Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1

  2. #2

    Ngày tham gia
    Jun 2013
    Bài viết
    0

    Câu chuyện văn hóa.

    Mấy bữa rày rách việc ngồi trà dư tửu hậu nghe nhiều chuyện xấu về thế giới tennis phong trào quá!

    Nào là chuyện ông ‘quan chức’ to vật C bị ông V đánh tét mặt đổ máu trên sân viettell, hay chuyện chị D ‘lãnh đạo’ một hội lớn trên viettennis xáng một một bạt tai căm hờn vào mặt ông L trên sân Kỳ Hòa….Rồi lại nghe nói gần đây có chị nick màu gì đó chọn cách tẩn nhau để giải quyết ân oán linh tinh,… Lại nghe nói mới rồi ông vđv N và ông vđv D phang nhau khí thế ngay trên sân đấu… Sao lạ vậy ta?. Dẫu biết rằng tennis là một trong những môn thể thao đối kháng hấp dẫn, nhưng so với những môn khác như boxing, võ tự do, võ thuật, bóng đá… mà tính đối kháng còn mạnh mẽ và có phần bạo lực gấp trăm lần, vận động viên vẫn hành xử với nhau một cách fairplay chứ đâu có mang hơi hướng hằn thù như thành viên trên dđ vậy?. Hôm nay tôi phép xin mạn đàm sâu về v/đ này nhằm giúp các cá nhân có một cách hành xử bình tĩnh và văn hóa hơn khi đi chơi và tham gia sinh hoạt trên dđ.

    Trong các phương pháp nghiên cứu văn hóa học, có hai cách tiếp cận liên quan tới Nghĩ và Thấy.
    1. "Cách ta nghĩ, quyết định cách ta thấy"
    2. "Cách ta thấy, quyết định điều ta nghĩ".
    ThấyNghĩ là chuyện hệ trọng, không chỉ liên quan đến phẩm hạnh, danh dự của một cá nhân, mà có khi còn ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị của một con người, một tập thể, một dòng họ... - nhất là ở những cộng đồng phương Đông vốn coi trọng vai trò của gia tộc, lớn hơn nữa là sự độc tôn quyền lực lãnh đạo của 01, hay 01 nhóm cá nhân. Chính vì vậy, không thể chủ quan, cực đoan trong NghĩThấy... Biết bao người đã khổ sở vì "định kiến", khởi nguyên từ sự hồ đồ trong "Thấy và Nghĩ"...

    Câu chuyện sau đây là một ví dụ minh họa cho những điều chia sẻ:
    BỮA CƠM CỦA KHỔNG TỬ
    Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là 2 học trò yêu của Khổng Tử.

    Trong thời Đông Chu , chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí, tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

    May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi đảm nhận việc thổi cơm.

    Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

    Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

    Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ. Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh rồi từ từ đưa cơm lên miệng.

    Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài… ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

    Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về. Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ.

    Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên: tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

    Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm long trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước. Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy, cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?”

    Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!” Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

    Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

    Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”. Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra định vất đi nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình chung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em.

    Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi. Bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!”

    Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!" (ST)


    Kính các bác! Người Việt Nam có câu: "Trông mặt mà bắt hình dong", "Trăm nghe không bằng một thấy", không phải không có lý. Sau này, người Nam Bộ chất phác, thô mộc nhưng không kém phần tinh tế khi có thêm câu khẩu ngữ: Thấy dzậy, Trông dzậy, mà không phải dzậy! Trong thời buổi vàng - thau lẫn lộn, câu nói ấy gợi nhiều liên tưởng thật thú vị về "Thấy và Nghĩ" - "Nghĩ và Thấy"...

    Bình tĩnh một chút khi đi chơi, nghĩ về câu chuyện này sẽ phần nào giúp các bác có một cách hành xử đúng mực trong cuộc sống.

  3. #3

    Ngày tham gia
    Jan 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi ACDL
    Mấy bữa rày rách việc ngồi trà dư tửu hậu nghe nhiều chuyện xấu về thế giới tennis phong trào quá!

