, bóng đi nhanh thì sẽ có ít thời gian để chạy lên để bắt mọi góc đánh. Và thật sự là không cần phải phát bóng mạnh 200km/h để có thể serve & volley. Vấn đề không phải la lối chơi lên lưới không phù hợp với tennis hiện đại. Vấn đề là tennis player ngày nay dành quá ít thời gian vào tập volley cũng như tập các chiến thuật di chuyển, tấn công. Có thể lối tấn công cực đoan như Pete Sampras không phù hợp, nhưng lối chơi kết hợp hài hoà giữa Agassi và Sampras như của Federer sẽ vẫn thành công và đẹp.

    Graham Hoang | 2 ngày trước

  3. #3

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0

    @Dinh Nguyen & Le Thang

    @Dinh Nguyen: Mình chê bai lối đánh của Djokovic, Nadal, và Murray chứ không chê bai kỹ thuạt của họ. Djokovic, Nadal và Murray đều chơi women tennis với sức mạnh đàn ông. Djokovic và Murray đều được dạy bởi phụ nữ. Djokovic trước đây vẫn thường tập cùng Jankovic. Điểm chung của họ là chơi một lối chơi cầu toàn, không dám mạo hiểm, không dám tấn công. Ngược lại, Federer luôn đánh nhanh thắng nhanh. Đó là lý do Federer được gọi là "tàu tốc hành". Khi còn đỉnh cao, Federer kết thúc trận đấu sớm hơn cả các trận đấu ở giải nữ (chi có 3 set). @Le Thang: Cháu hoàn toàn đồng ý với nhận xét của chú về các tay vợt. Murray có thể hình cao lớn nên thường bất lợi trong những trận đấu kéo dài, nhưng đáng ngạc nhiên là Murray lại không chọn lối chơi tấn công để giải quyết nhanh. Tâm lý luôn là nhược điểm của Murray nhưng Murray đã chơi rất kiên cường trong trận bán kết gặp Djokovic. Đó là dấu hiệu tích cực. Tất cả các quả đánh của Djokovic đều đáng mơ ước cho bất kỳ cây vợt nào. Backhand có thể coi là số 1. Quả trả giao bóng của Djokovic thì là số 1, điều đó không phải bàn cãi. Và forehand của Djokovic cũng có thể so sánh với forehand của Federer thời đỉnh cao. Ngoài ra Djokovic cũng có quả dropshot và chịu khó tiến gần baseline hoặc tiến vào trong sân để đánh bóng sớm. So với Nadal và Murray thì lối chơi của Djokovic đáng xem hơn, và giống lối tấn công từ baseline của Federer hơn. Djokovic thích gặp đối thủ có bóng nhanh và đều. Tuy nhiên Djokovic lại sợ variety of pace and spin. Đó là lý do Djokovic thường gặp khó khăn khi chơi với Federer, kể cả khi Federer có thể lực không tốt. Murray cũng là đối thủ mà có thể gây khó khăn cho Djokovic hơn là Nadal. Cháu có 1 số correction về vợt. Mặt vợt của Nadal là 100 inch, năng khoảng 320g. Các quả thuận tay của Nadal thường xoáy cuộn nhưng đi không nhanh và không nặng. Đó là lí do Nadal gặp khó khăn khi đối mặt với Djokovic hay những tay vợt to cao khác như Murray hay Del Potro. Họ sử dụng trái 2 tay, và cao nên không gặp khó khăn như Federer. Đó cũng là lí do Nadal chuyển sang vợt nặng hơn. Mặt vợt của Federer là 90 inch, và nặng 354g. Đây là phiên bản commercial (cháu đang sử dụng vợt này), nhưng vợt Federer sử dụng có thêm 1 chút customization và nặng trên 360g, thuộc vào hàng nặng nhất hiện nay nhưng vẫn chưa là gì so với vợt Pete Sampras, nặng tầm 400g, tương đương với vợt gỗ mà trẻ con ngày xưa hay sử dụng! Quay lại vợt Federer, mặt vợt nhỏ thực chất là giúp Federer control tốt hơn. Nhược điểm của Federer là sử dụng trái 1 tay nên khi gặp bóng cao (của Nadal) sẽ rất khó khăn và tốn sức. Nhưng thật ra khi đối mặt với Nadal, quả slice của Federer hiệu quả hơn nhiều, nhất là trên mặt sân nhanh. Quả slice của Federer đi như laser chứ không phải floating như kiểu của Nadal và Djokovic. Cái này phải nhìn ngoài đời mới thấy sự khác biệt. Ở giai đoạn đầu sự nghiệp, quả backhand của Federer không được tốt như bây giờ, và liên tục hoán đổi giữa slice và topspin backhand, khiến cho lối chơi của Federer nguy hiểm hơn nhiều. Nhưng rất tiếc khi quả backhand của Federer tiến bộ theo thời gian thì Federer ại bắt đầu lạm dụng hơn. Có một cái myth là kỹ thuật và tốc độ ngày nay khác với ngày xưa nên lối đánh lên lưới không còn phù hợp. Nhưng Pete Sampras vẫn chơi với Agassi bao năm, và Agassi với lối chơi baseline như các tay vợt hiện đại vẫn vào chung kết US Open 2005 đó thôi! Hơn nữa, Agassi được coi là người trả giao bóng hay nhất trong lịch sử! Ngày nay sẽ khó khăn hơn trong việc lên lưới, nhưng nếu biết tận dụng thời cơ để dàn xếp tấn công thì hoàn toàn được. Đó là lí do cháu thích xem Federer (mặc dù Federer vẫn lười biếng, chỉ thật sự lên nhiều khi muốn phủ đầu đối phương hoặc khi gặp khó khăn). Vấn đề hiện nay là xu thế đi theo baseline. Mặt sân thì ngày càng chậm nên tạo điều kiện cho lối chơi baseline. Rồi các các hlv cũng như các tay vợt thì không chú tâm vào quả volley. Có lẽ hiện nay, Federer và Tsonga là những người chơi trên lưới hay nhất, nhưng cũng chỉ ở mức trung bình so với các tay vợt ở thế hệ trước. Nếu Federer volley được như Pete Sampras thì đã không đánh mất nhiều điểm đáng tiếc trong trận gặp Nadal vừa qua. Và các tay vợt trẻ ngay nay quá thực dụng. Họ tham gia quá nhiều giải trẻ, và sức ép giành danh hiệu sớm khiến họ chơi lối chơi an toàn. Ngược lại, Pete Sampras hồi nhỏ liên tục bị các tay vợt cùng lứa đánh bại. Federer cũng không có nhiều danh hiệu trẻ và phải đến năm 21 tuổi mới có danh hiệu master đầu tiên, và sang 22 tuổi mới có grandslam đầu tiên. Cả 2 người đều tập trung vào hoàn thiện kỹ năng, chơi tấn công bao sân, và 1 khi thành công với lối chơi đó, họ thống trị trong suốt một thời gian dài.

