HbsAg là từ viết tắt của Hepatitis B surface antigen, là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Nếu HbsAg dương tính (HbsAg+), người bệnh có HbsAg trong máu có nghĩa là có virus HBV trong máu.

Ngược lại, nếu HbsAg âm tính (HbsAg-), người bệnh không có virus HBV trong máu. Thông thường, HbsAg xuất hiện trong máu sau 1 đến 8 tuần cơ thể có tiếp xúc với virus HBV.

Chỉ số HBsAg là chỉ số chỉ kháng nguyên bề mặt của siêu vi B. Nhằm kiểm tra xem người bệnh có bị nhiễm virus viêm gan B hay không, chứ không dùng xét nghiệm này để đánh giá chính xác loại virus đó đang hoạt động trong cơ thể người bệnh như thế nào.

Các chuyên gia cho biết hầu hết những bệnh nhân mắc viêm gan B cấp tính đều có cho ra kết quả xét nghiệm dương tính với chỉ số HbsAg. Sau một thời gian biến đổi, HBsAg sẽ biến mất và anti-HBs sẽ chấm dứt sự lây nhiễm, nhưng có khoảng 10 % chuyển sang giai đoạn mãn tính với mức độ nguy hiểm và gây tử vong cao.



Sự xuất hiện của kháng nguyên virus viêm viêm gan b (HBsAg) có nghĩa là nhiễm virus nhưng không phải người nào cũng có sự lây nhiễm, nếu trong cơ thể người xuất hiện kháng thể viêm gan B (Anti-HBs) sẽ tạo ra sự miễn dịch kháng virus. Người bệnh sẽ loại bỏ được virus này và có khả năng miễn dịch với virus suốt đời.

Đa phần người bệnh viêm gan B cấp tính sẽ đưa ra kết quả dương tính với chỉ số HBsAg, khi đó HBsAg > 1.0S/S0, còn kết quả đưa ra âm tính (tức chỉ số HBsAg bình thường) khi HBsAg < 1.0S/S0.

Trường hợp chỉ số HBsAg bình thường tức âm tính thì có nghĩa người này chưa bị lây nhiễm viêm gan B, nếu xét nghiệm thấy âm tính với kháng thể bề mặt HBsAg thì nên tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B hoặc người này đã điều trị viêm gan B thành công, lúc này virus ở dưới ngưỡng cho phép, virus trong cơ thể không hoạt động, không có khả năng sao chép, không xuất hiện sự nhân lên của virus trong cơ thể người. Các tế bào gan lúc này cũng ít có nguy cơ bị virus tấn công, chức năng gan không bị ảnh hưởng, khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác thấp hơn.

Trong trường hợp kết quả cho là dương tính, thì người bệnh cần phải làm thêm một số xét nghiệm định lượng HBV – DNA để xác định số lượng virus hoạt động trong máu lên tới bao nhiêu. Từ đó mới có thể xác định số lượng, cũng như mức độ hoạt động của virus trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Đồng thời, các bác sĩ cần phải xác định gan người bệnh là bị viêm gan mạn tính hay không để việc điều trị viêm gan B diễn ra thuận lợi cho hiệu quả cao nhất. Còn trường hợp kết quả là âm tính, tức là có kháng thể chống HBsAg, thì người bệnh có thể yên tâm mà không cần phải quá lo lắng.