Như ta đã biết nước là một thành phần vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người chúng ta. 70% cơ thể chúng ta là nước, chính vì thế mà chúng ta không thể nào sống thiếu nước. Các nhà khoa học khuyến cáo chúng ta nên uống đủ nước mỗi ngày, đối với người lớn là cần phải bổ sung từ 2 đến 2.5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể không bị thiếu nước. Vậy còn trẻ sơ sinh thì sao? Trẻ sơ sinh uống sữa công thức có cần uống nước? Để có câu trả lời các mẹ hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

uống nhiều nước điện giải có tốt không

Trẻ sơ sinh uống sữa công thức có cần bổ sung nước
Như bạn đã biết để có sữa công thức cho bé uống thì chúng ta cần phải pha sữa bột với một lượng nước ấm vừa đủ để cho bé uống. Như vậy trong sữa đã có nước rồi, vậy thì khi trẻ sơ sinh uống sữa công thức có cần uống nước hay không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa thi những bé sơ sinh dưới 6 tháng không nên uống nước lọc bởi vì sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ các thành phần dưỡng chất và nước cho bé mỗi ngày. Ở giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi thì bé chỉ cần duy nhất nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, không cần thêm một thức ăn nào khác.

Tuy nhiên, đối với một số trẻ sơ sinh không có điều kiện được bú sữa mẹ mà phải bú bình bằng sữa công thức thì có nên uống thêm nước không?

Theo như khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới thì trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ thì hoàn toàn không cần phải bổ sung thêm nước uống trong vòng 6 tháng đầu đời, còn đối với những trẻ em phải bú sữa công thức thì bố mẹ cần phải bổ sung thêm nước cho bé tránh tình trạng thiếu nước xảy ra ở trẻ.

Nguyên nhân là vì sữa mẹ có lượng muối khoáng ít nên nhạt và phù hợp với thận và gan còn non yếu của trẻ sơ sinh, cho nên khi bú sữa mẹ trẻ sẽ không bị khát. Ngược lại sữa công thức hoặc sữa bò đã qua chế biến để phù hợp với trẻ sơ sinh thì thành phần không hoàn toàn giống như sữa mẹ. Sữa công thức có lượng muối khoáng nhiều hơn, đạm cũng nhiều hơn nên mặn hơn sữa mẹ đó là lý do tại sao những trẻ sơ sinh bú sữa công thức cần phải bổ sung thêm nước. Uống thêm nước là để thải bớt lượng muối khoáng giúp không gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận ở trẻ sơ sinh.
Với trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn thì kể cả vào những ngày thời tiết vô cùng nắng nóng thì mẹ cũng không cần phải cho trẻ uống thêm nhiều nước. Khi cơ thể thấy thiếu bé sẽ đòi bú nhiều hơn.

Tại sao trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên uống thêm nước?
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì bố mẹ không nên cho trẻ uống thêm nước vì:

- Mặc dù nước không cung cấp năng lượng cho cơ thể, nước chỉ có tác dụng giải khát nhưng nước vẫn khiến bé no và bú mẹ ít đi. Khi trẻ uống nhiều nước, thì chắc chắn trẻ sẽ giảm bú sữa mẹ điều này có thể dẫn đến việc bé giảm cân và tăng mức bilirubin.

- Cho trẻ uống nước sớm sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị ngộ độc nước nếu như nguồn nước trẻ uống không đảm bảo tiệt trùng. Vì thế sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng duy nhất dành cho trẻ sơ sinh vì đảm bảo vô trùng.

- Nước lọc cũng có thể sẽ làm cho trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa khi cơ thể đòi hỏi thận của bé phải hoạt động liên tục, điều này là quá sức đối với cơ thể non nớt của trẻ.

- Khi trẻ uống nước dư thừa còn dẫn đến hoạt động lọc sạch chất điện phân và natri của thận, do đó dẫn đến hiện tượng mất nước và mất cân bằng điện giải.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống thêm nước đường?
Có nên cho trẻ sơ sinh uống thêm nước đường cũng là một thắc mắc của nhiều bà mẹ trẻ. Hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyên các bà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và không nên cho trẻ uống bất kỳ một loại nước nào dù là nước lọc hay nước đường.

nên uống nước cất hay uống nước khoáng

Tuy nhiên đối với những trường hợp đặc biệt, thì các bác sĩ cũng thường cung cấp cho trẻ sơ sinh một lượng nhỏ nước đường nhằm giảm đau. Đặc biệt khi trẻ phải trải qua các thủ thuật ngắn gây đau đớn, chẳng hạn như chích gót chân cho trẻ hoặc khi cho bé tiêm phòng.