    Graham Hoang

    Federer là huyền thoại vĩ đại nhất của mọi thời đại!

    Tôi cũng là một phan hâm mộ của Fed. Xin lỗi tác giả bài báo nhưng tôi thấy bài báo của anh có tựa đề thật buồn cười. Trong thi đấu thể thao thì tuổi tác và thể lực là yếu tố vô cùng quan trong, "bao giờ cho đến ngày xưa" dĩ nhiên RF ko thể có được như thời đỉnh cao rồi vì anh ấy đã 30 tuổi, anh ấy ko thể trở về như ngày xưa được nhưng hãy nhìn xem cách anh ấy thi đấu. anh ấy vẫn thật tuyệt vời.anh ấy là cây vợt có lối đánh toàn diện nhất, hoa mĩ nhất, phong cách thi đấu của anh ấy cũng thật tuyệt vời. cho dù anh ấy ko có thêm được grand slam nào nữa thì thử hỏi liệu trong tương lai djokovic hay nadal có san bằng được kỷ lục 16 cái grand slam của anh ấy ko?dù anh ấy đã có tuổi nhưng Fed vẫn có tinh thần thi đấu tuyệt vời khi anh phá kỷ lục là người vô địch ATP Final ở tuổi 30, thử hỏi đã có tay vợt nào làm được nhiều điều như vậy khi ở độ tuổi của anh.anh còn đang nắm giữ rất nhiều kỷ lục mà khó có tay vợt nào có thể làm được.ko cần nhắc đến những kỷ lục, danh hiệu của anh ấy, chỉ cần nhìn anh ấy chơi cũng đã thấy anh ấy thật tuyệt vời. xin gửi tác giả bài báo, ko biết anh nghĩ gì khi viết bài báo này nhưng em thấy Fed ko thể đến ngày xưa được, ko ai có thể đến ngày xưa được vì thời gian chẳng ngừng bao giờ nhưng Fed thì mãi mãi là huyền thoại vĩ đại nhất của mọi thời đại.
    ..............

  4. #4

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Sao ông ẻm này bỏ mấy giải sân đất nện các bác nhỉ, định cho trôi roland hay sao??

  5. #5
    Hờ hờ. Giờ thì có khi xin các Mod treo cái thớt này lên giùm ae RF's thôi...

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •