Khi Chính phủ thực hiện mua sắm công có trách nhiệm, sẽ lan tỏa thông điệp quan trọng tới các nhóm tiêu dùng khác trong xã hội về hành vi mua sắm của mình, từ đó thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng.
Đọc thêm: cashflow 101

Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Khánh Linh
Vừa qua, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức Forest Trends tổ chức hội thảo "Tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công ở Việt Nam: Thực trạng pháp luật, thực tiễn và thách thức trong thực thi VPA/FLEGT".
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) nhấn mạnh sự cần thiết, đương nhiên của gỗ hợp pháp trong mua sắm công. Bà Trang cho hay, Nhà nước không thể tiêu thụ sản phẩm bất hợp pháp. Nhà nước là khách hàng lớn. Nhà nước có quyền và có cơ chế kiểm soát gỗ mua sắm công.
Với vai trò quản lý, Nhà nước cần bảo đảm các sản phẩm gỗ lưu thông trên thị trường nội địa và xuất khẩu là gỗ hợp pháp, kiểm soát việc của các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến và kinh doanh gỗ; đồng thời tổ chức thiết lập và vận hành hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam. Ở vai trò người tiêu dùng, cần bảo đảm gỗ mua sắm bằng vốn nhà nước là gỗ hợp pháp, kiểm soát việc tuân thủ của bên mời thầu và nhà thầu...
Không chỉ phía Chính phủ nhìn nhận tính tất yếu của gỗ hợp pháp trong mua sắm công mà bản thân các doanh nghiệp (DN) hiện đã có ý thức về việc đảm bảo gỗ hợp pháp. Bà Nguyễn Thị Thu Trang dẫn chứng: "Qua khảo sát 33 DN có nhiều kinh nghiệm trong cung cấp gỗ và các sản phẩm gỗ cho các đơn vị sử dụng vốn nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn 2016 - 2018 cho thấy một thực tế là 94% DN đã chủ động lưu giữ các chứng từ chứng minh nguồn gốc và chủng loại gỗ nguyên liệu đã sử dụng cho các gói thầu mua sắm công; 81% DN lưu giữ các giấy tờ khác liên quan tới việc kinh doanh sản phẩm gỗ. Và việc lưu giữ này hoàn toàn vì tự bản thân họ thấy cần phải lưu giữ, việc lưu giữ do pháp luật hay bên mời thầu yêu cầu chỉ là thứ yếu...".
Tuy nhiên, pháp luật đấu thầu của Việt Nam hiện chưa yêu cầu hàng hóa, dịch vụ mua sắm phải hợp pháp; đồng thời cũng đã có một số quy định rời rạc về hàng hóa, dịch vụ mua sắm phải tuân thủ vài khía cạnh pháp luật như xuất xứ, nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ....
Để đảm bảo tính hợp pháp của sản phẩm gỗ trong mua sắm công ở Việt Nam, bà Trang đề xuất cần bổ sung điều kiện "tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ trong các mẫu về hồ sơ mời thầu và mẫu hợp đồng”.
Cùng với đó, người lập hồ sơ mời thầu cũng cần được hướng dẫn, đào tạo, lưu ý về yêu cầu hỗ trợ hợp pháp trong các gói thầu mua sắm gỗ cho các đơn vị mời thầu và đối với các đơn vị mua sắm, thụ hưởng cũng cần có tuyên truyền để nhận thức đúng về yêu cầu gỗ nguyên liệu và yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ..../.

View more random threads: