Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy 4/10 hàng năm được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, tạo sự chuyển biến tích cực, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy, góp phần kiềm chế sự gia tăng số vụ cháy và giảm thiểu thiệt hại do cháy gây ra, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ và hậu quả do cháy, nổ gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân, ngày 3/7/2019, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các kho hàng hóa, xưởng sản xuất trong khu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn nghiêm túc thực hiện một số giải pháp sau:

1. Tham mưu các cấp ủy Đảng chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thành ủy, HĐND thành phố về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; triển khai thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch của UBND thành phố về công tác PCCC đã ban hành; thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy.

2. Tổ chức tổng kiểm tra liên ngành, rà soát các điều kiện về kinh doanh, trật tự xây dựng, trật tự đô thị, an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quản lý đối với loại hình cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư; nhà ở, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh; nhà ở nhiều hộ gia đình; công trình xây dựng trên đất dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ lưới điện, bảo vệ rừng...

Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm; xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý nhà nước; kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động và có phương án di dời các cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC ra khỏi khu dân cư đến các khu, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề tập trung.

Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, nắm chắc danh sách người lao động thường trú, tạm trú hoặc nghỉ qua đêm trên địa bàn; tuyệt đối không cho lưu trú qua đêm tại nhà xưởng, nhà kho; trường hợp bố trí người lưu trú qua đêm phải có khu vực riêng, đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, giải pháp ngăn cháy, lối thoát nạn ra ngoài trực tiếp và các điều kiện an toàn về PCCC theo quy định.

3. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó tập trung nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ sở, người dân, người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất, kho hàng hóa. Công tác tuyên truyền cần chỉ rõ thực trạng, những tồn tại, hại chế, yếu kém, nguy cơ, nguyên nhân có khả năng dẫn đến cháy, nổ và hướng dẫn biện pháp, kỹ năng phòng cháy, thoát nạn, thoát hiểm, chống ngạt khói, xử lý các tình huống khi có cháy, nổ xảy ra.

4. Rà soát, xử lý, giải tỏa công trình, bệ, bục, barie... không phù hợp, cản trở công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến phố, đường nội đô, ngoại đô của thành phố; tiếp tục đầu tư xây dựng bổ sung các bể nước, bến lấy nước, hố ga thu nước phục vụ công tác chữa cháy, lắp đặt trụ nước chữa cháy gắn với hệ thống cấp nước thành phố, ưu tiên các khu vực đô thị, đông dân cư, các tuyến phố chính trên địa bàn thành phố.

5. Kiểm tra các điều kiện an toàn trên hệ thống lưới điện, cáp viễn thông, đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn PCCC; tiếp tục thực hiện dự án hạ ngầm hệ thống đường dây, cáp điện trên các tuyến phố; kiên quyết ngừng cấp điện, cấp nước đối với các cơ sở đã được các cơ quan chức năng ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động; nghiên cứu biện pháp quản lý việc sử dụng điện, đảm bảo an toàn về PCCC tại các cơ quan, doanh nghiệp và hộ gia đình.

6. Xây dựng, củng cố ngay lực lượng dân phòng tại các khu dân cư; lực lượng PCCC chuyên ngành, PCCC cơ sở tại các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa... đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ, phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo bước chuyển biến rõ nét về lực lượng, phương tiện và hiệu quả hoạt động, đáp ứng phương châm “4 tại chỗ”.


Bộ Nội quy tiêu lệnh PCCC

PCCC là trách nhiệm chung của toàn xã hội, bởi an toàn PCCC liên quan mật thiết đến tính mạng, tài sản của tất cả mọi người. Vì thế, cùng với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, mỗi người dân, mỗi chính quyền địa phương, mỗi cơ quan, đoàn thể cần tích cực tham gia phong trào toàn dân PCCC, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Có như vậy, công tác đảm bảo an toàn PCCC mới đạt được hiệu quả; tai nạn cháy, nổ mới từng bước được đẩy lùi, góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng bình yên, giàu mạnh.
Tin liên quan: https://pcccantam.com/phong-chay-chu...-phuc-tap.html