Có 2 xét nghiệm giúp phát hiện virus HPV : Xét nghiệm Pap (Pap smear) và Xét nghiệm HPV
  • Xét nghiệm Pap (Pap smear): Các bác sĩ sẽ lấy tế bào cổ tử cung và phết lên lam kính, nhuộm và soi dưới kính hiển vi. Nếu nhiễm HPV sẽ thấy sự hiện diện của các tế bào rỗng. Xét nghiệm Pap giúp phát hiện virus HPV gây ung thư cổ tử cung
  • Xét nghiệm HPV: là xét nghiệm giúp phát hiện virus gây nhiễm trùng, có thể dẫn đến sự thay đổi tế bào và ung thư. Nó có thể thực hiện kết hợp với xét nghiệm Pap.


Xem thêm:

Các xét nghiệm trên đều nhằm chẩn đoán tình trạng nhiễm HPV và xác định loại HPV nào là loại gây bệnh.
Tuy nhiên thì không phải trường hợp nhiễm HPV nào cũng sẽ gây ung thư. Vì thế để chắc chắn về tình trạng bệnh của mình thì ngoài việc tiến hành kiểm tra này người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết khác như nội soi cổ tử cung, siêu âm…
Những đối tượng cần phải tiến hành xét nghiệm HPV
Xét nghiệm virut HPV là một loại xét nghiệm mà các bác sĩ khuyên tất cả các chị em đã có quan hệ tình dục nên làm để có thể chẩn đoán sớm tình trạng ung thư cổ tử cung. Cụ thể như sau:
  • Đối với chị em phụ nữ từ độ tuổi 21 trở đi thì nên tiến hàng làm xét nghiệm PAP và sẽ không phải tiến hành làm kiểm tra nếu như xét nghiệm Pap cho kết quả bình thường.
  • Còn đối với phụ nữ từ độ tuổi 30 trở đi thì nên thực hiện cả xét nghiệm HPV và PAP cùng một lúc.
  • Những phụ nữ đã tiêm vắc xin phòng HPV thì vẫn nên thực hiện theo các khuyến nghị sàng lọc cho nhóm tuổi của họ.
  • Đối với những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì cần phải đi kiểm tra thường xuyên hơn. Những phụ nữ bị nhiễm HIV, ghép tạng, hoặc tiếp xúc với thuốc DES là những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao hơn.