    Nào là chuyện ông ‘quan chức’ to vật C bị ông V đánh tét mặt đổ máu trên sân viettell, hay chuyện chị D ‘lãnh đạo’ một hội lớn trên viettennis xáng một một bạt tai căm hờn vào mặt ông L trên sân Kỳ Hòa….Rồi lại nghe nói gần đây có chị nick màu gì đó chọn cách tẩn nhau để giải quyết ân oán linh tinh,… Lại nghe nói mới rồi ông vđv N và ông vđv D phang nhau khí thế ngay trên sân đấu… Sao lạ vậy ta?. Dẫu biết rằng tennis là một trong những môn thể thao đối kháng hấp dẫn, nhưng so với những môn khác như boxing, võ tự do, võ thuật, bóng đá… mà tính đối kháng còn mạnh mẽ và có phần bạo lực gấp trăm lần, vận động viên vẫn hành xử với nhau một cách fairplay chứ đâu có mang hơi hướng hằn thù như thành viên trên dđ vậy?. Hôm nay tôi phép xin mạn đàm sâu về v/đ này nhằm giúp các cá nhân có một cách hành xử bình tĩnh và văn hóa hơn khi đi chơi và tham gia sinh hoạt trên dđ.

    Trong các phương pháp nghiên cứu văn hóa học, có hai cách tiếp cận liên quan tới Nghĩ và Thấy.
    1. "Cách ta nghĩ, quyết định cách ta thấy"
    2. "Cách ta thấy, quyết định điều ta nghĩ".
    ThấyNghĩ là chuyện hệ trọng, không chỉ liên quan đến phẩm hạnh, danh dự của một cá nhân, mà có khi còn ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị của một con người, một tập thể, một dòng họ... - nhất là ở những cộng đồng phương Đông vốn coi trọng vai trò của gia tộc, lớn hơn nữa là sự độc tôn quyền lực lãnh đạo của 01, hay 01 nhóm cá nhân. Chính vì vậy, không thể chủ quan, cực đoan trong NghĩThấy... Biết bao người đã khổ sở vì "định kiến", khởi nguyên từ sự hồ đồ trong "Thấy và Nghĩ"...

    Câu chuyện sau đây là một ví dụ minh họa cho những điều chia sẻ:
    BỮA CƠM CỦA KHỔNG TỬ
    Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là 2 học trò yêu của Khổng Tử.

    Trong thời Đông Chu , chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí, tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

    May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi đảm nhận việc thổi cơm.

    Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

    Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

    Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ. Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh rồi từ từ đưa cơm lên miệng.

    Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài… ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

    Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về. Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ.

    Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên: tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

    Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm long trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước. Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy, cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?”

    Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!” Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

    Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

    Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”. Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra định vất đi nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình chung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em.

    Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi. Bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!”

    Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!" (ST)


    Kính các bác! Người Việt Nam có câu: "Trông mặt mà bắt hình dong", "Trăm nghe không bằng một thấy", không phải không có lý. Sau này, người Nam Bộ chất phác, thô mộc nhưng không kém phần tinh tế khi có thêm câu khẩu ngữ: Thấy dzậy, Trông dzậy, mà không phải dzậy! Trong thời buổi vàng - thau lẫn lộn, câu nói ấy gợi nhiều liên tưởng thật thú vị về "Thấy và Nghĩ" - "Nghĩ và Thấy"...

    Bình tĩnh một chút khi đi chơi, nghĩ về câu chuyện này sẽ phần nào giúp các bác có một cách hành xử đúng mực trong cuộc sống.
    Xin cảm ơn bác chủ thớt vì những thông tin trên và xin cảm ơn câu chuyện Văn Hóa . nghĩ và thấy , thấy và nghĩ .

  4. #4

    Ngày tham gia
    May 2013
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi alexanderninh
    Tinh người ra sao nó sẽ thể hiện ra cho dù có tạo vỏ bọc kỹ đến đâu anh ơi, đụng chuyện là lòi cái đuôi cáo ra liền à. Các cụ có câu Mèo lại hoàn Mèo mà
    Hehehe! Bác này hiểu về ' Thấy và Nghĩ ' nhanh thế!

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •